1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố duyên hải nam trung bộ

66 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Đầu Tư Tư Nhân Trong Nước Đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế Các Tỉnh, Thành Phố Duyên Hải Nam Trung Bộ
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC MO THANH PHO HO CHi MINH

x

CA

NGUYEN ANH TUAN

VAI TRO CUA DAU TU TU NHAN TRONG NUOC DOI VOI TANG TRUONG KINH TE CAC TiNH,

THANH PHO DUYEN HAI NAM TRUNG BO GIAI DOAN 2000-2011 TRƯỜNG ĐẠI Hột E TP.HUM THƯ VIỆN

LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC

Chuyén nganh : Kinh té hoc

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

Người hướng dẫn khoa học TS LÊ HÒ PHONG LINH

TP Hồ Chí Minh, năm 2014

,

Trang 2

TOM TAT

Tang trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam (2012), Việt Nam đã rất

thành công trong việc huy động một lượng vốn đầu tư lớn để hỗ trợ quá

trình tăng trưởng nhanh của đất nước Việc đạt được những thành tích ấn tượng về huy động vốn đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và ngoài nước, đầu tư tư nhân và đầu tư công) là yếu tố quan trọng gớp phần vào thành công phát triển kinh tế của Việt Nam |

- Với mục tiêu làm rõ vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai

đoạn 2000-2011 Đề tài đã sử dụng mô hình tăng trưởng Tân cổ điển dựa

trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng cùng với các biến số kinh tế có

tác động đến tăng trưởng GDP như: đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư

công, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lực lượng lao động, độ mở thương mại, chỉ tiêu công và vốn nhân lực Nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel và

Stata để phân tích thống kê, hồi quy mô hình với 96 quan sát của 8 tỉnh

thành vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2000 — 2011, nguồn của Tổng cuc Thống kê và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, được sử

dụng nhằm đánh giá tác động của đầu tư tư nhân và các yếu tố liên quan

đến tăng trưởng

Nghiên cứu sử dụng mô hình các tác động có định (Fixed Effects

Model — FEM) dugc hiéu chinh bang “Robust erro” dé héi quy dit liệu Kết

quả ước lượng cho thấy, đa số các biến giải thích đều có ý nghĩa thống kê

và có tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011 Trong đó, đầu tư tư nhân trong nước có tác động tích

cực đến tăng trưởng GDP với hệ số ước lượng là 0,15 Như vậy, 1% tăng

Trang 3

trưởng GDP Điều này chứng tỏ, đầu tư tư nhân trong nước có đóng góp

tích cực vào tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các yếu tố khác như: đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lực.lượng lao động, tỷ trọng xuất khẩu trên

GDP đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh trong vùng, mỗi phần trăm tăng thêm của các yếu tô này đều làm tăng GDP Trong khi

đó, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và

vốn nhân lực chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho các tỉnh thành thuộc vùng

Duyên hải Ñam Trung Bộ

Vì vậy, trong phát triển kinh tế, các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung

Bộ cần có cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, mở rộng chính sách xã hội hóa đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các nguồn vốn tham gia đầu tư vào nền kinh tế địa phương Trong

đó, cần ưu tiên cho đầu tư tư nhân phát triển, vì đây là nguồn lực quan

trọng và đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của vùng

Trang 4

MUC LUC Trang TÓM TẮT ÔÔ i DANH MUC BANG ccssssssssssssssssssssssssssseees sae ¬ DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỎ THỊ — vi

DANH MUC TU VIET TAT vase 1 vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1< avi

LL Ly do nghién CU 1

1.2 Muc tiêu 614119801 000 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu eekeiiriiiiiirerererree seed

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU - «s «sưng 3

ái, nh ẽ 3

1.6 Kết cầu luận văn . -©-sce: —— Ơ 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TR UỚC 5

sac nh 31:I: 5

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tẾ cccccccccecccerterrrree tay 5 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh gia lăng trưởng kinh tỄ - cccccscccceeercee 5

2.1.3 Khai niém VE AGU U0 ccccccsecccseccssssteccecsssesesesesrssssesesrsccessvecsuscusseavsvenens 6 2.1.4 Đầu tư tur nhGn trong NUCC crcecceccecscsecsesessessssssssssesssestesseseeeeseseseesess 7

2.2 Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế qua các mô hình lý thuyết.8

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm TƯỚC .- - 5 <5 ng gyt 13 2.3.1 Các nghiÊH CỨUN HƯỚC H8OÒÌ - «- «5c < in HH ng net 13 2.3.3 Các nghiên cứu ÍTOH THƯỚC À0 nguy 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỬU -cceeeeesssseeeeee 23

3.1 Phương pháp nghiÊn CỨU «co ng mg 23

3.2 Mô hình nghiên cứu . -‹- 25

3.3 Mô tả và đo lường biến th ae eatrtregrtrcee 26

Trang 5

3.4, Dit 1i@u mghién COU cecccccesessssessesessescsescsesessesesessecesuesecteccssseeassesseseenees 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 Thực trạng kinh tế-xã hội các tỉnh Duyên hải Nam: Trung Bộ giai đoạn

2000-2011 Ì ch 100i 30

4.2 Mô tả thống kê các biến trong mô hình "` asses 36

4.3 Tương quan giữa các biến trong mô hình - -s- s+©2sccx+xxscxee 37

4.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến H110 11111 11889001 ve " 39

4.5 Kết quả hồi quy từ mơ hình nghiên cứu -. -5 c-s-c 4Ơ 4.5.1 Kết quả hồi quy của mô hình REM và FEM cec5s55S2 40

452 Lua chọn mô hình và các kiểm định HH 111 5 E191 kre 41

4.5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu ceeerrrrrrrrrrirrrrie 43 CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, -.es-ccceseesssesessee 46

5.1 Kết luận Hee kh TH Hà tre 46

S 4nà 2) TP Nn -4141.)}1Ă)54 ,Ỏ 48

5.3 Hạn chế của dé tai và hướng nghiên cứu tiếp theo "¬ sens 49 TÀI LIỆU TH/AIM KHẢ O se set SesSesEeerrstrsersrrsereerseetssrasressssre 51

PHU LUC weve weve SH 1016808038685 080 se 36

Phụ lục A Thống kê mô tả các biến tr tt t1 tt trinh —-

Phụ lục B Hệ số tương quan giữa các ĐiẾn 22 5-cnvcv Tn tgkevtseckee 56

Phụ lục C Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 56

Phụ lục D Kết quả ước lượng mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) .56

Phụ lục E Kết quả ước lượng mô hình các tác động cô định (FEM) 57

Phụ lục F Kết quả kiểm định Hausman s- - <1 rvceesre 57

Phụ lục G Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM 57

Phu luc H Két quả mô hình FEM được khắc phục bằng “Robust erro” 58 Phụ lục I Kết quả ước lượng mô hình FEM khi sử dụng thời gian nghiên cứu (t-1) 58

Trang 6

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu của nước ngoài về đầu tư tư nhân 17

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về đầu tư tư nhân 20

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu - 28

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 36

Bảng 4.2: Hệ số tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu 38

_ Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 39

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐÒ THỊ

Hình 2.1 Các yếu tổ tác động đến tăng trưởng kinh tế -. - 22

Hình 4.1: Tốc độ gia tăng GDP của vùng DHNTB Và Cả HƯỚC 31

Hình 4.2: Tốc độ tăng GDP của các tỉnh DHNTB - 32

Hình 4.3: Tỷ trọng vốn đầu tư/GDP của Ving DHNTB và cả nước key 32

Hình 4.4: Tỷ trọng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong tổng vốn đầu tư của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - - 33

