III. Lợi thế cạnh tranh (CA) IV Sức mạnh của ngành(IS)
4.5.2 Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược Marketing: Chiến lược này có vai trò quan trọng và quyết định đến thành công của chiến lược cấp tổng thể, vì thế công ty cần phải có phòng ban Marketing riêng biệt.Gồm chiến lược 4P
Chiến lược sản phẩm: Như đã giới thiệu ở chương 2, công ty là nhà máy đầu tiên sản xuất thép cán nguội đầu tiên ở Việt Nam với chất lượng tốt, đáp ứng cho nhu cầu khác hàng nội địa. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, và Việt Nam giờ đã là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới nên công ty cũng đang gặp khó khăn.
Vì vậy mà công ty phải ngày càng tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng như đã đăng ký để có thể cạnh tranh với thép của Trung Quốc nhập vào nước ta vì chất lượng được mọi người chấp nhận.
Chiến lược giá: Hiện nay, hầu như tất cả các ngành của nước ta đều gặp khó khăn về giá, do một số ngành như nông nghiệp, thép, dệt may,.. được bảo hộ của nhà nước, nhưng giờ không còn nữa khiến cho ngành thép cũng như các ngành khác gặp khó khăn về cạnh tranh giá so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico sản xuất giá rẻ do chi phí thấp.
Hình 4.10.Sơ Đồ Tiến Hành Định Giá Xuất Khẩu
Nguồn: Phân tích tổng hợp
Bên cạnh đó cũng như theo quyết định của Bộ Công Nghiệp về việc xây dựng các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng, để công ty có thể giảm bớt chi phí nhập khẩu đầu vào như vậy đầu ra (giá) chắn chắn sẽ thấp hơn mà vẫn có lợi.
Và công ty cần cố gắng tạo uy tín, thương hiệu của công ty mình trên thị trường thế giới bằng chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Cần chiết khấu cho khách hàng nếu thanh toán sớm và nếu mua số lượng lớn hàng nhằm kích thích lượng mua của các công ty, đại lý. Hơn nữa, hoạt động này
Giá thị trường Ấn định giá xuất Chính sách giá của công ty Quy trình giá cả, tình hình cạnh tranh Điều kiện kinh
doanh ở quốc gia thâm nhập
Phân tích thị trường Mục tiêu của công ty trên
thị trường nước ngoài
Giá thành xuất khẩu
Phân tích chi phí
không thể thiếu ở mỗi công ty đó là thường xuyên theo dõi tình hình biến động thị trường trong và ngoài nước để từ đó đưa ra chính sách giá có lợi nhất cho doanh nghiệp mà có thể cạnh tranh với công ty nước ngoài.
Chiến lược chiêu thị cổ động: Để phát triển thị trường xuất khẩu ra thị trường khó tính như Mỹ, EU, công ty cần phải nắm bắt rõ luật thương mại của các nước đó, hệ thống thuế quan.
Hiện nay, công ty đã có trang Web gồm 2 tiếng: Anh và Việt Nam riêng nhằm đưa thông tin sản phẩm cụ thể cho khách hàng ở khắp các nước biết đến sản phẩm của công ty, từ đó có thể ký hợp đồng qua mang internet một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Công ty định hướng thành lập phòng Marketing gồm: Bộ phậnn R&D, Bộ phận quảng cáo chiêu thị và bộ phận phân phối.
Hình 4.11. Sơ Đồ Dự Kiến Phòng Marketing
Nguồn: Phân tích tổng hợp
Chiến lược phân phối:
Công ty tiến dần thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước sau khi đã thử nghiệm sự tiếp nhận của từng thị trường và khi công ty có đủ nguồn lực để thành lập.
Ngoài ra công cũng nên nghiên cứu kỹ các hình thức phân phối khác nhau tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, tìm hiểu về kênh phân phối tại các nước và những nhà phân phối đáng tin cậy, thiết lập quan hệ tốt với họ và xem xét công ty có thể có hình thức phân phối nào tại trị trường riêng biệt.
Chiến lược nghiên cứu và phát triển:
Tuy đã có tiến hành nghiên cứu thị trường để phân loại các kênh phân phối nhưng công ty hiện nay vẫn chưa có được một bộ phận R&D thực sự chuyên nghiệp
Trưởng phòng Marketing
Bộ phận R&D Bộ phận phân
phối Bộ phân quảng cáo
vì vậy công ty cần đẩy mạnh hơn nữa để trong tương lai gần sẽ có 1 phòng Marketing gồm có cả 3 bộ phận mà bộ phận R&D là quan trọng quyết định đến việc phát triển thị trường.
CHƯƠNG 5