u59 337 4
BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHi MINH
PHAN NGUYEN VAN ANH d (t-
MUC SAN LONG CHI TRA CUA NGUOI DAN DOI VOI DICH VU CAP NUOC
TAI THANH PHO HO CHi MINH
TRUONG BA) HOC Md TP.HCM THU VIEN
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã sô chuyên ngành : 60 03 01 01
LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ VĂN CHƠN
TP Hồ Chí Minh, năm 2014
Trang 2“pe adem Sn a a a Sees co 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Mức sẵn lòng chỉ trả của người dân đôi với dịch vụ cung cấp nước tại Thành pho Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan răng toàn bộ hay những phân nhỏ của luận văn này chưa từng được công bô hoặc được sử dụng đê nhận băng câp ở những nơi khác
Không có sản phâm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
_ Luận văn này chưa bao giờ được nộp đề nhận bât kỳ băng
cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
TP.Hồ Chí Minh, năm 2014
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Lời cảm ơn sâu sắc nhât và chân thành dành cho giảng viên hướng dẫn của tôi, Tiên sĩ Lê Văn Chon Thay rat tan tâm, hướng dẫn tận tình giúp tôi những ý tưởng, cách làm, sửa bài,
hoàn tât luận văn
Tôi cũng chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà và
các Thầy Cô giảng dạy khoa đào tạo Sau Đại học- trường Đại Học Mở TPHCM - những người đã giảng dạy, nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi để hồn thành luận văn này
Tôi cũng trân trọng cám ơn Ban Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn, Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần
Cấp Nước Bến Thành, các anh chị đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học và thực hiện luận văn
Ngoài ra, tôi hết lòng biết ơn sự yêu thương và tình cảm
cho gia đình tôi Họ đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi và thời
gian cho tôi để làm luận văn này
Một lân nữa, tôi xin gửi lời cam ơn sâu sắc
Trang 4
TÓM TẮT
Nước sạch là hàng hóa thiết yếu của con người, là sản phẩm đặc biệt quan trọng mà mọi người dân đều có quyền thụ hưởng Đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân là một trong những chỉ tiêu chính khi đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của một quốc gia hay khu vực Đề tài “Mức sức lòng chỉ trả của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định sẵn lòng trả của người dân được cung
cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là cơ sở để so sánh với khung giá nước hiện nay, đề xuất những lưu ý khi áp dụng lộ
trình tăng giá nước, mức độ phù hợp với tình hình kinh tế, mức sống của người dân thành phố, đảm bảo bù đắp chỉ phí đầu tư
dịch vụ câp nước
Kết quả nghiên cứu khẳng định các yếu tố ảnh hưởng tích
cực cũng như tiêu cực đối với mức sẵn lòng trả của người dân khi được cung cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu thể hiện sự tác động tích cực, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa yếu tố giới tính chủ hộ, thu nhập của hộ gia đình, quy mô hộ gia đình,
khu vực sinh sống, trình độ học vấn với mức sẵn lòng trả dịch vụ
cấp nước Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, nguồn nước hộ gia đình sử dụng có tác động tiêu cực với mức sẵn lòng trả dịch vụ cấp nước Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy chưa tìm được mối quan hệ, có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của chủ hộ và mức sẵn lòng trả dịch vụ cập cấp nước
Trang 5MỤC LỤC 09)09.)659 907 ,ÔỎ i 09) 090 .,ÔỎ ii 0/9) 0v.0N Ỏ iii 09/9092 úA Vv DANH MUC HINH VA DO THI ovesesssssssscssssssssscsscsscsesseescsscsecsessecsccucsuesessesssenceuceeeeseass ix IM.9))581/(9/08:7.9)/€9:))29gŨỖŨỖỒẮẦẮ X IM.958)/00/94I50V.00 3 .ÔỎ xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÓNG QUAN NGHIÊN CỨU < 5 so s sssssssesesesexsesese 1 In Dán i0 1 800200 8N nh 3 1.3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - =5 + 9 0 0 nọ no HE 00481178 3 6000632: 0n 4 1.5 Pham vi nghién CUU 0.0 4
1.6 Phương pháp nghiÊn CỨU - k + sọ K0 0 0 006071108 4
1.7 Đóng POP Cla NGHIEN CU 4 1.8 Kết cấu luận văn nghiên CUru .cscecscssesessesessesesscsesscsesssesseseeseseesesecsecsssessesesseeneeeenss 5
CHƯƠNG 2
©90.950 0020 .).) 6
Trang 62.1 Đâu tư trực tiẾỆp nước ngOài «kg t0 90110 0110011 1001004 6 2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài . + ccsccc+csrtekerereerrrereeseee 6 2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài -cs-cssvcrecsrrrrsrerrereeerkee 7 2.1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tẾ 7 2.2 Tang trong kin g Sẽ 8
2.2.1 Khai niém tang trudng kimh té cccessessesesscsssesseescsecseceeesecseescsecaeeneeneenensees 8
2.2.2 Nguồn gốc ting truOng kinh t6 eeccecsssssesessecseeseeseeseesecsecscenceneeseeneeatensente 9 2.2.3 Các phương pháp xác định tăng trưởng kinh T7 10 2.2.4 Một số mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tẾ - II 2.3 Nghiên cứu thực nghiệm tTƯỚC - - - cv TT 0111311111701 13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -s s°©-sscssetesserseertstetsssrksrrssssrssee 24
3.1 Tổng quan mô hình nghiên cứu 5s 5++++++++*E+kerx+kerketerkekrketxrkersrrrree 24
ke 10 0o 00 8n 25 EU: 00n G 25 3.2.2 Biến độc lập ¿-7-5+S7+ tt E1811211121711171171171117111111 1xx 26
ceŸcr na 27
3.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài + + cv crersterkereerrrrrrrerrrkersekrrrrre 27 3.3.2 Đầu tư trong nước — Ắ 27 3.3.3 Chi tiêu chính pHỦ - - << << vn ng 00804100110" 28
Trang 73.3.5 Tăng trưởng dân ¬Ắ .11 — Ả 28 3.3.6 Độ mở cửa thương TmậạI - - - + kh HH HH 0110110 110 1101 kg ve 29 3.3.7 Lam phat 29 3.4 Dữ liệu và phạm vi nghiÊn CỨU s- si n Hnnng Hh nngư nHưn 29 kh 6200 na Ả 29 3.4.2 Dữ liệu nghiÊn CỨU «Ăn TH 00100 80700 30 SG 6n ©ái 20 nh 30 3.5 Phương pháp nghiên CỨU G HT TH kh nọ n0 000700 30 CHƯƠNG 4
