c, Hoàn thiện thường xuyên chính sách đối ngoại.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, khi ngoại thương ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong lưu thông hàng hoá thì các chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cụ thể là chính sách xuất nhập khẩu và chiến lược thu hút vốn đầu thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống giá nội địa.
Nhiệm vụ của Nhà nước là bằng nhiều biện pháp tác động vào thị trường để có một tỷ giá hợp lý cho từng giai đoạn và giữ ổn định tương đối tỷ giá này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực hiện các hợp đồng (khế ước) kinh doanh và tính toán hiệu quả của mình bảo đảm lợi Ých chính đáng của doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu.
2.3.2.2. Những hình thức can thiệp trực tiếp của Nhà nước đối với giá cả thị trường. trường.
a, Thẩm định chi phí và quy định chế độ giá.
Việc chuyển từ định giá trực tiếp sang quản lý giá gián tiếp, một mặt làm giảm vai trò của Nhà nước trong quy định mức giá cụ thể của hàng hoá, mặt khác lại đề cao vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát giá cả một cách gián tiếp thông qua việc thẩm định chi phí do các doanh nghiệp kê khai, trong việc quy định chế độ tính toán chi phí và quy định giá. ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển (nh các nước Phương Tây, một số nước Đông Nam á), Chính phủ lập ra cơ quan thẩm kế, Nhà nước tính toán các mức thu thuế (hoặc bù giá, trợ cấp…) kinh nghiệm này cần sớm áp dụng ở nước ta.
b, Định giá chuẩn và giá giới hạn.
Xuất phát từ luận điểm về sự hình thành, vận động của giá cả trong cơ chế thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, Nhà nước thực hiện quản lý chủ yếu bằng các biện pháp quản lý gián tiếp tác động vào quan hệ cung cầu để giá cả
vận động theo định hướng mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay, Nhà nước còn định giá một số Ýt vật tư, hàng hoá quan trọng và giá tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Bởi vì:
Một là nước ta mới bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, cơ cấu tổ chức sản xuất lưu thông còn mang nặng tính độc quyền, chưa có đủ điều kiện để phát huy tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Hai là, một bộ phận rất lớn tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân dưới nhiều hình thức cho đến nay chưa xác định được “ông chủ thực sự” thay cho chế độ làm chủ tập thể của người lao động.
Ba là, nền kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, giá cả thị trường còn nhiều biến động, nhiều vấn đề thuộc chính sách xã hội, miền núi dân tộc cần được giải quyết.
c, Đăng kí giá.
Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng kí giá để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế. Chỉ khi nào nắm được sự vận động của của các yếu tố chi phí trong sự hình thành giá cả và các nhân tố chi phối giá cả thị trường, thì Nhà nước mới có thể chủ động đề ra các giải pháp bình ổn giá cả. Thông qua việc đăng kí giá, Nhà nước còn thực hiện chức năng kiểm soát chi phí, giám sát thực hiện các luật thuế, luật bảo vệ người tiêu dùng (ở nước ta đang xây dựng pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng). Phương hướng cơ bản là chuyển từng bước danh mục hàng hoá do Nhà nước quy định giá sang chức năng đăng kí giá.
d, Hiệp thương giá.
Một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển đã vận dụng hình thức hiệp thương giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng để đảm bảo lợi Ých hợp pháp của họ, tránh tình trạng lợi dụng độc quyền hoặc liên minh độc quyền để tăng giá hoặc Ðp giá. Tại Pháp, chính quyền thành phố tổ chức hiệp thương giá bánh mỳ để đảm bảo bình ổn giá.
e, Niêm yết giá.
Đây là hình thức rất phổ biến ở các nước, cả các nước theo cơ chế thị trường lẫn các nước theo cơ kế hoạch hoá tập trung. Niêm yết giá là thực hiện văn minh thương nghiệp.
Trong chừng mực nhất định, niêm yết giá còn là một trong những biện pháp khuyến khích cạnh tranh làm lợi cho người mua và người bán. Điều rất quan trọng trong việc thực hiện niêm yết giá cả phải tương xứng với chất lượng và trọng lượng.