_ Hình 4.5: Tổng giá trị xuất khâu hàng hóa so với GDP của vùng DHNTB34

Hình 4.6: Tốc độ gia tăng lao động của các tỉnh DHNTB 35

Trang 8

DANH MUC TU VIET TAT Bộ LĐ-TB-XH_ CD DHNTB DNNN DH

FDI (Foreign Direct Investment)

FEM (Fixed Effects Model)

GDP (Gross Domestic Product) GLS (Generalized Least Squares) GNI (Gross National income) HSSV | NNP

OLS (Ordinary Least Squares) - REM (Random Effects Model) TCTK THCN TTĐT VDR VND Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Cao đẳng

Duyên hải Nam Trung Bộ Doanh nghiệp nhà nước Đại học Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi Mơ hình các tác động cố định Tổng sản phẩm trong nước Phương pháp bình phương nhỏ nhất tông quát = -

Tổng sản lượng quốc gia

Học sinh sinh viên

Tổng sản phẩm quốc dân ròng

Phương pháp bình phương nhỏ nhất -

Mô hình các tác động ngẫu nhiên

Tổng cục Thống kê

Trung học chuyên nghiệp Công thông tin điện tử

Báo cáo Phát triển Kinh tế Việt Nam

Việt Nam đồng

Trang 9

CHUONG 1: GIOI THIEU

1.1 Lý do nghiên cứu

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

trở thành các tỉnh công nghiệp vào năm 2020 theo tỉnh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các tỉnh thành thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ cần nỗ lực rất lớn để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế Do đó, làm thé

nào để gia tăng hiệu quả đầu tư và đây nhanh tốc độ tăng trưởng là nhu cầu

cấp thiết đối với các tỉnh trong vùng

Trong thời gian qua, những ưu đãi khuyến khích đầu tư và môi

_ trường kinh tế năng động của các địa phương đã tạo ra những tiềm năng

hấp dẫn đối với các dòng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước lẫn khu vực tư

nhân, cả trong và ngoài nước Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên trục các đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và

đường biển; gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng

điểm miền Đông Nam bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á

ra biển nối với đường hàng hải quốc tế rất thuận lợi cho giao thương Nhờ

đó, giai đoạn 2000-2011, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 11%, cao hơn mức bình quân chung cả nước 7,1% Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư của vùng cũng liên tục tăng Năm

2010, tỷ lệ vốn đầu tư của vùng đạt 12,1% trên tổng vốn đầu tư cả nước và

tỷ lệ này tăng lên 14,6% vào năm 2012 (Tổng cục Thống kê, 2012)

Trong giai đoạn 2000-2011, tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh

tế (bao gồm: đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) trên tổng vốn đầu tư của vùng DHNTB có sự chuyền dịch theo hướng giảm dần đầu tư công và tăng dần tỷ trọng đầu tư tư nhân Năm

2000, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất là 58,5% trên tổng vốn đầu tư của vùng Năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân chiếm 50,5% trên tổng

vốn đầu tư của vùng, vượt qua đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành nguồn vốn đầu tư lớn nhất Qua đó cho thấy, đầu tư tư nhân trong

Trang 10

nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội ở các tỉnh

Duyên hải Nam Trung Bộ

Vậy, đầu tư tư nhân trong nước của các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung Bộ đóng góp như thế nào vào tăng trưởng kinh tế của vùng? Đây là

vẫn đề cần phân tích, nghiên cứu để có giải pháp thích hợp cho phát triển kinh tế của vùng

Từ thực tiễn đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “W4 frò của đầu tư tr nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011 » Hy vong

rang, dé tai sẽ là cơ sở để những người quan tâm hiểu hơn về vai trò của

đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế Đây cũng là tài liệu tham khảo

cho chính quyền địa phương các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trong viéc đề ra chính sách phát triển

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Phân tích vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, giai đoạn 2000-2011

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triển

kinh tế của vùng |

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Đầu tư tư nhân trong nước có vai trò như thế nào đối với sự phát

triển kinh tế của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ ? _

_~ Mức độ đóng góp của đầu tư tư nhân trong nước và các nhân tố

khác đổi với tăng trưởng kinh tế các địa phương vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ trong giai đoạn 2000-2011 ra sao?

Trang 11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm và vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung

Bộ, bao gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận Bên cạnh đó, mức đóng góp

của một số yếu tố khác đối với tăng trưởng cũng được xem xét "¬

Nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu được công bố bởi Tổng cục

Thống kê và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố

Duyên hải Nam Trung Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2000-2011

_1.5 Ý nghĩa đề tài

Đề tài nghiên cứu sẽ kiểm chứng vai trò của đầu tư tư nhân trong

nước và tác động của một số yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011

Nghiên cứu sẽ đóng góp vào những hiểu biết chung về vai trò của

đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế

Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích trong vẫn đề ban hành chính

sách đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân trong nước 1.6 Kết cau luận văn

Đề tài gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, câu hỏi

nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa đẻ tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương này

trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và đầu tư

Điểm qua các nghiên cứu trước có liên quan và đề xuất mô hình lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày mô hình nghiên

cứu, phương pháp nghiên cứu, mô tả phương thức thu thập số liệu và các

Trang 12

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quá nghiên cứu Chương này mô tả, phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu Phân tích kết quả hồi quy và các

nhận xét tương ứng |

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được và gợi ý một sô chính sách

Trang 13

CHUONG 2: CO SO LY THUYET VA CAC NGHIEN CỨU TRƯỚC

Chương này trình bày các khải niệm, co sé ly thuyét về đầu tu, vai trò của đâu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế Điểm qua -

các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan và đề xuất mô hình

nghiên cứu lý thuyét

2.1 Co sé ly thuyét

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Theo David Begg và ctg (2008), tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi thu nhập thực'tế hoặc sản lượng thực tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự

gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân (GNP); tổng sản phẩm quốc

nội (GDP) hay sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trong một thời kỳ nhất định

Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là tăng trưởng GDP thực té, nó phản ánh quy mô tăng lên hoặc giảm xuống của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hay thời kỳ này so với thời kỳ trước Tăng trưởng kính tế thê hiện ở quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Quy mô tăng

trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm xuống nhiều hay it, con tốc độ tăng

trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh Tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kỳ với nhau

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trướng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thường được xác định thông qua các chỉ tiêu sau

(Nguyễn Trọng Hoài, 2010):

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): được đo bằng tổng giá trị của tất

ca cac hang hoá và dịch vu cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tô sản

xuất trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định

Đóng góp của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua

Trang 14

GDP =C+1+G+NX (2.1)

Trong do: C 1a tiéu ding hé gia dinh, I là đầu tư, G là chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ, NX là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được

xuất khẩu sang các nước khác trừ giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nƯỚC ngoai

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): được đo lường bằng toàn bộ thu

nhập hay giá trị sản xuất mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người; GNP/người): chỉ tiêu

nay phan ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số

- Tốc độ tăng trưởng: để đo lường tốc độ tăng trưởng của GDP, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (ø;), phản ánh % thay

