FERRE ERR FR RRR ER RRR RRA REGO BR, BBG SR AS ng Ác BỘ GIÁO DUC VA DAO TAO
DAI HOC MG BAN CONG THANH PHO HO CHi MINH KHOA DONG NAM A HOC
NGUYEN NGOQC THIN _XÂY DỰNG THƯƠNG HIEU NONG SAN VIET NAM NI = a & & & “ & & & & & = m RR x = & me a aN aN = & sn A Of ~^ o HỘI NHẬP me n Ae ÁN & fe © ÁN = fe & a © & = a © & © & & & RẺ & NI ED ÉP 69 £P PS FS BP PE FE FE PE fl Bl LS PS PP Le BP OP 9 /? jt PP LP j9 9 0? BO OPP BS /? đ PP PP 3 j j3 fh fF THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
( LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ |
Trang 2MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ |
Có thể nói rằng Việt Nam là quốc gia đi lên từ nông nghiệp (80% dân số
làm nông nghiệp) Đời sống người nông dân phụ thuộc chủ yếu vào sản phẩm mình làm ra Nhân dân Việt Nam với lòng chịu thương, chịu khó, cần cù lao động
đã tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp với nhiễu thành tựu to lớn mà đến nay chúng ta luôn tự hào, Việt Nam là một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một
số nông sản chủ lực như: đứng đâu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, xuất khẩu Gạo
và cà phê đứng hàng thứ hai, hạt điểu đứng hàng thứ năm thế giới Phần lớn nông dân Việt Nam, những người cân cù “ Một nắng hai sương” vun trồng nên những đặc sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu nhưng vẫn chưa “giàu” từ những sản phẩm do mình làm ra
Tính bấp bênh, chưa thật sự ổn định về nguồn thu nhập từ nông sản rất dễ
nhận thấy, khi nông dân luôn là người gánh chịu thiệt thời nhiều nhất, trước nhất và trực tiếp nhất với những biến động: “Được mùa - rớt giá” Có nhiều nguyên ' nhân sâu xa dẫn đến nghịch lý đáng buồn trên, một trong số đó là nông sản Việt
Nam chưa có Thương hiệu thực sự mạnh trên thị trường Việt Nam chưa coi thương hiệu như một tài sản vô hình đem lại lợi ích cho người nông dân Vì thế, vấn để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam hiện nay trở nên cấp bách
và tối cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Mặt khác với xu hướng tồn cầu hố đang diễn ra ngày sàng sâu sắc, các
quốc gia muốn phát triển kinh tế cần có sự hội nhập và hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ nhau phát triển Tuy nhiên, tồn câu hố ln có mặt trái của nó, có thể thấy đó
là tính phân hoá ngày càng gây gắt Nó trở nên điều bất thuận lợi cho các nước khi chưa hoàn thiện nên kinh tế để phát triển bển vững, phù hợp với xu thế thời
đại Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói
riêng cần tranh thủ hỗ trợ của quốc tế trên mọi lĩnh vực:văn hoá, xã hội, giáo dục mà đặc biệt là hỗ trợ về phát triển kinh tế Nông nghiệp Việt Nam phải chú trọng
phát triển theo hướng hiện đại hoá, quan tâm sâu sắc từ khâu ổn định chất lượng,
đa dạng hoá sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình bằng
nguồn nông sản chủ lực
Vì vậy vấn để xây dựng và quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt Nam trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, mà các cấp - các ngành cần quan tâm để
nhằm khẳng định vị thế nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới
2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho quá trình xây
dựng thương hiệu nông sản Việt Nam từng bước hội nhập kinh tế quốc tế Mục
Trang 3Việt Nam như: sức cạnh tranh nông sản nước ta còn yếu, hiểu biết của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản về thương hiệu chưa cao, chưa coi trọng
đầu tư cho Công nghiệp chế biến, công tác đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ còn nhiều vướn mắc cân được tháo gỡ từ phía nhà nước, doanh nghiệp và cả các bên
liên quan nước ngoài Qua những thực trạng đó, tôi đã phân tích, đúc kết và đưa
ra một số giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, từ khâu chọn giống cây trồng - vật nuôi, sản xuất, chế biến, bảo quản, vận
chuyển, tư vấn sử dụng sản phẩm để người tiêu dùng có được những mặt hàng
nông sản với chất lượng tốt nhất
Một số giải pháp mà tôi để suất cụ thể như: Giải pháp xây dựng thương
hiệu nông sản Việt Nam, công tác đăng ký và bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ, sở hữu _ nhãn hiệu hàng hóa cần được quan tâm thích đáng Đặc biệt, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam bằng nhiều biện pháp như
phương tiện truyền thông, kênh phân phối rộng khắp với các mô hình: hội chợ,
triển lãm quốc tế về thương hiệu ở nước ngoài
Tất cả những giải pháp được nêu ra và những ý kiến đề xuất của tôi nhằm
mục tiêu đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp: hệ thống cấu trúc, phân tích tổng hợp, xác xuất thống kê, thực địa, quan sát và dự báo nhằm mục tiêu nghiên cứu
dé tài
4 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU -
Đề tài được viết gồm 76 trang, không kể phần phụ lục và tài liệu tham
khảo Bố cục của đề tài được cấu trúc thành ba chương:
` CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
1 Khái niệm nông nghiệp
2 Lịch sử hình thành nền nông nghiệp
2.1 Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
2.1.1 Thành tựu và những bước tiến mạnh mẽ của thời kỳ chuyển đổi nền
kinh tế từ 1986 đến nay
2.1.2 Thành tựu ngành trồng trọt
2.1.3 Thành tựu ngành chăn nuôi
3 Khái niệm Thương hiệu, Ý nghĩa thực tiễn của quá trình xây dựng thương hiệu và những thuật ngữ liên quan đến thương hì hiệu
3.1 Khái niệm thương hiệu
3.2 Tam quan trọng của Thương hiệu
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU NÔNG SAN VIET NAM
._ Định hướng phát triển cho thương hiệu nông sản Việt Nam
1.1 Xu hướng tồn cầu hố và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ( XHCN) của Việt Nam 1⁄2 Thực trạng hội nhập của nông sản Việt Nam
1.3 Thực trạng cạnh tranh của nông sản Việt Nam
._ Thực trạng xây dựng và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam
2.1 Thực trạng sự hiểu biết hạn chế về thương hiệu từ phía Doanh
nghiệp và thiếu vắng các chuyên gia giỏi về thương hiệu
2.2 Thực trạng về hang giã - hàng nhái thương hiệu và cơ chế quản lý
còn yếu
2.3 Thực trạng về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu) tại Việt Nam hiện nay
2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 2.3.2 Thực trạng về nhãn hiệu hàng hoá của các Doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và thương hiệu Nông sản xuất khẩu nói riêng —
Còn nhiều bất cập
Thực trạng Công nghiệp chế biến Nông sản của Việt Nam: Chưa đáp ứng
a + nw nw, 4
nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu
Thực trạng xúc tiến thương mại và quảng bá Thương hiệu còn thiếu và yếu
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ SUẤT
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM
1 Giải pháp ở tầm vĩ mô
1.1 Giải pháp 1: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất
khẩu `
1.1.1 Điều chỉnh chiến lược phát triển nông nghiệp
1.1.2 Đầu tư vào khoa học công nghệ
1.1.3 Phát triển công nghiệp chế biến
1.1.4 Các chính sách phát triển nông nghiệp cần hướng vào những ngành -
mà nông sản có lợi thế so sánh
2 Giải pháp 2: Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
2.1 Chiến lược xây dựng thương hiệu Nông sản Việt Nam mạnh - ổn định để xâm nhập thị trường quốc tế
2.1.1 Chiến lược chất lượng
Trang 52.2 Vấn đề chỉ dẫn địa lý
Giải pháp 3 : Nâng cao hiểu biết về nhãn hiệu ( thương hiệu) hàng hoá và
công tác đăng ký Sở hữu Hàng hoá trong và ngoài nước
._ Giải pháp 4 : Các giải pháp về hồn thiện mơi trường pháp lý, đổi mới cơ chế
chính sách xuất khẩu |
._ Giải pháp 5 : Đầu tư công nghiệp chế biến, đa dạng hoá sản phẩm chế biến
Một số để suất về xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ở
tâm quốc gia và các địa phương (doanh nghiệp) có thể áp dụng
Phụ lục
Trang 6KHÁI QUÁT CHUNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN NONG NHIEP
VIET NAM
1 KHAI NIEM NONG NGHIEP
Nong nghiệp là ngành sản xuất vật chất của nên kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của yếu tố sản xuất xã hội
Sản xuất nông nghiệp thuộc cơ cấu nên kinh tế, gồm có
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi + Thuỷ hải sản + Lâm nghiệp
Trồng trọt gồm việc trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu, cây thức ăn cho gia súc, gia cầm
Chăn nuôi bao gồm: |
Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và các loài vật khác
Thuỷ hải sản bao gồm việc nuôi trồng và khai thác nguồn động thực vật
thuỷ sinh trong môi trường nước ngọt, lợ và nước mặn
Lâm nghiệp là việc bảo tổn và phát triển nguồn tài nguyên động thực
vật rừng, cung cấp gỗ và các sản phẩm ngồi gỗ
Nơng nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế, kỹ thuật như những lĩnh _ vực kinh tế khác mà còn là một hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường
2 LICH SỬ HÌNH THÀNH NÊN NƠNG NGHIỆP
Đến nay nền nơng nghiệp của khu vực và thế giới được bắt đầu từ nền
nông nghiệp tự nhiên, lịch sử vẫn chưa xác định được niên đại ra đời của nông
nghiệp ị
Trang 7nhiên chiếm vị trí chủ yếu trong xã hội công xã nguyên thuỷ
Khi xã hội có nhà nước, có xã hội, có giai cấp ( chiếm hữu nô lệ, phong
kiến) thì nền kinh tế nhà nước bước vào quá trình sinh trưởng của các loại động thực vât, dần nó được thuần hoá dưới sự cần cù khoé léo của bàn tay con người
-_ Khi xã hội chiếm hữu nô lệ chấm dứt, Tư Bản chủ nghĩa và Xã hội chủ
nghĩa ra đời thì nền nông nghiệp tiến lên một bước mới
Nền kinh tế Nông nghiệp thế giới phát triển vượt bậc để từ sau cách