KET QUÁ NGHIÊN CPU .- 2£ s<+esE2keseorx.tEEAetorrteorsrrorrrrrrsrrrrsree 32
4.1 Thống kê mô tả và phân tích -. - ¿5-2 SxS<se‡kExEExExEEeExEEkEEErrrkrrkrrkrrerkre 32 4 000 34 N3 r9 0‹ 1910610 36 4.4 Thảo nh ¡8706100171577 38 4.4.1 Đầu tư trực tiẾp nước ngoài . -sss+cx+thnề n0 38 TU? on go 6a nn 39 Non on gan ẽS ÔÔÔÔÔÔÔÔ,ÔỎÔỎ 39 4.4.4 Lực lượng lao ộng -‹ «cv HH ng H1 H01 180111 11kg 39
4.4.5 Tăng trưởng đân SỐ ¿- + ©7+22+ SE k1 39
4.4.6 Độ mở cửa thương rmại «+ k9 9 ti ng HH ng H011 kg 40
“Uy ỄẲ o0 na 40
Trang 9DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỎ THỊ
Hình 1.1 Tăng trưởng kinh tế 7 nước Đông Nam Á trong vòng 5 năm qua 1
Hình 3.1 Khung tiếp cận nghiên cứu 5-55 55+25++rexetsrtsrkererrkrrrrrreee 25
Trang 10Bảng 2.1 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5
DANH MUC BANG BIEU
Bảng tổng hợp các đối tượng trong nghiên cứu thực nghiệm trước 20
Bảng thống kê mô tả các biến quan sát ốc 32
Bảng ma trận tương quan giữa các biẾn + se eckkerkererrrrerrrrrcree 33 Bảng kiểm định phương sai không đổi và tự tương quan của sai SỐ 34 Bảng kiểm định F-Limer 52s S+2tEextersrkerterrkrrsrkerkerrreee 35
Bảng kết quả mô hình hồi quy FEM (Fixed Effects Model) 36
Trang 11DANH MỤC TỪ VIET TAT
CPI - : Consumer price index
WTP : Willingness To Pay- mire san long chi tra
WTA : Willingness To Accept- mirc san long nhan
WB : World Bank- Ngân hàng Thế giới
ADB : Asian Development Bank- Ngân hàng phát triển Châu Á
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12; CHUONG 1
GIOI THIEU TONG QUAN DE TAI NGHIEN CUU
Chương I- Mở đâu, luận văn trình bày vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; xác định đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, đưa ra cái nhìn cơ
bản luận văn tác giả muôn nghiên cứu, và kết cấu luận văn nghiên cứu
11 LÝDO NGHIÊN CỨU
Nước sạch là hàng hóa thiết yếu của con người, là sản phâm đặc biệt quan trọng mà mọi người dân đều có quyền thụ hưởng Trong Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (MDG§) hướng đến tăng tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch là một trong các chỉ tiêu quan trọng mà các quốc gia cam kết thực hiện (United Nations 2005,
ADB 2005) Đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân là một trong
những chỉ tiêu chính khi đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của một quốc gia hay mot khu vực, và cũng là chỉ tiêu để các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) đánh giá trước khi thực hiện tài trợ, cho vay các dự án cấp nước (ADB,
2002)
Ở đa số các quốc gia, kinh doanh nước sạch trở thành kinh doanh độc quyền tự
nhiên, dơ nước sạch được phân phối với sản lượng nước qua hệ thống ống cấp nước
rộng lớn, nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ này
thì mỗi doanh nghiệp phải tự đầu tư khoản chỉ phí cố định để xây dựng mạng lưới cấp nước, do vậy tông chỉ phí bình quân của nước sạch sẽ thấp nhất nếu chỉ có một doanh
nghiệp duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường (Mankiw, 2003)
Sản phẩm nước sạch là sản phẩm thiệt yêu của con người, được xử lý từ nguồn tài nguyên nước khan hiệm, phân phôi ngay cho người tiêu dùng, không qua giai đoạn tích trữ, tôn kho; người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trước và trả tiền sau, tất cả người
Trang 13nước được kiểm soát và định giá bởi chính phủ, càng nhiều người sử dụng nước sạch _ thì Nhà nước thường có xu hướng định giá nước sạch cao hơn hơn nhằm mục đích bù đắp chi phí đầu tư hệ thống ống cấp nước, bù đắp việc cung cấp nước đến với những hộ
nghèo, xa mạng lưới cấp nước và mục đích khuyến khích tiết kiệm nước sạch
(H.Gunatilake và M Tachiiri, 2012) Giá nước tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay do Bộ Tài
Chính (Bộ Tài Chính, 2009) và Ủy Ban Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh (UBND TPHCM,
2009) định giá
Việc định giá nước do Chính phủ đê ra, giá nước sạch dù có tăng nhưng người dan van trả tiên khi sử dụng vì đây là sản phâm thiệt yêu Tuy nhiên với cùng chât lượng dịch vụ câp nước, người dân vẫn mong muôn Nhà nước cung câp giá nước sạch bình quân thấp
Với những lý do nêu trên và bản thân tôi hiện đang công tác tại Công Ty Cổ
Phần Cấp Nước Bến Thành thuộc Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn, tôi mong muốn
nghiên cứu đề tài “Mức sức lòng chỉ trả của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định tương đối mức giá người dân được cung
cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh sẵn lòng chỉ trả Đây là yếu tố để so sánh với
khung giá nước hiện nay, lộ trình tăng giá nước, mức độ phù hợp với tình hình kinh tế,
mức sống của người đân thành phố, đảm bảo bù đắp chi phí đầu tư dịch vụ cấp nước 12 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài cần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên:
1 Xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chỉ trả cho dịch vụ cấp nước từ Công ty cấp nước của người dân thành phố Hồ Chí Minh Tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng sự sẵn lòng chỉ trả tiền nước, xác định mức giá mà người dân thành phố Hồ Chí Minh có thể sẵn lòng chỉ trả
2 So sánh giữa mức giá nước hiện tại mà người dân các quận thành phô Hồ Chí
Trang 1413 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này là:
1 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chỉ trả của người dân cho dịch vụ cung cấp nước từ Công ty cấp nước cung cấp tại thành phố Hồ Chí Minh?
2 Mức giá nước sạch mà hiện nay cao hơn hay thấp hơn mức sẵn lòng chỉ trả
của người dân thành phố?
