Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 25)

* Chọn điểm nghiên cứu: Trước tiên căn cứ vào các tiêu chí phân loại hộ được áp dụng tại xã em tiến hành nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra cách chọn mẫu như trên. Em sử dụng phương pháp này để lập một bảng câu hỏi nhằm điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu để tổng hợp các số liệu thu được như các yếu tố sản

xuất của nhóm hộ điều tra, bao gồm: nhà ở, các phương tiện sản xuất, sinh hoạt... thông tin thu thập được tại 3 thôn sẽ mang tính đại diện. Từ đó, xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc tại 3 thôn nói riêng và địa bàn xã nói chung.

* Chọn mẫu điều tra: Chọn 03 thôn (45 hộ: Nà Cai, Nà Nhạc, Cốc Càng. Trong đó: Bao gồm 10 hộ khá; 10 trung bình; 25 hộ nghèo, tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi.

* Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp: Do số liệu thứ cấp chưa đáp ứng được đầy đủ và chính xác những thông tin trong quá trình nghiên cứu nên em đã tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra bằng bảng hỏi, quan sát và sử dụng các công cụ PRA.

Việc phân loại cũng như chọn hộ điều tra dựa trên những tiêu chí cơ bản sau:

Bảng 3.1 Tiêu chí phân loại hộ tại xã Xuân Dƣơng năm 2014

STT Các nhóm hộ

Tiêu chí phân loại Nhà cửa Tài sản, phƣơng tiện đi lại Có đủ thức ăn Số gia súc, gia cầm Đất sản xuất 1. Nhóm hộ khá - Nhà cửa được xây dựng kiên cố1–2 tầng. có đủ đồ dùng sinh hoạt - Xe máy (từ 12-20 triệu đồng), xe đạp. - Ti vi, Tủ lạnh - Có các loại tài sản có giá trị - Cơ bản có đầy đủ lương thực thực phẩm Từ 10- dưới 20 triệu đồng Đất sản xuất nhiều (>4 sào/khẩu) 2. Nhóm hộ trung bình - Nhà cửa được xây dựng bán kiên cố, nhà tạm - Xe máy (giá trị thấp), xe đạp. - Có ít tài sản có giá trị - Có đủ lương thực, thực phẩm tiêu dùng thường ngày Từ 5 - dưới 10 triệu đồng Đất sản xuất ít (2-4 sào/khẩu) 3. Nhóm hộ nghèo - Nhà cửa chủ yếu tạm bợ, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày còn thiếu -Xe máy(giá trị thấp), xe đạp hoặc không có phương tiện. - Không có tài sản có giá trị - Lương thực đôi khi còn thiếu đa số là loại chất lượng trung bình Từ 1 dưới 5 triệu đồng Đất sản xuất ít, không có đất sản xuất

3.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu

- Tổng hợp, xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng trên microsoft Excel.

- Sử dụng phương pháp so sánh

- Sử dụng một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu thống kê như:

+ Một số công cụ của PRA như biểu đồ, so sánh ghép đôi, phương pháp cho điểm.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Xuân Dƣơng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xuân Dương là một xã vùng cao của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nằm ở phía Nam của trung tâm huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 25 km theo tuyến đường nối với quốc lộ 3B tại xã Hảo Nghĩa.

Xã có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp với xã Dương Sơn.

- Phía Đông giáp với xã Thiện Long(Bình Gia – Lạng Sơn) - Phía Nam giáp xã Liêm Thủy.

- Phía Tây giáp xã Đổng Xá.

Xã Xuân Dương được chia thành 12 thôn: Nà Chang, Nà Tuồng, Nà Vẹn, Nà Dăm, Thôm Chản, Cốc Duống, Cốc Càng, Nà Cai, Nà Nhạc, Nà Nhàng, Bắc Sen, Khu Chợ, với tổng diện tích 37 km2, dân số 2205 người chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sinh sống tại nơi đây từ lâu đời.

Với vị trí địa lí như vậy Xuân Dương là trung tâm giao lưu, buôn bán các loại hàng hóa với các xã và huyện lân cận tạo thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hóa.

4.1.1.2 Địa hình

Địa hình khá phức tạp chủ yếu là núi đan xen nhau ở giữa là các thung lũng nhỏ và hẹp, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối.

Với địa hình như vậy có những tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động sản xuất của địa phương. Cụ thể, về mặt tích cực ta có thể phát huy nhiều vùng tiểu sinh thái phù hợp với điều kiện tại địa phương. Còn về mặt tiêu cực do địa hình bị chia cắt và dốc nên gây khó khăn trong giao thông đi lại giữa các vùng, mặt khác địa hình dốc như vậy lượng nước ngầm sẽ không lưu giữ được nhiều do đó sẽ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.