đổi của GDP năm sau so với năm trước

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được tính theo công thức: gy= X, 7X (2 2) x t-l Trong do: 8 là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu x X có thể là GDP thực, GNP thực, GDP thực tế bình quân đầu

người, hoặc GNP thực tế bình quân đầu người

2.1.3 Khái niệm về đầu tư: _

Theo Luật đầu tư 2005, “ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn băng các

loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt

động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

có liên quan”

Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở

hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất

Trang 15

Bach Nguyét va Tir Quang Phuong, 2007)

Mankiw (2007) dinh nghia tu ban qua hai khia canh: 'Thứ nhất, đó là khối lượng trang thiết bị và cấu trúc phục vụ cho quá trình sản xuất Thứ

hai, đó là quỹ để tài trợ cho quá trình tích luỹ các trang thiết bị và cấu trúc

đó Tương tự, Mankiw (2007, tr.559) định nghĩa các “khoản đầu tư là

những hàng hóa do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối

lượng tư bản (vốn) của họ” | |

Con theo Sachs va Larrain (1993) dau tu la phần sản lượng được tích

lũy nhằm gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế

_2.1.4 Đầu tư tư nhân trong nước:

Theo Đinh Phi Hỗ và ctg (2009), vốn sử dụng trong hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư được hình thành từ nguồn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Trong đó, vốn đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước, bao gồm: tiết kiệm từ ngân sách chính phủ, doanh

nghiệp và dân cư; vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Hoặc đầu tư tư nhân hay đầu tư ở khu vực kinh tế tư nhân là một khái niệm dùng để chỉ loại hình kinh tế tồn tại đựa trên cơ sở sở hữu tư

nhân về tư liệu sản xuất và vốn (Hồ Ánh, 2012)

Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) cho rằng, vốn đầu tư

bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài

Theo Châu Văn Thành (2009), đầu tư tư nhân gồm 2 phần: (¡) Vốn

đầu tư tư nhân và đân cư trong nước bao gồm: phần tiết kiệm của dân và phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã ; () Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI])

Vậy, khái niệm về đầu tư tư nhân trong nước được sử dụng trong

Trang 16

2.2 Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế qua các mô hình lý thuyết

Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế được thê hiện thông

qua các mô hình lý thuyết tăng trưởng sau:

Mô hình cỗ điển về tăng trưởng kinh tế

Đại diện tiêu biểu là hai nhà kinh tế học Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772-1823) Adam Smith cho rằng, muốn tăng trưởng kinh ' tế thì phải tăng đầu tư, đầu tư tăng là nhờ việc cắt giảm tiêu dùng Ông

được coi là người đầu tiên đưa ra mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa dựa -trên tiết kiệm và đầu tư Còn David Ricardo thi coi nông nghiệp là ngành

kinh tế quan trọng nhất (Trần Thọ Đạt, 2010)

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, các yếu tố cơ bản của tăng

trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn

Y=f(R,L,K) (2.3)

Trong đó: Ý là tăng trưởng kinh tế, R là đất đai, L là lao động

và K là vốn

Theo các nhà kinh tế học cổ điển, trong ba yếu tố trên thì đất đai là quan trọng nhất Chính đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng

Các nhà kinh tế học cổ điển đã phủ nhận vai trò của chính phủ trong

điều tiết cung — cầu của nền kinh tế Thậm chí, họ cho rằng: sự can thiệp

của nhà nước là lực cản của phát triển kinh tế (Trần Văn Chử, 2005)

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Karl Marx

Theo K Marx, các yếu tố của quá trình tái sản xuất là đất đai, lao

động, vốn và tiến bộ kỹ thuật (Trần Thọ Đạt, 2010) Trong đó, K Marx đặc

biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư

Trang 17

M6 hinh tăng trưởng kinh tế Tân cỗ điển

- Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow-Swan (hay gọi tắt là mô hình Solow, 1956) Nếu như mô

hình Harrod-Domar nguyên bản chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông

qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tế lao động và tiễn bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng Mô

hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ đều có ảnh hưởng đến mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian (Trần Thọ Đạt, 2010)

Hàm tổng sản xuất của một nên kinh te ket hop vốn, lao động và tiên bộ công nghệ dé tạo ra sản lượng có đạng:

Y@) = F[K@, L@), A@] (2.4)

Trong đó: t biểu thị thời gian; Y là sản lượng; K là mức vốn; L là số lao động; A: tiến bộ công nghệ hay hiệu quả của lao động Mô hình bỏ qua

yếu tố đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác

Theo mô hình này, tỷ lệ tiết kiệm lẫn tỷ lệ đầu tư đều có mối tương

quan dương với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (hay sản lượng

bình quân lao động) Ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm tăng lên thì sự gia tăng GDP bình quân đầu người chỉ là hiện tượng tạm thời, diễn ra trong quá

trình nền kinh tế chuyển từ trạng thai én định này sang trạng thái ổn định

khác Vì vậy mô hình cho răng, chính sách của nhà nước không có tác động øì tới tăng trưởng dài hạn nếu như chúng không tạo ra tiền bộ công nghệ Mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes

Keynes cho rằng, đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm và tăng trưởng kinh tế Tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập

làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới và tạo ra tăng

trưởng (Phan Huy Đường, 2011)

Trang 18

gia ting sé lam tang thu nhập, từ đó sẽ làm tăng tiêu dùng Nhưng do

khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so VỚI tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn Điều này làm cho tiêu dùng |

giảm tương đối Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu

quả, còn cầu lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và tăng trưởng kinh tế Để

điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư và

tăng tiêu dùng sản xuất Song, khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống băng mức

lãi suất Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nên kinh tê trở nên trì trệ

Mặt khác Keynes cho rằng, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc

phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể

dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập Theo ông,

chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng

thông qua các hoạt động đầu tư nhà nước, hệ thống tài chính tín dụng, lưu | thong tiền tệ và các hình thức khuyến khích tiêu dùng

Mô hình Harrod-Domar

Hai nhà kinh tế học: Roy Forbes Harrod (1900-1978) và Evsey

David Domar (1914-1997) đã đưa ra mô hình tăng trưởng với mỗi quan hệ

tiết kiệm và đầu tư Theo mô hình này, mọi nền kinh tế đều phải dành một tỷ lệ thu nhập nhất định để bù đắp những hao mòn của trữ lượng vốn đã

đầu tư Ngoài ra, muốn thúc đầy tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải có đầu

tư mới (Nguyễn Trọng Hoài, 2010) |

Giả thuyết rằng có một mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa quy mô trữ

lượng vốn (K), lao động (L) và tổng sản lượng quốc gia GNP, được ký hiệu

là Y Điều này giúp chúng ta xây dựng một hàm sản xuất theo dạng:

Trang 19

Y=f(K,L) (2.5)

t3 TẠ hk os ` , AK wk o's eas

Gọi tỷ lệ vôn và sản lượng là k, ta có &= AY Hệ sô này được gọi là chỉ số ICOR, là số vốn đầu tư cần thiết để tạo thêm một đơn vị tăng trưởng trong thu nhập

Theo Đinh Phi Hồ và ctg (2009), vốn sản suất được tăng thêm là do

thực hiện hoạt động đầu tư Nói cách khác, đầu tư chính là cơ sở để gia tăng vốn sản xuất, đo đó: I=AK_ hoặc I=AK=AY.ICOR (26)

Trong đó, Ila tong vốn đầu tư quốc gia

Vốn đầu tư _quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm Tiết kiệm là phần được trích lại từ đầu ra hoặc tổng sản lượng quốc gia, nên tỷ lệ tiết kiệm (s)