mạng công nghiệp lân một, con người đã sáng tạo ra các công cụ sản xuất hỗ trợ: đắc lực cho nông nghiệp Nông nghiệp chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp từ
sự phát triển của con người, khoa học công nghiệp, nhất là trong công nghệ
Gien và di truyền học
Với cách mạng công nghiệp, hệ thống công cụ hiện đại ngày nay thay dân các công cụ thô sơ và biến lao động phổ thông thành lao động cơ giới tạo ra
bước đột phá từ khâu sản xuất sản phẩm, chế biến, vận chuyển và bảo quản nông sản Yếu tố kỹ thuật công nghệ mang lại từ công nghiệp làm cho lao động nông nghiệp là chủ thực sự của sản xuất, bắt các nguồn lực tự nhiên phải phục tùng cho một nền nông nghiệp thực sự rộng lớn về qui nmô sản lượng nông sắn,
chủng loại và giá cả cao
* Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay trong chừng mực nhất định đang có mặt các yếu tố của ba cấp độ phát triển Nông nghiệp tự nhiên, nông nghiệp
của những tác động và nông nghiệp công nghệ cao Vấn đề đặt ra giai đoạn mới là phải thúc đẩy tiếp tục quá trình chuyển từ nông nghiệp tự nhiên lên cấp độ phát triển có sự tác động của công nghiệp sinh thái với công nghệ cao
Đến nay nên nông nghiệp của khu vực và trên thế giới bắt đầu từ nền
nông nghiệp tự nhiên, lịch sử vẫn chưa xác định được niên đại ra đời của nên
nông nghiệp Tuy nhiên, cho đến nay nên kinh tế nông nghiệp đã trãi qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau: Nông nghiệp tự nhiên trở thành nông nghiệp có
sự tác động của con người, sự tác động của công nghiệp, nông nghiệp sinh thái
và nông nghiệp có công nghệ cao | |
2.1 NONG NGHIEP VA NONG THON VIET NAM
2.1.1 THÀNH TỰU VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN MẠNH MẺ THỜI KỲ
CHUYỂN ĐỔI NÊN ĐỔI KINH TẾ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY:
Từ sau ngày đất nước thống nhất ( 30.4.1975) đến nay, nền nông nghiệp
nước ta có thể chia làm ba giai đoạn phát triển chính: 1986—1990, 1991 -1995,
Trang 8gì, tất cả bị tàn phá do bị chiến tranh phá hoại Giai đoạn từ 1976-1985 là thời
kỳ khó khăn nhất của nên nông nghiệp: Đó là 10 năm tái thiết lại đất nước với muôn vàn khó khăn, công nghiệp thì lâm vào tình trạng mất cân đối trầm trọng và tác động tiêu cực đến nông nghiệp Hậu quả là nền nông nghiệp yếu kém,
sẵn xuất trì trệ và năng suất thấp Thời kỳ này tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng
bình quân 1,4% hàng năm, thu nhập quốc dân tăng bình quân 0,4%
GIAI ĐOẠN 2:1986-1990
Những nghị quyết đại hội lần thứ V và VI đã chỉ rõ những thiếu sót trong việc chỉ đạo quá trình khôi phục và phát triển kinh tế Chính điều này mà bắt đầu từ đại hội thứ VI ( năm 1986) đã có những chuyển biến tích cực và vạch ra
được đường lối nông nghiệp phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hội nhập
quốc tế Thu nhập quốc dân tăng lên đáng kể: từ 59.378 ( năm 1976 ) lên 92.482
triệu đồng ( năm 1990) day là bude tiến đáng khích lệ
Trang 9
Nguôn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 1990, biểu
10.03-10.05
GIAI DOAN 3: 1991-1996
Thời kỳ tiếp tục đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI Thời kỳ 1986-
1995: Trong 10 năm chúng ta cơ bản đã chuẩn bị được những tiền dé cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước Đến giai đoạn 1996-2000 đã
bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố , hiện đại hoá đất nước Nội dung cơng nghiệp hố, hiện đại hoá được nhấn mạnh là “ phải đực biệt coi trọng Công nhiệp hố, Hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn ”, Khẳng định vai tro thúc đẩy và phát triển cho nông nghiệp và nông thôn nước ta Sự phát triển nền kinh tế tính theo chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước GDP tăng hàng năm là 8,5% trong thời kỳ, 1991- 1997 được chứng minh ở bảng 2 Bảng 2: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC( GDP) TỪ 1991-2000 Năm Tổng số TRONG ĐÓ Téc 6
Công Nông, Dịchvụ | phát triển
Trang 10Gần 20 năm đổi mới, đặc biệt từ sau 1990, nông nghiệp và nông thôn
Việt Nam đã đạt được những thành tựu như sau
2.1.2.NGÀNH TRỒNG TRỌT:
"Cây lương thực: Cây lương thực quan trọng bậc nhất, đầu tiên cần nhắc đến là cây lúa
+ Cây Lúa: Từ năm 1970 : Ngành Nông nghiệp và "phát triển nông thôn có nhiễu chính sách thực hiện như : Từ 1981 các chương trình cấp Quốc gia được thành lập, nghiên cứu rộng rãi về cây lúa - cây hoa màu, bảo vệ thực vật,
cải tạo đất, cơ giới hố nơng nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản Trong các
kế hoạch 5 năm: 1986 —1990, 1991- 1995 và 1996-2000, các chương trình trên đã được hợp thành chương trình quốc gia về cây lương thực và cây thực phẩm Trong đó nội dung sản xuất lúa được ưu tiên hàng đầu Các chiến lược về cây _ lương thực, thực phẩm Việt Nam được xây dựng với mục tiêu đến 2010 tập trung vào hai vựa lúa Đông bằng Sông Hồng ( ĐBSH) và Đông bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng thời tăng năng suất các vùng khác
: | Ti 1999 đến nay, Việt Nam đã tự túc được lương thực Đến năm 2003
| tiếp tục là năm thắng lợi của Nông nghiệp Việt Nam, sản lượng nông nghiệp đạt 34,67 triệu tấn tăng 605 nghìn tấn ( so với năm 2002) Xuất khẩu các mặt hàng Gạo, Cà phê nhân, điều đứng hàng đứng nhất nhì thế giới, kim ngạch xuất khẩu
sắp xỉ 3 tỷ USD so với năm trước
Dự kiến đến năm 2010, dân số Việt Nam là 100 triệu người, giữ vững
lương thực trong điều kiện dân số ngày càng tăng là cực kỳ khó khăn Như vậy
để xây dựng một hệ thống lương thực, thực phẩm nói chung và phát triển cây
lúa nói riêng theo hướng tăng năng suất, chất lượng và bển vững, có nghĩa sản xuất gắn liền với khai thác và bảo vệ môi trường
Giai đoạn 1981-1995: Sản lượng lương thực nước ta đạt trung bình 24,5 triệu tấn cao nhất từ trước và đặc biệt năm 2000 đạt trên 34 triệu tấn Mức tăng bình quân của nông nghiệp cao và ổn định trên 4,20%/năm, sản lượng lương thực chiếm 65% tổng s sản lượng nông nghiệp Hàng năm xuất từ 3,5 —-4,5 triệu tấn
Cùng với chính sách đổi mới nông nghiệp Đảng ta đã khởi xướng chương
trình tạo giống quốc gia, thâm canh cây lúa làm phát triển và thay đối mạnh mẽ
công tác chọn, tạo, sản xuất giống kể cả giống lúa ưu thế lai của Việt Nam đưa
năng suất tăng lên rõ rệt Rõ ràng sản lượng lúa ở Việt Nam tăng lên đáng khích
Trang 11năm 2000 tăng lên 40 tạ ha Như vậy từ một nước thâm hụt lúa trầm trọng đến
nay trở thành nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ hai thế giới
Hiện nay cả nước có 4,2 triệu ha đất trồng lúa, diện tích này có thể giảm
đi do một số đất trông lúa không hiệu quả chuyển sang cây trồng khác hoặc do
_ q trình đơ thị hố, vì vậy cần tập trung thâm cây để tăng năng suất hiện nay
lên 40-50 tạ/ha đến năm 2010
Định hướng phát triển Nông nghiệp đến năm 2010 là chương trình xây
dựng nên nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái bền vững, nông nghiệp sạch và chất lượng cao Kết hợp Nông nghiệp và công nghiệp chế biến, thực
hiện đa canh đa dạng hoá sản phẩm, từng bước Công nghiệp hoá —- Hiện đai hoá
tăng nhanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng để xuất
khẩu, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng thương hiệu nông sẳn
Việt Nam mạnh trên thị trường thế giới _
Bang 3: DIEN TICH, SAN LUGNG LUA BINH QUAN ĐẦU NGƯỜI
Ở VIỆT NAM, TỪ NĂM 1985 ~ 2001 Năm 1985 1995 1998 1999 2000 2001 Diện tích | 5718.0 6765.6 7362.7 7653.6 7666.3 7484.6 (nghìn ha) Sản -| 19225.1 | 24963.7 | 29145.5 | 31393.8 | 32529.5 | 319702 lượng (nghìn tấn) Sản 291.2 346.7 386.3 409.9 413.0 406.2 lượng : bình quân đầu người (kg)
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002
+ Cây hoa màu: Chiếm diện tích 1,1 triệu ha được phân bổ chủ yếu ở Bắc bộ, Trung du, và Đồng Nai Sản lượng chủ yếu Ngô, Khoai lang, khoai tây
Trong đó, ngô chiếm 40% diện tích hoa màu, lương thực và sản lượng bình quân
Trang 12Bang 4: SAN LUGNG NGO BINH QUAN ĐẦU NGƯỜI TỪ 1985 -2001 Năm 1985 1990 1995 1998 1999 2000 2001 Diện tích | 587.0 | 671.0 1197.2 | 1612.0 | 1753.1 } 2005.9 2123.9 (nghìn ha) | San 397.0 | 431.8 556.8 649.7 691.8 730.2 726.9 lượng ( nghìn tấn) Sản 9.8 10.2 16.4 21.4 22.9 25.8 27.0 lượng bình quân đầu người (kg)
Nguôn: Niên giám thống kê Thành phố Hô Chí Minh, năm 2002
' + Khoai lang: là loại cây phát triển mạnh nhất ở Việt Nam, đặc biệt ở Bắc Bộ, miền Nam chiếm 29% diện tích cây hoa màu và sản lượng cả nước
+ Khoai tây: tuy là loại cây mới được xếp vào loại hoa màu lương thực được phát triển mạnh vào thập niên 70 trở lại đây, đến nay sản lượng đạt trên
300 ngàn tấn, với diện tích 3 vạn ha
CÂY CƠNG NGHIÊP
Gồm cây cơng nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp hàng năm: Chủ yếu bông, đay, gai, cói, thầu dầu, dâu
tầm, mía đường, đậu tương, vừng, thuốc lá Trong đó lạc, mía và đậu tương là cây đầu ngành về diện tích cây công nghiệp hàng năm
+ Lạc: là loại cây có giá trị đặc biệt cung cấp thức ăn giàu đạm, chất béo, sinh tố có giá trị xuất khẩu với diện tích 428,2 nghìn ha, năng suất 12,8 triệu
tấn, sản lượng hàng năm đạt 318,7 nghìn tấn
+ Đậu tương: Đứng thứ ba về diện tích cây công nghiệp hàng năm ở Việt
Trang 13+ Thuốc lá: cây công nghiệp hàng năm được phát triển mạnh Diện tích
thuốc lá nước ta tăng lên đáng kể, tuy nhiên cũng chỉ giữ diện tích 32,4 nghìn
ha, với năng suất 109 tạ/ha Sản lượng hàng năm 35,3 nghìn tấn
+ Bông: nhiễu ở Lai Châu, Sơn La, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai,
