LỜI CẢM ƠN DAN NHAP
vz Ý NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN .22-2222se 1222511 001150111 56 VI BO CUC LUAN VAN: TỀ HH0 001111111100011111111 0110111011111 01111116 grờc 3
HƯƠNG I: MOT SO KHAI NIỆM CO BAN — TONG QUAN DAT NUGC CON NGUOI PHU VEN
1.1 Một số khái niệm cơ bản s11 1n 11 1151 11t se 4
— 1,1,1.Khái niệm du lich wc ccccccccececeecccccccsssssasssssesevecceceessees 4
11.2 Khai niệm du lịch văn hóa Hs nhe eg 6 1.1.3.Khái niệm du lich sinh thai eeeceecccccccscececssceseeeeeseeees 10 1.2.Téng quan đất nước con người Phú Yên «- + +x+x+kersexerxersersrrsreee 12 1.2.1.Khai quát chung về điều kiện địa lí tự nhiên của Phú Yên 12 1.2.2.Con G0 7ẶĂẶ(4.4 aAdẢ 14 1.2.3.Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên 20
CHUONG 2: TIEM NANG DU LICH PHO YEW
2 1.Những giá tri du lich van héa cilia tinh Phi Y6n oo .ceccecececcscessscecssecceseees " 26 2.1.1.Gía trị văn hóa du lịch từ các di tích lịch sử 26 2.1.2.Gía trị du lịch văn hóa từ các di tích kiến trúc nghệ thuật 32 2.1.3.Gia tri du lịch văn hóa từ các công trình kiến trúc 34 2.1.4.Gía trị du lịch văn hóa từ các lễ hội s se 36 2.1.5.Gía trị du lịch văn hóa từ dân ca và nhạc cụ truyền thống 38 2.1.6.Gía trị du lịch văn hóa từ các làng nghề truyền thống 40 2.1.7.Gía trị du lịch văn hóa từ văn hóa ẩm thực co 41 2.2.Nhiing gia tri du lịch sinh thai .cccciccssesesescssesessssesesesssscssssssescssecsseeeeeeseceees 42
2.2.2.Gía trị du lịch sinh thái từ núi non cc con nha 46 2.2.3 Gía trị du lịch sinh thái từ cảnh quan thiên nhiên 46 2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển đu lịch của tỉnh Phú Yên 49
2.3.1.Những thuận lợi con HH nh nh nh re 53
Trang 3
3.1.Phương hướng phát triển du lịch Phú mm `
3.1.1.Công tác quản lý của các cơ quan chức nãnE ‹‹ erreerrerrer
3.1.2.Công tác đào tạo nguồn nhân lực -. - ¬
3.1.3 Phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng -++s+enhhththttth |
3.1.4 Dau tu vao cac thiết bị, cơ sở hạ tầng c em
3.1.5 Đầu tư vào quảng cáo, tiếp thị Ôn nu nu vn th khe tt th 65
3.1.6.Giu gin và tôn tao các đi tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh 66
3.1.7.Chú trọng khôi phục và khai thác các làng nghề truyền thống; phát
triển mạnh du lịch Am thực, mua ` eeeee® 68 3.2.Một số giải pháp phát 1 a< 72 3.2.1 Đây mạnh và thu hút nn — 72 3.2.2 Tăng cường và mở rộng hợp tác với các tỉnh bạn -++**** 73 3.2.3 Xúc tiến công tác quảng bá và mở rộng thị trường -‹‹-‹:++rrrr°: T4
3.2.4 Đây mạnh công tác giáo dục- đào {ẠO -echhrnrrrtrrrrrrrnsrrg 75
Trang 4không chỉ có mục đích đơn thuần là vui chơi mà còn có nhiều mục đích
khác nữa Trước đây đi du lịch chỉ dành cho những bậc thượng lưu giàu có, người dân bình thường không có khả năng tham gia Du lich ngay nay san sàng chào đón tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, giai cấp
Với điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, du lịch là một
hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người dân Mỗi quốc gia,
mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa Thông qua du lich, mỗi địa phương sẽ được du khách biết đến , tìm hiểu và mối quan hệ giữa các vùng, miền ngày càng khăng khít và mở rộng hơn
Trang 5Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Phú Yên, đưa ra một số tài nguyên du lịch đặc sắc của tỉnh Phú Yên để từ đó có
những chiến lược phát triển thích hợp
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu có phạm vi rất rộng, không nghiên cứu chuyên sâu vào một vấn đề mà chỉ khái quát phần nào đó du
lịch Phú Yên trong tình hình phát triển du lịch của cả nước Với lợi thế về
tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, đặc sắc cùng với bề day lich st va văn hóa nên đề tài chú trọng nghiên cứu về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên
Đà tài nghiên cứu du lịch Phú Yên từ năm 1995, năm du lịch Phú Yên
mới bắt đầu phát triển
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : |
Đề tài nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp thu thập thông tin từ các ban ngành có liên quan đến đề tài ở địa phương; khảo sát thực tế; tham khảo các tài liệu; sách báo; các trang web về du lịch; những thuật ngữ, khái
niệm du lịch, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của các tổ chức du lịch Thế
giới; để từ đó phân tích, thống kê, so sánh và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế tình hình phát triển du lịch của Phú Yên hiện nay
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Từ thực trạng Phú Yên có đầy đủ các tiềm _năng, điều kiện để phát triển du lịch nhưng thực tế những tiềm năng này vẫn tiềm tàng, ân chứa sâu bên trong, chưa được các cơ quan coi trọng và khai thác có hiệu quả Do đó - đề tài này góp thêm một phần nhỏ bé của mình đưa ra một cách nhìn mới, một hướng đi đúng đắn cho du lịch Phú Yên hội nhập với quá trình phát triển du lịch của khu vực và cả nước
V Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN :
Với khả năng và trình độ còn hạn chế, để tài đưa ra những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc và đáng tự hào của vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc Đồng thời xây dựng những chiến lược phát triển, kiến nghị để các cơ quan chức năng nhận thấy rõ những tài nguyên quí giá ấy và đưa ra những phương án phát triển đúng đắn
Trang 6VI BÓ CỤC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương :
CHƯƠNG I1: Một số khái niệm cơ bản - tổng quan về đất nước và con người Phú Yên
CHƯƠNG 2: Những tiềm năng du lịch Phú Yên
Trang 7MỘT số KHAI NIEM CO BAN — TỔNG 0UNN ĐIÍT NHƯ Œ Œ0N NGUOI PHU YEN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa-xã hội của con người và hoạt động du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, một ngành công nghiệp không khói ở hầu hết các quốc gia trên thế gidi Chinh dòng người du lịch đông đảo có ảnh hưởng, không nhỏ đến nền kinh tế của Quốc gia Vấn đề đặt ra là làm những gì để
thu-hút dòng người du lịch đó Chính là nơi có những tài nguyên du lịch và biết khai thác nó
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố CƠ SỞ để tạo nên vùng du lịch và du lịch lại là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng với cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn các nhu cầu về nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham -_ quan, giải tri, thé thao g6p phan khôi phuc va phat trién thé luc va tri luc
của con người |
Thuat ngữ du lịch đã trở nên rất phổ biến, thông dụng có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người du ngoạn Du lịch gắn liền với đi chuyển, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao hiểu biết văn hóa để nâng cao khả năng lao động sáng tạo của con người
Từ khi hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of
_Ulion Official Travel Organization) ra doi tai Ha Lan dén nay, khái niệm
du lịch luôn được bàn cãi và tranh luận, để đi đến một nhân thức hoàn
Trang 8Khách du lịch (tourist): Những du khách tạm thời ở lại lâu hơn 24h
tại một Quốc gia mà họ thăm viếng với mục đích vui chơi, giải trí, làm ăn,
gia đình, nhiệm vụ hội họp (theo định nghĩa của LHQ năm 1937) Hay khái niệm chính trong nghiên cứu du lịch thì định nghĩa đó là một tập hợp các nhu cầu và mong muốn mà cuộc du hành sẽ mang lại Những nhu cầu và mong muốn này khác nhau tùy thuộc vào thời gian, tiền bạc, nền tang van
- hóa và đặc điểm xã hội của khách du lịch Những nhu cầu và đặc điểm của
du khách sẽ giúp quyết định các đích đến và những hoạt động mà họ sẽ lựa chọn tham quan (excursionnist): những du khách tạm thời ở lại ít hơn 24h trong một Quốc gia, bao gồm cả hành khách đến bằng tàu du lịch
