Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người ph

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 69)

5. Kết cấu đề tài

4.4. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người ph

nhân thọ tại BIC

Để đạt được các mục tiêu nói trên, người viết xin được đề xuất một số giải pháp như sau:

Đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ qua kênh bancassurance

Là công ty đi đầu trong lĩnh vực bancassurance, BIC nên có một bước đẩy mạnh kênh phân phối này để có thế khai thác tối đa tiềm năng thị trường, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang khôi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 và bắt đầu mở cửa.

Tiếp tục mở rộng danh sách ngân hàng liên kết.

Phát triển thêm các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Đào tạo đội ngũ đại lý chất lượng cao

Hiện nay BIC đang sở hữu khoảng 1.500 đại lý, nhưng số đại lý chất lượng cao chỉ chiếm khoảng 15%. Thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất của đại lý như mở các lớp đào tạo hàng tháng, mở các lớp kĩ năng mềm…mà trong đó phải có hai trương trình cốt lõi là “tìm kiếm khách hàng tiềm năng” và “kĩ năng bán hàng”.

Đẩy mạnh hiệu quả công tác giám định, bồi thường.

 Quan hệ tốt với các bệnh viện liên kết nhằm đảm bảo việc giám định có sự hỗ trợ nhiệt tình và diễn ra thuận lợi.

 Nâng cao quyền lợi của cán bộ chuyên trách vì họ phải chịu nhiều áp lực công việc và dễ có nguy cơ trục lợi bảo hiểm.

 Chú ý tới thái độ phục vụ khách hàng khi có tổn thất, giải thích và cung cấp những

58

Quan tâm nhiều hơn đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Để có thể làm tốt công tác đề phòng, hạn chế tổn thất đòi hỏi sự nỗ lực của cả người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

 Đưa ra các tư vấn thích hợp để khách hàng hiểu rõ giải thích rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng, lựa chọn các gói sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và quyền lợi bảo hiểm, tránh những hiểu lầm của khách hàng về sản phẩm.

 Luôn nhắc nhở người được bảo hiểm về nghĩa vụ của họ khi xảy ra tổn thất, thực hiện đúng các quy trình giám định bồi thường để công tác này diễn ra nhanh và thuận tiện nhất.

 Tư vấn thêm cho khách hàng về kiến thức y tế, bảo vệ sức khỏe để họ có thể phòng

tránh những rủi ro không mong muốn.

Quan tâm nhiều hơn đến công tác chống trục lợi bảo hiểm.

 Tăng cường công tác kiểm tra – giám sát hoạt động nghiệp vụ.

 Thường xuyên lập các tổ thanh tra kiểm tra của công ty đến các văn phòng trực thuộc của công ty nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm.

 Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho từng người trong quy trình nhằm đảm bảo phải có

người chịu trách nhiệm khi xảy ra trục lợi bảo hiểm.

 Bồi dưỡng kĩ năng cho các kĩ thuật viên để có thể đánh giá được nguy cơ trục lợi của khách hàng ngay khi mới tiếp xúc và quá trình tiếp xúc sau này.

 Nâng cao đạo đức, có chính sách đãi ngộ cũng như xử phạt hợp lý nhằm giảm nguy

cơ trục lợi của nhân viên trong chi nhánh.

Chú ý xây dựng hình ảnh, thương hiệu, công nghệ thông tin.

Kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ vì vậy thương hiệu và uy tín của công ty chiếm vai trò quan trọng hàng đầu. Thương hiệu của công ty bảo hiểm không phải chỉ được xây dựng trong một công đoạn nào đó mà được xây dựng trong toàn bộ quá trình từ khi ký kết HĐBH đến khi kết thúc thời hạn HĐBH và sau khi kết thúc, chuẩn bị cho việc tái tục.