1.4 PHẠM VINGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu các hộ gia đình thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh đang được cung cấp nước dùng cho mục đích sinh hoạt và cả những hộ chưa được cấp nước từ Công ty cấp nước, không nghiên cứu việc đùng nước cho mục đích kinh doanh
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: các hộ dân thường trú địa bàn Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân,
Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chỉ do Tổng công ty Cấp Nước
Sài Gòn cung cấp nước
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các biến định tính, định lượng
Đề tài dùng phần mềm Excel, Statal1 để phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy bội |
- Thống kê mô tả: Tóm tắt các dữ liệu của các hộ gia đình khi sẵn lòng chỉ trả
Trang 15- Phân tích hồi quy bội: Nghiên cứu sự sẵn lòng chỉ trả (W TP) của người dân khi
được cung cấp nước sạch phụ thuộc như thế nào đến các yếu tố khác Mô hình hồi quy
bội được lập để xem xét tác động của các biến độc lập (hay các yếu tố) tác động đến biến phụ thuộc là mức giá sẵn lòng trả của người đân Tp Hồ Chí Minh đối với dịch vụ
cấp nước sạch
- Kiểm định giả thuyết;
- Kết quả, đề xuất giải pháp
16 DONG GOP CUA NGHIEN CUU
Nghiên cứu đưa ra những yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng trả của người dân đối dịch vụ cấp nước sạch tại thành phố Hồ Chí Minh Thông qua đó so sánh mức sẵn lòng trả giá nước sạch của người dân với khung giá nước sạch hiện nay, đề xuất lưu ý khi
định giá nước phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội, mức sống người dân thành phố Hồ
Chí Minh Tuyên truyền nhận thức về nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước
17 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu có 06 chương:
Chương 1: Giới thiệu, nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, tổng quan phạm vi nghiên cứu, đữ liệu nghiên cứu, đóng góp của nghiên
cứu, kết cầu luận văn;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chỉ trả, các mô hình nghiên cứu
trước;
Chương 3: Giới thiệu sơ lược tình hình cung cấp nước sạch của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn đối với dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Hồ Chí Minh;
Chương 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn gồm chỉ tiết phạm vi
Trang 16Chương 5: Phan tích chi tiết mô hình nghiên cứu, kiểm định mô hình nghiên cứu, đưa ra kết quả nghiên cứu;
Trang 17CHƯƠNG 2
CO SO LY THUYET VA CAC NGHIEN CUU LIEN QUAN
Chương 2- Tác giả trình bày tổng quan các khái niệm của đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả trình bày co sở lý thuyết sẽ được áp dụng trong nghiêu cứu, đưa ra một số
nghiên cứu trước có liên quan đề tài và từ đó hình thành mô hình và phương pháp nghiên cứu
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Mức sẵn lòng chỉ trả
Theo Turner, Pearce và Bateman (1995), mức đo lường ý thích của một cá nhân
về một mặt hàng trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lòng trả (mức sẵn lòng
chi tra - WTP) của họ đối với mặt hàng đó
Theo N Gregory Mankiw (2003), số tiền tối đa mà mỗi người mua sẵn sàng trả cho một hàng hóa được gọi là mức sẵn lòng chỉ trả (WTP) và nó cho biết người mua
đánh giá giá trị hàng hóa đó là bao nhiêu
2.1.2 Dịch vụ cấp nước sạch
Theo Lê Huy Bá và cộng sự (2002), “nước sạch là nước không có mảu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người sử dụng, không có chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức
khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu đài"
Nước trên địa cầu phong phú nhưng nước có thể xử lý thành nước sạch chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng nước trên địa cầu Ngày nay việc phát triển đô thị và công nghiệp hóa nhanh, nước có thể xử lý thành nước sạch được xem là nguồn tài
Trang 18Nghị định của Chính Phủ (2007) về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch có
ghi rõ:
- Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tô chức trong lĩnh vực bán
buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch
- Nước sạch là nước đã qua xử lý, có chât lượng bảo đảm và đáp ứng yêu câu của người sử dụng
- Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh của
con người) phải đảm bảo theo các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định
- Chất lượng nước sạch sử dụng chung cho mục đích sinh hoạt và các mục đích
khác phải bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật của nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt
Sản phẩm nước sạch được xử lý từ nguồn tài nguyên nước khan hiểm, phân phối ngay cho người tiêu dùng, không qua giai đoạn tích trữ, tồn kho; người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trước và trả tiền sau, tất cả người đân đều có nhu cầu tiếp cận nguồn nước sạch Giá bán nước sạch cho người sử dụng nước được kiểm soát và định giá bởi chính phủ, càng nhiều người sử dụng nước sạch thì Nhà nước thường có xu hướng định giá nước sạch cao hơn hơn nhằm mục đích bù đắp chỉ phí đầu tư hệ thống ống cấp nước, bù đắp việc cung cấp nước đến với những hộ nghèo, xa mạng lưới cấp nước và
mục đích khuyến khích tiết kiệm nước sạch (H.Gunatilake và M Tachiiri, 2012)
22 COSOLY THUYET
2.2.1 Yéu t6 nao quyét dinh Iwong cau va ham cầu
Theo Mankiw (2003), yếu tố quyết định lượng cầu về một hàng hóa nào đó, tức lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua:
Trang 19- Thu nhập: là yếu tố quan trọng xác định cầu Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp khả năng mua của người tiêu dùng Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào từng loại hàng hóa
cụ thê và mức độ thay đôi của câu sẽ khác nhau;
- Giá các hàng hóa liên quan: cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc giá bản thân hàng hóa, mà còn phụ thuộc giá hàng hóa liên quan (hàng hóa bổ sung- hàng hóa thay thé);
- Thị hiểu: có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích
hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ;