Kon Tum, Daklak chiếm 1⁄2 diện tích và sản lượng cả nước Tính đến 1999 cả nước có tổng diện ch 22,4 nghìn ha, năng suất 9,6tạ/ha, tổng sản lượng 24,1 nghìn tấn
+ Cói: Tổng diện tích cả nước là 10, 4 nghìn ha trong đó 68,5% tập trung các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình ( gần 2/3 diện tích sản lượng cả
nước)
+ Day: được trồng chủ yếu ở Bắc bộ và Thanh Hóa, Hưng Yên, Ninh
Bình chiếm 82% diện tích và 805 sản lượng cả nước
+ Äía: Trong công cuộc đổi mới nông nghiệp, ngành mía phát triển khơng ngừng Ngồi các vùng mía truyền thống, nhà nước đã hình thành nhiều vùng chuyên canh mía trong cả nước Năm 1987 cả nước đạt 5470 nghìn tấn
mía, đến năm 2000 cả nước đã có 20 triệu tấn Hiện nay cả nước có trên 50 nhà
máy có quy trình sản xuất và chế biến mía đường hiện đại
: Bảng 5: DIỆN TICH, SAN LUGNG MIA ( Tit 1985-2001) Nam 1985 1990 1995 1998 1999 2000 2001 Diện tích 143.2 130.7 | 224.8 283.0 344.2 302.3 291.0 ( nghìn ha) Sản lượng 5559.7 | 5405.6 | 10711.1 | 13843.5 | 17760.3 | 15044.3 | 14325.4 ( nghìn tấn)
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002
Cây công nghiệp lâu năm
—+ Cà Phê: (Thời kỳ 1976 -1984) là một loại cây đặc sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao Thời kỳ 1976-1984 sản lượng cà phê cả nước đạt 5000 tấn Đến nay diện tích cà phê lên đến 568.000 ha, sản lượng trên 843,900 tấn cà phê nhân, tăng 160 lần so với 1984 bình quân Ihecta cà phê thu nhập 25- 30 triệu
đông Những năm gần đây do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới -_ đối với thị trường cà phê thế giới chưa ổn định, thị trường cà phê trong những
Trang 14Năm 2000, nước ta xuất khẩu 734 nghìn tấn đạt kim ngạch 510,4 triệu USD tăng 525 về lượng so với năm 1999 nhưng giảm 14,3% về kim ngạch, giá _ xuất khẩu bình quân cả năm chỉ đạt.638 USD/tấn giảm 43,6% về kim ngạch giá xuất khẩu bình quân năm chỉ đạt 638USD/tấn, giảm 43,5% năm 1999
(1213USD/tấn) Đến tháng 12/2000 giá xuất khẩu chỉ còn đạt 438 USD/ tan so với tháng1/2000 là 948USD/tấn
_ Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2002 đạt 850 nghìn tấn, tuy nhiên giá cà phê vẫn ở mức thấp Bình quân 400USD/tấn và có khả năng phục hồi dan ( bình quân 2003 là 500USD/tấn và không có sự chênh lệch đáng kể về giá xuất
khẩu ở các thị trường) Hiện nay xuất khẩu của chúng ta chủ yếu sang Mỹ
(24,29%), Đức( 15,73%), Pháp (7,11%) Đến 2010 chúng ta khơi phục hồn tồn lại thị trường Nga, Đông Âu, EU, và thị trường khác
+ Cao sự: là loại cây cung cấp nguyên liệu cho các ngành cơ khí, hóa
chất và chế biến hàng tiêu dùng có giá trị xuất khẩu cao Từ 1944 đã chiếm
diện tích lớn ở nước ta là 108 nghìn ha, đến 1960 ở Miền Nam có 160 nghìn ha, nhưng đến 1970 diện tích cao su trong nước giảm Năm 1975 miền Bắc là 4,5 nghìn ha, miền Nam là 70,5 nghìn ha Hiện nay, nước ta đang mở rộng diện tích trồng cao su chủ yếu ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên Diện tích cao su năm 2001: là 418 nghìn ha, sản lượng 3,7 nghìn tấn trong đó 95% là tập tập trung ở _ Nam Trung bộ va Đông Nam bộ Năm 2001 sản lượng xuất khẩu hơn 200 nghìn tấn Hiện nay, cao su vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có thị trường và giá trị lớn thứ tư sau thuỷ sản, gạo và cà phê Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 127,2 triệu USD Năm 1999 đạt 145 triệu USD, năm 2000 là 170 triệu USD, 2001 là 161 triệu USD và năm 2002 tăng gần gấp đôi năm 1998 ( đạt 229 triệu
USD) Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam đã mở ra 30 nước, trong đó Trung
Quếc là thị trường lớn nhất ( 80% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam) + Chè: năm 1987 cả nước sản xuất 29 nghìn tấn chè Đến nay sản lượng là 65 nghìn tấn và xuất khẩu trên 33 nghìn tấn Đến năm 1991, ngành chè đứng
trước thử thách to lớn do biến động tình hình tan rã Liên Xô cũ và Đông Âu, thị
trường chủ yếu ở ta lúc bấy giờ, thị trường giầm xuống 60% Bằng nhiều biện pháp nỗ lực tháo gỡ, đến năm 1996 ngành chè khởi sắc trở lại: Lợi nhuận tăng 5,34 lần, nộp ngân sách tăng 1,4 lần Trong vòng bốn năm 1996-2000 kim
ngạch xuất khẩu tăng 19 triệu USD Năm 1999 chè xuất khẩu 19.740 tấn, năng suất chè đạt 7,17 tấn/ha, bình quân mỗi năm tăng 0,625tấn Việt Nam đã vươn
lên đứng thứ chín trong 32 quốc gia xuất khẩu chè của Thế giới Theo chương
Trang 15Bảng 6: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CHÈ -MÍA ~ TIỂU ( từ 1985 -2001) Năm 1985 1990 1995 1998 1999 2000 Diện tích 50.8 60.0 66.7 77.4 84.8 87.7 ( nghìn ha) Sản lượng 28.2 32.2 40.2 56.6 70.3 69.9 ( nghìn tấn) Diện tích 143.2 130.7 224.8 283.0 | 344.2 302.3 ( nghìn ha) Sản lượng 5889.7 | 5405.6 | 10711.1 | 13843.5 | 17760.3 | 15044.3 | 14325.4 ( nghìn tấn) | Dién tich 2.2 9.2 7.0 12.8 17.6 27.9 ( nghìn ha) Sản lượng 1.40 8.60 9.30 15.90 31.00 | 39.20 ( nghìn tấn)
Nguôn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002
Cây ăn quả
Việt nam có diện tích cây ăn quả đa dạng: cây nhiệt đới, bán nhiệt đới, ôn đới Do đó, có thể trồng trọt nhiễu cây ăn quả bao gồm
+ Cây ăn quả ôn đới: Mận, lê, măng cụt, dứa, chuối, bòn bon, vú sữa
+ Trái cây nhiệt đới có: chuối, dứa, mía, xoài, ổi, dừa, đu đủ, sâu riêng,
măng cụt được hầu hết các tỉnh trong cả nước trồng, tập trung nhiễu nhất ở
Đông và Tây Nam bộ
+ Trái cây cận nhiệt đới có: Bơ, cam, quýt, vải, nhãn, hồng + Trái cây ôn đới: có mận, đào, lê, táo tây, nho, dâu tây, ốc chó
Diện tích cây ăn trái chiếm khoảng 5,4% diện tích đất nông nghiệp và
được mở rộng rất nhanh
Năm 1997 Việt Nam có khoảng 390 nghìn ha trồng cây ăn quả và sản lượng đạt 45 triệu tấn, hầu hết diện tích trồng cây ăn qủa ở Nam bộ chiếm 70% diện tích và sản lượng cả nước Các tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn là
Tiền Giang ( 45 nghìn ha), Vĩnh Long ( 25 nghìn ha), Đồng Tháp ( 16 nghìn ha), Bến Tre (25 nghìn ha), Cần Thơ (32 nghìn ha)
Hiệu quả kinh tế trong ngành cây ăn quả thời gian qua ước đạt là:
- Lia: 7 triệu đổng/ha
- _ Nhãn: 60-70 triệu déng/ha
Trang 16- Khém: 20 triéu déng/ha - Xoai: 50 triéu déng/ha
- Sau riéng :50-60 triéu déng/ha
Bang 7: DIEN TICH VA SAN LƯỢNG CÁC LOẠI QUẢ TÍNH ĐẾN ˆ NĂM 2000 Vùng Diện tích hiện có | Diện tích năm Sản lượng 1000 (ha) 2000 (ha) tấn Cả nước 325.077 450.400 6.300 Đông Bắc- Bắc bộ 25.660 50.000 850 Vùng núi Tây 6.675 18.285 180 Bắc- Bắc Bộ ĐBSH 12.774 37.000_- 740 Duyên hải Bắc 14.430 40.000 400 Trung bộ Duyên hải Nam 28.580” 40.000 480 ' rung bộ Đông nam bộ 27.060 44.971 5.396 | DBSCL 204.568 204.568 3.000 Cao nguyén 5.330 15.606 156 Trung bộ
Nguôn: Niên giám thống kê Thành phố Hô Chí Minh, năm 2001
Hướng phát triển và đối tượng cây ăn quả trên các vùng sinh thái
+ ĐBSCL: Xoài, nhãn, sapô, vú sữa, cam quýt, chanh, dứa, dưa hấu,
chôm chôm, bòn bon
+ Đông Nam bộ: Sâu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, thơm, bơ, chuối
xuất khẩu, hồng
+ Duyên Hải Nam trung bộ: Thanh Long ( Bình Thuận), Nho ( Ninh
Thuận), Xoài ( Khánh Hòa)
+ Duyên Hải Bắc trung bộ: Cam, quýt, bưởi
Trang 17BANG 8: DIEN TICH, SAN LUONG CAY AN QUA XUAT KHAU CUA : NƯỚC TA TÍNH ĐỀN NĂM 2000
Loại quả Vùng quả Diện tích | Diện tích đến | Sản lượng -
Trang 18
sầu riêng, Ven sông 2.202 4.000 5000 - măng cụt, bơ | Tiển và sông
Hậu
Tổng cộng 6.909 10.000 20.000
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001
Bảng 9: CÁC CHỈ TIÊU SAN XUAT HOA QUA CUA VIET NAM DEN - NĂM 2010 Ching loại Năng suất Sản lượng Sản lượng (1000 tấn) (tấn/ha) (1000 tấn/năm) Xoài 150 15 2500 Cây có múi 200 20 4000 Nhãn 150 15 2500 Vải 50 l5 - 750 Mo, lê, mận, đào, 150 8 400 táo tây Chuối 50 ' 25 3750 Sầu riêng 50 10 | 500 Chom chom 50 10 500 Dứa 50 15 750 Các loại khác 100 8 800 'Tổng cộng 1000 / 12000
Nguôn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000
Sản luợng tiêu thụ trong nước 90 -95%, xuất khẩu tươi từ 5-10%
Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong ngày trồng trọt của nước
ta trong thời gian qua Nó cho thấy một tiềm năng rất lớn về nông sản trong ngành trồng trọt, một ngành mũi nhọn cho xuất khẩu Bên cạnh đó là những dự án rất khả thi cho ngành trồng trọt đến 2010 với những con số và sự kiện được
dẫn chứng cụ thể, cho thấy lợi thế so sánh nông sản của ta với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường thế giới là rất to lớn
2.1.3.NGÀNH CHĂN NUÔI
Chăn nuôi đại gia súc - gia cầm
Ngành chăn nuôi rất cần thiết đối với việc cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu có giá trị cao Chăn nuôi
Trang 19đa số các ngành công nghiệp liên quan đến trồng trọt (nguồn thức ăn) đặc biệt
là công nghiệp lấy sữa, thịt, trứng, đồng thời chăn nuôi đóng góp vào lượng lớn
phân bón và sức kéo cho trồng trọt làm tăng năng suất
Nuôi gia súc
+ Trâu: Trâu là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam Do đó Trâu nuôi rộng rãi trên tất cả các vùng nông thôn Việt Nam Mức độ cơ giới hoá sức kéo đạt 40% Năm 1995 số trâu nước ta là 3 triệu con trong đó 3⁄4 ở Miền
Bắc Gần đây chúng ta còn đưa vào nuôi các giống trâu mới để lấy sữa và thịt Vùng muôi trâu hiện nay là Trung du miền núi Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ( Thanh
Hoá, Nghệ An) Nam Bộ có Long An số lượng Trâu trên 30.000 cọn
+ Bò: Cung cấp sức kéo và thực phẩm có chất lượng cao Năm 1995 số bò nuôi nước ta là 3,6 triệu con, 1/3 để cày kéo tập trung chủ yếu ở Bắc Trung
bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ Tính đến năm 2001 cả nước 7,5
