Đặc điểm về nhóm hộ được điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 41)

Để tìm hiểu, điều tra về điều kiện sống, nguyện vọng của người dân nghèo trong xã Xuân Dương tôi điều tra mẫu ngẫu nhiên 45 hộ trong 3 thôn với những đặc điểm về địa lí khác nhau, những thôn này có tỉ lệ hộ nghèo cao giúp đi sâu nghiên cứu và rút ra được nguyên nhân nghèo đó là các thôn: Nà Cai, Nà Nhạc, Cốc Càng. Từ đây ta có cơ sở để đánh giá tình hình chung cho những hộ nghèo của xã một cách khách quan.

4.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Số lượng nhân khẩu và lao động trong nông hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của cải trong nông hộ.

Số hộ và số khẩu của nhóm hộ điều tra được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 4.7: Bình quân nhân khẩu trong 45 hộ điều tra năm 2015

Đơn vị tính: Khẩu

STT Tên thôn

Quy mô hộ (khẩu) Hộ khá (10hộ) Hộ trung bình (10hộ) Hộ nghèo (25hộ) 1 Nà Cai 3,67 4,80 5,00 2 Nà Nhạc 4,33 3,80 5,16 3 Cốc Càng 4,33 4,20 4,58 Trung bình 4,11 4,26 4,91

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2015)

Trong tổng số 45/527 hộ chiếm 8,54% trên tổng số hộ toàn xã được chọn làm mẫu điều tra ta thấy nhóm hộ nghèo bình quân nhân khẩu cao nhất với 5 khẩu/hộ trong khi đó hộ khá và trung bình ít hơn với 4 khẩu/hộ. Hộ nghèo có số nhân khẩu cao nhất trong các thôn điều tra là thôn Nà Nhạc với trên 5 khẩu/hộ. Qua đó ta thấy yếu tố địa lý, dân số một phần là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo. Vì vậy các cán bộ địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình.

Bảng 4.8: Thống kê số lao động TB chia theo nhóm tuổi của 45 hộ điều tra năm 2015

STT Thôn BQLĐ/hộ

LĐ chia theo nhóm (tuổi)

15-29 30 - 45 46-60 BQLĐ/hộ BQLĐ/hộ BQLĐ/hộ 1 Nà Cai 2,6 0,3 1,5 0,8 2 Nà Nhạc 2,7 0,3 1,6 0,7 3 Cốc Càng 3,0 0,5 1,9 0,6 TB 2,77 0,37 1,67 0,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2015)

Qua bảng trên ta thấy đại đa số lực lượng lao động ở khoảng 30 - 45 tuổi, đây chính là nhóm lao động tạo ra được nhiều của cải cho gia đình và xã hội nhất, điều này cho thấy lao động của địa phương không thiếu. Lực lượng lao động già đứng thứ hai trong tổng số lao động. Đặc thù của những hộ này là những người không có con cái, hoặc con cái ra ở riêng. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Số lao động từ 15 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất, quy mô dân số có xu hướng già đi.

4.2.2.2.Tình hình sản xuất và thu nhập * Tình hình sản xuất:

- Làm thuê lấy tiền công, bao gồm các hoạt động lao động được trả công. - Sản xuất nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi thủy sản). - Sản xuất phi nông nghiệp (Buôn bán, dịch vụ, vận chuyển).

- Khai thác tài nguyên chung (săn bắt, thu lượm hoa quả, cây dược liệu,..)

Bảng 4.10: Các hoạt động của ngƣời dân trong độ tuổi lao động năm 2014.

Đơn vị tính: %

Nhóm hộ Làm thuê Nông nghiệp Phi nông nghiệp Nghề tự do

Nghèo 33,2 98,3 5 13

Trung bình 31,7 95,6 9 11

Khá 28,3 92,1 11 9

Chung 31,1 95,3 8,3 11

(Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra, năm 2015)

Qua bảng trên ta thấy những hộ thuộc nhóm nghèo họ chủ yếu làm thuê (34,2%), tỉ lệ làm nông nghiệp cao (98,3%) và làm nghề tự do (13%), tỉ lệ làm phi nông nghiệp thấp hơn nhóm hộ trung bình và khá. Còn những hộ khá giả hơn tập trung vào làm phi nông nghiệp nhiều hơn.