- Kỳ vọng: cầu đối với hàng hóa sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng (mong đợi)
của người tiêu dùng Các kỳ vọng cũng có thê về thu nhập, thị hiếu, số lượng người
tiêu dùng đều tác động đên câu hàng hóa;
- SO người mua: Ở môi mức giá, lượng câu đôi với hàng hóa nhiêu người mua sẽ lớn hơn nhiêu so với nơi ít người mua
Như vậy, nghiên cứu xong các yêu tô xác định câu, có thê tóm tắt hàm câu như sau: Qxr”= f(P¿„ Yø Pz„„ Ñ, T, E)
Với:
Qxr”: Lượng cầu hàng hóa X trong thời gian t Py: Giá hàng hóa X trong thời gian t
Yy¿ — Thu nhập người tiêu dùng trong thời gian † Đụ: Giá hàng hóa liên quan trong thời gian t
N: Số người tiêu dùng Thị hiếu người tiêu dùng
Trang 20Trong đó, yếu tố giá cả không làm dịch chuyên đường cầu; ngược lại khi có sự thay đổi trong các yếu tố thu nhập, giá các hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, số
người mua thì lượng cầu thay đổi tại mọi mức giá, điều này được biểu thị bằng sự dịch
chuyển của đường cầu
Hinh 2.1: Sự dịch chuyển của đường cầu Giá hàng hóa Sự gia tăng cau Sự giảm sút câu Đường cầu `N Đường cầu Đường cầu Da D> Dị Lượng hàng hóa Nguồn: Mankiw (2003)
Liên kết với đề tài luận văn nghiên cứu, hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến
lượng cầu, từ đó xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nước sạch, ảnh
hưởng đến sự chỉ trả cho việc sử dụng nước sạch
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo Pindyck và Rubinfeld (1999), tiêu dùng là hành vi quan trọng của con người, là hành động nhằm thỏa mãn nguyện vọng, nhu cầu mua sắm, hay sử dụng hàng
hóa, dịch vụ nào đó Giả sử khi hài lòng về một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng sẽ
sẵn sàng trả giá cao cho nó và ngược lại Do đó có quan hệ thuận chiều giữa sở thích và sự sẵn lòng trả đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó
Lý thuyết loi ich : Pindyck va Rubinfeld (1999) cho rang loi ích (U) được hiểu
Trang 21đổi của tông lợi ích (TU) do tiêu đùng thêm một đơn vị hàng hóa đó, hay nói cách khác
nd phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hóa đó mang
lai
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần : Theo Pindyck và Rubinfeld (1999), loi ich cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm đi khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn
hàng hóa đó trong thời kỳ nhất định
Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và đường cầu : Theo Pindyck và Rubinfeld (1999), lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để có nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sẵn sàng trả cho nó cũng giảm Ta thấy có thể dùng giá để đo lường lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa ; hay nó thê hiện đăng sau đường câu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dân
2.2.3 Đường cầu phản ánh sự sẵn lòng chỉ trả của người mua
Theo Mankiw (2003), đường cầu phản ánh sự sẵn lòng chỉ trả của người mua nên ta cũng có thể sử dụng nó để tính thặng dư của người tiêu dùng Thặng dư của người tiêu dùng tức là số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa trừ đi
số tiền mà họ thực sự trả
Phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá cả phản ánh thặng dư của người tiêu đùng trong một thị trường Nguyên nhân là độ cao của đường cầu phản ánh giá trị mà người mua gán cho hàng hóa, giống như khi tính bằng sự sẵn sàng thanh toán cho
nó
Trang 22Hình 2.2: Đường cầu phản ánh mức sẵn lòng chỉ trả của người mua Giá A Thang du của người tiêu dùng Pi ⁄ C B
Neuén: Mankiw (2003) © Q - Lượng
Liên kết voi dé tai, ta can tim hiéu mirc WTP ma người dân thỏa mãn, hay đó là phần lợi, phần thặng dư mà người dân có được Hiêu được môi liên hệ giữa mức sẵn long chi tra va thing dư của người tiêu dùng để giúp nhà hoạch định chính sách tôn
trọng sở thích của người mua
2.2.4 Hệ sô co giãn giá của cầu và các yêu tô quyêt định nó
Hệ sô co giãn giá của cầu phản ứng mức độ phản ứng của câu trước sự thay đôi của giá Do nhu câu vê một hàng hóa bât kỳ phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng nên hệ số co giãn giá của câu phụ thuộc nhiêu vào yêu tô kinh tê, xã hội và tâm lý- những yêu tô tạo ra nguyện vọng cá nhân Mankiw (2003) nêu ra một vài nguyên tắc chung về các yêu tô quyết định hệ sô co giãn giá của câu:
- Hàng thiết yêu và hàng xa xỉ: hàng thiết yêu thường có câu không co giãn với giá cả, hàng xa xỉ lại có câu co giãn
Trang 23- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế gần gũi: những hàng hóa có hàng thay thế gần gũi thuờng có cầu co giãn mạnh hơn vì người mua dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang hàng hóa khác
- Xác định phạm vi thị trường: những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co giãn mạnh hơn hơn so với thị trường có phạm vi rộng, vì người ta có thé dé dang tim kiếm sản phẩm gần gũi cho những hàng hóa có phạm vi hẹp
- Giới hạn thời gian: hàng hóa thường có câu co giãn hơn trong thời gian dài hơn
Liên kết với đề tài nghiên cứu, sản phẩm nước sạch là mặt hàng thiệt yếu, vẫn có sản phẩm thay thế gần gũi là việc dùng nước ngâm Qua đó, khăng định thêm các yêu
tố ảnh hưởng việc chỉ trả cho dịch vụ cấp nước sạch
2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM PHI THỊ TRƯỜNG
Theo Tuner, Pearce va Bateman (1995), trên thị trường, mỗi cá nhân đều có - những thông tin khá rõ ràng để dùng làm cơ sở cho sự đánh giá và chọn lựa của họ Sản phẩm có khuynh hướng khả kiến, các đặc tính của nó nói chung được nhận biết, và đều có giá thị trường Nhưng hàng hóa, dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường và khó xác định rõ giá trị đích thực và tâm quan trọng của chúng
Trong đời sống thực tế, các cá nhân tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách
phải có những quyết định lựa chọn, và điều quan trọng là phải biết lựa chọn giữa cái gì đổi lấy cái gì Để thực hiện việc so sánh với các hàng hóa và dịch vụ không có giá, chúng ta cần quy ra một trị giá Trên thị trường, các cá nhân tiến hành chọn lựa bằng các so sánh WTP của họ với giá cả hàng hóa