triệu con bò Bò sữa chiếm 45.000 con, sản lượng sữa đạt 65.000 tấn, tuy nhiên
mới chỉ đạt 11% nhu cầu, 89% là nhập khẩu Do vậy cần phát triển đàn bò dự
kiến đến 2005 cả nước có 100.000 con bò sữa và 2010 là 200.000 con
Về việc thu mua, vận chuyển và chế biến tiêu thụ sữa, đây là yếu tố
quyết định để phát triển đàn bò sữa Trong nhiều năm qua đáng kể nhất là công
ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) và công ty sữa Cô gái Hà Lan ( Foremilk) là hai đơn vị chủ lực thu mua sữa tươi của nông dân Năm 2001 cả nước có 65.000 tấn
sữa tươi thì Vinamilk đã thu mua 51.000 tấn, đạt 80% sản lượng sữa
+ Lợn: là loại gia súc nuôi phổ biến ở hầu khắp các gia đình nông thôn, trang trại Việt Nam Lợn cũng là loại gia súc có số đầu con nhiều nhất ở Việt
Nam hiện nay Từ 12,2 triệu con (1990) lên 18,8 triệu con năm (1999) và 21,7 triệu con ( vào 2001) trong dó 15% là lợn nái
— Lợn phân bố đểu trong cả nước, nhưng tập trung nhiều hơn cả là Đồng bằng Bắc bộ Các tỉnh phía Bắc chiếm 2/3 số lợn Các tỉnh phía Nam chưa phát
triển tương ứng với nguồn lương thực hiện có của vùng ĐBSCL chỉ chiếm 15%
số đầu lợn trên cả nước Tính đến nay tốc độ tăng dần Lợn hàng năm 5,7%, trong đó số lợn hơi xuất chuồng là 5,9%
+ Gia cẩm:Gà, vịt, ngang, ngỗng, đà điểu Phát triển mạnh ở các vùng
như ĐBSCL, ĐBSH từ 107 triệu con năm 1990 lên 179 triệu con năm 1999 tăng
67% Nạn dịch cúm gia cầm đầu năm 2004 đã làm lượng gia cầm giảm đáng kể Hiện nay nhà nước đang có nững chính sách khắc phục nạn dịch rất tích cực và
số lượng con ước đạt 50% sản lượng gia cầm trước đại dịch Nuôi trồng thủy sản
Trang 20Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người bằng việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản Thủy sản cũng có những
đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng của nền kinh tế nước ta Sản lượng
đánh bắt gấp đôi từ 728 đến 811 tấn ( 1990) lên 1.433.500 tấn ( năm 1999) sản
lượng nuôi từ 162.076 tấn ( 1990) tăng lên 48.800 tấn ( 1999) gấp 2,7 lần giá trị
thủy sản năm 2000 đạt trên 1,4 tỷ USD
Bảng 10: TỐC ĐỘ TANG GIA TRI SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP - THUY SAN ( 1990-2002) TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SÁN XUẤT NÔNG NGHIỆP — THUY SAN (%) CÁC NGÀNH
Năm | Tồn Nơng nghiệp Thuỷ sản
khu | Tổng Trong đó Lâm | Tổng | Khai | Nuôi vực sé | Trồng | Chăn | Nghiệp | số | thác | trồng trot nuôi 1990 1.9 1.6 1.4 2.4 2.8 3.7 -4.9 9.0 1991 4.1 2.7 3.3 0.1 3.8 14.4 17.9 6.6 1992 7.4 8.4 7.6 | 13.2 -1.2 5.3 6.2 3.1 1993 | 6.5 6.6 6.8 5.6 -10 | 93 | 81 | 121 1994 6.8 4.9 4.7 5.6 3.3 21.7 21.2 22.8 1995 5.9 6.9 7.3 4.8 -3.3 3.8 1.0 10.3 199 | 7.7 6.5 6.9 5.3 118 | 136 | 172 | 6.1 1997 6.4 7.0 7.0 7.8 -3.2 6.3 7.3 4.1 1998 4.9 5.7 6.0 4.8 -3.5 3.5 2.1 7.1 1999 17.4 73 7.6 7.0 7.0 7,9 7.0 10.0 2000 7.3 5.4 5.3 6.4 4.9 19.3 9.9 40.4 2001 4.9 2.6 2.3 4,2 1.9 17.4 3.5 41.9 2002 5.4 5.2 4.3 9.9 0.2 7.3 0.7 15.8 Nguồn: Tài liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1990- 2002
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần
phát triển và đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước, để góp phần vào mục tiêu
kinh tế xã hội để ra, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập được với nền kinh tế
khu vực và thế giới cần có những biện pháp cụ thể để cũng cố và phát triển
Trang 21Bảng 11: DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ( 2001 —2010) CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2010 Cơ cấu GDP % — 100 100 - Nông nghiệp 20-21 16-17 - Công nghiệp 38-39 | 40-41 -Dichvu 41-42 42-43 Cơ cấu lao động % 100 100 - Nông nghiệp 56-57 40 - Công nghiệp 20-21 23-24 - Dịch vụ 23-23 ~ 26-27
Kim ngạch xuất khẩu 7000 10.000
nông nghiệp — lâm - thuỷ sản
( triệu USD)
Nguồn: Tài liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 —2010
Tóm lại: Việt Nam là một nước nông nghiệp, 80% dân số nông dân, đời
sống chủ yếu dựa vào sản phẩm nông sản mình làm ra Chúng ta thấy được tiểm năng của nông sản Việt Nam là rất to lớn, lợi thế cạnh tranh rất cao trên thị trường trong nước và quốc tế Nếu chúng ta khai thác tốt nông sản
Việt Nam trong thời gian tới, nó sẽ trở thành ngành mũi nhọn và thúc đẩy nên kinh tế phát triển theo hướng Cơng nghiệp hố và Hiện đại hố nơng
nghiệp ma Dang ta da dé ra Để làm được điều này thì tính cấp bách của quá trình công nghiệp hoá sản xuất và xuất khẩu nông sản hiện nay là rất lớn, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới Đòi hỏi hiện nay có tính quyết định rất lớn là nông sản Việt Nam phải có Thương hiệu vững mạnh và uy tín trên thị trường Nó làm gia tăng xuất khẩu các nông sản chủ lực của
Trang 223 KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU, Ý NGHĨA THỰC TIEN CUA QUA TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ LIÊN
QUAN ĐẾN THƯƠNG HIỆU
3.1 Khái niệm thương hiệu
Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, nhà tâm lý học, nhà khoa học về
hàng hoá và dịch vụ thì khái niệm Thương hiệu đã xuất hiện khá lâu cách nay
hàng thế kỷ Nó có tác dụng ban đầu là đánh dấu và nhận biết giữa các hàng
hoá của các nhà sản xuất với nhau Về sau từ “thương hiệu” ( Brand) cũng có
người cho rằng nó xuất phát từ ngôn ngữ Na Uy có nghĩa là “ đóng dấu sắt nung” ( To burn) Trên thực tế, từ xưa đến nay từ “ Brand” đã và đang vẫn
mang ý nghĩa “chủ” của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng
Theo hiệp hội Marketing Mỹ, đã đưa ra khái niệm thương hiệu: * Thương hiệu là: một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ
kiểu thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hang
hoá hoặc dịch vụ của người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ
của người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh ”
- Ở Việt Nam, khái niệm Thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với
nhãn hiệu hàng hoá Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu
rộng hơn nhiễu, nó có thể bất kỳ cái gì gắn liền với sản phẩm và dịch vụ nhằm
làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt với sản phẩm cùng loại Do
đó, việc đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế
cho sản phẩm và dịch vụ của mình: Tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu
dáng thiết kê, bao bì phù hợp với yếu tố về: Pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng Tất cả những điểu này ta gọi chung là các yếu tố thương hiệu
Những yếu tố thương hiệu ngày càng được pháp luật bảo hộ dưới dạng
các đối tượng sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyển Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đã được bảo hộ mang tính quốc tế như: Coca cola, Pespi, xe hơi Ford, Máy tính Apple, xăng dau
Shell, thức ăn nhanh McDonald, Nike
Ngày nay khi thế giới tràn ngập quảng cáo về thương hiệu hàng hoá và
dịch vụ ở khắp mọi nơi, mọi lúc Chúng ta có thể nhận biết hoặc chưa nhận biết
nhiễu về thương hiệu sản phẩm khác nhau Do vậy, khi tạo dựng một thương
hiệu các công ty cần lựa chọn, kết hợp các yếu tố thương hiệu sao cho sản phẩm
Trang 233.2 TÂM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU
Tại sao thương hiệu lại là quan trọng? Thương hiệu có vai trò gì mà làm cho nó có giá trị lớn như vậy ? Vai trò quan trọng của thương hiệu đối với cả khách hàng lẫn chúng ta, những nhà doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cho
- mình một thương hiệu thể hiện trên khía cạnh nào? Chúng ta có thể đi vào chỉ _ tiết như sau:
3.2.1 Quan trọng đối với khách hàng
Đối với người tiêu dùng, thương hiệu xác định nguồn gốc sản phẩm và
nhà sản xuất của sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể
hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm sản phẩm của mình, nó là yếu tố
_ tạo nên uy tín cho thương hiệu Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách
_ hàng nhờ những kinh nghiệm đối với những sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm qua nhiều năm Khách hàng biết đến các thương hiệu yêu thích
_ và tìm đến thương hiệu nào thoả mãn nhu cầu của mình, các thương hiệu nào
_ không Kết quả thương hiệu là kết quả nhanh chóng hoặc là đơn giản hoá đối
với quyết định mua hàng hoá của khách hàng Đây chính là điều quan trọng
nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó vươn tdi Hinh 1: CHU TRINH RA QUYET DINH MUA sAM CUA KHACH HANG | Nhận Tìm Đánh Quyết Hành vi
thức về kiếm giá lựa định sau khi
vấn đề thông chọn mua mua
tin
Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để
đưa ra quyết định vể tiêu dùng sản phẩm Như vậy từ khía cạnh kinh tế, thương
hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chỉ phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong
( họ suy nghĩ mất bao nhiêu), và bên ngoài ( họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu) Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu, chất lượng và đặc tính sản
phẩm khách hàng hình thành những quyết định và kỳ vọng có cơ sở vào những
gì mà họ còn chưa biết về thương hiệu [
Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể được xem như một
Trang 24lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả
phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác Nếu khách
hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích thì việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ sẳn phẩm thì khách hàng có thể tiếp tục mua thương hiệu đó
