Thực trạng môi trường tự nhiên ở Hà Tây hiện nay

Một phần của tài liệu Môi trường tự nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tây hiện nay (Trang 40)

Hà Tây là tỉnh có vị trí tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế như: Nằm kề bên khu tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ chạy qua,...

Người Hà Tây có truyền thống yêu nước, thông minh, sáng tạo, cần cù chịu khó,... Vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây trong những năm gần đây phát triển ổn định và tương đối toàn diện. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây được thực hiện chưa lâu nhưng cũng đã xuất hiện những vấn đề về môi trường cần được giải quyết, thể hiện cụ thể ở các nhóm vấn đề sau đây:

- Môi trường đất:

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây trong những năm gần đây cũng đã gây ra những hậu quả cho môi trường đất. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm mất dần đất màu, tình trạng chai cứng đất do dùng quá nhiều lượng phân hoá học, tình trạng ô nhiễm đất do chất thải,do thuốc trừ sâu,... Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất chủ yếu xảy ra ở các vùng đất trống đồi trọc nằm ở các huyện Ba Vì, rìa tây huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và thành phố Sơn Tây, đặc biệt là một số xã của huyện Ba Vì.Ở những khu vực này tấm thảm thực vật bị tàn phá (ở một số xã của huyên Ba Vì do bà con đốt nương làm rẫy) mặt đất không còn được bảo vệ, mặt trời thiêu đốt, mưa gió thả sức cuốn trôi lớp đất, màu mỡ bên trong, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá. Hà Tây có tới 981.000ha đất có khả năng nông - lâm nghiệp chưa được khai thác chủ yếu tập trung ở vùng núi (92%).

Vùng đất lân cận một số khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hoá chất cũng đang bị ô nhiễm do chất thải như lưu huỳnh, kim loại nặng,... đó là các khu vực của thành phố Hà Đông, huyện Thanh Oai, Thường Tín tiếp giáp với khu công nghiệp hoá chất Văn Điển.

Nguồn nước của hệ thống sông Nhuệ bị ô nhiễm năng nhưng lại được công ty thuỷ nông sông Nhuệ cung cấp làm nước tưới cho các cánh đồng phía nam thành phố Hà Đông và nhiều khu vực của huyện Thanh Oai, Thường Tín,

Phú Xuyên cũng làm cho đát bị ô nhiễm nặng. Việc phát triển các lò gạch thủ công ở huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, nước thải ở các làng nghề không qua xử lý cũng làm cho đất đai bị phá hoại đáng kể.

Hà Tây là tỉnh được coi là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, vì vậy đã hình thành nhiều khu vực trồng rau quả cung cấp cho Hà Nội. Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến việc bà con nông dân xử dụng ồ ạt nhiều loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, thuốc diệt chuột,... làm suy thoái và ô nhiễm đất ở nhiều xã thuộc huyện Thường Tín, Hoài Đức, thành phố Hà Đông.

- Môi trường nước:

Ở Hà Tây môi trường nước cũng đã có những biểu hiện ô nhiễm nặng. Trong số các dòng sông cảy qua địa bàn Hà Tây thì sông Nhuệ là dòng sông bị ô nhiễm nặng nề nhất. Nước thải sinh hoạt và thải công nghiệp của thành phố Hà Đông và một phần Hà Nội đã biến sông Nhuệ trở thành sông chết. Nước sông Nhuệ trước đây được nhà máy nước thị xã Phủ Lý sử dụng đưa vào xử lý cung cấp nước sinh hoạt cho thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam, nhưng nay thì không dám sử dụng nữa. Nếu như trước năm 1995 người dân ven sông Nhuệ còn nuôi thả cá lồng, thì hiện nay không một loại tôm cá nào sống được. Sự ô nhiễm của sông Nhuệ đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của người dân dọc theo con sông này.

Sự phát triển của các làng nghề ở Hà Tây cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Ở nhiều làng nghề nước sử dụng trong sản xuất đã được thải trực tiếp ra sông, hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng các hộ chăn nuôi đã thải trực tiếp nước có chứa phân gia súc, gia cầm ra hệ thống thoát nước của địa phương gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn

nước sinh hoạt. Ở làng nghề Thuỵ Ứng, huyện Thường Tín các loại da động vật đã được thu gom về đây trước khi được cung cấp cho các nhà máy hoặc xuất khẩu đã gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó các hộ gia đình còn sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu sừng trâu, bò. Trước khi sản xuất, các nguyên liệu này ngâm nước làm cho hệ thống ao hồ bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối, khó chịu. Các làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Phú xuyên), sơn mài Duyên Thái (Thường Tín) nguồn nước cũng bị ô nhiễm do chất thải từ các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất.

Nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương trong tỉnh cũng bị ô nhiễm. Những mẫu nước lấy từ các giếng khoan của các hộ gia đình ở một số xã thuộc huyện Thanh Oai có nồng độ chất Axen cao.

Nhiều nhà máy trong tỉnh cũng đã thải vào môi trường nước thải không qua xử lý có chứa nhiều chất độc hại như nhà máy bia Kim Bài, Quang Trung, nhà máy len nhuộm Hà Đông, nhà máy Thực phẩm 19/5,...

- Môi trường không khí:

Kết quả điều tra, khảo sát ở các địa phương trong tỉnh cho thấy: môi trường không khí ở các khu dân cư từ thành phố đến nông thôn vẫn tiếp tục bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau - phổ biến nhất ở mọi nơi là tình trạng ô nhiễm do bụi.

Các thành phố và khu công nghiệp (đang sản xuất hoặc đang xây dựng), bụi có nguồn nước từ các quá trình giao thông vận tải, xây dựng, đốt nhiên liệu, gia công, sản xuất. Bụi do giao thông chủ yếu phụ thuộc vào trạng thái mặt đường, mật độ xe, việc chuyên chở vật liệu xây dựng. Ở nông thôn và miền đồi núi, bụi cũng phát sinh từ từ sản xuất, giao thông vận tải, chế biến nông - lâm sản, đốt nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày.

Ở một số khu vực của thành phố Hà Đông, huyện Thanh Oai, Thường Tín không khí bị ô nhiễm bởi các loại khí độc hại như CO, CO2, SO2, H2S,... do các nhà máy sản xuất gạch, phân lân và Pin thải ra.

Thị trấn Sài Sơn, huyện Quốc Oai, không khí bị ô nhiễm nặng do bụi của nhà máy xi măng Sài Sơn thải ra.

Ở các làng nghề, ô nhiễm không khí cũng ngày càng tăng lên trong quá trình sản xuất. Ở làng Rát Cầu (Thường Tín) có nghề sản xuất chăn, gối, đệm với nguyên liệu đưa vào sản xuất là vải vụn và bông được nghiền ra. Các máy nghiền vải vụn và bông đã thải vào không khí một lượng bụi sợi khá lớn vượt từ 7 đến 10 lần tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Ở các làng nghề chế biến gỗ, sản xuất thủ công mỹ nghệ từ đá và gỗ cũng đã đưa vào không khí một lượng bụi đá và bụi sơn bóng rất lớn. Đó là các làng nghề ở Đỗ Xá, Tiền Phong (Thường Tín), Dư Dụ (Thanh Oai), Tràng Sơn (Thạch Thất),... ở làng nghề Thuỵ Ứng (Thường Tín) mùi hôi thối bốc lên từ sừng ngâm , da trâu bò ướp muối gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở nhiều khu vực dân cư nước thải sinh hoạt và chăn nuôi cũng gây ô nhiễm không khí nặng nề.

Ở các khu vực sản xuất gạch ngói, không khí cũng bị ô nhiễm nặng nề, gây ảnh hưởng không những tới sức khoẻ con người, mà còn đối với cả vật nuôi, cây trồng. Các lò gạch ngói thủ công này không những phá hoại môi trường đất mà còn thải vào không khí một lượng bụi và khí CO2 độc hại. Các lò gạch ngói thủ công này có ở hầu hết các địa phương nhưng tập trung nhất là ở Phú Xuyên và Phúc Thọ.

Bụi ở các khu công nghiệp đang xây dựng cũng đáng lo ngại. Chẳng hạn, như công trình mở rộng đường Láng - Hoà Lạc, bến xe trung tâm thành phố Hà

Tây Hà Đông, các cụm công nghiệp ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai,...

Tiếng ồn ở các khu đô thị, đường giao thông và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đáng lo ngại. Hà Tây có hai thành phố là Hà Đông và Sơn Tây, có nhiều trục giao thông quan trọng đi qua, ở nhiều điểm tiếng ồn vượt mức quy định từ 10 đến 20 dBA (tiêu chuẩn cho phép là từ 55 - 60 dBA). Các làng nghề kim khí như Rùa (Thanh Oai) và ở Thạch Thất mức độ ô nhiễm ồn cũng rất lớn.

