Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

2.7. Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

 BIC là công ty con của BIDV đồng thời

hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được xác định là trụ cột của hệ thống BIDV nên BIC nhận được sự hỗ trợ tối đa về nguồn khách hàng, hệ thống mạng lưới phân phối, nguồn lực từ Ngân hàng BIDV. Điển hình là năm 2011, doanh thu qua kênh này đạt 23,5 tỷ đồng, hoàn thành 146% kế hoạch năm 2011 và tăng trưởng 52% so với năm 2010. Tổng số lượng khách hàng BIC đang phục vụ qua kênh đã vượt qua con số 85.000 lượt người, tăng trưởng 41% so với năm 2010.

 BIDV là định chế tài chính hàng đầu tại VN, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng giúp BIC tận dụng được cơ sở vật chất, kênh phân phối sẵn có, khách hàng đông đảo, thương hiệu, uy tín… để đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

 Từ năm 2008, BIC đã củng cố vững chắc là công ty có thị phần đứng thứ 6 trên thị trường bảo hiểm PNT tại VN.  Trước những dự báo môi trường kinh

doanh vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn và khó lường trong những năm gần đây, BIC luôn có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng năm được định hình rõ

 Nền tảng khách hàng chưa đủ lớn, cần

đa dạng các kênh khai thác.

 Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần, cơ chế quản lý cần thời gian chuyển đổi, thích nghi.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp cao đã làm giảm hiệu quả kinh doanh. Năm 2013, chi phi quản lý doanh nghiệp tại BIC khoảng 170 tỷ đồng, đến năm 2014 khoảng 232 tỷ đổng, tăng 36.5 % so với năm trước.

 Sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng, vẫn là các sản phẩm truyền thống của thị trường bảo hiểm, tiến độ triển khai các sản phẩm mới còn chậm.

 Hình ảnh, vị thế, thương hiệu còn mới mẻ, chưa quảng bá được đến đông đảo công chúng.

26

ràng với các mục tiêu chính là đạt mức tăng trưởng doanh thu cao hơn mức bình quân thị trường và cao hơn những năm trước, tiết kiệm chi phí hoạt động, duy trì và giữ vững mức tăng trưởng ổn định qua các năm.

 BIC được đánh giá có đội ngũ trẻ, có trình độ, năng động. Hơn 95% cán bộ, nhân viên của công ty có trình độ từ đại học trở lên. Ngoài ra, họ luôn được tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ góp phần cống hiến cho công ty được nhiều hơn.

 Sau 8 năm gây dựng, BIC đã xây dựng

hệ thống quản lý nội bộ, nguồn nhân lực chất lượng, danh mục sản phẩm và mạng lưới đồng bộ, là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh kinh doanh trong giai đoạn mới.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

 Hội nhập kinh tế quốc tế đang và sẽ tạo tiền đề phát triển cho nền kinh tế nói chung và tạo điều kiện đổi mới hoạt động cho các doanh nghiệp và bảo hiểm nói riêng, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

 Sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày một khốc liệt hơn nhưng cũng đồng thời là động lực để nâng cao chất lượng, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày một tốt hơn đang là một thuận lợi để ngành bảo hiểm phát triển các dịch vụ.

 Tỷ trọng tổng thu phí bảo hiểm trên GDP và phí bảo hiểm tính trên đầu người của VN vẫn ở mức khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực (tại Hồng Kông, Singapore là khoảng 6-7% GDP, trong khi tại VN mới chỉ hơn 2%), cho thấy cơ hội phát triển đầy hứa hẹn của ngành dịch vụ này.

 Nhận thức, hiểu biết và thói quen sử dụng bảo hiểm của người Việt Nam còn hạn chế. Với dân số ước tính hơn 90 triệu người vào năm 2013 và mật độ sử dụng sản phẩm bảo hiểm vẫn còn ở mức rất thấp.

 Dung lượng thị trường bảo hiểm VN tăng không đáng kể nhưng số lượng các công ty bảo hiểm PNT sẽ còn tăng thêm (cả trong và ngoài nước), khiến cho sự cạnh tranh đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài cũng dẫn đến sự sụt giảm thị phần của các công ty trong nước.  Nguy cơ tụt hậu từ trình độ công nghệ,

nguồn nhân lực, trình độ quản lý, thiếu tính chuyên nghiệp chuyên sâu đang là nguy cơ và cũng là thách thức lớn nhất đối với các công ty trong nước nói chung và BIC nói riêng.

27

 Sau khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, thị trường tài chính – bảo hiểm sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh thu.

 Năm 2010, BIC đã hoàn thành cổ phần

hóa, mang lại cơ hội để công ty chuyển đổi cơ cấu, mô hình hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Áp lực tăng trưởng doanh thu cao, buộc phải mở rộng khai thác bảo hiểm với nhiều dịch vụ lớn và có hiệu quả cũng là một thách thức, vừa phải tăng trưởng quy mô, vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư, vừa tăng chất lượng dịch vụ…

 Vì quá cạnh tranh nên hiệu quả kinh doanh ngành bảo hiểm thấp, khó thu hút nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng.

 Những công ty mới ra đời hoặc đang trong quá trình mở rộng mạng lưới có nhiều hình thức và biện pháp về mặt tài chính thu hút người lao động (bán ưu đãi cổ phiếu, trả lương cao…) dẫn tới việc các công ty đang trong quá trình phát triển ổn định như BIC muốn có lao động giỏi phải có cơ chế đãi ngộ thích ứng.

28

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI BIC GIAI ĐOẠN 2012-2014

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)