Khái niệm hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Máy tính An Hùng (Trang 26)

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và những khái niệm này chƣa thống nhất với nhau về mặt nội dung. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả các khái niệm đó đƣợc hƣớng vào ba nội dung cơ bản nhƣ sau:

- Thứ nhất: có quan điểm cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh nhƣ tổng doanh thu, tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc từ các chi phí kinh doanh, cách tổ chức quản lý lao động hay thể hiện ở tiền lƣơng bình quân một lao động.

Nhƣ vậy, theo quan điểm này thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đƣợc lƣợng hoá một cách cụ thể và doanh nghiệp nào có tổng doanh thu, tổng lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

- Thứ hai: cũng có ngƣời cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không phải đƣợc thể hiện ở những chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở khả năng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành nghề, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho ngƣời lao động, mức độ chấp hành kỷ luật của mỗi ngƣời lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi ngƣời lao động, ở bầu không khí tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ thân mật giữa nhà quản lý với ngƣời lao động và khả năng đảm bảo công bằng cho ngƣời lao động. Tức là theo quan điểm này thì không quan tâm đến các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.

- Thứ ba: Theo quan điểm này, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không những chỉ thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn thể hiện ở khả năng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành nghề, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho ngƣời lao động, mức độ

chấp hành kỷ luật của mỗi ngƣời lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi ngƣời lao động, ở bầu không khí tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ thân mật giữa nhà quản lý với ngƣời lao động và khả năng đảm bảo công bằng cho ngƣời lao động.

Quan điểm này có ý nghĩa tổng quát nhất, đó là hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tăng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng. Trong khi các yếu tố khác không thay đổi hay tỷ lệ tăng kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn tỷ lệ tăng các yếu tố khác. Các yếu tố khác bao gồm: nguồn vốn đầu tƣ, tổng số lao động, cƣờng độ lao động, thời gian lao động,… Hơn nữa nếu kết quả sản xuất kinh doanh tăng, tiền lƣơng bình quân tăng, sức khoẻ và mức độ an toàn cho ngƣời lao động tăng, mức độ chấp hành kỷ luật lao động cao hơn, quan hệ giữa ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động càng thân mật hơn, ngƣời lao động đƣợc công bằng hơn thì khi đó hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chắc chắn sẽ cao hơn và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Máy tính An Hùng (Trang 26)