Môi trường bên trong Phong cách tổ chức

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 45)

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

4.2.3. Môi trường bên trong Phong cách tổ chức

Phong cách tổ chức

Văn hóa tổ chức: Tuy công ty mới chính thức hoạt động sản xuất trong chưa đầy 3 năm, nhưng công ty cũng tạo ra được một văn hóa trong công sở đó là tất cả mọi nhân viên phải thực hiện đúng các quy định mà công ty đặt ra như: đi làm đúng giờ, nhân viên văn phòng ăn mặc lịch sự đối với nhân viên phân xưởng phải mang đồng phục và mọi người đều cư xử hòa nhã với nhau.

Phong cách lãnh đạo

Từ sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ở chương 2, mô hình của công ty là mô hình tập trung, giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ lớn nhất. Kiếm soát toàn bộ hoạt động của công ty bao gồm khu vực hành chính, kinh doanh cũng như khu vực sản xuất. Tiếp đến là 2 phó giám đốc chuyên về hai lĩnh vực khác nhau: kinh doanh và tài chính. Ngoài ra còn có 7 phòng ban hành chính, điều hành sản xuất và 7 phân xưởng phụ trách từng giai đoạn sản xuất.

Hiện nay công ty đang dần hướng tới việc kết hợp giữa mô hình tập trung và phân quyền. Do đặc thù của công ty là công ty con mới được thành lập, nên thời gian đầu mọi quyền hạn đều do Giám đốc đảm đương. Nhưng khi công ty đã đi vào ổn định sẽ từng bước tiến hành phân quyền cụ thể cho các phòng ban. Mô hình mới tuy khá phức tạp nhưng phát huy được mọi nguồn lực và giảm áp lực cho Giám đốc.

Quản trị nguồn nhân lực

Công ty đã thực hiện các hoạt động tuyển dụng, phỏng vấn để chọn đúng người đung việc đúng lúc và sau khi tuyển dụng công ty luôn tạo moi điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm tốt nhiệm vụ của mình, nên công ty thường xuyên mời các chuyên gia ở nước ngoài về thuyết trình về cách sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại dùng trong quy trình sản xuất thép tấm cán nóng.

Ngoài ra, để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc hết lòng với công ty, ban lãnh đạo công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi xa, thăm hỏi sức khỏe và tặng quà vào các dịp lễ tết cho các nhân viên nhất là các nhân viên làm việc ở các phân xưởng ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Hơn nữa, hàng năm vào các dịp lễ các nhân viên thường được khen thưởng làm cho họ sẽ nổ lực làm việc hơn.

Marketing

Hiện nay thì công ty chưa có phòng marketing, nhưng công ty cũng đã hoàn thành nghiên cứu thị trường và phân loại các nhóm khách hàng sử dụng thép cán nguội. Công ty đã lập kế hoạch tiệu thụ sản lượng thép cán nguội tại thị trường Việt Nam với 5 loại ngành sản xuất chính

Khách hàng sản xuất các sản phẩm tấm lợp (mạ màu, mạ kẽm,...)

Khách hàng chuyên gia công cắt xẻ cung cấp thị trường nhỏ và lẻ và sản xuất công nghiệp (phụ tùng xe máy, ô tô và chế tạo các loại máy móc thiết bị như tủ lạnh máy giặt...)

Khách hàng sử dụng các đồ dùng văn phòng và gia đình (kệ hồ sơ, tủ...) và các sản phẩm đồ gia dụng khác.

Khách hàng sản xuất các sản phẩm đặc dụng như thùng phuy, vỏ container. Khách hàng sản xuất ống chất lượng cao: phục vụ công nghiệp, trang trí nội thất,...

Tuy vậy, theo tôi công ty cần phải thành lập một phòng Marketing riêng biệt vì trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, một công ty muốn thành công và được mọi khách hàng biết đến tên tuổi của mình không những sản phẩm đạt chất lượng là đủ mà phải biết quảng cáo, tìm hiểu thị trường hiện tại và tìm kiếm cơ hội để hướng ra thị trường nước ngoài với đầy tiềm năng và hứa hẹn.