Tuy nhiên, ngành bảo hiểm mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai nếu xét về khả năng thu thập và khai thác những dữ liệu then chốt từ kho dữ liệu lớn. Mặc dù các công ty trong ngành thu về một khối lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng trăm ngàn giao dịch hàng ngày, song điều đó không có nghĩa là họ đã nắm bắt và khai thác được những nội dung cốt lõi nhằm phục vụ cho công việc. Đây chính là vấn đề mấu chốt về dữ liệu lớn mà ngành bảo hiểm chưa làm được, để giờ đây họ trở nên tụt hậu so với một số ngành kinh doanh khác. Thành công trong việc

59

tập hợp và phân tích dữ liệu là chìa khóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thực hiện tốt marketing mục tiêu và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. Big Data và các ứng dụng có liên quan đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm giảm thiểu các rủi ro, hỗ trợ tổ chức trong việc quản lý các hoạt động hằng ngày cũng như ra quyết định. Hơn thế nữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang chủ động hơn trong việc quản lý và theo dõi sức khỏe khách hàng, thiết kế các gói sản phẩm hợp lý nhằm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Với kỹ thuật phân tích văn bản; phân tích Web; phân tích đa phương tiện và phân tích mạng đã được ứng dụng hữu ích giúp các công ty bảo hiểm phân tích dữ liệu chẩn đoán trong thời gian thực, phân tích chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, phát hiện gian lận bảo hiểm y tế và tối ưu hóa các gói con người.

Về chất lượng dịch vụ: Công tác chăm sóc khách hàng được tập trung đẩy mạnh. Cần thiết lập riêng đường dây nóng và trung tâm dịch vụ khách hàng để thực hiện chức năng tư vấn bảo hiểm, tiếp nhận thông báo tai nạn, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thanh toán tiền bảo hiểm và tiếp nhận các vướng mắc, khiếu nại của khách hàng trong quá trình tham gia bảo hiểm. Nhờ đó, chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao, khắc phục tình trạng các nhân viên thực hiện dịch vụ tự phát, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín chung của công ty.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm, đổi mới phương thức quản lí, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lí là một nhu cầu tất yếu khách quan.

Thực hiện những mối quan hệ hợp tác

Lợi ích đối với khách hàng: Khách hàng tiện lợi khi làm thủ tục thanh toán viện phí và khiếu nại với công ty do bệnh viện hiểu rõ được thủ tục giám định bồi thường của công ty.

Lợi ích của công ty: Tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng bảo hiểm và kiểm soát được rủi ro thông qua thực hiện trực tiếp các quyền lợi của bệnh nhân được bệnh viện chủ động yêu cầu.

Lợi ích của bệnh viện: Bảo vệ được các quyền lợi tài chính của mình do biết rõ về các quyền lợi bảo hiểm bệnh nhân được hưởng trên thẻ bảo hiểm như hạn mức cho các phần.

xii

KẾT LUẬN

Đến nay, sau 20 năm hình thành và phát triển, các yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm Việt Nam đã dần hoàn thiện với hệ thống pháp luật được hình thành đầy đủ và đồng bộ cùng các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm được kiện toàn. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang trong quá trình hoạt động an toàn, ổn định và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiệp hội Bảo hiểm từng bước khẳng định vai trò đại diện bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp bảo hiểm. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm được mở rộng và tăng cường trong mọi lĩnh vực. Các yếu tố này đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; từng bước đảm bảo các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; cải thiện năng lực hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Như vậy, trong tương lai, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi BIC phải tăng cường hợp tác kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới tổ chức kinh doanh trên thị trường, coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Một vấn đề rất quan trọng được đặt ra cho BIC là cần tìm ra cho mình hướng đi phù hợp, đưa ra các kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh khả thi trong thời gian tới để tiếp tục duy trì và nâng cao vị trí của mình trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay để ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Mặc dù báo cáo đã hoàn thành nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm còn hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh chị tại BIC và cô giáo Nguyễn Phương Quỳnh đã tận tình chỉ bảo và góp ý cho em tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.

xiii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính qua các năm 2012, 2013, 2014 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.

2. Báo cáo thường niên qua các năm 2012, 2013, 2014 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.

3. Bản cáo bạch Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (2011).

4. Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính – 2007

5. Website Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: www.bic.vn

xiv

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC năm 2013

Hình 15: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC năm 2012-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC năm 2014

xv

Phụ lục B: Chi phí quản lý doanh nghiệp của BIC

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)