S

sẽ là: S= y hoặc S=sY Trong đó, S là tổng mức tiết kiệm quốc gia

Tiết kiệm là nguôồn gốc của đầu tư, đo đó: S = I

| AY s Y ICOR

Ta có thể viết lai: s.Y =AY.ICOR hoac

Đặt gy là tốc độ tăng trưởng đầu ra, như vậy: #y = _`— (2.7)

ICOR

Qua đó cho thấy, tốc độ tăng trưởng đầu ra phụ thuộc vào: tỷ lệ đầu ' tư hay tỷ lệ tiết kiệm (s) ; hoặc hệ số tăng vốn ; hoặc phụ thuộc cả 2 yếu tố trên Nói cách khác, tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ đầu tư và

quan hệ nghịch với ICOR (Đinh Phi Hồ và ctg, 2009) Điều này cho thấy,

mô hình Harrod-Domar chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao

động, kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính phủ |

M6 hinh tang truéng kinh té hién dai

Thống nhất với mô hình kinh tế Tân cỗ điển, mô hình kinh tế học

hiện đại cho rằng, tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó là: vốn, lao động, tài nguyên và

khoa học công nghệ

Y =f(K,L,R,T) (2.8)

Trang 20

Trong đó: K là vốn, L là lao động, R là tài nguyên, T là khoa học

công nghệ |

Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thong nhất với mô hình Harrod- Domar về vai trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế (Trần

Văn Chử, 2005)

Về vai trò của của nhà nước trong tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh

tế học hiện đại cho rằng, nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận hành theo

cơ chế thị trường đi đôi với sự quản lý và điều tiết của nhà nước

Điểm qua các mô hình lý thuyết tăng trưởng ở trên, nguồn gốc của -tăng trưởng được đề cập với nhiều quan điểm khác nhau Mỗi lý thuyết

tăng trưởng đều có quan điểm riêng, nhưng căn bản vẫn là phân tích mối

quan hệ giữa đầu ra là GDP, GNP với đầu vào là vốn sản xuất (K), lao

động (L), đất đai và tài nguyên (R) và công nghệ (T) Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô, chất lượng các yếu tố đầu vào K, L, R, T va cach thức phối hợp chúng Trong các yếu tố này, mỗi yếu tổ có một vai trò nhất định và có tác động lẫn nhau, tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế mà có thê yếu tố này sẽ được đề cao hơn yếu tố kia, nhưng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào yếu tố đó Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thể chế kinh tế chính trị, đặc điểm văn hóa, tôn giáo,

Trang 21

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về mối quan hệ -

giữa đầu tư tư nhân với tăng trưởng kinh tế Những nghiên cứu của nước

ngoải về đầu tư tư nhân khá nhiều và đa dạng Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu thường tập trung vào đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài, rat it nghiên cứu về đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, các nghiên cứu trước là những tài liệu tham khảo quan trọng, giúp ta hiểu rõ hơn về vai trò của đầu tư tư nhân đôi với tăng trưởng kinh tê

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Khan và Kumar (1997) nghiên cứu về vai trò của đầu tư tư nhân và

đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của 95 nước đang phát triển ở bốn

khu vực Châu Phi, Châu Á, Châu Âu-Trung cận đông và Châu Mỹ giai đoạn 1970-1990 Nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas để kiểm tra tác động của đầu tư tư nhân và đầu tư công đến tăng trưởng GDP bình quân

đầu người Mô hình có dạng sau:

Y= Kg Keo (Aglo) *Ẽ (atB<1) (2)

Trong đó, Y là GDP bình quần đầu người, L là lao động và A là yếu tố công nghệ; Kg là vốn đầu tư công và Kp là vốn đầu tư tư nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công và đầu tư tư nhân tác động

tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trong đó, tác động của đầu tư tư nhân đến

thu nhập bình quân đầu người lớn hơn nhiều so với đầu tư công

Ghura (1997) nghiên cứu về đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở

Cameroon giai đoạn 1963-1996 Nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất của Solow-Swan đề tìm mối tương quan giữa đầu tư tư nhân và tăng

trưởng kinh tế |

OG, = a + oPIY, + BGTY, t6ALG, + & (2.10)

Trang 22

Trong do: OG: tốc độ tăng trưởng GDP thực, PIY : tỷ lệ đầu tư từ

nhân trên GDP, GIY: tỷ lệ đầu tư chính phủ trên GDP, ALG là tốc độ gia

tăng lực lượng lao động hàng năm, e: sai số, t : hệ số thời gian

Kết quả nghiên cứu cho rằng, đầu tư tư nhân đóng vai trò chủ yếu

trong tăng trưởng kinh tế Đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế có mỗi quan hệ chặt chẽ, cứ 1% tang đầu tư tư nhân sẽ làm tăng trưởng GDP lên

1,4 điểm phần trăm ; 1% tăng đầu tư công sẽ tác động lên 0,8 điểm phan trăm tăng trưởng GDP Qua đó cho thấy, tác động của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn so với tác động của đầu tư công | Ouattara (2004) nghién cứu Mô hình hóa các nhân tố đầu tư tư nhân

dài hạn ở Senegal giai đoạn 1970-2000 Nghiên cứu sử dụng mô hình DFGLS và Ng-Perron, phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian Bằng cách sử dụng kỹ thuật hội nhập Johansen và giới hạn tiếp cận ARDL, nghiên cứu đã

tìm thấy có mối quan hệ giữa đầu tư tư nhân và các biến giải thích như:

Đầu tư công, GDP thực tế, tín dụng cho khu vực tư nhân, viện trợ và các

điều khoản thương mại trong thời gian dài Kết quả nghiên cứu cho rằng,

đầu tư tư nhân được tác động tích cực bởi đầu tư công, GDP thực tế và viện trợ nước ngoài Trong khi, tín dụng cho khu vực tư nhân và các điều khoản

thương mại có tác động tiêu cực đến đầu tư tư nhân Qua đó, nghiên cứu đã

gợi ý chính sách là tăng đầu tư công để thúc đây phát triển khu vực tư nhân

và chính phủ Senegal cần mở rộng sản xuất, xuất khẩu từ khu vực tư nhân

để én định tăng trưởng kinh tế

Valadkhani (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định đầu tư tư nhân

ở lran giai đoạn 1960-2000 Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật Johansen và

các kiểm định ADF, KPSS để phân tích chuỗi thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư tư nhân tác động tích cực đến GDP thực và lạm phát

có tác động tiêu cực đên đâu tư tư nhân

Haroon và Nasr (2009) nghiên cứu về vai trò đầu tư tư nhân trong

phát triển kinh tế của Pakistan giai đoạn 1986-2008 Các tác giả sử dụng

14

Trang 23

mô hình hồi quy bội dé phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư tư nhân ở

Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư tư nhân tác động tích cực

đến tăng trưởng GDP Nghiên cứu còn sử dụng các biến như: chỉ số giá tiêu dùng, thuế, trợ cấp, tỷ lệ lãi vay, chi tiêu công, tiết kiệm trong nước, trả nợ

của chính phủ Kết quả cho thấy, đa số các biến trong mô hình đều tác động

tích cực đến đầu tư tư nhân, chỉ có thuế và lạm phát là tác động tiêu cực đối

với đầu tư tư nhân

Tawiri (2010) nghiên cứu về tác động của đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế Libya giai đoạn 1962-2008 Nghiên cứu sử dụng hàm

