Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, nằm trong tọa độ
105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông
Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh , phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp
Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ
Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2
, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu
Long, 8,1% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước;
dân số năm 2009 là 1,67 triệu người (mật độ dân số 672,9 người/km2), chiếm
khoảng 9,8% dân số Vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169đơn vị hành chính cấp xã, trong
đó thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2.
Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh -đặc biệt là tuyến đường cao tốc thành phố Hồ
Chí Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành đã giúp rút ngắn đáng kể
lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang
qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền
Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường
biển từ huyện Gò CôngĐông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40km.
Phát triển kinh tế Tiền Giang với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp -
dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có
kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm cho cả
thời kỳ 2006 - 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 11%/năm. GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt từ 1.025 - 1.080 USD (giá thực tế), tăng 3,4 lần so năm 2000, đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người.
Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và trong cơ cấu lao động:
Tỷ trọng các khu vựckinh tế
Khu vực kinh tế Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020
-Nông, lâm, ngư nghiệp 50 44,9 15
- Công nghiệp- xây dựng 20 25,2 48,5
-Thương mại - dịch vụ 30 29,9 36,5
Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội: tập trung đầu tư nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế và hoàn thiện một bước về kết cấu hạ tầng.
Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2020 đạt trên 422.000 tỷ đồng
(trên 20 tỷ USD theo giá thời điểm), nâng tỷ lệ đầu tư trên GDP từ khoảng 40% giai đoạn 2006-2010 lên 43,9% giai đoạn 2016-2020.
Một số hìnhảnh về Tiền Giang
Tích cực đầu tư tạo thêm nguồn thu hút mới cho ngân sách: quản lý tổ chức tốt
nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm trên 8,5% GDPvào năm 2010 và trên 9,4% vào năm 2020.