* Về thu nhập:

Do đặc thù là một xã nông nghiệp nên nguồn thu nhập chính của người dân nói chung và người nghèo nói riêng là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Cây nông nghiệp được trồng chủ yếu là lúa, ngô, lạc, khoai lang, dong riềng, khoai sọ, đậu đỗ, mía. Ngoài ra còn có một số cây hoa quả như: Mận, đào,… được trồng trong vườn các hộ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống trong gia đình họ. Trong chăn nuôi chủ yếu nuôi trâu và lợn, mỗi hộ nghèo BQ 1 con trâu/hộ và giá trị khoảng 20 triệu đồng.

Bảng 4.11. Tình hình thu nhập của các 45 điều tra STT Chỉ tiêu Hộ khá (10hộ) Hộ trung bình (10hộ) Hộ nghèo (25hộ) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) cấu (%) Giá trị (1000đ) cấu (%) I Tổng thu nhập/hộ/năm 49.351,66 100 37.292,48 100 19.475,51 100 1 Trồng trọt 35.158,89 71,24 20.589,15 65,19 10.487,22 58,77 2 Chăn nuôi 5.748,33 11,30 10.370 23,89 5.988,29 24,74 3 Lâm nghiệp 0 0 0 0 555,55 16,49 4 Nguồn thu khác 8.444,44 17,46 6.333,33 10,92 2.444,44 4,75 II TNBQ/khẩu/ tháng 1.000,37 728,37 330,09

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thu nhập giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rất lớn. Bình quân thu nhập/hộ/năm của nhóm hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với các nhóm hộ trung bình và khá, kết quả là nhóm hộ nghèo có bình quân thu nhập/khẩu/tháng là 330.090 đồng, trong khi đó nhóm hộ khá là 1.000.370 đồng.

Nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình ở đây chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Do có nhiều ruộng đất nhưng trình độ quy hoạch sử dụng cũng như canh tác chưa hợp lý nên năng suất chưa cao ở các nhóm hộ nghèo. Trong khi đó thu nhập chủ yếu của nhóm hộ trung bình và khá cũng từ trồng trọt và chăn nuôi, nhưng họ có đầu tư và biết tính toán làm ăn sao cho hiệu quả kinh tế cao, một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn kết hợp với các ngành nghề phụ khác, đặc biệt là chăn nuôi lợn,gia cầm… Vì vậy việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt đối với một số loại cây có ưu thế về lợi thế so sánh với các vùng khác như cây vải thiều,táo…đồng thời có sự kết hợp phát triển với các ngành nghề phụ khác có vai trò tương đối quan trọng, là hướng đi đúng đắn trong tương lai mà các cấp chính quyền cần phải đặc biệt quan tâm để khuyến khích mở rộng hơn nữa góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ ở vùng nghèo, vùng khó khăn.

4.2.2.3 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra.

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được do đó nếu không có đất sản xuất thì người nông dân sẽ không có tư liệu để sản xuất và nuôi sống gia đình họ. Qua điều tra, đất đai của các hộ nông dân rất manh mún, đất dốc, đất nghèo chất dinh dưỡng do quá trình canh tác không có sự trả lại chất dinh dưỡng cho đất, một phần do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý làm đất mất kết cấu nên đại đa số diện tích bị bỏ hoang mà người dân chưa biết trồng rừng để góp phần cải tạo đất.

Đất đai của các hộ đa số là đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm. Tổng diện tích đất nông nghiệp của 45 hộ điều tra là 1.699.300 m2. Cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 4.12: Diện tích đất trung bình của nhóm hộ nông dân năm 2014

Các loại đất Khá (10 hộ) Trung bình (10 hộ) Nghèo (25 hộ) Số lƣợng (ha) Bình quân/ hộ(ha/hộ) Số lƣợng (ha) Bình quân/ hộ(ha/hộ) Số lƣợng (ha) Bình quân/ hộ(ha/hộ) Đất trồng lúa 1,58 0,18 2,07 0,14 5,11 0,14 Đất cây hàng năm 0,25 0,03 0,18 0,01 0,99 0,03 Đất cây lâu năm 1,30 0,14 2,49 0,17 4,834 0,13 Đất lâm nghiệp 7,6 0,84 14,6 0,97 19 0,53

Ao cá 0,12 0,02 0,07 0,04 1,53 0,04

Tổng 10,85 1,21 19,41 1,33 31,464 0,87

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2015)

Với diện tích đất nông nghiệp loại đất được coi là sinh kế chính của người dân nông thôn trên địa bàn ta thấy diện tích đất bình quân/hộ của các hộ gia đình khá là 1,21 ha/hộ trong khi đó của nhóm hộ nghèo chỉ là 0,87 ha/hộ và không riêng chỉ có đất nông nghiệp mà cả diện tích đất cây lâu năm, đất lâm nghiệp thì diện tích đất bình quân của nhóm hộ nghèo cũng luôn thấp hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá. Điều đó nói lên rằng thiếu diện tích đất canh tác cũng là nguyên nhân quan trong dẫn tới tình trạng nghèo của các hộ dân trong xã hiện nay.

