Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Môi trường tự nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tây hiện nay (Trang 47)

Sự suy thoái môi trường tự nhiên ở Hà Tây do nhiều nguyên nhân khác nhau như: lịch sử để lại, hậu quả chiến tranh, trình độ dân trí, ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,... những nguyên nhân đó gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan và có thể phân thành ba nhóm sau đây:

Thứ nhất, Sự suy thoái môi trường tự nhiên do nhận thức của con người

về bảo vệ môi trường tự nhiên còn có nhiều hạn chế. Trước hết là công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Tây chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên với các hình thức phong phú. Vì vậy sự hiểu biết của người dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên trở nên không đầy đủ, lệch lạc và ở mức độ thấp. Điều đó đã dẫn đến việc người dân trong quá trình sản

xuất, kinh doanh gây tổ hại đến môi trường mà không hề biết. Chẳng hạn, như khai thác đất bừa bãi để sản xuất vật liệu xây dựng. Thải chất thải chăn nuôi và làng nghề một cách bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng các loại hoá chất trong chế biến sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu không có các biện pháp để bảo vệ môi trường như phun sơn hàng điêu khắc, hàng mây tre đan, đồ gỗ,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Bà con nông dân ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đốt rơm rạ cạnh các tuyến đường giao thông không những gây ô nhiễm không khí mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Bà con trồng rau ở Thường Tín, Hoài Đức, các xã ngoại ô thành phố Hà Đông, Sơn Tây sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, thuốc bảo quản nông sản nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu sự hiểu biết cần thiết về các loại thuốc đó. Ngoài sự hạn chế về hiểu biết, sự xâm hại môi trường tự nhiên còn có nguyên nhân là sự chạy theo lợi ích kinh tế của con người. Để được mục tiêu lợi ích kinh tế một bộ phân không nhỏ người dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tây đã cố tình vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường tự nhiên. Chẳng hạn như một số bà con nông dân ở Tân Minh (Thường Tín) đã dùng thuốc tăng trưởng thực vật để tạo ra năng suất rau cao trong một thời gian ngắn. Các nhà máy xi măng (Sài Sơn), len nhuộm (Hà Đông) đã không có biện pháp cải tiến thay đổi công nghệ để hạn chế bụi và ô nhiễm nước thải vì chi phí cao. Sự cố tình đánh bắt thuỷ hải sản bằng xung điện, chất nổ cũng đã phá hoại sự đa dạng sinh học, tiêu diệt nhiều loại sinh vật có lợi. Việc cố tình chặt phá rừng, săn bắn thú quý hiếm cũng đã phá huỷ nghiêm trọng tài nguyên rừng. Việc xây dựng nếp sống, thói quen bảo vệ trên địa bàn Hà Tây cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều cấp chính quyền địa phương mới chỉ chú ý tới các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hoá và đạo đức nói chung chứ chưa quan tâm tới việc xây dựng nếp sống thói quen bảo vệ

môi trường hay việc phát động các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Việc xây dựng và giáo dục đạo đức môi trường ở Hà Tây có thể nói là chưa được triển khai, đây vẫn còn một khoảng trống chưa được quan tâm. Có thể nói, nhận thức của con người về bảo vệ môi trường tự nhiên là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên ở Hà Tây trong những năm gần đây.

Thứ hai, sự suy thoái môi trường tự nhiên ở Hà Tây trong những năm gần

đây còn do một nguyên nhân là hệ thống văn bản, chính sách của chính quyền địa phương chưa được đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả cao. Những văn bản pháp luật của Trung ương chưa được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời trên địa bàn Tỉnh. Trong các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong cac nhiệm kỳ gần đây, nội dung bảo vệ môi trường tự nhiên thường được trình bày xen kẽ trong các nội dung khác, không được trình bày thành mục riêng. Hệ thống lực lượng cán bộ, công chức cơ quan nhà nước của tỉnh chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường chưa được kiện toàn, năng lực và hiệu quả quản lý còn rất yếu kém. Khi có sự cố về môi trường xảy ra thì việc xử lý của các cơ quan nhà nước chuyên trách kém hiệu quả. Chẳng hạn, khi người dân xã Sài Sơn (Quốc Oai) khiếu nại với các cơ quan Nhà nước về ô nhiễm bụi của nhà máy xi măng Sài Sơn thì việc xử lý vừa chậm, vừa kém hiệu quả. Việc ô nhiễm khói gây thiệt hại mùa màng cho bà con nông dân do các lò gạch thủ công ở huyện Phú Xuyên gây ra cũng được giải quyết rất chậm. Việc phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của các ổ dịch cúm gia cầm hay tiêu chảy cấp cũng rất chậm chạp. Các hành vi xâm hại môi trường tự nhiên của các cá nhân , tổ chức trên địa bàn tỉnh cũng chưa được xử lý nghiêm khắc và có đủ sắc răn đe. Chẳng hạn như đốt rơm rạ trên đường giao thông, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất hàng giả gây nguy hại cho người tiêu dùng (trộn bột đá vào bánh kẹo ở một số cơ sở sản xuất bánh kẹo ở Hoài Đức). Như vậy hệ thống văn bản pháp luật, chính sách của

chính quyền địa phương không đầy đủ, kịp thời, kém hiệu quả cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của môi trường tự nhiên ở Hà Tây trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ ba, sự suy thoái môi trường tự nhiên ở Hà Tây trong những năm gần

đây còn có nguyên nhân là hành động của con người trong thực tế đã không phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường tự nhiên. Từ các nguyên nhân về nhận thức và sự thiếu đầy đủ, kém hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật đã dẫn đến hành động trong thực tế của con người không những không bảo vệ mà còn xâm hại môi trường tự nhiên. Từ người dân đến các cơ quan chuyên trách về môi trường đã không tích cực, chủ động trong việc phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường. Sự thiếu tích cực và chủ động này còn có một lý do khác đó là Hà Tây là địa phương ít chịu những tác động tiêu cực của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, sụt lở đất,… điều đó đã dẫn đến tâm lý chủ quan trong việc phòng chống các sự cố về môi trường. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây, người dân cũng như chính quyền đã không cú ý tới việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chưa chú ý tới việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên. Các cơ quan bảo vệ môi trường thiếu kiên quyết trong hoạt động quản lý nhà nước của mình. Mặt khác, các điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thực hiện tốt chức năng của mình cũng thiếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta bắt đầu chưa lâu nhưng đã đặt ra những vấn đề về môi trường cần được giải quyết. Tuy nhiên, giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bảo vệ môi trường ở nước ta cũng như ở Hà Tây không phải là một nhiệm vụ đơn giản, dễ làm. Muốn giải quyết tốt mối quan hệ đó thì trước hết phải căn cứ vào thực trạng môi trường tự

nhiên hiện nay ở Hà Tây và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để đề ra một hệ thống các giải pháp phù hợp. Nội dung các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên ở Hà Tây hiện nay sẽ được trình bày ở chương kế tiếp của luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở HÀ TÂY HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Môi trường tự nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tây hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)