Thực chất các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú Các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng
cho khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân Một số thương hiệu được gắn
liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau Do vây, việc tiêu thụ sản phẩm được gắn với những người này là cách khách hàng có thể giao tiếp với những người khác
Ví dụ: các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một thương
hiệu năng động và thành đạt với chiếc Mercedes đời mới
Thương hiệu còn quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm với người tiêu dùng Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc lợi ích kết hợp của chúng thành ba loại chính: Hàng hoá tìm kiếm, hàng hoá kinh nghiệm, và hàng hoá tin tưởng
| + Với hàng hoá tìm kiếm: các thuộc tính của sẳn phẩm có thể đánh giá
qua sự kiểm tra bằng mắt Ví dụ: sự cứng cáp, kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, chất
lượng và thành phần cấu tạo của sản phẩm
+ Với hàng hoá kinh nghiệm: các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra mà việc thử sản phẩm thực là kinh nghiệm
cần thiết Ví dụ với độ bển, chất lượng dịch vụ, độ an toàn, dễ dang xử lý, sử
dụng
+ Với hàng hoá tin tưởng: các thuộc tính của sản phẩm rất khó có thể biết được Do việc đánh giá, giải thích các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm là hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng rất khó nên các thương hiệu có thể
là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác
* Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm
Trang 253.2.2 QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI NHÀ SẢN
XUẤT ( hay CÔNG TY)
Đối với Nhà sản xuất, thương hiệu đóng vai trò quan trọng Về cơ bản,
thương hiệu đáp ứng nhận diện để đơn giản hoá việc xử lý sản phẩm hoặc truy
tìm nguễn gốc sản phẩm cho công ty VỀ mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ
chức, kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác Thương hiệu cho phép ta bảo vệ hợp pháp những đặc điểm hoặc hình thức đặc trưng, riêng của sẳn phẩm Ví dụ: Vissan khác với Vedan, coca cola khác với Pepsi, Kinh đô khác
với Đức Phát hay Đồng Khánh Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyển sở
hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hứu thương hiệu
Tại Việt Nam hiện nay, qua nhiễu lần chỉnh sửa, thay đổi và ban hành
các văn bản bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, bắt đầu là Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành năm 1982 Đến 1989 được nâng lên ở
mức cao hơn bằng Pháp lệnh bảo hộ Quyển sở hữu công nghiệp do Hội đồng Nhà Nước ban hành Cuối năm 1995 cùng với đối tượng là Công nghiệp, qui định về bảo hộ hàng hoá được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý ở mức cao nhất
Bộ luật dân sự của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc Hội
thông qua ngày 30/8/1999, Thử Tướng Chính Phủ ra quyết định số
178/1999/QĐ-TTg ban hành qui chế ghi nhãn hiệu hàng hoá lưu thơng trong
nước và hàng hố xuất khẩu- nhập khẩu Đây là một qui chế quan trọng nhằm
đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường kỹ cương trong sử dụng nhãn
"hiệu sản phẩm Quết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 va chi thi số
28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 nhằm ban hành các văn bản quy định và bổ sung hoàn thiện qui định còn thiếu trước nay
Đến nay có trên 90.000 nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký và đang được bảo hộ tại Việt Nam trong đó 15% nhãn hiệu hàng hoá, đơn vị trong nước (đây
là con số cho thấy thương hiệu đăng ký của Việt Nam chưa nhiều), 85% còn lại
là nhãn hiệu hàng hố nước ngồi từ 70 quốc gia khác nhau, nhiều nhất là các quốc gia: Hoa kỳ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Nhật, Thuy Sĩ cũng như các quốc gia trong khu vực như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,
Thái Lan Các quyển sở hữu này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách
an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ tài sản vô hình trong tương lai
Như đã nói ở trên, việc đầu tư cho thương hiệu có thể mang lại cho sẳn
phẩm những đặc điểm có thuộc tính riêng nhằm phân biệt nó với sản phẩm khác Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn
sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện Lòng trung thành với thương hiệu của
Trang 26cản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác muốn xâm nhập thị trường, là nội lực của thương hiệu phải đủ mạnh
Ví dụ: trong bình chọn thường niên, các công ty được ngưỡng mộ nhất
nước Mỹ của mình, tạp chí Fortune năm 1996 đã tuyên bố rằng “ The Brand the
thing” giải thích và làm thế nào các công ty như Coke, Microsoft và Disney đã chứng minh rằng “ có một tên tuổi lớn được xem như một vũ khí mạnh trong
cạnh tranh”
Do đó đối với các doanh nghiệp Việt NÑam cũng vậy, thương hiệu cho bất cứ lĩnh vực sản phẩm nào, trong đó có thương hiệu nông sản, được coi là “ một tài sản có giá trị rất lớn” bởi nó tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng Nó được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập và bển vững trong tương lai của chủ sở hữu thương hiệu Vì lẽ đó người ta đã phải trả những khoản
tiễn không nhỏ cho thương hiệu khi liên doanh, liên kết hoặc mua lại thương
hiệu Ví dụ: vào giữa những năm 1980 trên thế giới diễn ra các vụ chuyển nhượng thương hiệu rất rầm rộ: Một Giám Đốc điều hành tiếp thị hàng đầu tại
“Cadbury Schweppes đã ghi lại rằng “ Công íy của ông đã phải trả 220 triệu
USD để mua lại công việc kinh doanh nước ngọt Hires và Crush từ hãng Poster
& Gamble, trong đó chỉ có khoảng 20 triệu trả cho tài sẵn cố định hữu hình, số
còn lại phải trả cho thương hiệu ” Do đó, ngầy nay mối quan tâm thương hiệu
của nhà quản trị cao cấp là xem xét và cân nhắc đến lợi nhuận ròng của chúng
* Quả là tầm quan trọng của thương hiệu cho sản phẩm của bất kỳ lĩnh vực nào không thể phủ nhận Nó trở nên tài sản “ vô hình” của doanh nghiệp và trở nên yếu tố thành công có tính quyết định bậc nhất Vì thế xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nông sản Việt Nam hiện nay là nên làm, để có thể hội nhập kinh tế thế giới
Sau đây, xin giới thiệu sơ lược một số thuật ng liên quan đến khái niệm thương hiệu và xây dựng thương hiệu, thường xuyên được quan tâm
4 KHÁI QUÁT MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN:
THƯƠNG HIỆU
Bản Sắc Thương Hiệu (Brand Identity): 14 Téng hdp cdc hoạt động
Marketing Đặc biệt là truyền thông Marketing, thể hiện tính cách thương hiệu và lợi ích thương hiệu theo cách nhìn của công ty
Dải quan hệ của Thương Hiệu ( Brand Relationship Spectrum): M6t loạt những cách thức mà công ty có thể phân bố cơ cấu thương hiệu của mình từ một
nét bản sắc thương hiệu đơn giản cho những sản phẩm gần gũi nhau cho đến
một chùm gồm những thương hiệu khác nhau dành cho những sản phẩm khác
Trang 27Giám Đốc Quản Lý Tài Sản Thương Hiệu ( Brand Equity Manager): Một trong vài chức vị dùng cho người lãnh đạo hàng đầu của công ty bổ nhiệm chịu trách nhiệm chiến lược thương hiệu cho tồn cơng ty và có toàn quyền
quyết định đối với bản sắc thương hiệu
Hàng hoá ( Conmunodifies): Đó là bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào được bán ra theo cách mà tại thời điểm bán người mua cuối cùng không nhận biết
được ai là người sản xuất ra nó
Hình Ảnh Thương Hiệu (Brand Image): TỔng hợp tất cả những ấn tượng
_ về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng
Khách hàng mục tiêu ( Target Audience): Đối tượng chính đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty, khách hàng mục tiêu cũng có thể được
phân chia thành khách hàng chủ yếu và khách hàng thứ yếu
Kiểu Chữ của Thương Hiêu (Brand Typeface): Kiéu chữ hay phong chữ
được dùng trong hầu hết các hình thức truyền thông, marketing của một thương
hiệu
Lợi Ích của Thương Hiệu ( Brand Prormise): Những lợi ích tiềm ẩn, đặc
biệt là những lợi ích về mặt cảm xúc mà khách hàng của một thương hiệu luôn tin tưởng thương hiệu đó sẽ mang lại cho họ
Äiẫu (Logofype): Mẫu thiết kế đồ họa được sử dụng nhất quán dùng để
nhận biết hoặc tạo dấu hiệu cho sản phẩm và các hình thức truyền thông của
công ty Một mẫu logo hoặc một logo có thể bao gồm các kiểu chữ, có thể đọc
được thành tên, kiểu chữ thích hợp với các yếu tố hình ảnh tượng trưng hay trừu
tượng hoặc đôi khi chỉ gồm những yếu tố hình ảnh mà không có chữ đi kèm
Mẫu Thương Hiệu ( Brand Formaf): Một công thức hình ảnh được các
nhà thiết kế sử dụng để sắp xếp một cách nhất quán những yếu tố đồ hoạ cho tất cả các hình thức truyền thông của thương hiệu Nó bao gồm chữ viết, đầu đề, tựa để, thuyết minh, hình ảnh minh hoạ, biểu đồ và các yếu tố trang trí khác Nó thể hiện tối đa bản sắc của thương hiệu
Mở rộng thương hiệu (Brand Exttension): ở một mức độ nhất định đó là việc mở rộng dòng sản phẩm hay dịch vụ của một thương hiệu Ở một mức độ
khác đó là việc phát triển hoặc chuyển đổi tính cách của một thương hiệu
Nghiên cứu Thị Trường ( Market Research): Qúa trình xử lý thông tin có
hệ thống và khách quan nhằm giảm bớt rủi ro khi đưa ra những quyết định về
Marketing
Nhãn Hiệu (Trademark): đây cũng chính là mẫu thương hiệu Nếu được
đăng ký sở hữu trí tuệ hợp lệ nó sẽ được gọi là nhãn hiệu đã được đăng ký
Sản Phẩm (Products): Như đã được định nghĩa, đó là bất kỳ sản phẩm
