5. Kết cấu đề tài
4.2.1 Triển vọng phát triển của Ngành Bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm được dự báo còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới từ những dấu hiện tích cực của nền kinh tế, ngành và chính sách quản lý của Nhà nước.
Những chuyển biến tích cực của các nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ tăng trưởng mạnh hơn đặc biệt là ở các thị trường bảo hiểm mới như Châu Á, Châu Mỹ Latin và một số loại hình bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, xe cơ giới, bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm kỹ thuật…. Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với ngành bảo hiểm vẫn là làm thế nào để gia tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì trừ một số loại hình bảo hiểm đặc thù như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm hàng không, mức phí được xác định dựa trên những tổn thẩt trong năm tài chính liền trước đó, các
54
loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hỗn hợp, tài sản kỹ thuật… mức phí vẫn đang tíếp tục giảm tại 1 số khu vực, 1 số thị trường nhất định như Mỹ, Châu Âu… Trong khi đó, các chi phí kết hợp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại có xu hướng tăng, làm gia tăng áp lực cho toàn ngành là làm thế nào để quản lý chi phí hiệu quả để duy trì mức lợi nhuận hợp lý.
Nhu cầu sử dụng bảo hiểm sẽ tăng cao trong tương lai do nhận thức về sản phẩm bảo hiểm ngày càng được nâng cao và mức thu nhập trung bình ngày một được nâng cao.
Tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất lớn khi tổng doanh thu phí bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 2,3% trên GDP trong khi tỷ lệ này tại các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore là 6-7% trên GDP.
Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ gia tăng khi mà số lượng các công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế được thành lập nhiều hơn và cùng hướng đến khai thác thị trường Việt Nam. Với môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hơn, các công ty bảo hiểm sẽ có nhiều động lực hơn cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mang tính khác biệt cao, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Vì thế sản phẩm bảo hiểm sẽ trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn trong thời gian tới.
Thị trường tài chính - tiền tệ ngày càng phát triển tạo sự liên kết và hợp tác sâu rộng giữa các định chế tài chính từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kênh Bancassurrance. Hệ thống phân phối các sản phẩm bảo hiểm sẽ trở nên đa dạng và hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho các bên khách hàng – ngân hàng – công ty bảo hiểm. Ví dụ, cho vay tiêu dùng cá nhân là các sản phẩm sẽ được đẩy mạnh đối với nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định cũng là một xu hướng mới cho ngành bảo hiểm trong việc bán bảo hiểm kết hợp, các sản phảm bảo hiểm có tính bảo vệ sẽ là công cụ bảo chứng cho khoản tiền vay, xu hướng phát triển nhanh sản phẩm Bancassurance sẽ được các công ty bảo hiểm chú trọng. Nhiều ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến loại hình bảo hiểm này, đã có nhiều ngân hàng thành lập hẳn phòng/ban Bancassurance để thực hiện việc liên kết với các công ty bảo hiểm để cung cấp sản phẩm kết hợp loại này.
Về khách hàng, xu hướng khách hàng sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dầncác doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Các khách hàng lớn sẽ bắt đầu sử dụng các dịch vụ phòng ngừa rủi ro chất lượng cao hơn của ngành bảo hiểm. Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài quốc doanh, ngành bảo hiểm trong năm
55
tới sẽ đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khối khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
Thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục phân đoạn theo hướng chuyên môn hoá khách hàng, sản phẩm và lĩnh vực đầu tư sẽ phụ thuộc và kinh nghiệm và thế mạnh riêng cho dù các công ty bảo hiểm đều theo đuổi chiến lược kinh doanh đa năng.