Giới thiệu chung về các phƣơng pháp sử dụng nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Đạt Hiệp Thành (Trang 33)

Để thực hiện đề tài “ đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ công nhân viên tại công ty Cổ phần Dạt Hiệp Thành”, bƣớc đầu tiên của nghiên cứu là cần phải xem xét thực trạng cơ cấu tổ chức của đội ngũ nhân sự tại công ty. Đánh giá đúng chất lƣợng nhân sự là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan tới con ngƣời, tổ chức, và công tác quản lý: tuyển dụng, phát triển và đào tạo, đãi ngộ và bố trí sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp duy vật lịch sử: đó là phƣơng pháp xem xét vấn đề cả một quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nó. Phƣơng pháp duy vật lịch sử cho thấy các vấn đề hiện tại không phải tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi mà nó là cả một quá trình phát sinh và phát triển, do vậy nó đều liên quan đến quá khứ của nó. Dựa trên quan điểm này, nghiên cứu đề tài sẽ xem xét và đánh giá chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực của công ty trong vòng 4 năm trở lại đây (2010-2013).

- Phương pháp duy vật biện chứng: đây là phƣơng pháp xem xét vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực trong mối quan hệ tƣơng tác nhiều vấn đề khác nhau ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực của công ty nhƣ: cơ cấu tổ chức, môi trƣờng kinh doanh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí của một quốc gia,....

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: đó là phƣơng pháp xem xét đánh giá dựa trên những số liệu có thể tính toán định lƣợng cụ thể. Phƣơng pháp định lƣợng dễ dàng thuyết phục ngƣời đọc bằng những số liệu cụ thể để chứng minh cho các vấn đề đƣợc nêu ra. Phƣơng pháp định lƣợng giúp chúng ta dễ dàng xây dựng đƣợc các bảng biểu, đồ thị để từ đó có thể vẽ ra đƣợc bức tranh rõ nét, cụ thể của vấn đề đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng có một số nhƣợc điểm cơ bản: không phải tất cả các vấn đề cũng có thể lƣợng hoá đƣợc bằng các con số, đặc biệt là khi nghiên cứu về con ngƣời, nó chỉ có thể miêu tả lại bằng lời nói.

23

- Phương pháp nghiên cứu định tính: khi phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng không thể giải quyết đƣợc vấn đề thì phƣơng pháp nghiên cứu định tính lại rõ ra hữu hiệu. Nó giúp chúng ta có thể hiểu sâu vấn đề hơn và toàn diện hơn khi chúng ta thực hiện phòng vấn sâu, mô tả sát thực đối tƣợng, quan sát đối tƣợng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có một số nhƣợc điểm cơ bản: do sử dụng bằng lời nói để miêu tả các vấn đề và không đƣợc lƣợng hoá cụ thể bằng các con số cụ thể nên rất khó thuyết phục ngƣời nghe, ở một mức độ nào đó kết quả của phƣơng pháp nghiên cứu định tính còn phụ thuộc vào chủ quan ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời xử lý thông tin.

Ngoài các phƣơng pháp kể trên tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kế, phƣơng pháp so sánh để đánh giá làm nổi bật đặc tính của đối tƣợng cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Đạt Hiệp Thành (Trang 33)