Chi phí kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 60)

5. Kết cấu đề tài

3.3.5 Chi phí kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người giai đoạn 2012-2014

Bảng 7: Chi phí kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người PNT giai đoạn 2012-2014

2012 2013 2014

DTBHG (tỷ đồng) 65.831 82.150 117.570

Tổng số chi (tỷ đồng) 29.641 25.713 36.546

Tỷ lệ/DTBHG (%) 45.03 31,3 31,08

Thu giảm chi (tỷ đồng) 23.011 5.200 24.459

Tỷ lệ/DTBHG (%) 34,95 6,33 20,08

Thực chi (tỷ đồng) 6.229 20.512 12.086

Tỷ lệ/DTBHG (%) 10,07 24,97 10,28

Nguồn: Phòng kế toán

Năm 2012, tổng chi phí cho sản phẩm bảo hiểm con người là 29.641 tỷ đồng, chiếm 45,03% doanh thu bảo hiểm gốc. Tuy nhiên, số thu giảm chi trong năm này lên tới 23.011 tỷ

49

đồng nên số tiền thực chi giảm xuống chỉ còn 6.229 tỷ đồng, chiếm 10,07%. Đây cũng là năm mà BIC đã tiết kiệm được nhiều chi phi nhất cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người trong giai đoạn 2012-2014.

Năm 2013, tổng chi phí giảm nhẹ và được duy trì ở mực ổn định so với năm 2012. Thế nhưng thu giảm chi khá thấp đã khiến cho tỷ lệ thự chi trên doanh thu bảo hiểm gốc tăng lên cao nhất trong giai đoạn này với mức gần 25%.

Năm 2014 cũng tương tự như năm 2013 nhưng nhờ có doanh thu bảo hiểm gốc tăng trưởng mạnh so với năm 2013 nên tỷ lệ thực chi đã giảm nhiều hơn so với năm 2013 với mức 10,28%. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với BIC.

3.3.6Nhận xét chung

Bảng 8: Kết quả kinh doanh bảo hiểm con người PNT giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 1. DT thực tế Tỷ đồng 65.831 82.150 117.570 - Lượng tăng Tỷ đồng 33.596 16.319 35.420 - Tốc độ tăng % 204,22 124,79 143,12 2. Chi phí thực tế Tỷ đồng 30.940,57 34.503 57.609,3 - Lượng tăng Tỷ đồng 15.951,295 3.562,43 23.106,3 - Tốc độ tăng % 206,42 111,51 166,97

3. Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 34.890,43 47.647 59.960,7

Nguồn: Phòng kế toán

Tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn vừa qua là trong năm 2012 với mức tăng trưởng ấn tượng 204,22%. Nhưng tốc độ tăng trưởng của chi phí cũng gần ngang bằng khiến cho hiệu quả kinh doanh theo chi phí và lợi nhuận bị giảm theo.

Sang năm 2013, tình hình trên đã được cải thiện với tốc độ tăng doanh thu vượt lên so với tốc độ tăng chi phí, nhờ đó lợi nhuận của năm 2013 tăng lên đáng kể.

Đến năm 2014, tốc độ tăng chi phí lại tăng khá cao khiến cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm xuống. Một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra được 2,04 đồng doanh thu, tương đương với 1,04 đồng lợi nhuận. Đây cũng là hiệu quả thấp nhất trong giai đoạn 2012-2014.

Trong bối cảnh có biến động ngành như hiện nay thì BIC là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành bảo hiểm nói chung. Năm 2013,

50

BIC đạt mức tăng trưởng doanh thu 24,5%; tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hơn 13,5% so với năm 2012, biên lợi nhuận sau thuế đạt 14,2%; là mức cao so với trung bình ngành là khoảng 10%. Trong phân khúc bảo hiểm phi nhân thọ thì BIC vẫn giữ vững vị trí thứ 6 trong nhóm các công ty có doanh thu bảo hiểm gốc lớn nhất với thị phần hơn 3%.

Nguồn: MBS

Hình 13: Top doanh thu bảo hiểm gốc - Bảo hiểm phi nhân thọ 2014

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động khai thác sản phẩm bảo hiểm con người tại BIC vẫn còn một số hạn chế như khách hàng chủ yếu là các khách hàng quen thuộc, là các thành viên góp vốn của công ty, khách hàng của ngân hàng BIDV. Ngoài ra, nước ta đang trong giai đoạn mở cửa để hội nhập với thế giới nên áp lực cạnh tranh để giành thị phần sẽ ngày càng cao khi bảo hiểm đang trở thành một ngành hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong nước và sự gia nhập thị trường ngày càng nhiều của các DNBH nước ngoài.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người trong giai đoạn 2012-2014 đã đạt được nhiều thành công và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Ba năm vừa qua, bảo hiểm con người đạt mức tăng trưởng khá cao và BIC luôn có lãi nhờ hoạt động kinh doanh sản phẩm này. Hiệu quả kinh doanh tuy chưa ổn định, còn gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của thị trường và nền kinh tế nhưng công ty vẫn đang giữ vững tốc độ tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, không vì thế mà ban lãnh đạo công ty có thể chủ quan vì giai đoạn sắp tới Việt Nam vẫn đang trên đường hội nhập, áp lực cạnh tranh giành thị phần sẽ ngày càng cao khi ngày càng có thêm nhiều sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy, để có thể giảm đi những biến động của nghiệp vụ này đòi hỏi có sự tiếp tục nghiên cứu,

51

đầu tư, phân tích kĩ lưỡng của các cán bộ nhân viên trực tiếp kinh doanh nghiệp vụ này cũng như chỉ đạo của ban giám đốc công ty để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi khó khăn khi triển khai nghiệp vụ; từ đó đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới cho nghiệp vụ, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

52

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI BIC

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ tại bic giai đoạn 2012 2014 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)