Trong hội nghị lãnh đạo cấp cao tại New York do Ngân hàng Thể Giới (WB) chủ trì và một cuộc nhóm họp khác dành cho những nhà quản lý các ngành công nghiệp tại Paris, do Cơ quan Giám sát nước Toàn Cau (Global Water Intelligence) tổ chức vào tháng 4/2010, Usha Rao-Morani - nha quản lý cao cấp thuộc Tập đoàn Tài
Trang 24chính Quốc tế (IFC) - nhận xét “Mước cân phải được định giá, dù bạn gọi đó là chỉ phí,
la giá cả, là sự bù đắp hay gì chăng nữa Tài nguyên nước không phải là vô hạn, mà những thứ không vô hạn thì cần phải được định giá"
Cung cấp nước sạch là hàng hóa, dịch vụ tải nguyên môi trường Có nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định giá trị tiền tệ các tài nguyên môi trường Có hai phương pháp căn bản: (1) phương pháp đánh giá hàng hóa thông qua đường cầu (cách của Marshall hoặc Hicks) và (2) phương pháp đánh giá hàng hóa không thông qua đường cầu:
2.3.1 Phương pháp đường cầu
Theo Turner, Pearce và Bateman (1995), phương pháp dùng đường cầu cuối cùng đo lường phúc lợi hay đo lường phúc lợi thặng dư giá trị tiêu dùng
Hình 2.3: Phương phắp đường cầu
Phương pháp đường cầu
Phương pháp phát biêu Phương pháp bộc lộ
ý thích ý thích
Phương báo đánh giá a —
ngẫu nhiên Phương pháp Phương pháp đánh
chỉ nhí du hành giá hưởng thu
bone đền bù ™ ` a
thu nhap (Hicks) Đường câu không
dén hit (Marshall)
Đo lường phúc lợi Do lường phúc lợi ` Thăng dư øiá trĩ tiêu dùng Neguon: Tuner, Pearce va Bateman (1995)
Trang 25Phương pháp dùng đường cầu đo lường thặng dư giá trị người tiêu dùng thông | qua nhiều phương pháp:
e Phuong phap danh gid ngdu nhién (Contingent Valuation Method- CVM) CVM bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường bằng cách hỏi thắng từng cá
nhân một cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường Mặc dù có nhiều biến tố của kỹ
thuật này, phương cách thường được áp dụng nhất là phỏng vấn các gia đình và hỏi
mức giá họ sẵn lòng trả của họ về việc bảo vệ môi trường
Ưu điểm của phương pháp CVM: phương pháp này rõ ràng, thực tế hơn, không
cần tham khảo giá thị trường
Nhược điểm của phương pháp CVM:
- Do là phông vấn trực tiếp nên đòi hỏi số lượng mẫu càng nhiều càng tốt, cách
đặt câu hỏi đôi lúc không được trả lời chính xác;
- Kê khai thấp hơn mức sẵn lòng trả: người được phỏng vẫn có xu hướng nói ít đi giá mà người ta thực sự trả để cô găng làm giảm bớt sô tien thực sự trả sau này;
- WTP va WTA (Willingness To Accept- mức san long nhan): trén ly thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra như thường lệ là “bạn sẵn lòng trả bao nhiêu
(WTP) dé có được tài sản môi trường?” hoặc là dưới dạng ít gặp hơn “bạn sẵn lòng nhận bao nhiên (WTA) để bồi thường cho việc từ bỏ nhận tài sản môi trường này?” Khi so sánh hai dạng câu hỏi trên, thường mức WTA luôn cao hơn WTP rất nhiều, khi trả lời các câu hỏi như vậy các cá nhân muốn nói lên điều mà họ muốn nó xảy ra hơn là
đánh giá thực;
- Thiên lệch một phần — toàn phần: các nhà phê bình phương pháp CVM lưu ý
nếu người ta lần đầu tiên được hỏi WTP của họ cho một phần tài sản môi trường và sau
đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ tài sản thì số tiền thường được phát biêu là như nhau
Lý do tông ngân sách của họ đã được xác lập phân bố chỉ tiêu;
Trang 26- Thiên lệch theo phương tiện: khi hỏi một câu hỏi về WTP, các nhà phân tích
phải xác định việc đóng góp theo con đường nào (phương tiện đóng góp) Một số người dù không thích đóng thuế nhưng sẵn lòng đóng thuế để bảo vệ môi trường, hơn là đóng góp qua một chương trình kêu gọi từ thiện, vì họ không có niềm tin vào những tô chức
từ thiện;
- Thiên lệch điểm khởi đầu: nhiều nghiên cứu ban đầu gợi ý cho người trả lời
bằng cách đề nghị một số tiền khởi đầu, sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền này dựa
theo người trả lời đồng ý hay từ chối số tiền đó Người ta nhận thấy sự lựa chọn mức
tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người trả lời;
e© Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method - TCM): là phương pháp
về sự lựa chọn ngầm, dùng ước lượng đường cầu đối với nơi vui chơi giải trí,
sau đó đánh giá giá tri, dùng ước lượng đường cầu đối với nơi vui chơi giải trí, sau đó đánh giá giá trị cảnh quan này;
e Phương pháp đánh giá hưởng thụ (Hedonic Pricing Method): phương pháp
này đánh giá các dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó trực tiếp ảnh
hưởng đến giá trị thị trường nào đó Ví dụ như giá trị bất động sản bị ảnh hưởng bởi môi trường như hệ thống nước, đất đai, không khí nơi đó; 2.3.2 Phương pháp đánh giá không qua đường cầu
15
Trang 27Hình 2.4: Phương pháp không qua đường cầu Phương pháp không qua đường cầu ' ' ’ ’
Phuong phap | Phuong Phuong phap Phuong đáp ứng theo pháp chỉ hành vị xoa pháp chi
liều lượng phí thay thé diệu phí cơ hội
a Không thể lập được đường cầu Không đo lường được phúc lợi thực tế
Nhưng có được nhiều thông tin hữu ích cho việc hoạch định chính sách Nguôn: Tuner, Pearce và Bateman (1995)
Theo Turner, Pearce va Bateman (1995), phương pháp không thông qua đường cầu không thể cung cấp những thông tin đánh giá và đo lường được phúc lợi thực,
nhưng là công cụ hữu ích để thâm định chỉ phí lợi ích các dự án, các chính sách hoặc
phương hướng hành động Phương pháp này thông qua các phương pháp sau:
e Phương pháp đáp ứng theo liều lượng: đòi hỏi các số liệu kết hợp các phản ứng sinh lý của con người, động thực vật đối với áp lực ô nhiễm Nếu có mức độ ô nhiễm nào đó làm thay đổi sản lượng thì thông thường sản lượng có thể được đánh giá bằng giá thị trường hoặc giá an;
e Phương pháp chỉ phí thay thế: xem xét các chỉ phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chỉ phí này để đo
lường lợi ích của việc phục hồi; |
e Phuong phap hanh vi xoa dịu: Theo Steinermann, Apgar, Brown (2005), phương pháp hành vi xoa dịu xem xét số tiền người ta sẽ chi dé tránh hậu quả của chất thải ô nhiễm, đồng thời giảm nhẹ một số tác động do những
