Môi trường bên ngoài vĩ mô (Macro Environment)

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 35)

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

4.2.1. Môi trường bên ngoài vĩ mô (Macro Environment)

Môi trường kinh tế:

Việc phát triển ngành công nghiệp thép ở các nước đang phát triển là một công việc không dễ dàng.Thúc đẩy ngành công nghiệp thép nội địa buộc một quốc gia phải đối mặt với các vấn đề như thị trường nội địa hạn hẹp, khó khăn về tài chính, cơ sở hạ tầng yếu kém và sự thiếu hụt đội ngũ quản lí, kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật với những kỹ năng chuyên môn cần thiết.

Hơn nữa, các nước đang phát triển ngày nay buộc phải công nghiệp hóa trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế (theo Ohno (2000); Kimura (2003)). Ví dụ như, bằng việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay các hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA), càng nhiều quốc gia phải thực hiện tự do hóa thương mại đối với hành hóa dịch vụ cũng như đầu tư ngay ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển. Đây chính là những khó khăn cản trở những nước đang phát triển này áp dụng chính sách truyền thống bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ, chính sách giúp các ngành công nghiệp trong nước còn non trẻ có thêm thời gian để phát triển và lớn mạnh hơn. Các ngành côngnghiệp Việt Nam phần lớn đều đang phải đối mặt với khó khăn này (theo Ishikawa, 2006, chương 6). Tương lai của ngành công nghiệp thép nói riêng cũng không có nhiều sáng sủa dưới áp lực của tự do hóa và hội nhập quốc tế.

Thực tế, từ sau chính sách Đổi mới trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ với thế giới. Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế mậu dịch khu vực theo khung AFTA (khối mậu dịch tự do ASEAN) từ năm 2006 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Với nghiên cứu về tương lai của ngành công nghiệp thép Việt Nam, sự tự do hóa kinh tế ở Việt Nam được xem như một cơ sở nghiên cứu cần thiết.

Thêm vào đó, Việt Nam đang hướng tới đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy sự đổi mới trong các doanh nghiệp nhà nước cùng với những thay đổi về chính sách công nghiệp cho các doanh nghiệp này cũng sẽ là kim chỉ nam hành động cho ngành công nghiệp thép cũng như cho toàn bộ nền kinh tế.

Sau này, căn cứ trên thực tế về sự chậm chễ của những dự án doanh nghiệp nhà nước, sự đổi mới trong khối doanh nghiệp tư nhân và sự gia tăng tự do hóa thương mại, Kawabata (2005) cho rằng các doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển khởi đầu, nhưng vai trò đó ở những giai đoạn kế tiếp sẽ thuộc về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa,

với nhóm các sản phẩm thép cây, sự cần thiết trong cạnh tranh công bằng được nhấn mạnh; với nhóm các sản phẩm thép tấm, đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố chính được nêu ra.

Trong những năm gần đây, từ khi chính phủ Việt Nam thực hiện nhiều chính sách, đường lối phát triển kinh tế đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài làm cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh.

Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ So Sánh Giữa GDP Với Lạm Phát

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

Qua hình 4.6 ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta khá nhanh và ổn định. Tuy nhiên do nền kinh tế của nước ta cũng như các nước đang phát triển hầu như phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ nói riêng và Thế giới nói chung. Khi tỉ lệ lạm phát của Mỹ đạt mức cao nhất 17 năm qua kéo theo sự biến động đến nền kinh tế Thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể, đó là tỉ lệ lạm phát tăng nhanh đạt mức kỷ lục và có thể đạt 22% trong năm nay. Điều này cản trở rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

Nguồn: http://saga.com

Nền kinh tế Mỹ biến động khiến giá dầu, giá vàng leo thang từng ngày. Đặc biệt là giá dầu đạt 127,25 USD/ thùng và theo các chuyên gia giá dầu còn tiếp tục tăng nữa. Giá dầu tăng kéo theo sự tăng giá của tất cả các mặt hàng, ngành công nghiệp thép cũng như các ngành khác cũng gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với sự biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay thì đồng tiền đô la Mỹ đã tăng ổn định sau khi rớt giá. Nhìn chung lạm phát gây ảnh hưởng đến tình hình của công ty, tuy nhiên cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nếu lạm phát và tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho doanh nghiệp thu được nhiều tiền đồng Việt Nam hơn và ngược lại. Như vậy, đòi hỏi công ty phải có kế hoạch cụ thể việc điều hành xuất nhập khẩu hợp lý để phần nào giảm thiểu ảnh hưởng của biến động của tỷ giá và lạm phát kỷ lục hiện nay. Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, Việt Nam cũng có bước phát triển ổn định.

Hơn thế nữa việc Việt Nam trở thành 1 thành viên của WTO là một cơ hội rất lớn cũng như doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh công bằng. Đối ngành thép không còn sự trợ giá của Nhà nước nữa. Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 35/2006/QĐ-BTC về việc Ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2006 để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN - Trung Quốc và Thông tư số 52/2006 TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định trên. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, với những cam kết về mức thuế sẽ áp dụng, các sản phẩm thép tấm, lá ... chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này chỉ còn 0%. Do vậy công ty cần phải cải tổ, nghiên cứu thị trường tìm hướng xuất khẩu sang các thị trường Nam Á, Châu Âu và Mỹ và hơn nữa cạnh tranh được với các công ty cùng ngành trong nước cũng như các nước trong khu vực Châu Á.Năm đầu tiên thực thi cam kết WTO cũng đã bộc lộ phần nào những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối phó. Nhập siêu đạt mức hai con số do nhập khẩu có tốc độ tăng gấp rưỡi xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, cảng, điện, nước... trở nên quá tải và có nguy cơ không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế nếu không có những giải pháp quyết liệt và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành.