Trang 28cùng có thể nhận biết được nhà sản xuất ra nó, song vẫn chưa coi nó là một
thương hiệu
Tên Thương Hiệu ( Brand Name): Tên gọi được một công ty sử dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thương hiệu của mình Tên thương hiệu thường không phải là tên chính thức của công ty
Thương Hiệu ( Brand): Tổng hợp tất cả các yếu tố, vật chất, thẩm mỹ, lý
lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện hình ảnh dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng, nhằm thiết lập một chỗ đứng
cho đó
Tính chất Thương Hiệu ( Brand Personerliy): Tập hợp những nét cẩm
xúc được dùng để định hình thương hiệu
Trung Thành với thương hiệu (Brand Loyalty): Dac điểm của những khách hàng thường xuyên chọn một thương hiệu cùng với thời gian, do đó khiến cho doanh thu và lợi nhuận của thương hiệu ã ấy dễ dự đoán hơn
Truyền Thông Động ( Dynamic Media): Bao gồm những hình thức truyền thông như quảng cáo trên báo và tạp chí, quảng cáo trên truyền hình, biển hiệu, tờ bướm giới thiệu, trang web và hình thức trưng bày tại điểm bán, là những thứ
_ có thể thay đổi thường xuyên để ứng biến với tình hình thị trường và những sáng
kiến mới cho thương hiệu
Truyén théng Marketing ( Marketing Communications): Tat ca cdc dang trayén thông, thông tin hướng tới đối tượng khách hàng của mình Truyền thông
marketing có thể thể hiện bằng cả lời và hình ảnh Nó bao gdm từ những tấm
danh thiếp, cho đến các chương trình quảng cáo trên truyền hình
Truyên Thông tin (Static Media): Bao gồm những hình thức truyền thông
như văn phòng phẩm, danh thiếp, mẫu giấy tờ kinh doanh, tài liệu về sản phẩm
hay phương tiện di lại của công ty là những thứ ít thay đổi theo thời gian và có
thể thiết kế theo mẫu chuẩn
Xây dựng thương hiệu ( Branding): Chiến lược và những dự tính nhằm
để biến một sản phẩm hoặc dịch vụ trở thành thương hiệu
Tóm lại: Trên đây là những nội dung có tính chất khái quát về tiểm năng- thành tựu nông nghiệp Việt Nam, những khái niệm - thuật ngữ liên quan đến thương hiệu, tâm quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng Tất cả những nội dung của chương một chỉ có tính chất cơ sở lý luận, mang ý nghĩa khái quát Ở chương hai tôi đi sâu phân tích những thực trạng và đưa ra những hướng giải pháp (Ở chương 3) cho nông nghiệp và chiến lược xây dựng thương hiệu nông sản Việt
Trang 29CHƯƠNG 2
THUC TRANG
XAY DUNG VA QUANG BA THUONG HIEU NONG SAN VIET NAM
1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO NÔNG SẢN
VIỆT NAM |
1.1 XU HUONG TOAN CAU HOA VA XAY DUNG NEN KINH TE THI TRUONG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HOI CHU NGHIA (XHCN) CUA VIET NAM
* NHỮNG QUAN ĐIỂM TỒN CẦU HỐ VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
Một thực tế cho thấy kinh tế của thế giới ngày càng xích lại gần nhau tạo _ thành những khu vực mang tính toàn cầu Các quốc gia không thể tách ra khỏi
những xu hướng này Đây là xu hướng lớn đã bắt đâu phát triển kể từ đầu thập kỷ
90 của thế kỷ 20 Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, quá trình Cồng nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế đến nay, đã giúp ta có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Vì lẽ đó, qua nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, nước ta dần hoàn thiện
chính mình và tranh thủ giúp đỡ của quốc tế Tiêu biểu gần đây là văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc là IX và những nghiên cứu khác đã chỉ rõ một số đặc điểm
sau:
+ Tồn cầu hố là một xu thế khách quan mang tính tích cực và tiêu cực đang lôi cuốn các quốc gia tham gia vào qúa trình này
+ Cuộc cách mạng công nghệ mới phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới
đang trong bước chuyển sang nền kinh tế tri thức
+ Hoà bình, hợp t tác, phát triển là dòng chính và phổ biến hiện nay của các quốc gia
+ Khu vực Châu A - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là khu vực phát triển năng động, đóng vai trò quan trọng của thế giới
Nói cách khác, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế trên nhiều tuyến, nhiều cấp độ, nhiều hình thức đan xen nhau một cách hết sức lớn lao và hỗ trợ nhau cùng cạnh tranh nhau nhiều hơn Nó đã hình thành nên các khu vực mậu dịch như: EU, AFTA, WTO và hiện nay Việt Nam đang hướng đến việc gia nhập WTO vào năm 2005, đây là lợi thế cho kinh tế Việt Nam khi hội nhập thực sự
Trang 30Có thể kết luận rằng, kể từ thập kỷ 90 đến nay, tình hình quốc tế và khu
vực có nhiều thay đổi có lợi cho các nước trong tiếp cận phát triển, nhất là việc | thích ứng với tiến trình tồn cầu hố đang từng bước chuyển sang kinh tế tri thức,
nguồn lực khu vực và quốc tế nhất là tài chính - công nghệ và thị trường từ các
nước phát triển đang trở thành là điểu kiện cho sự tăng trưởng cho các nước đi sau Bang 12 : SU PHAT TRIEN THUONG MAI QUOC TE | (GIAI DOAN 1987 — 2003) TM Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Tăng /GD| thươngmại | trưởng Trị giá Tốc | EX/ Trị Tốc | MX/ | P( | Nhập | (%) GDP
Triệu độ | GDP | giá độ | GDP | %) | siêu cud (%)
USD | tăng | (%) | Triệu | tăng | (%) Triệu | xuáf
(%) USD | (%) USD | khdu 087 | 854,2 8,2 12,9 | 2155,2 | 13,9 | 35,1 | 48 1300,9 | 152, | 3,63 3 990 | 2404 23,5 27,6 | 2565,8 17,3 36,4 | 63,9 | 161,8 | 6,7 5,09 995 | 5448.9 | 34,4 22,9 | 8155,4 | 40 32,9 | 55,9 | 2706,5 | 49,7 | 9,54 000 | 14482,7 | 25,5 40,6 | 15637 | 33,2 | 44 81,6 | 1153,8 | 8,0 6,79 001 | 15027 3,8 474 | 16162 |3,4 | 51,3 | 98,6 | 1135 7,6 6,89 002 | 16705,8 | 11,2 47,6 | 19733 | 21,7 | 56,2 | 103, | 3027,2 | 18,1 | 7,04 8 003 | 19880 19 51,0 | 24955 | 26,7 | 64 115 | 5075 25,5 | 7,24 7-03 21,74 16,5 7,26 4 0-00 19,67 19,8 7,32 1 0-03 11,14 16,8 7,06 6
Neguon: Két qua tinh todn dya trên số liệu NKTG 1990 — 2003 của Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 7/2004, trang 19
Tuy nhiên các động thái mới của tình hình quốc tế đang tạo ra những tác động phức tạp, khó lường cho các nước nhất là trong lựa chọn và xác định trật tự,
chính sách ưu tiên của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Theo lẽ đó, tính tổn
thương và rủi ro của sự phát triển ở các nước cũng rất lớn khi mà sự lệ thuộc vào
nhau giữa các quốc gia và khu vực trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết Đòi hỏi các
- quốc gia phải chủ động hoàn thiện mình về cơ chế, chính sách, quá trình điểu
Trang 31phẩm và thương hiệu vững mạnh là những đòi hỏi vô cùng khắt khe, đang đặt ra
cho tất cả các nước muốn hội nhập và phát triển Đó cũng là những thực trạng của các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam
1.2 THUC TRANG HOI NHAP CUA NONG SAN VIET NAM
Chúng ta có thể xét thấy những quan điểm trên đây về tính chất tồn cầu hố đối với các nước khi muốn tăng trưởng kinh tế và hội nhập, cho thấy một tầm
quan trọng đối với xu hướng mới của kinh tế thế giới Hội nhập trong tương lai ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp Việt
Nam Cả hai hướng cơ hội và thách thức đang đặc ra với một đất nước chủ yếu
sản xuất và xuất khẩu nông sản (80% nông nghiệp và nông thôn)
Về cơ hội: Việt Nam sẽ được hưởng các qui chế xuất khẩu thuận lợi để
thúc đẩy thương mại hàng hoá Việt Nam vào thị trường các nước Qúa trình hội nhập của Việt Nam đã tiếp nhận khoa học — công nghệ và cách thức quản lý kinh
tế tiên tiến
Tuy nhiên thách thức rất to lớn bao gồm:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn đang chuyển dịch chậm, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn yếu kém Năng suất lao động kém do qui mô: sản xuất hộ nhỏ Nông nghiệp Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp, kết cấu hạ
tầng nông thôn rất nghèo nàn, khả năng cạnh tranh của nông sản thấp
Nông thôn nghèo nàn, tỷ lệ nghèo đói cao Những nhóm yếu thế trong xã
hội thường phải gánh chịu tác động về kinh tế xã hội của quá trình hội nhập Các chính sách nông nghiệp chưa hoàn chỉnh đang trong quá trình phải liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình cụ thể Hiện trạng bảo hộ và
trợ cấp nông nghiệp còn thấp, nhưng nhu cầu bảo hộ — hỗ trợ trong tương lai ngày
càng cao sẽ gây nhiều khó khăn trong đàm phán gia nhập WTO sắp tới
Biểu đô 1: MỨC ĐỘ BẢO HỘ CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM 80% 60% 40% 20% 0%
Nơng Khai Cơng Cơng Tồn bộ
nghiệp khoáng nghiép1 nghiệp2 nền kinh tế
Nguồn: Sách “ Làm gì cho Nông Nghiệp Việt Nam ?” Nhóm tác giả: Phạm
Trang 32Hệ thống luật giám sát tiêu chuẩn chất lượng chưa hoàn chỉnh, năng lực chuyên môn quản lý nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu, gây khó khăn trong đấu tranh với hàng rào Kyu thuật phi thuế quan ngày càng cao tại các thị trường quốc
tế
1.3 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NÔNG SAN
VIỆT NAM
Trong quá trình đổi mới nên kinh tế như chúng ta đã biết: nông nghiệp nước ta thời gian qua đã đạt khá nhiều thành tựu hết sức to lớn, liên tục trong nhiễu năm: sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 4,5%/năm Sản xuất lương thưc, chăn nuôi, rau quả và cây công nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ Cùng với việc đáp ứng ngày càng tốt hơn của yêu cầu thị trường nội địa, xuất khẩu nông sản cũng tăng lên cả về số lượng và kim ngạch Tỷ trọng hàng nông — lâm sản xuất khẩu chiếm 30-35% khối lượng hàng nông sản — thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm 20%, cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95%