Trang 28hậu quả đó mang lại mà người ta đang gánh chịu Các kết quả này thường
là giới hạn tối thiểu của sự sẵn lòng chỉ trả và nó đánh giá thấp lợi ích của
việc cắt giảm ô nhiễm;
e _ Phương pháp chỉ phí cơ hội: không có những nỗ lực trực tiếp để đánh giá lợi ích môi trường Thay vào đó người ta ước tính lợi ích những hoạt động làm suy thoái môi trường để xác định việc làm bị suy thoái đó có đáng làm không, dù đó là việc phát triển kinh tế;
Liên kết với đề tài nghiên cứu, dùng phương pháp CVM để áp dụng hỏi trực tiếp người dan gid sẵn lòng trả cho dịch vụ cung cấp nước sạch ở thành phố Hồ Chí Minh
Từ phương pháp CVM, áp dụng phương pháp định tính, định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy để mô tả các yếu tố ảnh hưởng
mức WTP dịch vụ nước sạch của người dân thành phố Hồ Chí Minh
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.4.1 Cuộc khảo sát mức săn lòng chỉ trả thêm cho việc cải thiện điêu kiện
cung cấp nước ở Taxiarchis, thuộc thành phố Halkidiki, Hi Lap
Theo Filippidis (2005), nghiên cứu này được tiến hành theo phương pháp CVM, khảo sát 217 mẫu, mục tiêu chính nghiên cứu này nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng chỉ trả thêm để cải thiện tình trạng cung cấp nước thông qua phân tích hồi quy logistic Những yếu tố đó là sự thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ cấp nước sạch, sự tin tưởng vào hệ thông quản lý nước sạch khi giá nước có tăng
2.4.2 Sự sẵn lòng chỉ trả về dự án cấp nước và lọc nước, trường hợp nghiên cứu ở
Sri Lanka
Theo Herath Gunatilake và cộng sự (2006), nghiên cứu này tiến hành theo phương pháp CVM đối với ngẫu nhiên 680 hộ có kết nối ống cấp nước và 1.138 hộ
chưa được kết nối ống cấp nước, nghiên cứu lợi ích nhận được khi các hộ dân có dịch
Trang 29WTP dự án cấp nước và lọc nước ở quốc gia này là mức chi tiêu hàng tháng hộ gia đình, chỉ phí đâu tư kết nôi ông câp nước, khu vực địa lý sinh sông, mức trợ cập, hộ gia đình có người đi làm, ý thức quan tâm sức khỏe
2.4.3 Định giá cung cấp nước sạch bằng phương pháp WTP ở quốc gia đang phát triển: trường hợp nghiên cứu ở Caleutta, An Dé:
Theo Shion Guha (2007), trường hợp nghiên cứu này ước tính mức WTP cua
người dân cho nước sạch tại Calcutta, Ấn Độ bằng cuộc khảo sát tiễn hành theo
phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) cho 240 hộ gia đình, được chia thành hai phần là những người khó khăn về kinh tế sống ở khu ô chuột, phần còn lại là những người có thu nhập thấp và trung bình sống ở những căn hộ Kết quả nghiên cứu hồi quy đa tuyến tính đưa ra năm biến khác nhau ảnh hưởng mức WTP đối với nước sạch: thu
nhập hộ gia đình, tuôi của người trả lời, số năm đi học, số trẻ em trong hộ, số thành
viên trong hộ
2.4.4 Mức sẵn lòng chỉ trả và giá nước đôi với cải thiện dịch vụ cầp nước sạch ở
Khulna, Bangladesh
Theo Herath Gunatilake va Masayuki Tachiiri (2012), nghiên cứu này diéu tra mire san long chi tra cho dịch vụ cấp nước tại Khulna, Bangladesh, dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM Nghiên cứu đưa ra cả mức sẵn lòng chỉ trả cho việc trả tiền nước hàng tháng và mức sẵn lòng chỉ trả cho việc đấu nối ống cấp nước cao hơn đối với những hộ gia đình giàu có hơn Những hộ nghèo hơn có vẻ không sẵn lòng chỉ trả việc đấu nối ống nước và chính sách chi phí đấu kết nối ống sẽ tăng lên để bù đắp cho
những hộ nghèo Cuộc khảo sát diễn ra 3000 hộ gia đình, các yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng chỉ trả dịch vụ cấp nước là chỉ phí đấu nối ống, chỉ tiêu hộ gia đình, chỉ tiêu hộ
gia đình các khoản điện nước, sử dụng ống cấp nước riêng, số năm đi học của chủ hộ,
sử dụng ông câp nước công cộng
2.4.5 Xác định mức sẵn lòng chỉ trả của người dân đôi với dich vu cap nước sạch
tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
Trang 30Nghiên cứu của Phan Đình Hùng (2011) sử dụng phương pháp CVM khảo sát -
172 mẫu để thu thập mức sẵn lòng chỉ trả của người dân đối với cấp nước sạch Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp Kết quả nghiên cứu đưa ra những mức sẵn lòng chỉ trả dịch vụ cấp nước sạch và những yếu tố ảnh hưởng như: giới tính, khu vực chủ hộ sinh sống,
nghề nghiệp chủ hộ, nhận thức môi trường, tuổi, trình độ, số người trong hộ, số người đi làm có thu nhập trong hộ, thu nhập, nguồn nước, lượng nước
Bảng 2.1: Bảng tông hợp các yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng chỉ trả địch vụ nước
sạch của các nghiên cứu trước
STT Tác giả nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng Tác động
01 | Filippidis (2005) - Thỏa mãn nhu cầu cấp nước +
- Tin tưởng hệ thống quản lý cấp +
nước
02 |Herath Gunatilake và | - Chi tiêu hàng tháng hộ gia đình +
cộng sự (2006) - Chưa đầu tư kết nối ống cấp nước +
- Khu vực địa lý sinh sống + - Mức trợ cấp +
- Ý thức quan tâm sức khỏe +
03 | Shion Guha (2007) - Thu nhập hộ gia đình +
- Số thành viên trong gia đình +
04 |Herath Gunatilake và | - Chi tiêu trong gia đình +
Masayuki Tachiri |_ Chị tiêu riêng cho việc sử dụng +
(2012) năng lượng (điện, gas )
Trang 31
STT | Tác giả nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng Tác động - Số năm di hoc + - Sử dụng nguồn nước công cộng tốt + 05 |Phan Đình Hùng | - Giới tính chủ hộ + (2011) - Tuổi chủ hộ - Nơi chủ hộ sống + - Trình độ học vẫn + - Nghề nghiệp +/- - Người trong hộ - - Người đi làm | + - Tổng thu nhập hàng tháng +
- Nguồn nước đang sử dụng + - Lượng nước sử dụng của hộ +
- Nhận thức môi trường +
Nguôn: Tổng hợp của tác giả
Tóm lại chương 2 trình bày các khái niệm của “Mức sẵn lòng chỉ trả dịch vụ cấp nước sạch”; vì sao nước sạch quan trọng; tóm tắt cơ sở lý thuyết về lượng cầu, đường cầu; trên cơ sở đó liên kết với đề tài nghiên cứu để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng sự sẵn lòng chỉ trả nước sạch Tiếp đến chương này tóm tắt phương pháp định giá nước
sạch, là sản phẩm phi thị trường, từ đó tìm áp dụng phương pháp CVM để áp dụng hỏi
trực tiếp người dân về sự sẵn lòng chỉ trả tiền nước Cuối cùng tác giả trình bày các nghiên cứu trước để tham khảo và làm cơ sở khẳng định những yếu tố ảnh hưởng sự săn lòng chi trả nước sạch trong đề tài nghiên cứu