Tài chính-Kế toán

Ở mỗi công ty thì các chức năng của tài chính kế toán là ra quyết định đầu tư, quyết định về tiền lãi cổ phần. Phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xác định điểm mạnh và yếu của tổ chức về các quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định về tiền lãi cổ phần

Bảng 4.10.Kết Cấu Tài Sản Năm 2006 Và 2007

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch (%) Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng (%) Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 604.954.445.248 33,65 863.903.143.936 44,75 11,1 Tài sản dài hạn 1.192.604.800.435 66,35 1.066.675.633.870 55,25 (11,1) Tổng tài sản 1.797.559.245.683 100 1.930.578.777.806 100 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 4.10 ta có thể thấy tài sản dài hạn năm 2006, 2007 chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản lần lượt chiếm 66,35%; 55,25% và chênh lệch giảm 11,1% là do công ty Thép tấm lá Phú Mỹ giảm tài sản cố định từ 1.192.604.800.435 VNĐ còn 1.066.640.350.820 VNĐ.

Còn tài sản ngắn hạn năm 2007 lại tăng hơn năm 2006 tăng 11,1%, nguyên nhân do công ty tăng lượng hàng tồn kho từ 288.881.105.544 VNĐ lên 499.725.766.432 VNĐ .

Tình hình biến động về tài sản cố định và đầu tư dài hạn được đánh giá thông qua tỉ suất đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của xí nghiệp.

Tỷ suất đầu tư =

TTSCÐ TSCÐ&ÐTDH

x 100%

TTSCĐ: tổng tài sản cố định, TSCĐ&ĐTDH: tài sản cố định&đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư năm 2007 = 55,25%

Tỷ suất đầu tư năm 2006 = 63,35%

Nhận xét: tuy tỷ suất đầu tư của năm 2007 giảm hơn năm 2006, nhưng đều trên 50% điều này chứng tỏ năng lực phát triển lâu dài và tình hình trang thiết bị cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất đang tiến triển tốt.

Bảng 4.11. Phân TíchNguồn Vốn Của Công Ty Qua Năm 2006 Và 2007

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%) Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng (%) Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng (%) Nợ phải trả 1.689.282.685.977 93,97 1.768.216.334.082 91,06 (2,37) Vốn chủ sở hửu 108.276.559.706 6,03 162.362.443.724 8,4 2,37 Tổng nguồn vốn 1.797.559.245.683 100 1.930.578.777.806 100 Nguồn: Phòng kế toán Nhìn vào bảng 4.11 thấy rằng tổng nguồn vốn, tổng tài sản năm 2007 tăng hơn năm 2006. Vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng hơn 2006 2,37% từ 145.000.000.000 VNĐ lên 162.362.443.724 VNĐ. Do công ty mới đi vào hoạt động nên nguồn vốn chủ yếu từ đi vay và nợ dài hạn phải trả, nhưng năm 2007 nợ phải trả dài hạn giảm so với năm 2006 từ 1.689.282.685.977 VNĐ xuống còn 951.778.510.893 VNĐ do vay và nợ dài hạn giảm vì công ty đã hoạt động có hiệu quả.

Tỷ suất tự tài trợ =

TNV CSH NV

NVCSH: nguồn vốn chủ sở hữu, TNV: Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ năm 2007 = 0,084

Tỷ suất tự tài trợ năm 2006 = 0,0603 Tỷ số nợ = TTS TSNPT x 100% TSNPT: tổng số nợ phải trả, TTS: tổng tài sản Tỷ số nợ năm 2007 = 91,06%

số nợ năm 2006 = 93,97%

Năm 2007, giá trị nợ phải trả của công ty là 1.768.216.334.082 VNĐ tuy đã giảm hơn so với năm 2006 nhưng cũng gần bằng tổng nguồn vốn của công ty, chiếm tỉ trọng 91,06% trong tổng nguồn vốn trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 8,4%. Điều này có thể dễ dàng hiểu vì ban đầu công ty được thành lập là một dự án xây dựng sau đó trở thành doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép cán nguội đầu tiên ở Việt Nam. Nên trong quá trình chạy thử và nghiệm thu công trình, vốn hoạt động của nhà máy đều được hỗ trợ và đi vay từ các nguồn như ODA, ngân hàng và được sự hỗ trợ từ công ty mẹ-Tổng công ty Thép Miền Nam .