Bảng 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ TANG TRƯỞNG VÀ XUẤT KHẨU ( 1985-2002)
Năm Gia tri Tang Tỷ lệ Gia tri Tang | Ty trong
xuất trưởng tăng xuất trưởng | XK của
khẩu xuất trưởng khẩu xuất nông
( triệu khẩu GDP(%) nông khẩu nghiệp
Trang 331997 9.185,0 26,6 8,2 _ 3.2423 5,6 35,3 1998 9.360,3 1,9 5,8 3.323,7 2,5 35,5 1999 1.1541,4 23,3 4,8 3.688,7 11,0 32 2000 1.4482,7 25,5 6,8 4.197,5 13,8 29 2001 1.5027 3,8 _ 6,8 5.027 19,8 33,5 2002 1.6530 10 7,0 5.177 3 31,3 Nguồn: Tổng Cục thống kê
Trong quá trình phát triển của nông sản xuất khẩu đang nổi lên một số vấn
để về sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp
kém, do vậy hệ quả xuất khẩu chưa cao, chưa tạo được thế đứng vững trên thị
trường
Dưới đây xin nêu khái quát một số khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam
Bảng 14 : MỘT SỐ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ( 1995 - 2002) Mặt | Đơn vị tính | 1995 | 1996 | 1997 | 199§ | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 hàng | (T:Tấn) Gao | 1000T 1.988 | 3.003 | 3.575 | 3.730 | 4.508 | 3.476 | 3.729 | 3.241 Ca 1000T 248 | 284 392 382 482 733 931 711 phé Hat 1000T 17,9 | 25,3 | 24,7 15,1 34,8 37,0 57,0 77,0 tiéu Hat 1000T 19,8 | 16,5 | 33,3 25,7 18,4 34,2 43,7 62,8 diéu | ao SU 1000T 138,1 | 194,5 | 194,2 | 191,0 | 263,0 | 273,4 | 308,1 | 444,0 Rau | Triéu USD | 56,1 | 90,0 | 71,0 53,0 | 106,5 | 213,1 | 330,0 | 200,0 qua Che 1000T 18,8 | 20,8 | 32,9 33,0 36,0 55,6 68,2 75,0 Lac 1000T 11,5 | 127,0| 86,0 87,0 56,0 76,1 78,2 | 107,.0 Nguồn : Tổng cục thống kê + Gạo: là mặt hàng xuất khẩu được coi là có sức cạnh tranh cao Từ chỗ
hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên
đứng hàng thứ 2 về xuất khẩu Gạo, sau Thái Lan Tuy nhiên trên thị trường thế
giới, Gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu thị trường
và giá cả Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ, trong vài năm gần đây
Trang 34của Thái Lan từ 10-20USD/tấn Gía gạo 5% tấm ( FOB) của Thái Lan là 195
USD/tấn, của Việt Nam 181 USD tấn Gạo 10% tấm là 192 USD/tấn và
172USD/tấn Gạo 15% tấm là 188USD và 165USD, Gạo 25% tấm là 175 và 160
USD
+ Cà phê: cũng là mặt hàng được xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh cao Sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh, song kim ngạch xuất khẩu lại
không tăng tỷ lệ thuận với sản lượng Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng này:
(1) Trên thị trường thế giới cung lớn hơn cầu: làm cho xuất khẩu giảm
(2) Trong biến động về giá cả, giá cà phê Arabica và cà phê Robusta đều
giảm giá, nhưng giá cà phê Robusta giảm nhanh hơn giá cà phê Arabica Trong
khi đó Việt Nam lại chủ yếu trồng loại cà phê Robusta Đây là loại cà phê dễ trồng, năng suất cao nhưng chất lượng thấp và do đó giá cả thấp
(3) Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt và xuất khẩu phải qua trung
gian vì chúng ta chưa có thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường thế giới
+ Cao su và Chè: là hai mặt hàng được xếp vào nhóm có khả năng cạnh
tranh trung bình do có lợi thế về chỉ phí lao động thấp Yếu thế cạnh tranh của hai mặt hàng này là năng suất và chất lượng còn thấp, có thể xem xét một số đối chứng cụ thể như: Năng suất là 743kg/ha, Thái Lan là 1.479kg/ha Năng suất
trung bình của Thế giới là 910kg/ha Năng suất chè của Việt Nam là 935kg/ha, của Indonesia là 1.386kg/ha, Malaysia trên 2000kg/ha Và giá Chè xuất của Việt Nam thường thấp hơn giá chè trên thị trường thế giới từ 600 USD/tấn đến
1000USD/tan
+ Trái cây: là một trong những mặt hàng nông sản có triển vọng mở rộng
xuất khẩu Tuy nhiên hiện nay, trái cây Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn người tiêu
dùng nước ngoài, thậm chí ngay trên thị trường nội địa việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn Đến năm 2002 mới xuất khẩu khoảng 100 nghìn tấn Nhiều năm qua lượng trái cây của Việt Nam ra nước ngoài rất ít Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu một số nước Châu Á như: Campuchia, Thái lan, Singapore Đặc
biệt thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 30-40% lượng trái cây xuất khẩu của
Việt Nam Nhìn chung các thị trường này không ổn định mà mang nặng tính luân
chuyển, không chắc chắn nên tình trạng hiện nay là: “ Được thương vụ nào hay
thương vụ đó” Do kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam những năm qua nhỏ
Trang 35( 1998 ~ 2002) Năm Kim ngạch xuất Mức tăng/giảm so với năm trước khẩu (+/_) Kim ngạch xuất Tỷ lệ % khẩu " 1998 52,6 1999 106,6 +54 - +102,66 2000 213,1 +106,5 7 +09,9 2001 330 +116,9 +54,86 2002 200 - 130 -39,39 Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 trang 377 và dựa theo báo cáo của Bộ Thương mại
Qua một số nét khái quát về tình hình nêu trên, có thể thấy xuất khẩu nông
san Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng sức cạnh trên thị trường quốc tế còn thấp kém Bảng 16 : SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG QUA CÁC NĂM: ( 1000 tấn) Loại nông sản 1995 1998 2000 2002 Lúa 29.964 29.146 32.529 34.063 Chè 181 254 314 401 Cà phê 218 409 803 689 Cao su 125 194 291 331 Mía đường ~ 10.711 13.844 15.246 16.823 Hat diéu | 51 54 68 127 Lac 334 386 353 391 Hồ tiêu 9 15 39 51
Nguôn : Niên giám thống kê các năm 1997, 1999, 2000, 2002
Những yếu kém về tính chất cạnh tranh còn thể hiện qua quá trình khẳng định thương hiệu mạnh trên thị trường, mà điều quyết định đầu tiên là chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và sự đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu Để cạnh tranh
trên thị trường thế giới đòi hỏi nông sản nước ta ngày càng hoàn thiện và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhằm cải tạo và phát triển nguồn nông
Trang 362 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHẲNG ĐỊNH
THUONG HIEU CUA NONG SAN VIET NAM:
Ở chương một chúng ta đã dé cập đến giá trị của thương hiệu, tầm quan
trọng bậc nhất khi đánh giá sản phẩm Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó là nguồn thu lợi nhuận cao nhất Vậy để khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường thế giới đó là điều khó khăn cho chúng ta, khi mà mặt hàng
nông sản Việt Nam chưa thể cạnh tranh mạnh với nông sản cùng loại trên thế
giới
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã từng bước hình thành và xây dựng thành công thương hiệu, gầy dựng hình ảnh, uy tín, chất lượng, kênh phân phối cả trong nước và ở nước ngoài, nhưng số này lại không nhiều Trong những lĩnh vực cụ thể có những thương hiệu nổi bậc, nhưng chỉ đếm được trên đầu ngón tay các thương hiệu thành công
(1) Chè : Chúng ta có thương hiêu VINATEA: Tổng công ty Chè Việt Nam
Công ty sau 50 năm hoạt động nay đã khẳng định thương hiệu của mình
trên trường quốc tế, là một Tổng Công ty có hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam Vinatea đã đâu tư công nghệ chế biến, bảo quản,
đóng gói nhập từ Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Ý ,.với công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo có tay nghề cao, được quan ly tốt trong sản xuất, nên sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu cao Kim ngạch xuất
khẩu chè hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu để ra Phương châm - tôn chỉ của Vinatea: Tín Nhiệm — Chất Lượng -Lâu Dài- Bên vững
Kết quả đạt được khi đã khẳng định thương hiệu: Chè đạt chất lượng xuất
khẩu cao, hàng năm đạt sản lượng trên 30.000 tấn gồm chè đen, Oolong, Pouchung, Chè Gunpowder, chè xanh Nhật, chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả “Vinatea luôn quan tâm đến khách hàng” Đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại trên 120 công ty và Tổ chức thương mại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản
phẩm cho gần 200 công ty, các nhà máy sẩn xuất — chế biến chè trên toàn quốc
Vị thể Vinatea đã được khẳng định trên thị trường quốc tế
(2)Cà phê: Khi nhắc đến chúng ta không quên nói đến Cà phê thương
Trang 37người thưởng thức cà phê một cảm giác sáng tạo với phong cách Trung Nguyên: đậm đà văn hoá Việt Vì theo quan điểm Trung Nguyên “ Thương Hiệu cũng là văn hoá” Trung Nguyên xây dựng thành công 6 cốt lõi hành động cho mình, thứ
tự như sau:
+ Khơi nguôn sáng tạo: Sáng tạo là động lực hàng đầu của Trung Nguyên,
tiên phong để cung ứng những giá trị hữu ích cho khách hàng
+ Phát triển và bảo vệ thương hiệu ~
+ Xây dựng phong cách Trung Nguyên: mang văn hoá Tây Nguyên và tỉnh
thần dân tộc
+ Lấy người tiêu dùng làm tâm
+ Hoàn thiện sản phẩm: đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng
+ Gây dựng sự thành công của đối tác: theo hình thức “ nhượng quyền
thương hiệu” hợp tác chặt chẽ trên tinh thần bình đẳng vì sự thành công của đối tác, phát triển cùng lớn mạnh với Trung Nguyên
+ Phát triển nguồn nhân lực mạnh
+ Góp phân xây dựng cộng đồng và hỗ trợ sự nghiệp xã hội
Nhờ đó, Trung Nguyên hiện nay hình thành thương hiệu rất mạnh trên thị
trường cả trong nước lẫn quốc tế Mạng lưới hoạt động Trung Nguyên phủ khắp
64 tỉnh thành với gần 300 đại lý chính thức Vươn xa đến các nước như: Nhật,
Hoa Kỳ một số nước Châu Âu khác Năm 2003 Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm G7: đây là sản phẩm cà phê hoà tan Hiện nay G7 đang chiếm ưu thế lớn 'so với các sản phẩm cùng loại khác Và thương hiệu Trung Nguyên đã được nhà