Cobb-Douglas dé phan tích mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế

thông qua các biến số: GDP thực tế bình quân đầu người (Y) ; đầu tư thực

Œ) ; lực lượng lao động (L) Kết quả nghiên cứu cho thấy, GDP bình quân

đầu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đầu tư và lao động Khi gia tăng một

đơn vị đầu tư dẫn đến sự gia tăng GDP bình quân đầu người lên 0,44% trong ngắn hạn và 0,73% trong dài hạn Đối với tác động của lao động, khi

gia tăng một đơn vị lao động dẫn đến tăng 0,17% GDP bình quân đầu _ người trong ngắn hạn và 0,40% trong dài hạn Qua đó cho thấy, đầu tư ảnh

hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế |

Sial và ctg (2010) nghiên cứu phân tích vai trò của đầu tư công và đầu tư tư nhân trong tăng trưởng kinh tế của Pakistan giai đoạn 1973-

2008 Bing phuong pháp tiếp cận VAR, mô hình nghiên cứu đưa vào các biến như: đầu tư tư nhân (TP), đầu tư công (IG), chỉ tiêu công (CG), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sự bất ổn kinh tế vĩ mô (Un) và bất ổn chính trị

(DPS) Kết quả ước lượng mô hình là:

InGDP= 3,69 +0,323IP +0,1981G -0,32CG -0,047Un -0,017DPS_ (2.11)

ˆ Kết quả cho thấy, đầu tư tư nhân và đầu tư công tác động tích cực

đến tăng trưởng kinh tế Còn chỉ tiêu chính phủ, bất 6n kinh tế và bất ồn

chính trị là những yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế của Pakistan Kết quả chỉ ra rằng, 1% tăng lên của đầu tư tư nhân sẽ tác động làm tăng 0,323

Trang 24

diém phan tram tang trưởng GDP Nghiên cứu đã gợi ý chính sách là chính phủ cần khuyến khích đầu tư tư nhân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để tăng

cường đầu tư tư nhân và duy trì ôn định chính trị, kinh tế trong nước để |

phat trién © | | "

Phetsavong và Ichihashi (2012) nghiên cứu tác động của đầu tư công

cộng và đầu tư tư nhân vào tăng trưởng kinh tế của 15 nước đang phát triển

ở châu Á giai đoạn 1984 — 2009 Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với các biến: GROWTH (tăng trưởng) là biến phụ thuộc, được đo bằng GDP

thực ; các biến độc lập gồm: đầu tư tư nhân (PRICAP), đầu tư công

(PUBCUR), dau tư trực tiếp nước ngoài (EDI) được do bằng tỷ lệ phan

trăm của vốn đầu tư tương ứng so với GDP ; PUBCAP là tỷ lệ phan tram chi tiêu công trén GDP va LABOR la tốc độ gia tăng của lực lượng lao động Mô hình nghiên cứu như sau:

GROWTH; = Bụ + Bị *PRICAP; +B;*FDI; + B›*PUCUR¿ + B„*PUBCAP¿ + B;*LABOR¿ + J¿ *PRICAP¡#Dmạ,+ Bạ*Dml¡ + ei (2.12)

Kết quả thực nghiệm cho thấy, có sự tác động tích cực giữa tốc độ

tăng trưởng GDP thực tế với đầu tư tư nhân trong nước, FDI và đầu tư

công Khi 1% tăng lên của đầu tư tư nhân trong nước sẽ tác động tăng lên

0,10 điểm phần trăm GDP thực tế Tương tự, 1% tăng lên của FDI và đầu

tư công sẽ tác động lần lượt đến GDP thực tế là 2,3 và 0,11 điểm phần trăm Điều này chứng tỏ, đầu tư tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế của 15 nước đang phát triển ở châu Á Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh: đầu tư công tác động tiêu cực đến đầu tư tư nhân trong nước và FDI nêu được đầu tư quá mức

Trang 25

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu của nước ngoài về đầu tư tư nhân

Nghiên cứu Các yếu tô trong nghiên cứu - Dau của

(có ý nghĩa thông kê) hệ sô

Khan va Kumar (1997), GDP bình quân đầu người +

95 nước đang phát triển Đầu tu tư nhân +

ở châu Phi, A, Au- Đầu tư công | +

Trung cận đông và Tăng trưởng dân số +

châu Mỹ (1270-1220) Vấn con người +

Cân bằng tài chính - +

Ghura (1997), Tốc độ tăng trưởng GDP thực +

_ Cameroon (1963-1996) Tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP +

Tý lệ đầu tư chính phủ trên GDP +

Tốc độ gia tăng lực lượng lao động |

hang nam | °

Ouattara (2004), Đâu tư tư nhân +

Senegal (1970-2000) Đầu tư công +

GDP thực tế +

Viện trợ nước ngoài +

Các điều khoản thương mại - Valadkhani (2004), © — GDP thực

Iran (1960-2000) Đầu tư tư nhân

Lạm phát -

Haroon va Nasr (2009), Đâu tư tư nhân +

Pakistan (1986-2008) Chỉ số giá tiêu dùng -

Thuế gián tiếp -

Trợ cấp của chính phủ +

Tỷ lệ lãi vay +

Tổng sản phẩm trong nước GDP +

Tiết kiệm trong nước +

TRUONG DAL HOt td TP yee

Trang 26

17-Chỉ tiêu công + Trả nợ của chính phủ ¬ Tawiri (2010), Libya - GDP thực tế bình quân đâu người + (1962-2008) Đầu tư thực | +

| Luc lugng lao dong +

Sial va ctg (2010), Đâu tư tư nhân + Pakistan (1973-2008) - Đầu tr công +

Chi tiêu công os

Tổng sản phẩm trong nước + Sự bât ôn kinh tê vĩ mô -

Bat 6n chinh tri -

Phetsavong va Tăng trưởng kinh tế (GDP thực) +

Ichihashi (2012), 15 Đầu tư tư nhân +

nước đang phát triển Đầu tư công + châu Á (1984-2009) ppy + Chỉ tiêu công - Gia tang của lực lượng lao động + Nguôn: tác giả tổng hợp

2.3.3 Cac nghién citu trong nuéc |

Nguyễn Thi Canh va Tran Hùng Sơn (2009) nghién cứu về vai trò

của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam giai đoạn 1990-2008 Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết về

tăng trưởng kinh tế nội sinh, mô hình nghiên cứu thê hiện mối quan hệ giữa

tăng trưởng GDP hàng năm với các biến số kinh tế vĩ mô khác Mô hình có

dang sau:

GDP= f(DI; FDI; HC; SHEX; GC; LA) (2.13)

Trong đó: GDP: tốc độ tăng trưởng GDP ; DI là tỷ trọng vốn đầu tư

trong nước so với GDP ; FDI: tỷ trọng vốn FDI giải ngân so với GDP ; HC:

vốn nhân lực, là tổng số học sinh trung học chuyên nghiệp, sinh viên đại

Trang 27

hoc va cao dang ; SHEX: ty trong: xuất khẩu trên GDP (XK/GDP) ; GC là tiêu dùng của chính phủ trên GDP ; LA là tốc độ tăng lực lượng lao động