Sản xuất/ Tác nghiệp

Dây chuyền tẩy rửa(PICKING LINE)

Dây chuyền tẩy rửa thực hiện việc tẩy rửa cuộn thép cán nóng. Cuộn thép được xử lý bởi các các bồn tẩy rửa đặc biệt loại HCL TURBOFLO™ đảm bảo tẩy sạch các lớp oxit trên bề mặt bằng cách sử dụng hóa chất là axit clohyđric trước khi đưa tới. công đoạn cán nguội.

Dây chuyền tẩy rửa với các bồn tẩy rửa đặc biệt loại HCL TURBOFLO™ của nhà sản xuất Danieli Wean United chứa một lượng chất tẩy rửa tương đối nhỏ nhưng đảm bảo tẩy nhanh, hiệu quả sạch và năng suất cao. Ngoài ra, dây chuyền còn có khu vực rửa được thiết kế theo kiểu tầng đảm bảo rửa sạch clorua còn bám trên bề mặt băng thép sau khi tẩy.

Dây chuyền cán nguội đảo chiều (4-HIGH COLD REVERSING MILL)

Thiết bị cán nguội của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ là công nghệ mới nhất của đầu thập niên 2000. Qui trình công nghệ sản xuất được tự động hóa hoàn toàn chiều dày và độ phẳng của băng thép mỗi lần cán được kiểm soát tự động bằng tia X và các sensor, đưa tín hiệu phản hồi về hệ thống PLC, VME để sử lý, tác động lên hệ thống thủy lực HAGC để tăng giảm lượng ép trục cán, điều chỉnh lượng và áp lực trục phun emusion theo từng vùng khác nhau, uống cong trục cán hoặc thay đổi độ nghiên trục cán bằng hệ thống Eblock để đảm bảo chiều dày và độ phẳng băng thép gần như tuyệt đối theo yêu cầu. Sản phẩm ra khỏi máy cán nguội gọi là sản phẩm cứng (Full Hard) có thể đưa ra dây chuyền cuộn lại, bôi dầu (chia cuộn nếu cần) và được cung cấp cho các nhà máy mạ kẽm.

Phân xưởng lò ủ (BATCH ANNEALING PLANT)

Sau khi cán nguội để tái tạo lại cấu trúc hạt và đạt được cơ tính và bề mặt hoàn chỉnh thì cuộn thép sẽ được ủ trong lò ủ với loại chuông ủ có môi trường khí bảo vệ. Dây chuyền ủ có đặc điểm rất quan trọng là vận hành trong môi trường 100% khí hiđro bảo vệ cuộn thép. Do đó, cuộn thép sau khi ủ sẽ có chất lượng đồng nhất và tốc độ ủ cao hơn do sự chuyển đổi nhiệt cao hơn.

Dây chuyền cán và là nén (COMBINE CRM&TEMPER MILL)

Cán và là nén giúp cho bề mặt cuộn thép có một độ cứng nhất định để ngăn ngừa sức kéo cong trong công đoạn gia công tạo hình trong công đoạn tiếp theo. Điều này giúp cải thiện độ phẳng của cuộn thép sau khi ủ và tạo ra độ nhám cho bề mặt cuộn thép.

Dâychuyền cuộn lại (RE-COILING LINE)

Cuộn thép sau khi cán xong sẽ được chuyển tới dây chuyền cuộn lại. Tại đây, cuộn thép sẽ được kiểm tra bề mặt, xén cạnh, là phẳng và được chia thành nhiều cuộn nhỏ có trọng lượng khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là dây chuyền được trang bị thiết bị là phẳng DanieliWean United tension leveller. Thiết bị này có khả năng sửa chửa các khuyết tật bề mặt như buckle, sóng cạnh và các vấn đề khác về biến dạng của băng thép.

Kiểm tra và thử nghiệm (TEST, INSPECTION)

Chất lượng mỗi cuộn thép của công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ (PFS) đều được đảm bảo bằng một chuỗi kiểm tra và thử nghiệm trong suốt quá trình sản xuất đến khi thành phẩm. Kích thước và trạng thái bề mặt của cuộn thép cũng như các hoạt

động kiểm nghiệm có tính chất khác của băng thép đều được thử mẫu và kiểm tra một càch nghiêm ngặt.

