Môi trường cạnh tranh Đối thủ tiềm năng:

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 41)

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

4.2.2. Môi trường cạnh tranh Đối thủ tiềm năng:

Đối thủ tiềm năng:

Ngày nay hòa mình vào sân chơi toàn cầu cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và khu vực AFTA, đã thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư lớn từ các quốc gia trên toàn Thế giới vào nước ta là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp định hướng xuất khẩu như công ty thép tấm lá Phú Mỹ. Bên cạnh những cơ hội có được ta phải đương đầu với vô vàn thử thách, bằng chứng là chỉ sau chưa đầy 2 năm nước ta gia nhập WTO thì tình hình kinh tế biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục và dự báo trong năm nay còn tăng nữa. Điều này làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và sự canh tranh càng khốc liệt hơn, nhiều đối thủ tiềm ẩn có thể xuất hiện và chắc chắn trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty trong tương lai.

Ngành thép là một trong những ngành mũi nhọn ở nước ta, vì thế các đối thủ tiềm năng có thể gia nhập ngành đe dọa đến sự an toàn của công ty.

Đối thủ cạnh tranh hiện nay:

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh là điều đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp, là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngành thép mang tính cạnh tranh cao, đặc biệt khi các doanh nghiệp sản xuất thép tấm hầu như nhập hoàn toàn phôi, thép cuộn nóng để sản xuất ra thép tấm cán nguội thì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp thép nước ngoài tràn vào Việt Nam là rất cao. Do ảnh hưởng của thép cuộn Trung Quốc nhập vào Việt Nam với giá rẻ hơn từ 8,2-8,4 triệu đồng/tấn nên nhiều doanh nghiệp sản xuất thép chỉ hoạt động cầm chừng. Nhiều cơ sở sản xuất thép cũng dừng sản xuất, lên Lào Cai nhập khẩu thép Trung Quốc về bán. Ở công ty hiện nay chưa có phòng Marketing và nghiên cứu thị trường, việc phân tích các đối thủ cạnh tranh chưa chú trọng đến do hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều do Tổng công ty Thép Miền Nam đặt ra.

Tuy vậy hiện nay công ty không còn là cơ sở sản xuất thép tấm lá nguội độc quyền nữa.

Cạnh tranh trong nước: Theo ông Phạm Chí Cường cho biết, vào đầu năm 2007 có 2 cơ sở sản xuất thép tấm của Việt Nam đi vào hoạt động là công ty SUNSCO 100% vốn Đài Loan với công suất 200.000 tấn/năm và Tôn Hoa Sen (Cần Thơ) với công suất 120.000 tấn/năm. Cùng với thép Phú Mỹ đang hoạt động, công suất của các nhà máy trong nước sẽ là 520.000tấn/năm.

Công ty Tôn Hoa Sen đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại: Thép cán nguội 120 ngàn tấn/năm, Tôn mạ màu công suất 45.000 tấn/năm, Tôn mạ kẽm 100.000 tấn/năm. Các quy trình quản lý luôn tuân thủ nghiêm nghặt theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hơn thế nữa Hoa Sen đang chuẩn bị cho việc hình thành và lớn mạnh theo mô hình tập đoàn bằng việc thành lập công ty con đầu tiên là Công ty cổ phần Tôn Hoa Sen, khai trương văn phòng đại diện tại TP.HCM và hoàn chỉnh hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại trên 70 chi nhánh trải dài từ Bắc – Trung – Nam. Đây được xem là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Trong tương lai, Hoa Sen sẽ mở rộng và nâng cấp hệ thống này thành những “Trung tâm thép hoặc Siêu thị vật liệu xây dựng” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xây dựng ngày

càng cao của khách hàng.. Và mở rộng thị trường xuất khẩu để đưa các sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen khẳng định vị trí trên trường quốc tế.

Công Ty TNHH Sun Steel (trước đây có tên gọi là Công Ty TNHH Sắt Thép Vina Tafong) là công ty có 100% vốn đầu tư nuớc ngoài, được thành lập vào năm 1996 và năm 1998 bắt đầu đi vào hoạt động. Hạng mục kinh doanh của công ty bao gồm việc sản xuất và tiêu thụ phôi thép, thép gân, thép tròn trơn, thép cuộn cán nguội, thép cuộn tráng kẽm, thép cuộn mạ màu, thép ống, nguyên liệu thép tấm chuyên dùng cho tấnmáy móc và xe hơi... Trụ sở chính của công ty được đặt tại Bình Dương. Riêng nhà máy sản xuất được phân bố ở cả hai Tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Để đảm bảo đáp ứng sản phẩm với chất lượng tối ưu cho khách hàng, công ty đã không ngừng cải thiện dây chuyền sản xuất, ngoài việc xây dựng nhà máy phát điện với công xuất 13.000 KVA phục vụ cho dây chuyền sản xuất hiện tại và cho cả kế hoạch mở rộng phát triển sau này, công ty còn trang bị thêm thiết bị máy móc hiện đại ứng dụng nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và kỹ thuật sản xuất tối tân nhất. Chính vì vậy, sau một năm hoạt động công ty đã nhận được chứng chỉ chất lượng quốc tế ISO 9002 và đến 2002 công ty tiếp tục nhận được chứng chỉ chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. Đối với thị trường trong nước sản phẩm của công ty không những được sự tin cậy và tín nhiệm của hầu hết các khách hàng mà còn là công ty có lượng sản phẩm sắt thép tiêu thụ đến thị trường thế giới mạnh nhất tại Việt Nam, thị trường xuất khẩu của công ty bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, Mỹ, Canada và Úc...

