2.3.1 Hạch toán kinh tế là một giải pháp nhằm thực hiện tốt việc vận dụng quy luật giá trị. vận dụng quy luật giá trị.
Hạch toán kinh tế là phạm trù kinh tế gắn liền với sự hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện tồn tại sản xuất hàng hoá, đồng thời hạch toán kinh tế là công cụ quản lý kinh tế vi mô. Trên ý mghĩa đó cần phải làm sáng tỏ bản chất của quan hệ này cùng với những điều kiện và nguyên tắc của nó, đặc biệt trong quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.
Kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều đợt cải tiến công tác quản lý ở nước ta đã chứng tỏ rằng: không có hạch toán kinh tế thực sự chừng nào cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn thống trị, chừng nào chưa thừa nhận trên thực tế sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị và các phạm trù của nó. ở nước ta hiện nay sự chuyển đổi cơ chế kinh tế trên phạm vi toàn nền kinh tế ở tầm vĩ mô, gắn liền với nó là sự chuyển biến từ quan hệ bao cấp sang quan hệ hạch toán kinh tế. Hay nói cách khác là chuyển từ quan hệ theo chiều dọc từ trên xuống sang quan hệ theo chiều ngang mà trong đó mỗi doanh nghiệp là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Điều kiện tiền đề để thực hiện quá trình chuyển đổi này là phân định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng về tài sản và thực hiện quyền này về mặt kinh tế tức là các doanh nghiệp Nhà nước vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu về mặt kinh tế thông qua công cụ tài chính dưới hình thức: thuế, nộp lợi nhuận. Còn quyền sử dụng Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo tồn duy trì vốn. Thực hiện quyền này doanh nghiệp tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tự nghiên cứu thị trường
cơ sở tự chủ hoàn toàn mà nâng cao trách nhiệm vật chất của cả tập thể và cá nhân người lao động, thực hiện nghiêm ngặt chế độ thưởng phạt bằng vật chất, khuyến khích người lao động bằng lợi Ých vật chất.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hoá, để đứng vững trên thị trường họ không thể không tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí… thường xuyên so đối chiếu đầu vào và đầu ra. Lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp. Để đặt được mục tiêu đó không có cách nào khác là phải hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất và tăng năng suất lao động.
Hạch toán kinh tế là phạm trù kinh tế được xem xét dưới góc độ là những quan hệ kinh tế, đồng thời hạch toán kinh tế là công cụ kinh tế vi mô thì nó được xem xét từng khía cạnh là phương pháp quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước. Đặc trưng của phương pháp này là:
Doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh là bù đắp chi phí và có lãi.
Chịu trách nhiệm vật chất và khuyến khích bằng lợi Ých vật chất.
Sử dụng các phạm trù giá trị để nâng cao hiệu quả. Vậy hạch toán kinh tế là phương pháp quản lý kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước dựa trên cơ sở sử dụng các phạm trù giá trị và quy luật giá trị, đề cao trách nhiệm vật chất và quan tâm đến lợi Ých vật chất của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tác dụng của hạch toán kinh tế:
Một là, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của tập thể cũng nh của từng người lao động, do đó khai thác đầy đủ các tiềm năng của doanh nghiệp.
Hai là, kết hợp với lợi Ých cá nhân, tập thể tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất. Do đề cao trách nhiệm vật chất và khuyến khích vật chất, người lao động
Ba là, hạch toán kinh tế dựa trên cơ sở ứng dụng các phạm phù giá trị để tính toán, lựa chọn phương án tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, hoạt động của các đơn vị hạch toán kinh tế làm tăng thêm dung