Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hiện nay (Trang 64)

mạng cho sinh viên

Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Để phát triển ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được tốt thì điều trước tiên cần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Mà giáo dục chính trị tư tưởng là qúa trình bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo của nhà trường để truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của sinh viên nhằm hình thành ở họ thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, niềm tin, lý tưởng cộng sản góp phần nâng cao ý thức chính trị của sinh viên. Như vậy, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng tức là nâng cao chất

61

lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Vấn đề này được Đảng Cộng sản Việt Nam tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: cải tiến việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [15, tr.110-111].

Để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, cần chú ý đến hai khía cạnh: nội dung và phương pháp giáo dục.

Về mặt nội dung giáo dục: chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống tri thức khoa học về thế giới và cải tạo thế giới, về sự nghiệp giải phóng triệt để con người khỏi áp bức bóc lột bất công, nó mang bản chất cách mạng và khoa học, nó là những di sản lý luận quý báu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Có thấm nhuần lý luận ấy, sinh viên mới xác định được lập trường giai cấp, có phương pháp luận khoa học để tiếp cận đánh giá các vấn đề chính trị xã hội cho phù hợp. Thiếu lập trường ấy, sinh viên dễ mất phương hướng trong tiếp cận thông tin, không đủ khả năng để phân biệt đúng sai, thật giả, nhất là các vấn đề chính trị xã hội phức tạp đang diễn ra hiện nay, dẫn tới không đủ sức đề kháng về chính trị sớm hay muộn dễ dẫn đến hoang mang dao động.

Nâng cao chất lượng nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta cho sinh viên không có nghĩa là làm sai lệch những nguyên lý, lý luận ấy, mà trình bầy các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hệ

62

thống nhất quán, tránh “cắt xén” hay “pha loãng” những nguyên lý, lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống “xuyên tạc” hoặc “tầm thường hoá” đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Việc nâng cao chất lượng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cần làm rõ và khẳng định những vấn đề sau:

Thứ nhất: Khẳng định “con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lưc lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ” [16, tr.21-22].

Thứ hai: Tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và cách mạng Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. Việc giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nội dung chủ yếu trong giáo dục chính trị tư tưởng, trong xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba: Khẳng định sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, những diễn biến phức tạp của thế giới trong những năm qua không đồng nhất với sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà ngược lại chính trong điều kiện

63

ấy chủ nghĩa Mác- Lênin lại càng thể hiện tính khoa học, tính đúng đắn, cách mạng của nó và nó có vai trò ngày càng tăng lên trong thời đại ngày nay.

Thứ tư: Khôi phục và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lên một trình độ mới. Khẳng định và làm rõ những nguyên lý cơ bản, những vấn đề có tính quy luật, những chân lý không thể phủ nhận; đồng thời bổ sung, phát triển những nguyên lý, những quan điểm không còn phù hợp với đặc điểm của hoàn cảnh kinh tế xã hội thời đại hiện nay nhằm làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn vận động, phát triển không ngừng, giữ vững vị trí vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị- tinh thần của nhân dân ta.

Thứ năm: Vạch trần bản chất phản khoa học, phản cách mạng trong những luận điệu của các thế lực thù địch phản động; của bọn cơ hội xét lại, ngụy biện, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, phủ định xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của loài người; khắc phục bệnh giáo điều chủ quan duy ý chí; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho sinh viên đảm bảo cho sự vững vàng về ý thức chính trị của họ.

Thứ sáu: Việc giáo dục chính trị tư tưởng phải gắn lý luận với thực tiễn, chỉ ra ý nghĩa thực tiễn của lý luận và những yêu cầu để vận dụng vào thực tiễn từng giai đoạn cụ thể.

Về phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng. Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là tổng hợp các hoạt động, hệ thống những biện pháp có hiệu quả nhất dựa trên đặc điểm của nội dung giáo dục, cũng như đối tượng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường thực hiện để truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta tác động vào ý thức chính trị của sinh viên một cách tốt nhất, có hệ thống sao cho đạt kết qủa cao.

64

Để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng phải sử dụng nhiều hình thức giáo dục, các hình thức giáo dục phải thường xuyên đổi mới cho phù hợp và tăng tính hấp dẫn đối với sinh viên. Các hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên bao gồm: Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị đầu khoá và cuối khoá tổ chức các đợt học Nghị quyết của Đảng, đường lối của Nhà nước, các loại hình hoạt động chính trị tư tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên, hoạt động của các câu lạc bộ như văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học trong sinh viên; các hình thức thông tin tuyên truyền, báo cáo thời sự, các đợt kỷ niệm ngày truyền thống của dân tộc, của địa phương, của ngành và của nhà trường. Để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tất cả mọi lực lượng làm công tác giáo dục, rèn luyện sinh viên trong trường đại học. Trong đó phải có những bộ phận nòng cốt, chịu trách nhiệm chính trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên từ khi vào trường tới khi ra trường. Lấy việc giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm nền tảng, lấy phong trào phấn đấu vươn lên để trở thành đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xuất sắc và vươn lên đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu và động lực phấn đấu. Cần sinh động hoá các môn học lý luận Mác- Lênin thông qua các hình thức đa dạng, phong phú, với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật.