Tài sản là những vật dụng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của gia đình, góp phần vào nâng cao chất lượng cuộc sống. Tài sản trong hộ gia đình bao gồm: Phương tiện đi lại, nhà cửa, phương tiện thông tin, sinh hoạt,…

Bảng 4.13: Điều kiện tài sản của nhóm hộ điều tra năm 2014

Đơn vị tính: % số hộ Tài sản Chỉ tiêu Nhóm hộ Tổng (%) Nghèo TB Hộ Khá Nhà ở Nhà kiên cố 52,17 100 100 100 Nhàbán kiên cố 26,09 - - Nhà tạm 21,73 - -

Phương tiện đi lại xe máy

Có 39,13 75 100

100

Không có 60,87 25 -

Phương tiện thông tin, sinh hoạt

Đầy đủ 35,57 68 95

100

Thiếu thốn 64.43 32 5

(Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra, năm 2015)

Qua bảng trên ta thấy:

Tình trạng nhà ở giữa những nhóm đối tượng khác nhau có mức sống khác nhau. Nhóm hộ nghèo tỉ lệ nhà kiên cố chiếm ít nhất, chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm. Chính vì vậy trong những năm tới cần nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người dân.

Phương tiện đi lại của người dân 100% là xe máy. Những hộ nghèo có xe chiếm 39,13% còn 60,87% số hộ vẫn chưa có phương tiện đi lại, theo thông tin điều tra được từ người dân thì số hộ nghèo có xe máy mua được chủ yếu là từ tiền vay ngân hàng, một số có con em đi làm thuê xamua được. Hộ cận nghèo có xe máy chiếm 75% còn 25% số hộ vẫnchưa cóphương tiện đi lại, hộ không nghèo 100% số hộ đều có phương tiện đi lại.

Phương tiện thông tin, sinh hoạt bao gồm ti vi, đài, tủ lạnh, điện thoại, đồ dùng và các phương tiện sản xuất, các hộ thuộc nhóm nghèo họ cảm thấy đủ để sinh hoạt và sản xuất là 35,57%, và 62,03% thì có rất ít, chủ yếu là các phương tiện có giá trị thấp và thời gian sử dụng cũng thấp, và khoảng 2,4% là không có phương tiện sinh hoạt. Nhóm hộ cận nghèo có 68% có đủ phương tiện sinh hoạt, 32% có ít phương tiện và số hộ không có phương tiện thông tin, sinh hoạt là 0%. Nhóm hộ khá thì

95% có đủ phương tiện và khoảng 5% số hộ vẫn chưa có đủ phương tiện thông tin, sinh hoạt.

4.2.2.5. Tình hình sử dụng vật tư sản xuất nông nghiệp

* Sử dụng các tài nguyên và vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

Theo diều tra, tỷ lệ sử dụng các loại vật tư phải mua cho sản xuất như: phân hóa học, giống, thuốc trừ sâu, máy móc phục vụ cho sản xuất của nhóm hộ nghèo thấp, hầu như họ không có đủ tiền để mua giống, phân bón. Do có sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền nhóm hộ nghèo đã được trợ giúp về phân bón hóa học trả chậm.

* Thị trường vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra

Trong quá trình điều tra có tới 70% số hộ khó tiếp cận với thị trường đầu vào cũng như đầu ra, nguyên nhân là do xã cách xa trung tâm huyện nên các dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ thú y, và các dịch vụ khác khó tiếp cận với người dân. Tỷ lệ họp chợ 20% số ngày trong tháng, sản phẩm người dân làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của hộ gia đình, một phần ít mới được đem ra chợ bán.

Nhóm khá giả và giàu có thường sống ở gần giao thông và gần trung tâm xã, thuận tiện mua bán và trao đổi hàng hóa. Còn những hộ nghèo thì họ sống ở những vùng xa trung tâm, khó khăn về đi lại, sinh hoạt hàng ngày.