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư trong nước và tỷ

trọng vốn FDI giải ngân đều tác động tích cực đến tăng trưởng GDP Tác

_ động của đầu tư trong nước cao hơn đầu tư FDI, được giải thích thông qua kết quả ước lượng: Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ trọng vốn đầu tư trong nước tăng lên 1% sẽ làm GDP tăng thêm 0,208 điểm phần trăm, trong

khi tỷ trọng vốn FDI giải ngân tăng lên 1% sẽ làm tăng thêm 0,194 điểm

phần trăm GDP Bên cạnh đó, các nhân tố tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế VN trong giai đoạn này là vốn nhân lực, tỷ trọng xuất khẩu và mức tăng lực lượng lao động hằng năm, còn chi tiêu công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP

Nguyễn Thị Loan (2012) nghiên cứu tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2011 Mô hình nghiên cứu sử dụng các biến số vĩ mô có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Y) như:

Đầu tư công (IG), đầu tư tư nhân trong nước (IP), đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI), xuất khâu (EX), nguồn nhân lực (L) và nợ nước ngồi (EDT) Mơ hình nghiên cứu như sau :

Ye=PBot BIG; + BoIP, + B3FDI, + B„EX: + BsL + BsEDT,+ tì (2.14)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nợ nước ngoài đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trong đó, đầu tư tư nhân trong nước tác động lớn nhất, rồi đến đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoàải và thấp nhất là nợ nước ngoài, với hệ số ước lượng lần lượt là 0,45, 0,26, 0,25 và 0,01

Tô Trung Thành (2012) nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa đầu tư công

và đầu tư tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010 Tác giả đã sử dụng mô hình VECM với ba biến số là đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân và GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế đạt được chủ yêu từ việc tăng đâu tư, bao gôm cả dau tư tư nhân và đầu tư nhà nước

Trang 28

Trong đó, hiệu quả của đâu tư tư nhân cao hon so với đâu tư công Kêt quả

nghiên cứu cũng cho rằng, cứ 1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0,33% tăng trưởng GDP, trong khi đầu tư công chỉ đóng góp 0,23

tang san lượng trong cân bằng đài hạn

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về đầu tư tư nhân

Nghiên cứu Các yếu tố trong nghiên cứu (có ý nghĩa thông kê) Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009), Viét Nam (1990-2008) Tốc độ tăng trưởng GDP

Đầu tư trong nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn nhân lực Tỷ trọng xuất khẩu /GDP - Chỉ tiêu công Tốc độ tăng lực lượng lao động + Nguyễn Thị Loan (2012), Việt Nam (1986-2011) Tăng trưởng GDP Đầu tư công

Đầu tư tư nhân trong nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ trọng xuất khẩu /GDP Nguồn nhân lực Nợ nước ngoài + + + + + + + Tô Trung Thành (2012), Việt Nam (1986-2010) GDP

Đầu tư khu vực tư nhân

Đâu tư khu vực nhà nước

Nguôn: tác giả tổng hợp

Kệt quả các nghiên cứu trên đều đưa ra kết luận: đâu tư tư nhân tac

động tích cực đên tăng trưởng kinh tê Ngoài ra, các nghiên cứu trên còn sử

Trang 29

lực lượng lao động, ty trọng xuất khẩu, lực lượng lao động để phân tích,

đánh giá tác động của các yếu tố này đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thô

Nghiên cứu này vận dụng kết quả từ các nghiên cứu trước, chủ yếu

là nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2008) Nghiên cứu đưa yếu tố đầu tư (bao gồm: đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư công và đầu

tư trực tiếp nước ngồi) vào mơ hình để phân tích, đánh giá tác động của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Duyên

hải Nam Trung Bộ |

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2012) và Phetsavong và Ichihashi

(2012) đã cho thấy, đầu tư tư nhân trong nước có tác động tích cực nhất

(trong các thành phần đầu tư) đối với tăng trưởng kinh tế Ngoài yếu tố tăng trưởng GDP (đại diện cho tăng trưởng kinh tế) và yếu tố đầu tư,

nghiên cứu đề xuất đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình như: lực lượng _

lao động, vốn nhân lực, tỷ trọng xuất khẩu/GDP và chi tiêu công Các yếu tố này đã được Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009), Nguyễn Thị Loan (2012), Phetsavong và Ichihashi (2012) đưa vào mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy các yếu tổ trên đều có tác động đến tăng trưởng GDP Nghiên cứu này đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tổ sau:

Y = f(PI, SI, FDI, LA, EX, GC, HC) (2.18)

Trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế ; PI là đầu tư tư nhân trong nước ;

SI là đầu tư công ; FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài ; LA là lực lượng lao

động; EX là độ mở thương mại; GC là chi tiêu công và HC là vốn nhân lực

Nhằm phân tích, đánh giá vai trò của đầu tư tư nhân trong nước và các

nhân tố khác đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải

Trang 30

Hinh 2.1 Cac yếu: tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tê ~ Vốn nhân lực — Nguôn: tác giả tổng hợp Tóm lại:

Chương đã giới thiệu những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết liên

quan đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế Luận văn cũng trình bày một số

nghiên cứu thực nghiệm trước trong và ngoài nước có liên quan đến đầu tư

tư nhân và tăng trưởng kinh tế Các kết quả nghiên cứu trước đều khẳng

định, đầu tư tư nhân trong nước tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Qua đó, luận văn vận dụng đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà điểm chính là đầu tư tư nhân trong nước

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ˆ

Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu thông qua một số mô hình sử dụng dữ liệu bảng và các bước thực hiện để lựa chọn mô hình phù hợp Từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của đấu tư tư nhân trong nước đôi với tăng trưởng kinh tê của các địa phương 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng nhằm ước lượng

các mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel data) Đề tài sử dụng phần mềm Excel và Stata:11 để tính toán, thống kê mô tả, phân tích hồi quy dữ liệu

với bộ số liệu gồm 8 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo

chuỗi thời gian từ năm 2000 đến 2011

Uóc lượng được thực hiện với các mô hình sau:

- OLS (Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường)

_~ Fixed Effects Model (FEM - Mô hình các tác động có định)

- Random Effects Model (REM - Mô hình các tác động ngẫu nhiên)

Trong đó, mô hình OLS được dùng để tham khảo với mục đích kiểm tra sự tồn tại của đa cộng tuyến thông qua ma trận các hệ số tương quan và độ phóng đại phương sai (VIF) (Nonnemberg và Mendonca, 2004) Việc

lựa chọn giữa mô hình Fixed Effects Model hoặc Random Effects Model sẽ

được quyết định thông qua kiểm định Hausman Bên cạnh đó, các kiểm định bao gồm: kiểm định F, kiêm định phương sai thay đổi và tương quan chuỗi cũng được thực hiện trong nghiên cứu, nhằm kiểm tra mức độ phù

hợp của mô hình hồi quy (Đinh Công Khải, 2013)

Nghiên cứu này sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, gộp toàn bộ đữ liệu và chạy hỏi quy mô hình

Trang 32

tuyến thông qua ma trận các hệ số tương quan và độ phóng đại phương sai

(VIE)

Bước 2- Chạy hồi quy mô hình FEM và REM Sau đó, thực hiện

kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp Nếu kết quả kiểm định

bác bỏ giả thuyết Hạ, nghĩa là mô hình FEM phù hợp, ngược lại chọn mô

hình REM | |

Bước 3: Thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi và tự tương

quan cho mô hình đã chọn ở bước 2

Nghiên cứu sẽ thực hiện các kiểm định để kiểm tra sự phù hợp của

mô hình nghiên cứu Tóm tắt một sô kiêm định cân thiệt như sau:

Kiểm định Hausman: là kiểm định nhằm lựa chọn mô hình FEM

hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu bảng Dựa trên giả định Họ không có | sự tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên g; (vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biét gitta FEM va REM)

Họ: không có tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu

nhiên e; (chọn mô hình REM)

Hj: có tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên e;

(chọn mô hình FEM) - |

Nếu P-value<0,05, thì bác bỏ giả thiết Hạ hay chọn mô hình FEM

và ngược lại chọn mô hình REM

Kiểm định F-test: ding dé kiém định tính phù hợp của mô mình

Nếu P-value < 0.05, ta có thể kết luận các hệ số hồi quy của các biến độc

lập khác không hay mô hình lý thuyết phù hợp với đữ liệu thực tế

Kiém định LM của Breusch-Pagan: sử dụng cho mô hình REM với giả thiết: Họ là phương sai qua các thực thể không đổi Nếu P-value < 0,05, _

Trang 33

Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM: với giả

thiết Hạ là phương sai không đổi Nếu P-value < 0,05., bác bỏ giả thiết Họ _

va ngược lại

3.2 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm trước, nghiên cứu này sử dụng các yếu tố có liên quan đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư mà các nghiên cứu trước đã vận

dụng, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Cảnh và Trần Hùng Son (2009),

Nguyễn Thị Loan (2012), Phetsavong va Ichihashi (2012)

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với đữ liệu bảng

gồm 8 biến, ngoài biến tăng trưởng GDP (Y) là biến phụ thuộc, luận văn đưa vào các biến độc lập gồm: biến đầu tư tư nhân trong nước (PI), đầu tư

cong (SD), dau tư trực tiếp nude ngoai (FDI), lực lượng lao động (LA), d6

mở thương mại (EX), chi tiêu công (GC) và vốn nhân lực (HC) để phân tích, đánh giá vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng

kinh tế của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ | | Mô hình nghiên cứu đề xuât như sau:

InYit = Bo+ By *InPIia-1 +Bo*InSheayt B3*InFDIi¢-1) + Ba* LAs +

Bs*EX:œ-p - Be*GC¡¿p + By“ HC +E (3.1) Trong do:

Bo: hé sé géc cha phuong trinh

Bi7: hé số ước lượng của các biến số độc lập g: sai sé (những yếu tố chưa giải thích) của mô hình

¡: tiêu biểu cho địa phương thứ ¡ (i= 1, 2, , 8 )

t: nim nghién ciru, (t-1) thoi gian truéc nam t, day 1a khoang

thời gian để nền kinh tế hấp thụ khi có tác động của các yếu tố

Trang 34

3.3 Mô tä và đo lường biến

3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến.Y đại điện cho tăng trưởng kinh té

Để phản ánh tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng số

liệu về GDP thực mà nó phản ánh thu nhập thực của người dân trong nên

kinh tế trong một chuỗi thời gian đài (Trương Quang Hùng và Nguyễn

Hoài Bảo, 2007) Trong các nghiên cứu về đầu tư và tăng trưởng kinh tế

thường sử dụng giá trị tổng sản phẩm trong nước để đại diện cho tăng

trưởng kinh tế, như: Tawiri (2010), Sial va ctg (2010), Phetsavong và Ichihashi (2012) Trong nghiên cửu này, biến Y được đo băng GDP thực

- theo giá so sánh năm 1994, đơn vị tính là tỷ đồng 3.3.2 Các biến độc lập:

PI : Đầu tư tư nhân trong nước được đo lường bằng vốn đầu tư tư nhân trong nước, đơn vị tính là tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994 Phetsavong va Ichihashi (2012) cho rang, dau tư tư nhân trong nước có vai trò quan trọng, đóng góp lớn nhất trong các nguồn vốn đầu tư vào tăng

trưởng kinh tế Còn Sial và ctg (2010) thi khang dinh, dau tư tư nhân có tác

động tích cực đến tăng trưởng GDP, nên PI được kỳ vọng dau duong (+)

SI : Đầu tư công được tính bằng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đơn vị là tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994 Đầu tư công được xem là

nhân tổ kích thích đầu tư tư nhân trong nước thông qua việc cung cấp CƠ SỞ hạ tang, nâng cao năng suất của vốn, mở rộng nguồn lực sẵn có và góp

_ phần tích lũy vốn con người (Phetsavong và Ichihashi, 2012) Vì vậy, đầu

tư công được coi là một trong những yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế

Dấu kỳ vọng dương (+)

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là lượng vốn FDI giải ngân hàng năm của các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đơn vị tính là tỷ

Trang 35

Son (2009), FDI lam ting vốn đầu tư xã hội, gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp và tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp lớn vào nguồn thu |

ngân sách quốc gia Đồng thời, FDI còn là động lực thúc đây thay đổi công

nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gia tăng việc làm, góp phần tăng

trưởng kinh tế Vì vậy, biến FDI được kỳ vọng dẫu đương (+)

-LA là lực lượng lao động đang làm việc tại địa phương, không phân biệt nguồn gốc Lực lượng lao động được tính bằng số người trong dân số hoạt động kinh tế không phân biệt tình trạng việc làm (Lau va ctg, 1993), đơn vị là nghìn người Theo Bộ LĐ-TB-XH, lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế) bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hoặc thất nghiệp nhưng vẫn đang tìm việc Trong nghiên cứu này, lực lượng lao động của mỗi tỉnh, thành phố được tính bằng tổng dân số hoạt động kinh tế bắt kế tình trạng việc làm như thế nào Theo Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009), lực lượng lao động là yếu tố quan trọng không thê thiếu đối với tăng trưởng kinh tế Dấu kỳ vọng đương (+)

EX là độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ trọng xuất khẩu

hàng hóa trên GDP (XK/GDP) Trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986 ; Lucas, 1988) đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho dé

xuất sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu trên GDP có tác động

dương đến tăng trưởng kinh tế Theo Gossman và Helpman (1991), Rodrik

(1992) thì cho răng, xuất khẩu có khả năng tạo ra tăng trưởng Yamikkaya

(2003), Makki và Somwaru (2004) tìm thấy tác động dương giữa độ mở

thương mại và tăng trưởng kinh tế Dấu kỳ vọng dương (+)

GC là chỉ tiêu công hay tiêu dùng của chính phủ, được tính bằng tỷ trọng tổng chỉ tiêu từ ngân sách nhà nước trên GDP (Nguyễn Thị Cành và

Trần Hùng Sơn, 2009) Để mô tả mối quan hệ giữa quy mô chỉ tiêu chính

phủ và tăng trưởng kinh tế, nhà kinh tế Richard Rahn (1986) đã xây dựng

Trang 36

quá mức giới hạn Tương tự, Phạm Thế Anh (2008) cho rằng, hệ số chỉ tiêu

chính phủ có thể âm (-) hoặc dương (+) Theo Nguyễn Thị Cảnh và Trần |

Hùng Sơn (2009), tiêu dùng của chính phủ tác động tiêu cực đến tăng trưởng Nguyễn Thị Tuệ Anh va ctg (2006) cho rằng, tăng tiêu dùng của chính phủ trong đài hạn có thể sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư và sẽ bất lợi cho tăng trưởng Dấu kỳ vọng âm (-)

HC: Vốn nhân lực, được đo bang tỷ lệ của tổng số HSSV trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên lực lượng lao động Trình độ học vẫn nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của một

nước (Nguyễn Thị Cành và Trằn Hùng Sơn, 2009) Tương tự, Trần Lê Hữu

| Nghĩa (2008) cho rằng, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tồn cầu

hố kinh tế đã làm nguồn nhân lực trở thành một đòn bẩy kinh tế quan

trọng Vì vậy, vốn nhân lực được xem là một yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2007) Dấu kỳ vọng đương (+)

Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình sẽ được thê hiện qua các hệ sô ước lượng, dâu của nó và mức ý nghĩa thông kê

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu Tên biến ký Công thức tính Dầu kỳ Tác giá các nghiên cứu

hiệu vọng trước có liên quan

Tăng trưởng _ Logarit Sial và ctg (20 10),

kinh té GPD th + Phetsavong va Ichihashi

: thực | s (2012)

Đầu tư tư : _Logarit Khan va Kumar (1997),

nhân trong PI Vôn đâu tư tư + Phetsavong và Ichihashi

nước nhân trong nước (2012)

Logarit Vốn đầu Sial và ctg (2010),

Dautucéng SI tư từ ngân sách + Phetsavong va Ichihashi

es nhà nước (2012)

Đầu tư trực tếnnước EDI Logarit + Trân Hùng Sơn (2009), Nguyễn Thị Cảnh và

’ oài Von FDI Phetsavong va Ichihashi

15 _ (2012)

Trang 37

Tén bién Ky Công thức tính Dầu kỳ Tác giá các nghiên cứu hiệu vọng trước có liền quan Số lao động từ 15 Nguyễn Thị Cành và -

Lực lượng LA tuổitởlênkhông _„ Trần Hùng Sơn (2009), lao động phân biệt tình | Phetsavong và Ichihashi

: trang viéc lam (2012)

- Makki và Somwaru

Độ mở EX Tỷ trọng xuât + (2004), Nguyên Thị

thương mại ‘khau / GDP Canh va Tran Htng Son

(2009)

Nguyén Thi Canh va

Chi tiéu côn .GC Téng chi tiéu tir NSNN / GDP - Tran Hung Son (2009), Sial va ctg (2010),

5 S Phetsavong và Ichihashi

(2012)

k n Tong so HSSV Khan va Kumar (1997),

Von nhan HC THCN, CD va + Nguyên Thị Cảnh và x AS ` lực ĐH/ Lực lượng ˆ Trân Hùng Sơn (2009) - TC Tự -

lao động

Nguôn: tác giả tổng hợp

3.4 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của 8 tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 nên sẽ có 96

quan sát Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương

binh va Xã hội 7 |

Tóm lại, chương này đã ưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất là mô

hình hồi quy tuyến tính với đữ liệu bảng, sử đụng 96 quan sát, nhằm phân

tích vai trò của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng trưởng kinh tế của 8 tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000 — 2011 Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu với hai mô hình: mô hình tác

động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), thông qua

các kiểm định để chọn mô hình phù hợp Nguồn số liệu sử dụng trong

Trang 38

CHUONG 4: PHAN TICH DU LIEU VA KET QUA NGHIEN CU'U

Chương tập trung vào ba nội dung chính: Mở đấu là tình hình kinh tê - xã hội các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Tiếp đó là mô tả thông kê và phân tích môi tương quan giữa các biên nghiên cứu Cuôi cùng là

phân tích hôi quy và trình bày kết quả nghiên cứu

4.1 Thực trạng kinh tế-xã hội các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011

Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh

Thuận và Bình Thuận trải dài trên 800km đường biển, vị trí gần TP Hồ Chí

Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ, và là cửa ngõ của Tây Nguyên Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thế mạnh về vị trí địa lý kinh tế và cơ sở hạ tầng, các tỉnh trong vùng có sự tương

đồng về vị trí địa lý tự nhiên và có mối liên đới bền chặt về kinh tế, xã hội,

môi trường sinh thải

Đồng thời, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang được xem là một

nơi có vị trí rất thuận lợi trong giao thương quốc tế Là vùng có nhiều vịnh

nước sâu, kín gió, rất thuận lợi cho việc xây dựng những hải cảng lớn đón tàu hang trăm ngàn tấn vào ra được đễ đàng Nhờ vậy, vùng ven biển miền Trung luôn được thế giới chú ý đến như là một trong những cửa ngõ và là

đầu mối quan trọng để giao lưu với các nước vùng Châu Á - Thái Bình

Dương cũng như với tất cả các châu lục khác Nhờ những lợi thế và tiềm

năng sẵn có, các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung Bộ đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và đóng góp vào

tăng trưởng kinh tế chung của cả nước |

Tinh hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thanh ph6 DHNTB duoc thé

Trang 39

Trong giai đoạn 2000-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước là 7,1%/năm, trong khi đó vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao với ty 1é 11,7%/nam Hình 4.1 cho thấy, sự biến động GDP của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ qua các năm cũng

tương đồng với sự biến động GDP cả nước, nhưng tỷ lệ tăng trưởng GDP vùng vẫn duy trì ở mức cao Hình 4.1: Tốc độ gia ting GDP của vùng DHNTB và cả nước 16,0% 18,7% 14,0% 13,4% AK 12:81 ® 121% 125% a 58 L \ 11,3% 1,4% 12,0% 4 T% oot ` ⁄ N26 10,0% -+9;0% 8,0% omg SDP vung 6,0% -m=SDP cả nước 4,0% 2,0% 0,0%: 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguôn: Tĩnh tốn và tơng hop từ số liệu của Tông cục Thông kê

Cụ thê hơn hình 4.2 cho thấy, GDP của Quảng Ngãi tăng cao từ năm 2008 đến năm 2010, thành tựu đạt được là nhờ vào kết quả của đầu tư vào nhà máy lọc dầu Dung Quất và các khu công nghiệp phụ trợ Điều này thể

hiện việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp là nguồn lực thúc đây

tăng trưởng GDP cho các địa phương Trong khi đó, tốc độ tăng GDP bình quân của Ninh Thuận thấp nhất vùng, khoảng 9%/năm, do Ninh Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ nên cơ sở hạ tầng kinh tế còn thiếu thốn,

đầu tư phát triển chưa nhiều ở giai đoạn này Tuy nhiên, nếu tính bình quân

cả giai đoạn 2000 — 2011, tốc độ tăng trưởng GDP giữa các địa phương

không có sự khác biệt lớn, đây cũng là yếu tố để các địa phương vùng

DHNTB liên kết tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên và các nguồn

lực sẵn có để có chính sách đầu tư đúng hướng, phát triển các ngành nghề

Trang 40

Hình 4.2: Tốc độ tăng GDP của các tỉnh DHNTB 40,0% 35,0% 30,0% / \ ——~— Đà Nẵng “ —= Quảng Nam 25,0% & /\ A ị \ ˆ m== QUảng Ngãi / \ X ae Binh Dinh é 20,0% —— Phú Yên 15,0% am Khanh Hoa ———m Mình Thuận 10,0% - me Bình Thuận 0,0% † 2010 2011 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguôn: Tỉnh toán và tong hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê — Về đầu tr

Theo số liệu của Tổng CỤC Thống kê, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của

_vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xấp sỉ so với cả nước ở giai đoạn đầu của - nghiên cứu là 35,7 %, tỷ lệ này tăng cao vào năm 2007 (66,6%), cao hơn tỷ

lệ đầu tư cả nước khoảng 20% và hạ thấp dần ở năm 2011 (44,8%), nhưng

vẫn cao hơn tỷ lệ đầu tư/GDP bình quân của cả nước (hình 4.3)

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:39

w