mới công tác quản lý giá của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước về giá phải đặt trong sự đổi mới tổng thể các công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân. Sự tác động đồng bộ của các hệ thống công cụ này sẽ tạo nên sự cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trên phạm vi toàn xã hội, và do đó sẽ tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường trên giác độ nền kinh tế quốc dân, giá cả chịu sự tác động qua lại của các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, biến động của khối lượng tiền trong lưu thông, tính cân đối của ngân sách, việc đầu tư xây dựng cơ bản tiền lương và thu nhập của người lao động, cán cân thanh toán đầu tư nước ngoài, tỷ giá hối đoái… Do đó, để bình ổn giá cả thị trường xã hội, chính phủ phải sử dụng nhiều chính sách, biện pháp điều tiết vĩ mô, tác động vào các nhân tố nêu trên, bảo đảm cân đối tổng cung và tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó tác động giá cả thị trường xã hội. Một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến giá cả thị trường ở nước ta trong thời gian tới là việc vốn đầu tư nước ngoài tăng lên đòi hỏi trong nước phải có một lượng tiền và hàng để thực hiện tốt vốn đầu tư đó.
Nh vậy xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân để bảo đảm cho giá cả thị trường ổn định, Nhà nước cần phải thường xuyên duy trì tổng thể các giải pháp sau.
a, Đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa chính sách thuế và chính sách giá. Chính sách thuế là công cụ hết sức quan trọng để hướng dẫn và điều tiết cơ cấu sản xuất, phân phối thu nhập quốc dân, bảo đảm hài hoà lợi Ých của Nhà nước, lợi Ých của doanh nghiệp.
Chính sách thuế đặc biệt là thuế hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt có liên quan đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Tuy nhiên, chính sách thuế (thuế suất và căn cứ tính thuế) là một phần thu bắt buộc, thường được quy định ổn định trong một thời gian; trong khi đó giá cả hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường thì thường xuyên biến động phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Do đó, cần điều tiết phần lợi nhuận siêu ngạch tạo ra trong các trường hợp giá cả tách rời xa giá trị hàng hoá.
b, Xây dựng và thực hiện một chính sách tiền tệ đúng đắn.
Chính sách tiền tệ tác động đến giá cả thị trường chủ yếu là thông qua việc điều hoà cung ứng tiền và chính sách lãi suất.
Từ năm 1990 trở về trước ngân hàng thường xuyên phải phát hành bù đắp bội chi ngân sách. Tỷ lệ phát hành cho tín dụng cũng lớn, đặc biệt là tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản nên đã gây sức Ðp lớn làm tăng giá trị thị trường và lạm phát cao. Từ năm 1991, lượng tiền phát hành do bội chi ngân sách và do tín dụng đầu tư đã giảm dần. Đến năm1992, việc phát hành bù đắp bội chi ngân sách đã chấm dứt, việc phát hành cho tín dụng cũng được kiểm soat chặt chẽ. Điều đó tác động chặt chẽ đến bình ổn gía thị trường.
Để khắc phục tình trạng này, chính phủ cần có sự thay đổi hình thức kiểm soát việc phát hành tiền của ngân hàng: thay việc duyệt mức phát hành tiền bằng quy định cho Thống đốc ngân hàng chịu trách nhiệm về kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt. Nh vậy, quyền hạn của Thống đốc được bảo đảm về thực chất và gắn chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể. Tất nhiên, việc giao quyền cho Thống đốc nh vậy không làm giảm nhẹ vai trò điều hành của Chính phủ trong
việc phối hợp hành động của các ngành các cấp để thực hiện nhiệm vụ bình ổn