Tuy nhiên sự canh tranh trong ngành không đến nỗi gay gắt vì mỗi công ty trong ngành đều có đối tác riêng.

Cạnh tranh nước ngoài

Cùng với các doanh nghiệp khác, công ty đang chịu sự cạnh tranh với các đối thủ lớn: Trung Quốc nước này có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại sản phẩm từ hàng may mặc, tiêu dùng đến thép công nghiệp,....với giá cả thấp làm cho các doanh nghiệp thép trong nước điêu đứng vì giá phôi thép của Trung Quốc quá rẻ. Trước việc bãi bỏ quota cho các nước là thành viên WTO thì theo các chuyên gia thì Trung Quốc sẽ là nước thống lĩnh thị phần Thế giới bởi không chỉ Trung Quốc có qui mô sản xuất lớn, giá thành thấp, tính hiệu quả mà còn bãi bỏ quota. Hơn nữa tập quán kinh doanh

của người Trung Quốc luôn cho thấy họ sẵn sàng lắng nghe nhu cầu khách hàng. Và thép Trung Quốc thâm nhập sang thị trường EU, Mỹ. Hơn thế nữa thông tin trên làm cho các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại cho mảng thị trường nội địa, vì với vị trí địa lý giáp ranh giới thép của Trung Quốc ào ạt vào nước ta qua cửa khẩu Lào Cai.

Khách hàng:

Áp lực khách hàng là một trong những áp lực quan trọng nhất trong 5 áp lực cạnh tranh. Ngày nay, với cuộc sống ngày càng tiến bộ và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm càng khó hơn: sản phẩm chất lượng, rẻ. Vì vậy công ty luôn đặt ra điều kiện trên lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội địa và thu hút khách hàng nước ngoài.

Nguồn cung ứng:

Nguồn cung ứng nguyên liệu: Đối với một doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động gia công sản xuất như công ty thì nguồn cung cấp nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó quyết định đến doanh thu của công ty. Muốn vậy trước tiên công ty phải ký kết hợp đồng dài hạn với các công ty cung cấp nguyên liệu chủ yếu là phôi thép và thép cán nóng ở nước ngoài. Có như vậy thì tình hình sản xuất của công ty mới ổn định lâu dài.

Vì là công ty trực thuộc Tổng công ty Thép Miền Nam nên đầu vào cũng như đầu ra do công ty mẹ đề ra công ty phải thực hiện theo kế hoạch đó. Chủ yếu nhập thép cuộn cán nóng (HRC), dầu cán và phụ tùng thay thế ở các nước khác trên Thế giới nên phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp này, do có rất ít công ty trong nước sản xuất ra mặt hàng này gây ra nhiều áp lực cho công ty. Nên công ty có đưa ra kế hoạch nhập khẩu cụ thể cho từng tháng, quý để đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thép cán nguội phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Thế giới.

Nguồn cung ứng lao động: Việt Nam với dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, rẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của một công ty.

Sản phẩm thay thế: Hiện nay thì thép cán là nguyên liệu cần thiết cho việc xây dựng như làm tôn lợp cho mái nhà, tuy nhiên thì sản phẩm này có thể thay thế bởi các mặt hàng khác có công dụng tương tự như gỗ, ngói.

Bảng 4.9. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ Công ty Tôn Hoa Sen Công ty TNHH Sun Steel Phân loại Số điểm Phân loại Số điểm Phân loại Số điểm 1. Thị phần 0,20 3 0,6 1 0,2 2 0,4

2. Khả năng cạnh tranh giá 0,10 2 0,2 2 0,4 2 0,4

3. Chất lượng sản phẩm 0,20 4 0,8 3 0,6 3 0,6

4. Sự phân khúc thị trường 0,08 2 0,16 2 0,16 2 0,16

5. Khả năng quản trị 0,15 4 0,6 2 0,3 3 0,45

6. Kênh phân phối 0,15 3 0,45 2,5 0,375 3 0,45

7. Dự báo thị trường 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24

Tổng cộng 1,00 3,05 2,275 2,7

Nguồn: Phân tích tổng hợp Các mức phân loại cho ta biết mức ứng phó hay vận dụng của một công ty với các yếu tố đó như thế nào. Như vậy, từ số liệu của bảng trên ta có thể thấy với tổng số điểm quan trọng là 3,05 lớn nhất trong 3 doanh nghiệp, nói cách khác công ty là doanh nghiệp dẫn đầu nghành. Tuy vậy khả năng cạnh tranh cũng từng ngày gay gắt không chỉ với 2 đối thủ trên mà còn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài nữa.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w