Trang 32CHƯƠNG 3
GIOI THIEU TONG CONG TY CAP NUOC SAI GON, TONG QUAN TINH HÌNH CUNG CAP NUOC SACH TAI THANH PHO HO CHi MINH
Chuong 3- Tac gid trinh bay lich str hinh thanh T ống Công Ty Cấp Nước Sài Gòn, quy mô công ty hiện nay Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày những yếu tổ ảnh hưởng việc
cung cấp nước đôi với Công ty, từ đó có cải nhìn sơ bộ tình hình sử dụng nước sạch
của dân cư Thành phố Hô Chí Minh
3.1 TONG QUAN VE TONG CONG TY CAP NUOC SAI GON 3.1.1 Lịch sử hình thành Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn
Năm 1874, người Pháp xây đựng cơ sở cấp nước đầu tiên tại Sài Gòn Đến năm
1945, việc cung cấp nước chủ yếu từ nguồn nước ngầm cho khoảng 450.000 người với công suất nước 120.000 mỶ/ ngày
Năm 1959, Sài Gòn Thủy Cục được thành lập, cung cấp nước máy cho người
dân Sài Gòn và một số vùng lân cận Đến năm 1966, Nhà máy nước Thủ Đức hoạt
động, khai thác nước từ sông Đồng Nai với công suất nước ban đầu khoảng 450.000 m”/ ngày -
Năm 1975, Sài Gòn Thủy Cục đổi tên thành Công Ty Cấp Nước Thành Phố Hồ
Chí Minh, duy trì mức công suất 450.000- 480.000 m/ngày
Năm 2005, Công Ty Cấp Nước Thành Phố Hồ Chí Minh chuyển đổi thành Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn, từ 1.013.000 m”/ngày năm 2005 lên 1.436.000 m°/ngay
năm 2010, đến năm 2013, công suất nước cung cấp đạt đến 1.650.000 mỶ/ngày 3.1.2 Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn hiện nay
Đến nay, Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Saigon Water Corporation (SAWACO)- là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, trong
Trang 33đó ngành chính là sản xuất, cung cấp nước sạch và các sản phẩm, dịch vụ khác thuộc
ngành nước trong việc quy hoạch cấp nước địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM)
Các ngành nghề kinh doanh của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn:
- Quan lý, phát triên hệ thông câp nước và khai thác, sản xuất, cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu câu tiêu dùng, sản xuât — kinh doanh các sản phâm, dịch vụ
khác về ngành nước;
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, phụ tùng ngành nước;
- Sản xuất, kinh doanh các sản phâm câu kiện bê tông, ông nước bê tông dự ứng lực, ông nhựa lõi sợi thủy tỉnh phục vụ các công trình câp thoát nước và các công trình chuyên ngành giao thông công chánh;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ ngành cấp thoát nước;
- Tổ chức đào tạo các lĩnh vực ngành nước
- Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, thốt nước, cơng trình dân dụng
công nghiệp và các công trình xây dựng chuyên ngành giao thông công chánh;
- Khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thâm định thiết kế và giám sát thi công các công
trình cấp nước, thoát nước, dân dụng, công nghiệp;
- Thâu xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước, tái lập mặt đường các công trình cấp nước, thoát nước;
- Đầu tư tài chính
Tổng Công ty Cấp Nước Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con, bao gồm Khối văn phòng Tổng Công ty, 03 đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc, 04 Công ty TNHH Một thành viên do Tổng Công Ty đầu tư 100% vốn điều lệ, 08 Công ty cổ phần do Tổng Công Ty giữ cổ phần trên 50% vốn điều lệ
Trang 34Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty chia thành hai khối là sản
xuất và phân phối nước sạch:
- Đơn vị sản xuất nước sạch, đang vận hành để cung cấp nước:
* Nhà máy nước Thủ Đức: công suất sản xuất nước sạch trung bình 780.000m/ngày; * Nhà máy nước Tân Hiệp: công suất sản xuất nước sạch trung bình 300.000m”/ngày; * Nhà máy nước ngầm Tân Phú: công suất sản xuất nước sạch trung bình 80.000m”/ngày;
* Các trạm xử lý nước giếng của Công ty TNHH MTV Cấp Nước Trung An: công suất sản xuất nước sạch trung bình 15.000m/ngày;
* Nhà máy nước Bình An: công suất sản xuất nước sạch trung bình 100.000m>/ngay; * Nha may nước BOO nước Thủ Đức: công suất sản xuất nước sạch trung bình 300.000m”/ngày; * Nhà máy nước kênh Đông: công suất sản xuất nước sạch trung bình 400.000m/ngày;
* Dự kiến từ nay đến năm 2025 vận hành thêm Nhà máy nước Thủ Đức 3, Nhà máy nước Tân Hiệp (giai đoạn 2), Nhà máy nước Thủ Đức 4, Nhà máy nước Thủ Đức 5 với tông công suất sản xuất nước sạch trung bình thêm 1.400.000m?/ngay
- Đơn vị phân phối nước sạch: các công ty cô phần cấp nước quản lý theo địa giới hành chính, đặc điểm mạng lưới ống cấp nước:
* Khu vực Quận 1- Quận 3: Công ty Cổ Phần Cấp Nước Bến Thành cung cấp
nước;
Trang 35* Quận 5, 6, 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh: do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước
Chợ Lớn cung cấp nước;
* Quận Phú Nhuận, Bình Thạnh: do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định cung
cấp nước; :
* Quận 10, 11: do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Phú Hòa Tân cung cấp nước; * Quận 2, 9, Thủ Đức: do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Thủ Đức cung cấp nước;
* Quận 4, 7, huyện Nhà Bè: do Công 1y Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè cung cấp nước;
* Quận Tân Phú, Tân Bình: do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Tân Hòa cung cấp
nước;
* Quận Gò Vấp, 12, huyện Hóc Môn: do Công Ty TNHH MTV Cấp Nước
Trung An cung cấp nước;
* Huyện Cần Giờ: Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn quản lý, đang hoàn thiện
mạng lưới cấp nước;
* Huyện Củ Chi: Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn quản lý, đang hoàn thiện mạng lưới cấp nước
3.22 TINH HINH CUNG CAP NUOC SACH CUA TONG CONG TY CAP
NUOC SAI GON
3.2.1 Tình hình kinh tế- xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đối với nhu cầu sử dụng
nước
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đòi hỏi nhu cầu sử dụng nước sạch, cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung tăng trưởng cao so với cả nước, giai đoạn 2005-2007 bình quân đạt
