4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xuân Dương là một xã vùng cao của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nằm ở phía Nam của trung tâm huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 25 km theo tuyến đường nối với quốc lộ 3B tại xã Hảo Nghĩa.
Xã có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp với xã Dương Sơn.
- Phía Đông giáp với xã Thiện Long(Bình Gia – Lạng Sơn) - Phía Nam giáp xã Liêm Thủy.
- Phía Tây giáp xã Đổng Xá.
Xã Xuân Dương được chia thành 12 thôn: Nà Chang, Nà Tuồng, Nà Vẹn, Nà Dăm, Thôm Chản, Cốc Duống, Cốc Càng, Nà Cai, Nà Nhạc, Nà Nhàng, Bắc Sen, Khu Chợ, với tổng diện tích 37 km2, dân số 2205 người chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sinh sống tại nơi đây từ lâu đời.
Với vị trí địa lí như vậy Xuân Dương là trung tâm giao lưu, buôn bán các loại hàng hóa với các xã và huyện lân cận tạo thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hóa.
4.1.1.2 Địa hình
Địa hình khá phức tạp chủ yếu là núi đan xen nhau ở giữa là các thung lũng nhỏ và hẹp, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối.
Với địa hình như vậy có những tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động sản xuất của địa phương. Cụ thể, về mặt tích cực ta có thể phát huy nhiều vùng tiểu sinh thái phù hợp với điều kiện tại địa phương. Còn về mặt tiêu cực do địa hình bị chia cắt và dốc nên gây khó khăn trong giao thông đi lại giữa các vùng, mặt khác địa hình dốc như vậy lượng nước ngầm sẽ không lưu giữ được nhiều do đó sẽ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.
4.1.1.3 Điều kiện đất đai
Theo số liệu thống kê năm 2013 của phòng địa chính xã cung cấp, hiện tại có 35 ha với các loại đất sau:
+ Đất ferarit đỏ vàng, phân bố những vùng có độ dốc từ 15 - 25o. loại này phù hợp với các loại cây trồng như: Sắn, keo, mỡ…
+ Đất thung lũng và đất sản xuất dốc tụ, đất này phân bố ở dọc khe suối và thung lũng đá vôi, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác và sản xuất. Loại đất này hiện nay được canh tác gần hết diện tích và chủ yếu là để trồng lúa nước và ngô, ngoài ra còn trồng đỗ, khoai, dưa chuột và lạc.
+ Ngoài ra xã còn có đất pha cát ở các ven sông, do quá trình mưa lũ tạo nên, đất này trồng các loại cây như: Ngô, lạc,…).
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Dƣơng năm 2014.(đơn vị: ha) STT Mục đích sử dụng đất Diệntích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng Diện tích đất tự nhiên 5.439,51 100
I Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.341,29 98,19
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 472,42 8,85
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 471,95 99,8
1.1.1 Đất trồng lúa 181,21 3,4
1.1.1 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 7,50 1,6
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 139,72 29,6
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 0,47 0.09
1.2 Đất lâm nghiệp 4.866,87 91.1 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2,00 0,05
II Đất phi nông nghiệp 92,25 1,7
2.1 Đất ở 36,23 39,3 2.2 Đất chuyên dùng 38,30 41,5
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,50 1,3
2.2.2 Đất có mục đích công cộng 37,80 98,7
2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,51 0,5
2.4 Đất suối và mặt nước chuyên dùng 17,21 18,7
III Đất chƣa sử dụng 5,97 0,11
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu với 5.341,29 ha và chiếm 98,19% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên diện tích bằng phẳng khôngnthuận lợi cho trồng lúa nước mà chủ yếu là diện tích đất trồng ngô và một phần đất đang bỏ hoang có cây bụi tự nhiên phát triển. Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng do ảnh hưởng của địa hình và tính chất đất nên khả năng thâm canh tăng mùa vụ thực hiện được trên một diện tích rất nhỏ, chủ yếu trên đất trồng lúa chiếm 3,4%. Đất lâm nghiệp tuy có diện tích lớn nhưng chưa tiến hành trồng rừng nên đa số rừng mọc tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn bình quân 1,7 ha/người.
Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích nhỏ chiếm khoảng 1,7% trên tổng diện tích. Nguyên nhân là do xã chưa có các trung tâm, nhà máy sản xuất do đó số diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng vào các mục đích: Đất ở (39,3%) và đất chuyên dùng (41,5%) trong đó chủ yếu là đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.
Cùng với đó là khả năng áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do đó với hơn 98% lao động của xã tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế không cao.Vậy vấn đề đặt ra là các cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể để sử dụng và quản lý đất đai cho tốt.Tiếp tục khai thác và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng. Đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.
4.1.4. Khí hậu - thủy văn
* Khí hậu.
Xuân Dương là xã miền núi do đó mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc với 1 năm có bốn mùa rõ rệt là: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8200 – 84000C.
Nhiệt độ tối cao hàng năm khoảng 260C
Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C
Tháng nóng nhất là tháng 7 Tháng lạnh nhất là tháng 12 * Thủy lợi - Thủy văn
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.800 mm. Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm, lượng nước bốc hơi hàng năm bình quân là 650,2 mm. Năm cao nhất là 880,5 mm và năm thấp nhất là 462,1 mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80% - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76 % - 82%. Sương mù, sương muối thường xuất hiện vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12.
- Lượng nhiệt chiếu sáng: Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 7.5000C - 8.6000C tổng nhiệt trung bình một năm. Gió bão thường xuất hiện vào tháng 5 hàng năm, tốc độ gió bão thường không mạnh lắm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Xuân Dươngcó sông và các nhánh suối nhỏ phân bố không đều trên địa bàn xã. Hệ thống ao, hồ, đập chứa nước, kênh mương thủy lợi là nguồn nước chính tưới cho đồng ruộng và cũng là hệ thống tiêu nước trên địa bàn.
Khu vực xã Xuân Dươngchịu ảnh hưởng thủy văn của các khe suối nhỏ khác, những cách đồng ven suối này được bồi đắp một lớp phù xa mầu mỡ, thuận lợi cho cây mầu phát triển. Hàng năm lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm.
Từ yếu tố khí hậu cho thấy Xuân Dươngcó điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững, thích hợp cho việc canh tác lúa 2 vụ/năm, một vụ màu và cây ăn quả các loại và đẩy mạnh phát triển kinh tế kinh tế vườn đồi đã giúp người dân xã Xuân Dương tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo
4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Là vùng đất nghèo khoáng sản, trên sông Na Rì đoạn chảy qua địa bàn xã có trữ lượng ít vàng sa khoáng được chính quyền quản lí chặt chẽ, ngoài ra có cát xây dựng trữ lượng lớn cũng được khai thác phục vụ hợp lí.