4.1.1.3 Điều kiện đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2013 của phòng địa chính xã cung cấp, hiện tại có 35 ha với các loại đất sau:

+ Đất ferarit đỏ vàng, phân bố những vùng có độ dốc từ 15 - 25o. loại này phù hợp với các loại cây trồng như: Sắn, keo, mỡ…

+ Đất thung lũng và đất sản xuất dốc tụ, đất này phân bố ở dọc khe suối và thung lũng đá vôi, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác và sản xuất. Loại đất này hiện nay được canh tác gần hết diện tích và chủ yếu là để trồng lúa nước và ngô, ngoài ra còn trồng đỗ, khoai, dưa chuột và lạc.

+ Ngoài ra xã còn có đất pha cát ở các ven sông, do quá trình mưa lũ tạo nên, đất này trồng các loại cây như: Ngô, lạc,…).

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Dƣơng năm 2014.(đơn vị: ha) STT Mục đích sử dụng đất Diệntích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng Diện tích đất tự nhiên 5.439,51 100

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.341,29 98,19

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 472,42 8,85

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 471,95 99,8

1.1.1 Đất trồng lúa 181,21 3,4

1.1.1 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 7,50 1,6

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 139,72 29,6

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,47 0.09

1.2 Đất lâm nghiệp 4.866,87 91.1 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2,00 0,05

II Đất phi nông nghiệp 92,25 1,7

2.1 Đất ở 36,23 39,3 2.2 Đất chuyên dùng 38,30 41,5

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,50 1,3

2.2.2 Đất có mục đích công cộng 37,80 98,7

2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,51 0,5

2.4 Đất suối và mặt nước chuyên dùng 17,21 18,7

III Đất chƣa sử dụng 5,97 0,11

Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu với 5.341,29 ha và chiếm 98,19% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên diện tích bằng phẳng khôngnthuận lợi cho trồng lúa nước mà chủ yếu là diện tích đất trồng ngô và một phần đất đang bỏ hoang có cây bụi tự nhiên phát triển. Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng do ảnh hưởng của địa hình và tính chất đất nên khả năng thâm canh tăng mùa vụ thực hiện được trên một diện tích rất nhỏ, chủ yếu trên đất trồng lúa chiếm 3,4%. Đất lâm nghiệp tuy có diện tích lớn nhưng chưa tiến hành trồng rừng nên đa số rừng mọc tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn bình quân 1,7 ha/người.

Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích nhỏ chiếm khoảng 1,7% trên tổng diện tích. Nguyên nhân là do xã chưa có các trung tâm, nhà máy sản xuất do đó số diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng vào các mục đích: Đất ở (39,3%) và đất chuyên dùng (41,5%) trong đó chủ yếu là đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

Cùng với đó là khả năng áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do đó với hơn 98% lao động của xã tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế không cao.Vậy vấn đề đặt ra là các cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể để sử dụng và quản lý đất đai cho tốt.Tiếp tục khai thác và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng. Đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.

4.1.4. Khí hậu - thủy văn

* Khí hậu.

Xuân Dương là xã miền núi do đó mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc với 1 năm có bốn mùa rõ rệt là: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8200 – 84000C.

Nhiệt độ tối cao hàng năm khoảng 260C

Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C

Tháng nóng nhất là tháng 7 Tháng lạnh nhất là tháng 12 * Thủy lợi - Thủy văn

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.800 mm. Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm, lượng nước bốc hơi hàng năm bình quân là 650,2 mm. Năm cao nhất là 880,5 mm và năm thấp nhất là 462,1 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80% - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76 % - 82%. Sương mù, sương muối thường xuất hiện vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12.

- Lượng nhiệt chiếu sáng: Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 7.5000C - 8.6000C tổng nhiệt trung bình một năm. Gió bão thường xuất hiện vào tháng 5 hàng năm, tốc độ gió bão thường không mạnh lắm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Xuân Dươngcó sông và các nhánh suối nhỏ phân bố không đều trên địa bàn xã. Hệ thống ao, hồ, đập chứa nước, kênh mương thủy lợi là nguồn nước chính tưới cho đồng ruộng và cũng là hệ thống tiêu nước trên địa bàn.

Khu vực xã Xuân Dươngchịu ảnh hưởng thủy văn của các khe suối nhỏ khác, những cách đồng ven suối này được bồi đắp một lớp phù xa mầu mỡ, thuận lợi cho cây mầu phát triển. Hàng năm lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm.