Hà Tây là tỉnh có 90% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp chiếm tới 60% lao động xã hội. Vì thế vào mùa thu hoạch lúa, bà con nông dân thường có thói quen đốt rơm rạ dọc các trục đường giao thông. Điều đó không những ô nhiễm không khí mà còn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Rác thải sinh hoạt và y tế cũng đang trở thành mối lo ngại lớn. Ở các thành phố, các thị trấn, thị tứ, các khu dân cư nhiều nơi không có địa bàn chứa rác thải, vì vậy rác thải đã được đổ bừa bãi vào các sông, ao, hồ, đất canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Trong đợt xuất hiện dịch tiêu chảy cấp năm 2007,người ta đã phát hiện nguồn gây bệnh là con mương thuỷ lợi, con mương dẫn nước này đã bị chất thải y tế của trung tâm y tế huyện Hoài Đức gây ô nhiễm.

- Rừng và suy thoái tài nguyên rừng.

Ở Hà Tây diện tích rừng không lớn, toàn bộ vùng đồi trung du và vùng núi chỉ chiếm 30% diện tích toàn tỉnh, nhưng vấn đề suy thoái tài nguyên rừng cũng xảy ra.

Ở vùng núi Ba Vì, ngoài rừng Quốc gia Ba Vì được bảo vệ nghiêm ngặt, nhiều khu vực khác vẫn bị phá hoại do bàn tay con người. Chẳng hạn, bà con các dân tộc ít người vẫn có thói quen đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng làm tổn hại nghiêm trọng tài nguyên rừng.

Việc xây dựng, phát triển các công trình thuỷ lợi như: Đồng Mô, Suối Hai hoặc các khu du lịch Ao Vua, Đầm Đá, Khoang Xanh,… cũng đã ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng.

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu cũng đã gây lãng phí lớn, làm cạn kiệt các tài nguyên này. Chẳng hạn như khai thác đá và đá vôi ở Chương Mỹ, Mỹ Đức, đá Granit ốp lát ở Chương Mỹ, vàng, cao lanh, pyrit ở Ba Vì. Ở khu vực vùng núi Hưong Sơn (Mỹ Đức) trước đây do chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, nên đã dẫn đến hiện tượng tư nhân khai thác bừa bãi các hang động, các diện tích rừng dọc tuyến chùa Thiên Trù - Động Hương Tích với mục đích kinh doanh. Điều đó đã gây tác động xấu đến môi trường cảnh quan của khu di tích chùa Hương. Trong năm 2006 2007, Chính quyền tỉnh đã xoá bỏ các điểm kinh doanh trái phép này nhưng vẫn còn hậu quả phải khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đa dạng sinh học.

Khí hậu Hà Tây mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa và ba vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ trung bình từ 23,5oC đến 28oC. Số giờ nắng khoảng 1643 giờ/năm, lượng mưa trung bình khoảng 150mm, độ ẩm trung bình 83,4%. Với tính chất nhiệt đới nóng, ẩm, khí hậu Hà Tây thích nghi với nhiều giống cây trồng và vật nuôi, tạo ra sự đa dạng về sinh học. Người trồng rau ở Thường Tín có thể trồng được các loại rau đặc trưng của khí hậu nhiệt đới như Su hào, cải

bắp, khoai tây,…Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế những năm qua của Hà Tây, sự đa dạng về sinh học cũng đã được đặt ra.

Việc sử dụng ồ ạt phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật, “cứng hoá” hệ thống tưới tiêu nước nông nghiệp đã làm mất đi nhiều loại sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. Sự ô nhiễm nguồn nước cũng đã tiêu diệt nhiều loại sinh vật dưới nước mà sông Nhuệ là một minh chứng.

Những số liệu khái quát trên đây đã cho thấy môi trường tự nhiên ở Hà Tây đã có sự suy thoái và tác động tiêu cực đến sự phát triển. Sự suy thoái đó do nhiều nguyên nhân như: lịch sử để lại, hậu quả chiến tranh, trình độ dân trí,… nhưng trong đó có một nguyên nhân là trong quá trình phát triển kinh tế có lúc có nơi đã không tính đến một cách đầy đủ tác động của nó đến môi trường sẽ gây hậu quả như thế nào?

Một phần của tài liệu Môi trường tự nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tây hiện nay (Trang 40)