Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 60)

Ở khu vực trung tâm xã phải quy hoạch nơi chữa rác thải; tổ chức thu gom và xử lý rác thải hợp lý. Tuyên truyền đồng bào xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp lý. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến người dân các quy định, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Đẩy mạnh công tác quy hoạc và quản lý rừng phòng hộ để cải tạo môi trường, hạn chế lũ lụt, xói mòn ở đầu nguồn. Xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường như: Khai thác gỗ trái phép, khai thác khoáng sản trái phép, vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước sạch,... chính quyền địa phương cùng toàn thể người dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ vì môi trường xanh sạch đẹp cho hôm nay và mai sau.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Về điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của địa phương rất đa dạng và phong phú, kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp với 98,19% diện tích đất là đất nông nghiệp. Người dân chủ yếu là người dân tộc Nùng chiếm 95% nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, cơ sở hạ tầng ở tuyến cơ sở đặc biệt là vấn đề giao thông là những trở ngại rất lớn.

- Về thực trạng nghèo tại địa phương hiện nay cho thấy tỷ lệ nghèo tương đối cao trong ba năm gần đây năm 2012 là 38,1%, năm 2013 là 36,43% và năm 2014 thì tỷ lệ nghèo đã là 35,48%. Nghèo đói làm cho cuộc sống của họ trở lên khó khăn khổ cực trong việc phải chi trả cho bản thân và gia đình nhiều những khoản chi trong cuộc sống trong khi mức thu nhập lại hạn chế khiến nhiều dịch vụ xã hội và nhiều nhu cầu không được đáp ứng.

- Nguyên nhân nghèo của các hộ gia đình tập trung chủ yếu vào việc họ thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức và tư duy trong cách làm nông nghiệp, thiếu phương tiện sản xuất, chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân chưa nhiều là những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo.

- Giải pháp để giảm nghèo tại địa phương bây giờ là phải tập trung vào các vấn đề nổi cộm trong các hộ gia đình đó là tư duy nhận thức trong cách làm nông nghiệp, môi trường chính sách và môi trường về vốn khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triển hàng hóa theo xu hướng công nghiệp hóa gắn chặt với nông nghiệp nông thôn và nông dân với các chương trình đang triển khai dặc biệt là phong trào nông thôn mới sẽ là cách làm mà địa phương và các cấp các ban ngành cần chú ý thực hiện.

Việc triển khai các chương trình dự án kế hoạch và giải pháp giảm nghèo phải có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong bộ máy tổ chức đầy đủ các ban ngành, đảm bảo tính dân chủ và phải có được sự đồng tình, nhất trí cao của người dân.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước

- Cần củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN từ trung ương đến cơ sở. Bộ máy này cần được hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực của cán bộ để chỉ đạo, hướng dẫn đạt hiệu quả hơn.

- Tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các chính sách về hỗ trợ vay vốn, đất đai và tư liệu sản xuất, giáo dục, y tế, nhà ở và các chính sách an sinh xã hội.

- Nhà nước cần tăng cường lồng ghép chặt chẽ các chương trình, dự án với công tác XĐGN, với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp, các ngành.

- Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ những xã khó khăn về đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp với phi nông nghiệp, ưu đãi vay vốn cho người nghèo.

5.2.2. Đối với cấp tỉnh, huyện

- Hoạt động của ban chỉ đạo XĐGN phải thường xuyên, sâu sát cơ sở, chỉ đạo các xã có trương trình kế hoạch và giải pháp cụ thể phù hợp với từng vùng.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng thực trạng đói nghèo ở mỗi cơ sở để có giải pháp cụ thể, tránh tình trạng quan liêu của cán bộ cơ sở báo cáo không trung thực để lấy thành tích trong XĐGN hoặc cứ muốn duy trì xã nghèo để được hưởng chính sách ưu đãi.

- Mở các lớp dạy nghề cho người dân.

- Tăng cường vận động tuyên truyền sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào chiến lược XĐGN.

5.2.3. Đối với xã, các đoàn thể, các tổ chức cộng đồng

- Thực hiện đúng và có hiệu quả chủ trương đường lối chiến lược XĐGN mà cấp trên đề ra.

- Tiếp tục phát động phong trào quỹ vì người nghèo trong cộng đồng để thu hút nguồn lực rộng rãi trong dân, hỗ trợ người nghèo vay vốn, xoá nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo.

- Làm cho người dân nhận thức được đói nghèo đi liền với lạc hậu, XĐGN là tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Cần phải thành lập ban vận động của các xóm có đủ điều kiện năng lực quản lý, phát động phong trào XĐGN.