Kinh tế năm vừa qua đạt mức tăng trưởng ngoạn mục 8,5%. Đầu tư nước ngoài có sự chuyển động mạnh mẽ từ năm 2006 và đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD trong năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,5% đạt 48 tỷ USD.

Môi trường chính trị pháp luật:

Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, nước ta từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định bậc nhất so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài an tâm và tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam chứ không phải hồi hộp về tình hình chính trị bất ổn như ở Thái Lan, lần đầu tiên Việt nam tham gia Hội đồng bảo an. Đây sẽ là khúc ngoặt học tập khó khăn, nhưng kết quả cuối cùng đồng nghĩa với việc Việt Nam thích ứng tốt hơn trong cách thức hoạt động trong hệ thống Liên Hợp Quốc và các nước lớn nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Đây là cách tiếp cận chủ chốt của các nước nhỏ như ông Charly Madan, Tổng giám đốc Citigroup đã nói :”... về ổn định chính trị, trong khi những khác, mỗi khi có ý định đầu tư doanh nghiệp thường phải xem xét đến việc này thì ở Việt Nam, sự an toàn đang khiến nhà đầu tư tin tưởng” đó là thuận lợi của nền kinh tế nước ta cũng như công ty PFS trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Mặc dù có nền chính trị ổn định nhưng hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều sơ hở, chưa chặt chẽ là khâu điều hành và quản lý hành chính (nhiều qui chế thiếu rõ ràng,...) khiến cho nhiều kẻ gian lợi dụng trốn tránh trách nhiệm pháp nhân và cũng là trở ngại cho các công ty nước ngoài khi đầu tư vào thị trường nước ta. Điều này phần nào có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trong môi trường nghành thép cạnh tranh với nghành thép ở nước ngoài như Trung Quốc.

Môi trường văn hóa xã hội:

Trong những năm qua đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí và mức thụ hưởng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu vật chất như ăn mặc đẹp, nhà ở sang trọng, nhu cầu thể hiện mình cũng được nâng cao như theo thuyết nhu cầu của Maslo. Vì vậy nhu cầu của người dân về việc sở

hữu ngôi nhà bền và đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thép các loại của công ty phát triển.

Bên cạnh đó với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay Việt Nam đang thuộc nhóm nước có quy mô, mật độ và tốc độ tăng dân số ở mức cao với mức tăng khoảng 1 triệu người/năm, với tốc độ gia tăng dân số nhanh như vậy thì mọi nhu cầu sinh hoạt, đặc biệt là nhà ở càng tăng cao và dự báo dân số Thế giới có thể đạt được 6,5 tỷ người vào năm 2020, khi đó đời sống của mọi người được cải thiện nên có nhu cầu về vật liệu để xây dựng nhà ở. Đây là cơ hội cho Công ty nếu biết cách nắm bắt cơ hội để khai thác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.

Môi trường tự nhiên:

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, hơn thế nữa công ty có xưởng sản xuất ở Phú Mỹ-Bà Rịa Vũng Tàu, là nơi tập trung nhiều khu sản xuất các mặt hàng công nghiệp. Lãnh đạo của công ty cam kết đảm bảo sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường. Nhìn chung với điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất các mặt hàng của công ty.

Môi trường khoa học công nghệ:

Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của các nghành công nghiệp như cơ khí, điện tử đặc biệt là công nghệ thông tin thì việc sản xuất của nghành thép với dây chuyền máy móc hiện đai hơn, tự động hóa nên ít sử dụng nhân công hơn, chất lượng sản phẩm thép ngày càng tốt hơn và đặc biệt là tăng năng suất rõ rệt.

Nền kinh tế nước ta đang trên đường hòa nhập cùng nền kinh tế toàn cầu, trình độ kỹ thuật và công nghệ cũng được cập nhật liên tục nhằm nâng cao chất lượng, theo kịp đà phát triển của Thế giới. Từ đó năng suất và chất lượng các loại sản phẩm trong nước càng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng khắc khe hơn của đại đa số người tiêu dùng.

Tuy nước ta nhiều nghành còn gặp khó khăn do dây chuyền sản xuất chủ yếu là nhập cũ từ các nước như Mỹ, Anh, Nhật,....nhưng nếu Nhà nước phải đầu tư nguồn vốn lớn cho việc mua sắm trang thiết bị sản xuất hiện đại và quan trọng hơn hết là phải đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý giỏi để tiếp thu, ứng dụng các công nghệ này. Và đây cũng chính là điều mà tất cả các doanh nghiệp và Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ cần quan tâm hơn hết.

Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài

Bảng 4.8.MaTrận Đánh Giá Môi Trường Bên Ngoài

Các yếu tố bên ngoài Mức độ

quan trọng

Phân loại Số điểm quan trọng

1. Các chính sách của chính phủ hổ trợ ngành thép

0,07 3 0,21

2.Môi trường chính trị, xã hội ổn định 0,07 4 0,28

3. Việt Nam gia nhập WTO 0,08 2 0,16

4. Tỷ lệ lạm phát cao 0,20 3 0,6

5. Gia nhập tổ chức kinh tế khu vực tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh

0,12 2 0,24

6. Sự phát triển công nghệ 0,14 4 0,56

7. Biến động thị trường 0,16 3 0,48

8. Nguồn nguyên liệu 0,16 2 0,32

Tổng cộng 1,00 2,85

Nguồn: Phân tích tổng hợp

Nhận xét:

Qua bảng cho thấy tổng số điểm quan trọng là 2,85 cao hơn mức trung bình (2,50), như vậy Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ phản ứng tương đối tốt trong việc thay đổi các chiến lược của mình để tận dụng những cơ hội, né tránh mối đe dọa từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 35)