Từ yếu tố khí hậu cho thấy Xuân Dươngcó điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững, thích hợp cho việc canh tác lúa 2 vụ/năm, một vụ màu và cây ăn quả các loại và đẩy mạnh phát triển kinh tế kinh tế vườn đồi đã giúp người dân xã Xuân Dương tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo

4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Là vùng đất nghèo khoáng sản, trên sông Na Rì đoạn chảy qua địa bàn xã có trữ lượng ít vàng sa khoáng được chính quyền quản lí chặt chẽ, ngoài ra có cát xây dựng trữ lượng lớn cũng được khai thác phục vụ hợp lí.

4.1.2. Điều kiện kinh tế

Trong bối cảnh những năm gần đây nền kinh tế ở mọi nơi luôn khủng hoảng theo nền kinh tế toàn cầu, hiện tượng mất giá, lạm phát của nền kinh tế đã gây nhiều cản trở lớn trong sản xuất nông nghiệp như vật tư đầu vào (giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,…), và sự thiếu ổn định của giá cả thị trường và cả những trận dịch làm cho hiệu quả sản xuất và đời sống của người dân luôn gặp nhiều ảnh hưởng xấu. Nhưng dưới sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, sự điều tiết kịp thời của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, sự nỗ lực vươn lên của nhân dân trong toàn xã đã thúc đẩy mục tiêu kinh tế và đạt được những kết quả đáng khích lệ với nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 15%.

Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước xã Xuân Dương tiếp tục thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, đã đạt được những kết quả sau:

4.1.2.1. Trồng trọt:

Trong năm 2014 điều kiện thời tiết không thuận lợi, vụ mùa bị ảnh hưởng bởi thời tiết hạn hán, nhiều diện tích gieo cấy nhưng không đạt được thành quả lao động. Một số diện tích thì không thể gieo cấy được. Với sự cố gắng của bà con nông dân đã khắc phục khó khăn về thời tiết đất đai, thổ nhưỡng vẫn đảm bảo được diện tích, năng suất, sản lượng, các loại cây trồng theo kế hoạch.

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng một số cây trồng chính qua các năm Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 2012 2013 2014 Tổng diện tích gieo trồng Ha 574,24 570,55 555,32 Diện tích lúa Ha 297,32 313,56 305,24

Năng suất lúa bình quân Tạ/ha 42 45 45,8

Diện tích cây ngô Ha 267,52 235,33 242,58

Năng suất bình quân Tạ/ha 40,5 42,36 36

Diện tích cây rong riềng Ha 9,4 21,66 7,5

Sản lượng rong riềng Tạ/ha 500 500 550

(Nguồn: UBND xã Xuân Dương năm 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy người yếu dân chủ yếu trồng lúa nước, trồng ngô để nuôi sống gia đình họ. Ngoài ra còn trồng các cây hoa màu khác như dong riềng, lạc, đỗ tương để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Những năm gần đây nhờ có sự đầu tư của các công ty hỗ trợ giống, phân bón, kĩ thuật,… và thu mua với giá vừa phải nên diện dong riềng tăng lên đáng kể và giá trị thu được cũng không nhỏ. Một số cây trồng chính của xã luôn ổn định cả về diện tích và sản lượng qua các năm 2012 - 2014.

+ Cây lúa có tổng diện tích 297,32 ha ở năm 2012 và sau 2 năm diện tích tăng lên 305,24ha, năng suất bình quân đạt được 45,8 tạ/ha năm 2014, và sản lượng đạt được năm 2014 là 1.327,4 tấn.

+ Cây ngô có xu hướng giảm từ năm 2012 đến 2014 xuống 24,94 ha. Năng suất bình quân đạt 36 tạ/ha năm 2014 và sản lượng thu được năm 2014 là 625,029 tấn.

+ Cây dong riềng có sự tăng lên về diện tích vào năm 2013 nhưng đến năm 2014 lại có xu hướng giảm mạnh do người dân tự phát trồng ồ ạt vào năm 2013 khiến đầu ra dư thừa làm mất giá mạnh.

Như vậy tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt 1.952,42 tấn. Diện tích ngô và cây dong riềng giảm nhưng đồng thời lại có sự tăng lên về diện tích trồng lúa và các cây hoa màu khác.

4.1.2.2. Về chăn nuôi:

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trước đây khi chưa có máy móc thay sức kéo của trâu bò thì tổng số đàn trâu, bò vào khoảng 2,5 nghìn con (2007). Nhưng hiện nay do nhu cầu cày kéo đã được thay thế một phần bằng máy móc, một phần do thiếu nơi chăn thả nên các hộ chỉ nuôi trung bình mỗi hộ2 con để lấy sức kéo. Tuy nhiên một số hộ ở những nơi có bãi chăn thả thì vẫn nuôi khá nhiều từ 4 - 6 con/ hộ.

Do thiếu thốn về nhân lực và vật lực nên công tác thú y của xã vẫn còn hạn chế và tình trạng dịch bệnh lây lan giữa các thôn luôn xảy ra hàng năm. Đặc biệt là

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)