nước cấp nhiều giải thưởng quý giá:
+ Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 của hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng
+ Bốn năm liền được người tiêu dùng bình chọn: Hàng Việt Nam chất lượng cao (1999, 2000, 2001, 2002)
+ Được bình chọn trong năm ngành Nông sản - thực phẩm của cuộc bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2002
+ Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ đạt giải thưởng Doanh nghiệp Sao đỏ do hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng năm 2003 |
(3)Dâu ăn Tường An: là thương hiệu có bể dày kinh nghiệm sản xuất và
kinh doanh từ thập niên 70 của thế kỷ 20 Sản phẩm Tường An đã có uy tín trên thị trường trong nước, đặc biệt trong thời điểm này các sản phẩm Shortening và Marganine đã được cung cấp duy nhất trên thị trường Việt Nam
Tường An đã đạt độ tin cậy cho khách hàng, được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm chất lượng uy tín qua các tổ chức :
Trang 38+ Trong bảy năm ( 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003) đã được
bình chọn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức
+ Từ tháng 6 năm 2001 nhà máy được cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc tế
ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI của Vương Quốc Anh — Việt Nam chứng nhận Sản phẩm dầu ăn Tường An được sản xuất với công nghệ khép kín nhập từ
Mỹ, Đức
Dầu ăn Tường An trở thành mặt hàng xuất khẩu uy tín trên thị trường Mỹ,
_ Nhật bản, Đài Loan với đa dạng sản phẩm như: Cooking Oil, Margarine,
Shortening, Vio, Season
Logo: Thương hiệu Tường An với hình chú voi rất dễ thương, và dễ nhớ
tạo niễm tin vững mạnh trong lòng khách hàng
(4) Sữa Vinamilk: là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với thương hiệu uy tín, chất lượng và đa dạng sản phẩm về sữa
Về sản xuất Sữa và các sản phẩm từ sữa: Hiện nay vinamilk chiếm đến 75% thị phần cả nước Thị phần này phân bố với mạng lưới rộng khắp 64/64 tỉnh
thành với hơn 1400 đại lý Bên cạnh đó, Vinamilk được xuất khẩu sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Trung Đông, khu vực Đông Nam Á khá thành công
Vinamilk có nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều lưới tuổi và thị hiếu khác
nhau, đáp ứng tối đa và tốt nhất cho từng đối tượng khách như: Sữa đặc, sữa bột,
bột dinh dưỡng, sữa tươi, đậu nành, sữa chua, phomai có tên gọi và kiểu dáng
phỏng phú
Vinamilk luôn cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng bổ đưỡng nhất cho sức khoẻ và trí tuệ Khách hàng không còn lo lắng khi dùng sản
phẩm của Vinamilk Mọi đối tượng, lứa tối đều phù hợp với Vinamilk
Những thành tựu được công nhận về chất lượng và thương hiệu:
+ Danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao đông I, H, II Đứng đầu
Topten hàng Việt Nam chất lượng cao 7 năm liền 1997 đến 2003( báo Sài Gòn
tiếp thị) Topten hàng Việt Nam yêu thích nhất ( báo đại đoàn kết)
* Một số thương hiệu mạnh khác trên thị trường hiện nay: Kinh Đô, Miliket, Agifish, Vinarice, Foocosa, Vinafood đang xây dựng hình ảnh cho
mình Nhưng những thương hiệu như vậy không nhiều, có chăng chỉ là bước đầu :
hình thành Và dĩ nhiên với xu thế hội nhập như hiện nay, dần dẫn các sản phẩm
với thương hiệu Việt trong tất cả các ngành nghề Sản Xuất, kinh doanh — dich vu
đều phải xây dựng được thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường
Trong số những ví dụ trên đây, chúng ta thấy một thực trạng nữa là số lượng các thương hiệu về nông sản rất ít so với tiểm năng nông nghiệp Việt Nam
Đây là thực tế cần có sự hợp tác của nhiều ban ngành như nông nghiệp, môi
Trang 39Vậy chúng ta đã làm gì cho nông ¬ hải sản của Việt Nam trong thời gian
qua ? |
Nông nghiệp Việt Nam đang chiếm ưu thé với những mặt hàng chủ lực như xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất thế giới với 90% xuất khẩu trên số lượng làm ra, cà phê đứng thứ 2 trên thế giới với 95%, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 và các sản phẩm khác như chè, thuỷ sản cũng xuất khẩu khá tốt Nhưng theo bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển nông thôn thì hiện nay hầu hết các mặt hàng nông sản thực
phẩm chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài đều được bán dưới dạng hàng hố thơ
hoặc sơ chế nên chưa tạo được giá trị, lợi nhuận và người nông dân cứ mãi còn nghèo Trong đó 90% phải qua trung gian để bán (vì chúng ta chưa có thương
hiệu uy tín), nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết gì về những đặc thù nông
sản Việt Nam Nền kinh tế 80% dân số làm nông nghiệp, muốn làm cho người
nông dân giàu lên thì nông sản trở thành hàng hoá bán phải chạy, uy tín thị trường tạo cho sản phẩm do nông dân làm ra có thị trường không những trong
nước mà cả quốc tế, từ đó tăng sức cạnh tranh của nông sản
Tôi có thể trích lược một số kinh nghiệm làm thương hiệu của các thương hiệu mạnh trên thị trường hiện nay:
+Theo một điều tra mới đây về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu Cà phê Trung Nguyên, ông Nguyễn Trần Quang, chuyên viên tư vấn công ty Trung
Nguyên cho biết “ kinh nghiệm thế giới cho thấy cà phê Columbia đã mất 20
năm liên tục để có sự bền vững của cà phê nước này trên thế giới Một công việc mà hiệp hội cà phê của Columbia trong thập niên 60 Mà ngày nay nói tới cà phê Abrabica từ Columbia như một thương hiệu hàng đầu ”
“Pháp trong mấy năm gân đây đang bị giảm sút sản lượng xuất khẩu trên
thị trường thế giới về lĩnh vực xuất khẩu rượu của mình Lý do là các nhà làm rượu vang nước này sẵn xuất theo truyền thống lâu đời, ít đầu tư vào công tác truyền
thông, tiếp thị vì họ tin tưởng sdn phẩm sẽ tạo tiếng vang cho người tiêu dùng Trong khi nhiều loại rượu vang Nam Phi và Úc mặc dù xuất hiện chưa lâu nhưng
đã tạo ấn tượng tốt nhờ chất lượng thương hiệu sẳn phẩm”
Kinh nghiệm của những thương hiệu thành công cho thấy những người dám nghĩ, những người dám đầu tư toàn diện vào chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp chặt chẽ giữa người trồng trọt, nhà phân phối, nhà quảng bá và đặc biệt với các nhà quản lý hàng chính Nhà nước đã xây dựng tên tuổi cho sản phẩm hay quốc gia đó Ta cũng có thể học cách làm này: Nông dân cần phải làm một
chiến lược, phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ lựa chọn, châm bón, thu
hoạch để nông sản có mặt trên thị trường, cần xây dựng được một hình ảnh đến ' tay người tiêu dùng mục tiêu với những sản phẩm lựa chọn kỹ càng - hấp dẫn
Một kinh nghiệm khác cũng thấy rõ được những thực trạng về thương hiệu nông sản Việt Nam, một bài báo được đăng tải trên thời báo Kinh tế Sài Gòn
Trang 40Bà Lưu Nguyễn Trà Giang, Giám đốc Doanh Nghiệp Chế biến Rau quả xuất khdu Hoang Gia: “ Sau khi tot nghiệp ngành công nghệ sinh học, tôi đã thành lập doanh nghiệp riêng và dựng trang Web:www Sroi.com và đăng ký nhãn hiệu bưởi Sroi Bình Minh - Vĩnh Long với giống budi quý, chúng tôi da đề nghị chính quyền địa phương các bên liên quan tổ chức mô hình liên kết: Nhà Khoa Hoc, Nhà nước, nhà doanh nghiệp để hỗ trợ và tạo sự đồng bộ trong sẵn xuất Các chương trình khuyến nông đã được tiến hành tổ chức cho bà con nông dân, chương trình tuỳ từng mùa vụ cụ thể, thích hợp như chăm sóc cây, phòng trừ nấm trên trái cây Từ đó lấy ra những trái cây ngon, màu sắc đẹp và kích cỡ đông bộ ổn định, cung _ cấp cho thị trường Hiện nay chúng tôi đã thu mua trên 80% diện tích của 1920ha vùng nguyên liệu nông sản này Chúng tôi đã thay đổi phương thức kinh doanh mua theo mó, theo chục sang hình thức phân loại theo chuẩn hàng hoá chất lượng và thay đổi phương thức canh tác để tạo trái cây đồng nhất, năng suất cao Hiện bưởi 5roi Bình Minh — Vĩnh Long của chúng tôi được bán tại Siêu Thị Metro Cash tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, Coopmart và Citimart, Thái Hà và các đơn vị khác trong cả nước Sản phẩm của chúng tôi cũng đã bán tại Đức và Pháp Chúng tôi đã có một dự án về truyền thơng bưởi 5roi Hồng Gia và nó sẽ là thương hiệu về bưởi tại Việt Nam với mục tiêu trở thành nhà cung cấp bưởi 5 roi
lớn nhất cả nước”
Trên đây là hai ví dụ mô tả hai mô hình tạo dựng thương hiệu khác nhau giữa một đơn vị Trung Nguyên về hình ảnh của cà phê Columbia và Rượu vang Pháp, với hình ảnh bưởi 5Roi Hoàng Gia Tuy có khác nhau nhưng cho thấy ở họ có những cách làm chung đó là quan tâm đến chất lượng, tính đồng bộ trong sản xuất, chăm bón, thu hoạch, chế biến tạo sản phẩm tốt nhất khi đến người tiêu dùng Để làm được điều đó họ còn kết hợp thông tin quảng bá và truyền thông một cách đa dạng Thời gian cho một quá trình xây dựng hình ảnh là không ngắn và nếu tập trung tốt thì thành công cho thương hiệu càng cao
Tuy nhiên những mô hình như thế rất tiếc hiện nay ở Việt Nam không nhiễu, và thương hiệu cho nông sản còn yếu kém, đó là thực trạng chung của nông sản Việt Nam, cân có hướng ra chủ lực cho nông sản
2.1 THỰC TRẠNG SỰ HIỂU BIẾT HẠN CHẾ VỀ THƯƠNG HIỆU TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ THIẾU VẮNG CÁC CHUYÊN GIA GIỎI VỀ THƯƠNG HIỆU
Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng cần phải có thời gian và hệ thống, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường Một kết quả khảo sát gần đây do báo Sài Gòn tiếp thị cho thấy chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp có chức danh quản lý nhãn hiệu và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư 5% doanh thu