5. Kết cấu đề tài
3.2.3 Hoạt động tại hải ngoại
Tháng 8/2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI).
Nguồn: http://www.laovietinsurance.com/
41
Bên cạnh đó, tháng 9/2009, CVI – doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ thứ 7 tại thị trường Campuchia bắt đầu đi vào hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, quản lý rủi ro và đầu tư. Các cổ đông sáng lập của CVI bao gồm: IDCC (do BIDV đầu tư 100% vốn), Kasimex và NH Holdings.
Nguồn: http://www.cvi.com.kh/
Hình 11: Logo chính thức của CVI
LVI và CVI ra đời với định hướng đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế Lào và Campuchia, đồng thời củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác và hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của CVI và LVI cũng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty.
3.2.3.1.Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI)
Năm 2012 là một năm thành công đối với LVI, năng lực và vị thế của công ty được nâng
cao do khai thác thành công nhiều dự án lơn tại thị trường Lào, trong đó phải kể đến dự án bảo hiểm cho toàn bộ tài sản của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào:
Doanh thu phí bảo hiểm năm 2012 của LVI đạt 6.766.558 USD, tăng 51% sơ với năm
2011, đạt 108% kế hoạch HĐQT giao cả năm 2012.
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 1.489.373 USD, tăng 68% so với năm 2011.
Đặc biệt, đây cũng là năm LVI hết lỗ lũy kế, tỷ suất sinh lời trên vốn đạt xấp xỉ 18%.
Sang năm 2013 – năm mà điều kiện thiên nhiên ở Lào hết sức khắc nghiệt và phải gánh
chịu nhiều thiên tai, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản. Mặc dù chịu nhiều thách thức và gặp phải nhiều khó khăn nhưng 2013 vẫn là một năm thành công đối với LVI:
42
Doanh thu phí bảo hiểm đạt 9.068.704 USD, tăng 34% so với năm trước, đạt 103% kế
hoạch HĐQT giao cả năm.
Tổng lợi nhuận trước thuế tăng đột biến, lợi nhuận trước thuế đạt 750.726 USD, tăng
trưởng 26%, vượt kết hoạch được giao 10%.
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 2.055.230 USD, tăng 38% so với năm 2012.
Ngoài ra, các hoạt động khác của LVI như quản lý tài chính, nghiệp vụ; quảng cáo xây dựng thương hiệu hay hoạt động liên kết bán chéo sản phẩm cũng được đẩy mạnh.
Trong suốt 7 năm hoạt động, LVI đã có sự phát triển nhanh chóng cả về nhân sự cũng như
mạng lưới kinh doanh trên toàn nước Lào và hiện là một trong hai công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm Lào về doanh thu, thị phần, thương hiệu…. Tính đến hết năm 2014, LVI có hai cổ đông lớn bao gồm BIC với 65% cổ phần và BCEL sở hữu 35%. Cũng trong năm này, nền kinh tế Lào phải đối mặt với nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm sút, lạm phát tăng cao nên các hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu chững lại, ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm Lào nói chung và các DNBH nói riêng. Tuy nhiên, vượt qua những trở ngại trên, LVI vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan:
Doanh thu phí bảo hiểm năm 2014 đạt 11.548.077 USD, tăng trưởng 72% so với năm
2013.
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.364.945 USD, tăng trưởng 82% so với năm 2013. Trong
đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 683.941 USD, một con số khá ấn tượng nếu so sánh với mặt bằng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm chung tại Việt Nam.
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 24.880.970 USD, tăng 2% sơ với năm 2013.
ROE tăng cao so với năm 2013, đạt 23.76%.
3.2.3.2.Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI)
Hoạt động kinh doanh của CVI có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm. Năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 363.601 USD; tăng 110% so với năm 2011, đạt 129,4% kế hoạch được giao. CVI tiếp tục dẫn đầu thị trường Campuchia trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không với ba khách hàng lớn là Cambodia Angkor Air, Skywing Asia và Helista.
Năm 2013 đối với CVI vẫn là một năm khá thành công với nhiều thành tích đáng ghi nhận:
Doanh thu phí bảo hiểm năm 2013 đạt 3.209.990 USD, tăng 8,2% so với năm 2012, đạt
43
Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 233.362 USD, tăng 8,4% so với năm 2012, đạt 99% kế hoạch HĐQT giao.
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 235.594 USD, giảm 21% so với năm 2012.
CVI cũng đẩy mạnh các biện pháp và nghiệp vụ nhằm thúc đẩy và phát triển các hoạt
hoạt động quản lý tài chính, nghiệp vụ… song song với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính.
Đến năm 2014, định hướng hoạt động của CVI là nằm trong top đầu thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ tại Campuchia. Kết quả kinh doanh của CVI năm 2014 được ghi nhận:
Doanh thu phí bảo hiểm đạt 4.364.716 USD, tăng trưởng 36% so với năm 2013, hoàn
thành 100,7% kế hoạch năm.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 431.013 USD, tăng trưởng 19,4% so với năm
2013. Đặc biệt, năm 2014, CVI thu được lãi từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm với lợi nhuận ở mức 51.526 USD.
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 318.828 USD, tăng 35,3% so với năm 2013.
3.2.4Nhận xét chung
Giai đoạn 2012-2014, BIC đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công. Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong 3 năm vừa qua, BIC đã tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng đảm bảo chất lượng và hiệu quả, bám sát các địa bàn trọng điểm, tiềm năng.
Song song với việc phát triển mạng lưới kinh doanh, việc tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng cũng được BIC chú trọng với mục tiêu hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng; góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm như những năm gần đây của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh tại hải ngoại cũng mang lại cho BIC nguồn lợi nhuận đáng kể, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty trong thời gian vừa qua cũng như trong tương lai.
44
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại BIC giai đoạn 2012-2014