Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật và rèn luyện

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hiện nay (Trang 72)

trong thực tiễn cho sinh viên

Ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được hình thành và phát triển là kết qủa tổng hợp các qúa trình giáo dục - đào tạo của nhà trường. Đó là sự kết hợp của cả phẩm chất, năng lực trí tuệ, cả đạo đức, lối sống, phong cách, cả kinh nghiệm, cả ý chí quyết tâm với xu hướng động cơ phấn đấu đúng đắn của sinh viên. Vì vậy, phát triển ý thức

69

chính tri của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường và rèn luyện trong thực tiễn của sinh viên.

Thông qua việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên, họ sẽ lĩnh hội các phạm trù, khái niệm về chính trị, kinh tế xã hội một cách sâu sắc, là cơ sở giúp cho sinh viên củng cố phát triển phẩm chất chính trị, đứng vững và tự thích ứng trong qúa trình hội nhập hiện nay, giúp sinh viên có được lòng tự hào, niềm tin, ý chí bản lĩnh kiên cường, tầm nhận thức sâu rộng vượt khó của cuộc sống và trước những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ lý tưởng cao đẹp của mình. Trên cơ sở đó sinh viên xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm trong học tập đúng đắn, chủ động tích cực tiếp thu lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật.

Ngược lại, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chuyên môn kỹ thuật và rèn luyện trong thực tiễn của sinh viên, sẽ tác động sâu sắc,có hiệu quả đến việc giáo dục và phát triển ý thức chính trị của họ. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chuyên môn kỹ thuật là nâng cao trình độ tri thức khoa học chuyên môn giúp sinh viên dễ nắm bắt, tiếp thu nhanh chóng với tri thức khoa học công nghệ hiện đại tạo điều kiện và động viên sinh viên hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học, tiếp thu và xử lý những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho sinh viên, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa các điều kiện về phương tiện vật chất tạo điều kiện cho sinh viên phát triển về năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, sinh viên hình thành lý tưởng nghề nghiệp đạo đức nghề nghiệp. Bằng tri thức khoa học, bằng kiến thức chất lượng chuyên môn kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên được cao hơn.

70

Như vậy, việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên tạo ra phẩm chất tốt làm cho việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật và ngược lại, đào tạo chuyên môn kỹ thuật tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên được cao hơn.

Việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật và rèn luyện trong thực tiễn của sinh viên nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên là một vấn đề lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung, song điều cơ bản được thể hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu nội dung đào tạo, đồng thời phải luôn đổi mới nội dung đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ấy, việc xây dựng nội dung giáo dục đào tạo, phải luôn được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra và có một ý nghĩa quan trọng. Vai trò của giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng coi đó là quốc sách hàng đầu để đào tạo nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại , phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi,có tác phong công nghiệp, có trình độ tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Giữ vững mục tiêu xã

71

hội chủ nghĩa trong nhân dân, phương pháp giáo dục và đào tạo trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội"[13, tr.29].

Nhiệm vụ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là "dạy chữ" "dạy người", "dạy nghề" với mục tiêu giáo dục và đào tạo là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư chuyên viên vừa giỏi về chuyên môn, vừa vững vàng về tư tưởng chính trị, có đủ trình độ, tri thức khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, có đủ phẩm chất cách mạng, nhiệt tình có ý thức sâu sắc về sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của ngành kinh tế vận tải thuỷ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này đòi hỏi nhà trường phải luôn nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn kỹ thuật, quán triệt sâu sắc đào tạo phải luôn được đổi mới sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của trường. Tuy nhiên việc đổi mới phải tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin là không phủ định sạch trơn nội dung chương trình cũ, cũng không áp dụng nguyên xi mà rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình, tìm ra những nội dung còn phù hợp, còn giá trị và những nội dung không phù hợp, không còn giá trị. Trên cơ sở đó là bảo lưu, kế thừa những nội dung còn giá trị, còn phù hợp và loại bỏ những nội dung không cần thiết, không còn phù hợp, bổ sung những nội dung mới có ý nghĩa đáp ứng được những yêu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật. Vấn đề này, trong Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: "loại bỏ những nội dung không cần thiết, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng bảo đảm đủ kiến thức cơ bản, cập nhập với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng nội dung khoa học công nghệ ứng dụng” [13, tr.40]. Trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình đào tạo, nhà trường cần phải lập kế hoạch cụ thể để phân bổ thời gian phù hợp.

72

Như vậy, việc quán triệt sâu sắc mục tiêu yêu cầu nội dung đào tạo, và phải luôn đổi mới sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra, để tạo ra thế hệ sinh viên vừa "hồng" vừa " chuyên" có đủ phẩm chất cách mạng và có chuyên môn giỏi đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật.

Thứ hai là: Đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học

Như ta đã biết, ý thức chính trị thuộc hình thái ý thức xã hội, nó được hình thành bởi tồn tại xã hội, do quan hệ giai cấp chi phối và là sự phản ánh tập trung nhất của kinh tế, ý thức chính trị phản ánh cơ sở kinh tế, xã hội của sự phát triển kinh tế. Ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phản ánh chất lượng và giá trị của sinh viên về việc giác ngộ giai cấp, nó được kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc, nó vận động và phát triển trong sự quy định của kinh tế, chính trị đất nước. Chúng ta không thể tìm thấy ý thức chính trị chung chung bên ngoài tồn tại xã hội và không chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội, mà nó được hình thành bởi tồn tại của xã hội và có nguồn gốc sâu xa từ chính đời sống kinh tế xã hội, phản ánh quan hệ lợi ích của giai cấp và dân tộc. Vì vậy, muốn phát triển ý thức chính trị của sinh viên được tốt nhà trường cần phải đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoạt động thực tập, tự giác nghiên cứu khoa học. Đây là biện pháp tích cực để xây dựng môi trường chính trị, khoa học lành mạnh, tác động tích cực vào ý thức chính trị của sinh viên góp phần làm ổn định tư tưởng tâm lý, kích thích sinh viên hăng hái học tập, trau dồi kiến thức nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, tận dụng phát huy các mặt tích cực trong học tập của sinh viên và hạn chế tác động tiêu cực từ ngoài xã hội vào môi trường giáo dục ở nhà trường.Việc đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoạt động thực tập, tự giác học tập nghiên cứu khoa học, nhà trường cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

