Cần khắc phục những tiêu cực trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng về việc vận dụng quy luật giá trị của Mac và những giải pháp cơ bản… (Trang 32 - 36)

a, Độc quyền:

Cung có thể mâu thuẫn với cầu bởi những lÝ do rất tự nhiên của hoạt động kinh tế. Nhưng chúng cũng có thể mâu thuẫn do người sản xuất sử dụng khả năng đặc biệt của mình. Đó là trường hợp độc quyền. Độc quyền có thể tồn tại dưới hai dạng là độc quyền mua và độc quyền bán. Cả hai đều có khả năng giữ giá ở mức cố định có lợi cho mình. Điều này tạo khả năng giá cả sai lệch so với giá trị kinh tế.

b, Thủ đoạn kinh doanh.

Cũng giống như trường hợp độc quyền, mâu thuẫn giữa cung và cầu có thể do hoạt động cố ý gây ra của người kinh doanh nhằm thu lợi riêng, chẳng hạn như đầu cơ tích trữ… Điều này tất nhiên có thể tạo khả năng là giá cả sai giá trị kinh tế.

c, “Sức ỳ” của thể chế kinh tế.

Nếu theo các nhà kinh tế học cổ điển thì giá cả và tiền lương rất linh hoạt, do đó giá cả và tiền lương sẽ điều chỉnh rất mạnh để xoá bỏ trạng thái chênh lệch của giá cả so với giá trị kinh tế. Sự xoá bỏ với tốc độ nhanh nh vậy coi nh không có sự chênh lệch giữa giá trị kinh tế và giá cả. Keynes đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan niệm về giá cả. Ông phản đối tính linh hoạt của tiền

lương và giá cả và khẳng định rằng chúng là cứng và do đó chênh lệch giá cả giá trị kinh tế tồn tại dai dẳng trong những khoảng thời gian không ngắn; không thể coi “không tồn tại”. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm giá trị kinh tế chênh lệch với giá cả. Nó xuất phát từ “sức ỳ” từ quán tính của thể chế kinh tế.

Ngoài ra, “sức ỳ” còn thể hiện qua tâm lý, qua tập quán trao đổi theo “giá cổ truyền” của những người sản xuất cũng là những yếu tố làm giá cả sai lệch với giá trị kinh tế.

d, Định giá chủ quan.

Sù sai lệch giữa giá cả và giá trị kinh tế còn có thể do tác động trực tiếp của việc định giá giữa người mua và người bán, do các nhân tố hết sức chủ quan quyết định. Tuy nhiên, đây là những hiện tượng rất ngẫu nhiên và kém ổn định, nhưng cũng cần biết đến để có cách giảm bớt.

e, Lạm phát và tiền tệ.

Lạm phát theo cách hiểu hiện nay là sự tăng lên một cách phổ biến của giá cả hàng hoá dịch vụ. Về mặt lý thuyết có thể coi lạm phát và sự tăng lên của mặt bằng giá chung, do đó cũng là sự giảm xuống của sức mua của đơn vị tiền tệ. Trong thực tế mặt bằng giá này được dùng chỉ số để đo lượng ( như chỉ số giá cả tiêu dùng CPI, chỉ số giá cả sc PPI…). Nhưng khi giá cả tăng lên một cách phổ biến thì cũng chưa có cơ sở cho phép ta khẳng định rằng nó dẫn đến sự sai khác của giá trị kinh tế và giá cả. Thật vậy, sẽ không có điều đó nếu sự gia tăng của giá cả bằng sự gia tăng của giá trị kinh tế. Nhưng trong thực tiễn thì sự gia tăng của giá trị kinh tế thường chậm chạp và Ýt đột biến, trong khi đó những thời kỳ chúng ta gọi là “lạm phát” thường là bạn đồng hành của đột biến tăng giá với tỷ lệ cao và mang tính hỗn độn… Do đó, lạm phát cần được xem như sự sai lệch một cách phổ biến của giá cả so với giá trị kinh tế, giá cả tăng lên theo tỷ lệ nhanh hơn với tỷ lệ tăng của giá trị kinh tế. Trong trường hợp ngược lại là giảm phát.

Lạm phát còn được hiểu nh là sự phát hành “quá lạm” tức là số lượng tiền giấy được phát hành ra vượt quá với mức được đảm bảo bằng giá trị thực tế. Sự phát hành đó làm cho giá trị thực tế của mỗi đồng tiền giảm xuống so với giá trị danh nghĩa của nó. Nhưng trên thị trường người ta vẫn trao đổi theo giá trị danh nghĩa trị giá mà trước đây nó vẫn được đảm bảo bằng giá trị thực tế. Trong trường hợp này rõ ràng sự trao đổi không còn theo nữa. Phát hành tiền “không” chính là một trong những nguyên nhân của sự trao đổi không theo giá trị kinh tế.

Nh vậy, Quy luật giá trị – là quy luật vận động của quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá dưới chủ nghĩa xã hội, không phải là sự kết hợp duy nhất và cơ bản nhất của những người sản xuất hàng hoá; quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá dưới chủ nghĩa xã hội là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn khác hẳn với các kiểu quan hệ hàng hoá - tiền tệ trước nó. Vì vậy, ở đây quy luật giá trị không biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hoá nói chung mà là một mặt biểu hiện của quan hệ sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa. Chính nhờ những tác dụng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế mà kinh tế nước ta ngày càng phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu về quy luật giá trị trên đây, chúng ta đã có những định hướng cho tương lai của nền kinh tế, tiếp tục phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu để Việt Nam luôn sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Một phần của tài liệu Thực trạng về việc vận dụng quy luật giá trị của Mac và những giải pháp cơ bản… (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w