Với quy trình khép kín, với công suất 205.000 tấn (ở giai đoạn 1 từ nay đến năm 2007) và sẽ tăng lên 405.000 tấn vào năm 2008 (giai đoạn 2) và quy mô sản xuất theo các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất ở nước ta cùng với đội ngủ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, ở mỗi xưởng sản xuất đều có các kỹ sư giỏi theo dõi tiến trình hoạt động sản xuất để khi có sự cố thì kịp thời điều chỉnh ngay lập tức. Các kỹ sư này thường xuyên được các chuyên gia giỏi về giảng dạy thêm về ứng dụng và cách vận hành các thiết bị hiện đại này. Và hàng tồn kho cũng là một

trong những yếu tố tạo nên thành công cho một công ty, ở PFS giá trị hàng tồn kho năm 2007 là 499.725.766.432 VNĐ đáp ứng đủ và kịp thời hàng cho nhu cầu của khách hàng. PFS đã sản xuất ra các mặt hàng thép có chất lượng và đặc tính kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế với các mặt hàng: thép lá cán nguội mềm, thép lá cán nguội cứng, thép cuộn P.O.

Nguyên vật liệu chính là thép cuộn cán nóng (HRC) được nhập khẩu từ các nguồn hàng, các nước sản xuất phôi thép... có uy tín chất lượng cao trên Thế giới.

Nghiên cứu và phát triển:

Sau khi tiến hành nghiên cứu thì công ty đã xác định và xây dựng 2 kênh phân phối chính cho sản phẩm thép cán nguội là:

Hình 4.8. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Của Công Ty

Nguồn: Phân tích tổng hợp Kênh phân phối trực tiếp từ công ty đến khách hàng sản xuất (đại lý tiêu thụ) áp dụng cho những khách hàng sản xuất có nhu cầu sản lượng lớn, thường xuyên và khả năng thanh toán nhanh. Chủ yếu là khách hàng sản xuất tấm lợp, ngoài ra còn có một số cơ sở gia công cắt xẻ có lượng khách hàng yêu cầu chất lượng cao, có nhu cầu mua hàng ổn định.

Kênh phân phối thông qua các công ty thương mại (đại lý phân phối) áp dụng cho các công ty làm thương mại trước đó có lượng khách hàng thường xuyên có uy tín. Các công ty này có khả năng tài chính lành mạnh và mạng lưới phân phối rộng, ổn định, đảm bảo tiêu thụ lượng hàng lớn của công ty theo cam kết trong hợp đồng đại lý. Đến năm 2008, công ty chưa có R&D (nghiên cứu và phát triển thị trường) mà chỉ mới nhân viên phòng kinh doanh và các phòng ban khác như phòng tổ chức đảm trách nhiệm này. Thiết nghĩ, một công ty sản xuất lớn cần phải có R&D để giúp công ty ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài.

Sản phẩm của công ty

Hệ thống thông tin:

Hệ thống thông tin từ bên ngoài vào bên trong và thông tin từ bên trong nội bộ công ty. Như đã phân tích ở trên, vì thế không có sự liên kết giữa các phòng ban. Các phòng ban chỉ chuyên môn lĩnh vực của mình, không nắm rõ được hoạt động của các phòng ban khác. Cho nên khi công ty phát triển mạnh mẽ hơn chính vì sự rời rạc giữa các phòng ban sẽ không tạo được động lực để sản xuất hướng tới xuất khẩu.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Xem bảng 4.12 dưới, có tất cả 8 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong đó chất lượng sản phẩm hoàn hảo và công nghệ sản xuất là 2 nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến PFS.

Tổng số điểm mà các yếu tố bên trong đạt được là 3,1 cao hơn mức trung bình (2,5) và cũng xấp xỉ bằng mức cao nhất. Tuy vậy, công ty không phải vì thế mà chủ quan, công ty cần phải xây dựng phòng Marketing với lực lượng R&D chuyên nghiệp có như thế thì công ty mới có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn mang lại tương lai mới cho công ty trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước như hiện nay.

Bảng 4.12. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. Chất lượng sản phẩm hoàn hảo 0,15 4 0,6

2. Không có lực lượng R&D 0,09 2 0,18

3. Cơ cấu tổ chức 0,09 3 0,27

4. Lợi nhuận biên cao hơn mức trung bình

ngành 0,11 2 0,22

5. Uy tín công ty 0,14 3 0,42

6. Tình hình tài chính 0,17 3 0,51

7. Tinh thần làm việc của CBCNV 0,10 3 0,3

8. Công nghệ sản xuất 0,15 4 0,6

Tổng cộng 1,00 3,1

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w