Đối với những giảng viên giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, trước khi lên lớp phải chuẩn bị cho một bài giảng cụ thể về cơ bản đảm bảo những yếu tố sau:

Nắm vững chương trình kế hoạch giảng dạy của toàn môn học, từ đó phân bổ thời gian hợp lý cho từng bài. Trong mỗi bài lại phải xác định rõ đâu là nội dung cần phân tích kỹ.

65

Nội dung của mỗi bài trong giáo trình phải được nghiên cứu một cách tỉ mỉ đồng thời tham khảo các giáo trình và tài liệu khác để đối chiếu làm phong phú bài giảng.

Khi giảng dạy ở trên lớp điều cần thiết trước tiên là phải tạo được một môi trường không khí thân mật, dân chủ nhưng nghiêm túc, phải thực sự tự tin và nhiệt tình.

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần chú ý lắng nghe, quan sát sinh viên trong học tập, sinh hoạt và trong quan hệ với bạn bè nói chung, hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của sinh viên và thái độ của sinh viên với môn học để có những động viên và điều chỉnh kịp thời. Qua các bài học cần đặt ra những câu hỏi, những tình huống có liên quan đến môn học để sinh viên tìm tòi nghiên cứu; nếu cần thiết có thể dùng test để đo đạc trí tuệ, vốn kiến thức đã được trang bị và chuẩn đoán kết quả học tập của sinh viên; phát huy những thành tựu, rút kinh nghiệm để bài giảng sau được tốt hơn.

66

Giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy tính chủ động tích cực của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị và ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức riêng của mình. Tuy có sự khác biệt và không thay thế được cho nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều tác động đến đời sống con người, ý thức đạo đức có liên quan chặt chẽ với ý thức chính trị. chỉ có những ý thức và hành vi đạo đức cách mạng trong sáng, tiến bộ với những ý tưởng cao đẹp mới trở thành nhân tố tích cực góp phần phát triển ý thức chính trị. Ý thức và hành vi đạo đức cách mạng của sinh viên phụ thuộc vào việc giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. nhờ giáo dục và thông qua hoạt động giáo dục đạo đức sinh viên lĩnh hội những giá trị đạo đức của người cán bộ cách mạng, đạo đức của giai cấp công nhân và đạo đức nghề nghiệp mà sinh viên đang theo học, lĩnh hội các phạm trù khái niệm, các giá trị đạo đức một cách sâu sắc, từ đó phát huy được mặt mạnh, khắc phục những yếu kém, nhận thức được những giá trị đạo đức nào là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực với bản thân sinh viên và xã hội trong điều kiện đất nước đang mở cửa hội nhập thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Từ đó các hoạt động của họ sẽ phù hợp với yêu cầu của xã hội mới, làm cho họ có khả năng tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh hành vi của mình; giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp truyền thống của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa đạo đức nhân loại, phòng ngừa và chống lại những văn hoá phẩm đồi truỵ từ bên ngoài du nhập vào.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đào tạo và hình thành người lao động mới, đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai của xã hội; xây dựng cho sinh viên nhân cách người công dân, người lao động, người chủ kế tục sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của đất nước, của dân tộc. Nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên trong thời

67

kỳ đổi mới cũng đã chi rõ: "Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ thanh niên Việt Nam nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới" [13].

Để đạt yêu cầu trên, nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như : lòng yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tự hào dân tộc, sống lành mạnh trung thực. Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, thể hiện ở chỗ phải biết lựa chọn những giá trị đạo đức có tính tốt đẹp, bền vững được hình thành và qua thử thách hàng mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, góp phần làm lên sức mạnh trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để làm cơ sở cho sự hình thành phát triển các giá trị đạo đức khác. Giáo dục đạo đức truyền thống sẽ là cầu nối quan trọng để sinh viên hiểu được quá khứ, với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; khơi dậy trong họ lòng tin, niềm tự hào và ý thức bảo vệ những thành quả đạo đức tinh thần mà cha ông ta đã đạt được.

Tiếp theo với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là giáo dục đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa, đạo đức học Mác-Lênin, đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên phải hướng tới bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới. Thông qua đó mà nêu cao tính đảng trong đấu tranh với các quan điểm sai trái về chuẩn mực đạo đức với những lối sống buông thả, văn hoá phẩm đồi truỵ, phản giá trị đạo đức được du nhập từ bên ngoài vào.

Để giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên đạt kết quả tốt theo tôi cần phải:

68

Thứ nhất, căn cứ trên các đặc điểm tâm lý của sinh viên để áp dụng các phương pháp giáo dục và rèn luyện đạo đức phù hợp, kết hợp các loại hình giáo dục đạo đức sinh động, hình thành nhận thức chính trị, tư tưởng và lối sống cho sinh viên qua các hoạt động: tổ chức các hình thức sinh hoat đa dạng phù hợp với sinh viên như toạ đàm về lý tưởng và lối sống của tuổi trẻ hôm nay, thảo luận về mối quan hệ đạo đức và kinh tế thị trường; tổ chức cho sinh viên đi thực tế, tham gia các phong trào hoạt động mang tính chất văn hoá xã hội, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, đền ơn đáp nghĩa, phát động

Một phần của tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam hiện nay (Trang 64)