- Huy động các tổ chức đoàn thể, quần chúng cùng thực hiện chương trình XĐGN.

5.2.4. Đối với hộ nông dân nghèo

Phải nhận thức đúng đắn XĐGN không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên chính bản thân hộ nghèo. Tránh tự ti, mặc cảm, cần chủ động tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả. Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào đó, còn quan trọng nhất vẫn là hộ tự lực vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Trong công cuộc XĐGN, muốn thoát nghèo thì người dân nghèo phải thực sự trở thành người lao động. Tức là họ phải có đủ 5 điều kiện: Có sức khỏe, có kiến thức, có vốn, có nghề nghiệp, có môi trường pháp lý và công bằng. Để làm được điều đó, người nghèo cần:

- Rèn luyện sức khoẻ cho bản thân bằng cách tham gia các hoạt động công cộng như: thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ…Những hoạt động này vừa giúp người nghèo nâng cao thể lực, vừa giúp họ vượt qua sự tự ti, mạnh dạn hòa nhập

cùng cộng đồng. Như vậy, họ không những khỏe về mặt thể chất mà còn khỏe về mặt tinh thần.

- Nâng cao tầm nhìn và sự hiểu biết: Người nghèo nên tham gia các buổi tập huấn, các chương trình khuyến nông để biết cách vận dụng những kiến thức ấy vào sản xuất của gia đình mình. Đồng thời, hộ nên tự mình học hỏi kinh nghiệm làm ăn của những hộ khá, giàu, kinh nghiệp của những hộ thoát nghèo. Từ đó, khắc phục những tập quán lạc hậu, tiếp thu cái mới, vận dụng thành tựu KH- KT tiên tiến để hoạt động sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.

- Người nghèo nên tham gia các lớp học nghề, lớp bổ túc văn hóa. Con em cử họ phải được đi học, vì đi học chính là tạo nền tảng nghề nghiệp trong tương lai của các em nói riêng và của cả xã hội nói chung.

- Người nghèo nên biết cách sử dụng vốn một cách hiệu quả, tránh lãng phí vốn, không dùng vốn để thoát nghèo bng những việc làm bất chính.

- Người nghèo nên phát huy nội lực của bản thân, chủ động và sáng tạo trong công cuộc thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào chính quyền địa phương và Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo kinh tế - xã hội xã Xuân Dương năm 2014. 2. Báo cáo kinh tế - xã hội xã Xuân Dương năm 2013. 3. Báo cáo kinh tế - xã hội xã Xuân Dương năm 2012.

4. PGS.TS. Dương Văn Sơn, Th.s. Nguyễn Trường Kháng (2009), bài giảngXã hội

học nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Đinh Ngọc Lan (2009), bài giảng Đánh giá nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Trần Lê (2007) “Tiến công mạnh mẽ nghèo đói”, Thời báo kinh tế Việt Nam.

7. Bộ LĐTB và XH (2007), “Một chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền

vững, giai đoạn 2010-2015”, Hà Nội, tháng 11, năm 2010.

8. Đinh Thị Lam, Nghiên cứu ảnh hưởng của đói nghèo đói với phát triển bền vững nông thôn trên địa bàn xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.

9. Hoàng văn Chuyền, Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

II. Tài liệu trên mạng

10. Bộ kế hoạch đầu tư (2010), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng xoá đói giảm nghèo

(http://dddn.com.vn/28858cat122/chien-luoc-toan-dien-ve-tang-truong-va-xoa-doi- giam-ngheo-con-nguoi-la-muc-tieu-tang-truong.htm).

11. Đói nghèo thế giới đang gia tăng (http://vietbao.vn/The-gioi/LHQ-lo-ngai-ve- tinh-trang-doi-ngheo-gia-tang/40053313/159/).

12. Đói nghèo thế giới gia tăng (vov.vn/Home/The-gioi-chong-doi-ngheo).

13. Ngân hàng thế giới: Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện(www.Worlbank.org.vn/tv/stragegy/banhpro.htm-45k).

14. Bộ LĐ – TBXH: Chương trình 135

15. Khái niệm về đói nghèo

.(http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-doi-ngheo/6046668a). 16. Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam và thế giới

(https://voer.edu.vn/c/nguyen-nhan-doi-ngheo-cua-viet-nam-va-the- gioi/208005ac/d823ae4a)

17. Công tác xóa đói giảm nghèo huyện Na Rì

(http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=8415&print =true)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)