13%/ năm, năm 2008-2009 tốc độ tăng trưởng chậm lại, đến năm 2010 GDP thành phố
tăng 11,19% so với năm 2009, giai đoạn 2010-2013 tốc độ tăng trung bình 22%
Trang 36Thành phô Hồ Chí Minh dự kiến nhủ cầu sử dụng nước tăng cao
trong tương
tai, cơ câu kinh té chuyển địch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Đến
năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19% - 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,74% - 0,78% Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của TPHCM giai đoạn 2005-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng 900000 800000 700000 600000 500000 Dịch vụ ;
Công nghiệp và Xây dựng
8 Nông lâm thủy sản 400000 300000 200000 100000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nguôn: Cục Thống Kê Thành phố Hỗ Chí Minh (2005-2013)
- Xu hướng tăng giảm thu nhập bình quân đầu người cũng ảnh hưởng chỉ tiêu của người dân Thành phố trong việc sử dụng nước sinh hoạt, không chỉ trực tiếp cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà chủ yếu còn chỉ dùng cho các tiện ích sinh hoạt như
giặt giũ, bôn tám, hồ bơi ;
Trang 37Hình 3.2: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người TPHCM năm 2006- 2012 Đơn vị tính: USD/năm 3500 3000 z2 2875 : 2500 —Z- 2000 1500 1000 500 0 v T 2006 2008 2010 2012 Nguôn: Tổng Cục Thống Kê (2006, 2008, 2010, 2012)
- Yếu tế dân số cũng tác động đến hoạt động cung cấp nước sạch của Tổng
Công Ty, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng Theo Cục Thống Kê
(2010), dân số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 ước hiện có 7.990,1 ngàn người,
tăng 2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5%
trong tổng dân số, tăng 2,7% so năm trước Hiện nay, theo số liệu tính tốn của Tổng
Cơng ty trung bình một người dân sử dụng 90 lít nước sạch/ngày, dự kiến nhu cầu 10 năm tiếp theo đạt đến khoảng 180 lít/ ngày và sau đó giảm dan, ôn định ở mức 120 lít/
ngày;
Trang 38Hình 3.3: Biểu đồ dân số TPHCM giai đoạn 2005-2013
Đơn vị tính: triệu người 9.000 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 —©—Dân số TPHCM Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2005-2013)
- Trình độ dân trí tăng thì yêu cầu và đòi hỏi của người dân về địch vụ cung cấp nước sạch cảng cao Theo Chương trình phát triển Liên HIệp Quốc (UNDP, 2010) xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta tăng từ hạng 121 lên hạng thứ
101/174, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh hồn thành cơng tác xóa mù chữ, phô cập
tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở (Cục Thống Kê TPHCM, 2010) Tập quán sử dụng nước giếng của các hộ dân giảm dần, có nhu cầu chuyển sang sử dụng nước máy cho sinh hoạt thiết yếu
- Xu thế hội nhập và nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ tại TPHCM,
đặc biệt với ngành cấp nước có cơ hội tiếp cận những nguồn tài trợ vốn của các tô chức
như WB, ADB Hiện nay, Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn đang thực hiện nhiều dự
án từ các tô chức này như: Dự án phân vùng tách mạng giảm thất thoát nước (WB), Dự án nâng cao năng lực phát triển (chính phủ Hà Lan), Dự án giảm thất thoát nước
(ADB)
Trang 393.2.2 Chất lượng nước sạch cung cấp từ Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn
- Chất lượng nước sông chính Đồng Nai: chất lượng nước sông Đồng Nai đến nay là nguồn nước thô có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt Tuy nhiên khu vực này trong vùng phát triển kinh tế, nhiều khu công nghiệp đang hoạt động và là khu vực ảnh hưởng thủy triều lên xuống: nên việc bảo vệ nguồn nước, giám sát chất lượng nước phải nghiêm ngặt và thường xuyên;
- Chất lượng sông Sài Gòn: là nguồn nước để cấp tưới cho nông nghiệp, cấp
nước dân dụng và công nghiệp ở TPHCM, tỉnh Bình Dương và một số khu vực Chế độ
vận hành của hồ chứa nước Dầu Tiếng có ảnh hưởng chất lượng nước sông Sài Gòn
Chất lượng nước sông này có pH thấp, độ mặn và độ đục vượt quá tiêu chuẩn và thay
đổi theo mùa cần xử lý;
- Chất lượng nước ngầm: Trừ nguồn nước ngầm của nhà máy nước ngầm Tân Phú có hàm lượng sắt, mangan tương đối cao, các cụm giếng lẻ do Tổng Công Ty quản lý đều có thể sử dụng Nước ngâm tại thành phố có độ pH và độ kiềm thấp, một vài giếng như Nguyễn Du, Tao Đàn, Lữ Gia nước ngầm có dấu hiệu nhiễm amoni, một số chỉ tiêu khác như đồng, chì, crom nằm trong giới hạn cho phép Nhìn chung, tới
thời điểm này thì nguồn nước ngầm trong TPHCM có thể xử lý thành nước sạch
3.2.3 Tình hình cung cấp nước sạch địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm
soát của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, cung cấp nước Ổn
định, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt và kinh tế (theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg
ngày 20/11/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050)
28
Trang 40Cùng với sự phat triển kinh tế - xã hội của Thành phố, hoạt động cung cấp nước sạch của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn có những bước chuyên biến tích cực, góp phần cải thiện đời sống người dân thông qua phát triển nguồn nước mới, phát triển
mạng lưới cấp nước
3.2.3.1 Công suẤt cung cấp nước
Công suất cấp nước được tăng dần qua từng năm, từ bình quân 1.013 ngàn mỶ/ngày năm 2005 tăng lên 1.436 ngàn m/ngày năm 2010, đến nay công suất cung cấp nước đạt đến 1650 ngàn mẺ/ngày thông qua việc tăng công suất cấp nước tại các nhà
máy nước như Thủ Đức, Tân Hiệp, Tân Phú
Hình 3.4 Công suất cấp nước Don vị tính: m”/ngày 1800000,0 1550000,0 1600000,0 1436000,0 1476500,0 1485500,0 1400000,0 + 1163800, 2130020 1200000,0 4 1013300,1060300.0 1000000,0 + a 800000,0 4 600000,0 + 400000,0 4 200000,0 4 1353800,0 ee 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2013của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn 3.2.3.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch địa bàn thành phố từ hệ thống cấp nước của
Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn không ngừng tăng trong những năm qua Để đạt kết
29