4.4.1. Giải pháp về đất đai
Hỗ trợ khai hoang phục hoá.
Thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng. Phát triển các ngành nghề phụ, dịch vụ.
Đối với những hộ thiếu đất thì hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp, sau đó giới thiệu việc làm cho họ; kể cả làm mướn ngay trên mảnh đất của họ mà đã sang bán cho các chủ có vốn để tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại; miễn là họ có thu nhập cao hơn hẳn trước khi còn đất và có việc làm và thu nhập ổn định.
Sửa đổi các chính sách giao đất, giao rừng và xây dựng để địa phương thu hút, khai thác các nguồn vốn đầu tư liên doanh của các thành phần kinh tế tại chỗ, từ các vùng khác và từ nước ngoài.
Tiến hành điều tra, kê khai, đánh giá lại hiện trạng đất đai, điều chỉnh lại ruộng đất cho nông dân nghèo chưa có và chưa đủ đất canh tác, thu hồi phần diện tích đã cấp không đúng đối tượng, không đúng chính sách, đất không có hiệu quả. Tổ chức khai hoang, phục hoá mở rộng quỹ đất sản xuất, đảm bảo cho các hộ nghèo thực sự có nhu cầu và có khả năng sản xuất nhưng chưa được giao đất, hoặc giao đất chưa đủ thì được đất để sản xuất. Những vùng có Ýt ruộng đất, Nhà nước hỗ trợ điều kiện và phương thức sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ hoặc vận động họ đến vùng kinh tế mới. Đối với đồng bào nghèo ở khu vực thành thị, có thể giúp đỡ họ về mặt bằng để sản xuất hoặc cho vay vốn để mua tư liệu sản xuất tạo việc làm.
4.4.2. Giải pháp về vốn
Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thực tế cho thấy các hộ nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy trong một số trường hợp có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón... để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra, nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình hoặc dự án tín dụng có mục tiêu.
Huy động và tạo điều kiện cho các nhóm đặc biệt là nhóm hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, 100% những hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất đều được vay dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,…
Hướng dẫn hộ sử dụng nguồn vốn phù hợp, đúng mục đích. Hỗ trợ các công cụ sản xuất nhỏ như cày bừa, bình phun thuốc… Đối tượng của nguồn vốn ưu đãi gồm:
- Hộ nghèo.
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm.
- Các đối tượng chính sách đi lao động, có thời hạn ở nước ngoài.
Đối với hộ nghèo, việc vay vốn quy định như sau: Người vay là hộ nghèo phải có trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân xã quyết định theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH công bố. Vốn vay được sử dụng vào các mục đích sau:
- Mua sắm vật tư, thiết bị giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ sản xuất kinh doanh.
- Góp vốn thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh.
- Giải quyết một phần thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch.
Hộ nghèo khi vay vốn không phải thế chấp tài sản và miễn làm thủ tục hành chính. Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đã cam
kết, do nguyên nhân khách quan sẽ được xem xét cho ra hạn nợ. Trường hợp người vay sử dụng sai mục đích, người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Trường hợp người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường thì giải quyết như sau:
- Trường hợp xảy ra trên diện rộng thì thực hiện theo quyết định của cấp huyện, tỉnh.
- Trường hợp xảy ra nhỏ lẻ được cho gia hạn hoặc xử lý từ Quỹ dự phòng của xã.
4.4.3. Giải pháp về giáo dục
Việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo các nguồn nhân lực tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo có đủ trình độ và điều kiện tiếp nhận thông tin mới và việc làm là rất cần thiết.
Thực tế cho thấy vấn đề đói nghèo và tái nghèo thường đi đôi với trình độ dân trí thấp. Đối với các hộ nghèo gánh nặng chi phí cho giáo dục là quá lớn so với thu nhập của họ, vì vậy nếu không có sự hỗ trợ thì họ khó có thể vượt qua, con em dễ bỏ học. Để người nghèo có thể tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tiến bộ KH- KT, rất cần thiết phải nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo. Đảm bảo cho con em các hộ nghèo được đi học theo đúng đọ tuổi cần có những hỗ trợ từ các cấp, ban ngành.
Vì vậy để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục, cần phải giải quyết các vấn đề sau:
Tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây dựng trường học để làm giảm khoảng cách từ nhà đến trường, giải pháp này gắn liền với giải pháp về cơ sở hạ tầng.
Giảm chi phí đến trường của con em hộ nghèo bằng các hình thức như miễn học phí cho các học sinh thuộc diện nghèo đói, khó khăn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các khoản đóng góp của học sinh lại chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí cho việc đi học, do đó đi đôi với miễn giảm học phí cần kết hợp với tăng trợ cấp, giảm yêu cầu đóng góp của cha mẹ học sinh như đóng góp cho chi hội phụ
huynh, cho đồng phục, hội hè …Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đầu tư các yếu tố đầu vào của giáo dục như: Sách giáo khoa, cơ sở trường lớp, đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
Khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xoá mù chữ như mở các lớp bổ túc văn hoá …
4.4.4. Giải pháp về chính sách
Các cơ quan có chức năng, có nhiệm vụ liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục xây dựng những chương trình, dự án phù hợp với từng vùng sinh thái, để tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài, để hỗ trợ một cách thiết thực cho các hộ nghèo và cận nghèo. Bên cạnh việc đầu tư hỗ trợ cây, con giống, vật tư thiết bị sản xuất, phải kết hợp tập huấn kỹ thuật theo kiểu cầm tay, chỉ việc; động viên, khuyến khích họ hăng say sản xuất. Tạo điều kiện cho họ được sinh hoạt trong các câu lạc bộ nông dân, các tổ chức đoàn thể tại địa phương hay đi tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, đi thăm quan các mô hình có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
4.4.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cở sở hạ tầng đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các xã miền núi, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 12 của Ban thường vụ Đảng ủy về tăng cường công tác quản lý và chỉnh trang đô thị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn phấn đấu 100% thôn có nhà văn hóa.
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi mới cũng như việc sửa chữa các công trình cũ phải do nguồn vốn của ngân sách Nhà nước đầu tư. Giải pháp này góp phần nâng cao hiệu quả trong số vùng thiếu nước phục vụ cho nông nghiệp.
Thực hiện công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo, đảm bảo hộ nghèo có chỗ ở vững chắc, ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn.
Khắc phục hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin. Tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ nhau trong việc cung cấp thông tin và trong phương thức làm ăn, giảm chi phí cho hoạt động XĐGN.
=> Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện đồng bộ nhưng giải pháp về vốn là giải pháp hàng đầu vì hộ nghèo ở xã Xuân Dương nghèo do thiếu vốn là nguyên nhân chính.
4.5. Định hƣớng phát triển