Qua khảo sát có tới 60% hộ sản xuất sử dụng giống cũ địa phương được các hộ cất giữ, 30% mua từ người buôn giống và 10% mua ở chợ. Như vậy có thể thấy người dân phải tự lo giống do đó giống phát tán, nhiều khi giống không rõ nguồn gốc người dân vẫn mua để trồng. Không chỉ giống và những vật tư khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng vậy người dân họ mua và sử dụng theo cảm tính không có sự hướng dẫn về đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con người và vật nuôi.

* Khả năng tiếp cận thị trường

Đối với nhóm hộ nghèo thì việc tiếp cận đầu vào càng khó khăn hơn. Đối với hộ khá thì sản xuất được nhưng tìm đầu ra khó. Tình hình giá cả lạm phát cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến giá đầu vào thường cao nên người dân khó khăn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Khó khăn nữa là cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt những hộ cách xa đường giao thông liên xóm, họ là những người nghèo

đi lại chủ yếu là đi bộ. Theo điều tra thì có 48,3% khó khăn do không được mua chịu vật tư đầu vào đây chính là khó khăn chọn nhiều nhất. Giao thông cũng là một trong những khó khăn chính của người dân chiếm 25% ý kiến. Giá đầu vào cao do chi phí vận chuyển nên khó khăn này có 11,7% ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất. Ngoài ra còn những khó khăn khác như: Tín dụng chiếm 8,3, thiếu thông tin chiếm 6,7%.

Trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thiếu trang thiết bị và kĩ thuật cho việc sơ chế nông sản ban đầu (kể cả phơi, sấy khô) chiếm 40%. Đây là khó khăn được người dân đề cập nhiều vì vào thời điểm thu hoạch dễ bị mưa nên khó bảo quản mà gia đình lại không đủ tiền để mua máy sấy. Khó khăn tiếp theo là không có cầu thị trường chiếm 28,3%, người dân gặp phải khó khăn khi mang ra chợ bán nhưng ít người mua hoặc không ai mua. Sau thu hoạch các hộ còn phải gặp những khó khăn khác như thiếu thông tin giá cả chiếm 18,3%, giá thành vận chuyển cao chiếm 13,4% ý kiến.

4.2.2.6. Tình hình về nguồn vốn tín dụng * Nguồn và điều kiện vay

Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hai ngân hàng cho các hộ nông dân vay chủ yếu và lớn nhất với số lượng và khỏan vay để phát triển sản xuất. Ngoài ra còn có nguồn vay từ bạn bè, gia đình. Ngân hàng Chính sách chiếm ưu thế với 70% số tiền đã cho các hộ nông dân vay, đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, hộ chính sách. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm 25% chủ yếu là những hộ khá vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và 5% là từ bạn bè, người thân trong gia đình.

* Tiếp cận sử dụng tín dụng

Mục đích sử dụng vốn vay, khoảng 40% số tiền vay được đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi. Vay để trả nợ vay khác 48%, vay để tiêu dùng 12%. Quy mô vay vốn không lớn chỉ từ khoảng 20 - 30 triệu đồng/lần vay, thường số người vay 20 triệu đồng chiếm 80%. Ngoài ra còn vay để đầu tư và mục đích khác.

Bảng 4.14: Cơ cấu sử dụng vốn vay phân theo nguồn của nhóm hộ điều tra năm 2014 Đơn vị tính:% Nguồn Trồng trọt Chăn nuôi Trả nợ vay khác Tiêu dùng Đầu khác Ngân hàng CS - XH 65 55 20 15 39 2 Ngân hàng NN & PTNT 15 20 48 12 47 5 Bạn/người thân 15 21 24 46 13 44 Nguồn khác 5 4 8 27 1 49 Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra, năm 2015)

Đánh giá kết quả cho vay, lượng tiền vay được sử dụng đúng mục đích khá cao, chủ yếu đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi và đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên số tiền người dân sử dụng nhiều khi lại khác với lý do xin vay như cam kết trong đơn. Số nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng CS - XH, chiếm 65% trên tổng số nguồn vay ngoài ra Ngân hàng NN & PTNT với bạn bè, người thân cũng là những nguồn vay chủ yếu. Như vậy ta có thể thấy nguồn vay chính thức đóng vai trò quan trọng trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo tại xã xuân dương huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)