phải không ngừng hạ thấp giá trị cá biệt bằng cách tăng năng suất lao động đồng thời giảm giá trị thị trường (giá trị xã hội) và do đó phải hạ thấp giá cả hàng hoá.
2.3.2. Với những chính sách giá cả hợp lý trong nền kinh tế thị trường. trường.
Việc chuyển từ quan hệ bao cấp sang quan hệ hạch toán kinh tế là sự đổi mới có tính cách mạng trong lĩnh vực quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước do chính sự tồn tại của chúng đòi hỏi. Sau để duy trì quan hệ này cần có những điều kiện bảo đảm, trong đó nổi bật nhất là phải có hệ thống giá cả và tiền tệ ổn định, giá cả có mặt bằng xã hội thống nhất bởi không thể so sánh đối chiếu, không thể xác định được hiệu quả nếu không có thước đo giá trị chính xác.
Mặt khác cũng nh sự điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung, điều tiết giá cả của Nhà nước theo cơ chế thị trường trong thời đại ngày nay là một tất yếu khách quan.
Tại sao Nhà nước theo cơ chế thị trường lại phải điều tiết giá cả và sự điều tiết đó có vai trò gì đối với Nhà nước, đối với xã hội… Sau đây là những lý do chính:
* Điều tiết giá cả của Nhà nước là bộ phận cấu thành của các hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung của Nhà nước theo cơ chế thị trường.
* Điều tiết giá cả của Nhà nước là hoạt động không thể thiếu được nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường trong lĩnh vực giá cả và góp phần khai thác tốt các nguồn lực quốc gia bằng công cụ giá cả.
* Lực lượng sản xuất đạt trình độ quốc tế hoá, quan hệ kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ là một trong những đòi hỏi quan trọng sự điều tiết giá cả của Nhà nước.
* Sức Ðp đấu tranh của các tầng lớp xã hội khác nhau cũng là nhân tố quan trọng đòi hỏi sự điều tiết giá cả của Nhà nước.
Sự điều tiết giá cả của Nhà nước là sự cần thiết khách quan và có rất nhiều tác dụng vai trò khác nhau. Đáng lưu ý nhất là vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trước hết là mục tiêu sản lượng và trong việc thực hiện công bằng xã hội.