73

Đảm bảo đầy đủ sách và tài liệu cần thiết cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học, đầu tư hơn nữa cho hệ thống thư viện, thư viện phải đảm bảo đủ sách báo cho sinh viên tham khảo, nghiên cứu, đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa các ngành học trong trường. Sách báo phải đảm bảo cập nhật được những thông tin, kiến thức khoa học mới, cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội đang được đặt ra, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo sinh hoạt vệ sinh ăn ở, cảnh quan nhà trường ngày càng được cải thiện. Cần chú trọng đầy đủ kinh phí sửa chữa, hoàn thiện ký túc xá cho sinh viên nhất là các điều kiện học tập sinh hoạt như ánh sáng, phòng học, sân chơi, nhà văn hoá. Chú trọng hơn nữa với việc đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm cho các hoạt động chuyên môn, các bộ môn cần thiết, xây dựng phòng hội thảo (Xemina) riêng cho các môn khoa học Mác - Lênin.

Đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoạt động thực tập, tự giác học tập nghiên cứu khoa học, đồng thời cần chú trọng tổ chức đời sống vật chất tinh thần cho sinh viên, gắn các hoạt động đó với những nội dung thiết thực trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm tạo lên bầu không khí tích cực. Sinh viên tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phải hăng hái thi đua học tập rèn luyện bản thân, phấn đấu vươn lên trở thành những sinh viên giỏi.

Những cơ sở vật chất mà nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên là những điều kiện tốt để sinh viên tự học tập, nghiên cứu khoa học và thể hiện khả năng tư duy của mình. Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhận thức và phát triển nhân cách của sinh viên, thông qua việc tự học, tự rèn luyện mà sinh viên tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, sinh viên tích cực chủ động, tự giác lĩnh hội kiến thức, nâng cao trình

74

độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn. Vì vậy để phát triển ý thức chính trị của sinh viên được tốt cần phải tạo mọi điều kiện động viên, khuyến khích sinh viên tích cực học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, biến quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của sinh viên. Với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, hoạt động đào tạo tự học tập nghiên cứu của sinh viên sẽ giúp sinh viên một mặt nắm vững những tri thức khoa học được học trong trường, mặt khác thông qua quá trình tự đào tạo, tự nghiên cứu sinh viên có được tư duy độc lập sáng tạo linh động, nhạy bén trong tiếp nhận tri thức mới, có năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào xem xét đánh giá thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Tự học tập nghiên cứu, tự giáo dục và đào tạo là một quá trình "tự thân vận động" đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực, sáng tạo và tự giác trong công việc rèn đức luyện tài.

Để nâng cao chất lượng tự học tập nghiên cứu của sinh viên đòi hỏi một mặt nhà trường phải giáo dục, quán triệt cho họ thấy rõ được vai trò, tác dụng của hoạt động tự học tự nghiên cứu ấy; xây dựng cho họ ý chí, nghị lực hình thành được động cơ ở bên trong, từ nội tâm thôi thúc; đặc biệt là phải hình thành ở họ những nhu cầu về tri thức, về khả năng tư duy sáng tạo. Mặt khác đòi hỏi chính bản thân sinh viên phải tự giác học tập nghiên cứu một cách tích cực nghiêm túc, có thái độ, động cơ, mục đích học tập đúng đắn rõ ràng và tham gia các phong trào, các cuộc vận động trong đó phong trào "học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" và chương trình " người sinh viên - nhà tri thức chuyên gia tương lai" có ý nghĩa quan trọng.

Như vậy, qúa trình phát triển ý thức chính trị và hoàn thiện nhân cách của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa việc giáo dục của nhà trường với sự phấn đấu nỗ lực tự học tập nghiên cứu vươn lên của sinh viên. Chỉ thông qua việc kết hợp đó mới có thể

75

hình thành được những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách sinh viên. Việc giáo dục đào tạo của nhà trường giúp sinh viên tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học còn việc phấn đấu nỗ lực tự học tập nghiên cứu vươn lên của sinh viên giúp sinh viên biến những tri thức được học, được tích luỹ ở trường thành tri thức của mình làm sâu sắc thêm lý luận tri thức khoa học, xử lý các tình huống linh động sáng tạo, vững vàng trong công tác chuyên môn và lập trường chính trị kiên định. Để đạt được điều đó thì điều quan trọng là nhà trường phải đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, tự giác học tập nghiên cứu khoa học nhất là phải đảm bảo đầy đủ tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình cho sinh viên học tập nghiên cứu, phát huy vai trò của thư viện, của phòng thí nghiệm, phòng hội thảo như đã nói trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là yêu cầu khách quan và trở lên cấp thiết của hoạt động giáo dục đào tạo của trường đại học. Bởi vì đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Bác Hồ từng nói "nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục" [43, tr.104]. Giảng viên là một trong hai yếu tố cơ bản, trung tâm của hoạt động dạy và học, có nhiệm vụ "dạy chữ", "dạy người", "dạy nghề". Phẩm chất và năng lực của giảng viên có tác động rất lớn đến quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học của sinh viên, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay: sự bùng nổ thông tin, nhiều sách báo, trong đó có cả sách báo chính

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hiện nay (Trang 72)