Chính phủ khách du lịch (tourism government) : Những chính phủ này xem du lịch về mặt kinh tế và chính trị như là một ngành xuất khẩu cạnh tranh, tiền bạc chảy từ Quốc gia hay khu vực của họ đến nước khác
Chính phủ chủ nhà (host government): Chính phủ chủ nhà hưởng lợi của du lịch: thu nhập, công việc và thuế :
Cộng đồng chủ (host community): Là cộng đồng địa phương nơi đón nhận khách du lịch và những tác động lớn nhất, cả tích cực lẫn tiêu cực: thu nhập, công ăn việc làm, tương tác văn hóa và cả những quan ngại về môi trường ,
Hệ thống du lịch ( tourism network ): Hay còn gọi là ngành công nghiệp du lịch (travel industry) là một tổng hợp các cơ quan, tổ chức, cả công và tư nhân, tham gia vào trong việc phát triển, sản xuất, tiếp thị sản phẩm va dich vu dé phục vụ nhu cầu của du khách
Du lịch không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu, hàng tỷ người đi chuyển từ nơi này sang nơi khác trong một thời gian ngắn mà còn đẻ ra
nhiều hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với nó Ngồi ý nghĩa
thơng thường gắn liền với mục đích nghỉ ngơi, du lịch còn mang ý nghĩa khác là một hoạt động gắn liền với những kết quả kinh tế, văn hóa, xã hội
do chính nó tạo ra
Trang 9điểm riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa truyền thống khác nhau để thu hút
khách du lịch, thông qua sự phát triển du lịch quốc tế mà sự hiểu biết và
mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng
Do đó, “Du lịch là một hoạt động của cư dân, trong thời gian rỗi, liên
quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tỉnh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, xã hội và những hoạt động thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về thiên nhiên, kinh tế và văn hóa”
Du lịch bền vững (sustainable tourism) : theo định nghĩa của tổ chức
du lịch thế giới WTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của
Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro nim 1992 thi” Du lich bén vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa đạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”,
1.1.2.Khái niệm du lịch văn hóa
Để nhìn vào một đất nước xem đất nước đó có phát triển không thì đầu tiên người ta thường quan tâm đến nên kinh tế của đất nước đó có phát triển không? Đây là cách nhìn rất phiến diện, chưa thấy được tầm quan trọng của vặn hóa trong đời sống con người Văn hóa chính là nhân tố nội
sinh của sự phát triển, văn hóa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là hệ điều
Trang 10
hỏi, du lịch thể thao Du lịch văn hóa với mmục đích chính là nâng cao
hiểu biết, nhận thức cho mỗi cá nhân, loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn
lòng ham hiểu biết, nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hóa, cuộc sống người
dân và phong tục tập quán của đất nước, của địa phương
- Nói tới du lịch văn hóa là nói tới những hoạt động du lịch dựa trên khai thác các giá trị văn hóa (thông qua những hoạt động cụ thể như di tích, lễ hội, các loại hình nghệ thuật tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, am thực) Để từ đó tạo nên “tính đặc sản cho các sản phẩm du lịch”, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tỉnh thần (nhận thức, sáng tạo, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu, thâm mỹ) vốn là động cơ đích thực của du khách Nhìn rộng ra đây là một trong những định hướng lớn hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển du lịch ở nước ta Trong điều kiện thực tế du lịch Việt Nam như “một cửa hàng mới mở” và với thế mạnh vốn có về văn hóa của một đất nước tự hào có hàng ngàn năm văn hiến Vấn đề văn hóa du lịch là việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa là một đề tài lớn và mang nhiều ý nghĩa
Du lịch văn hóa: các cuộc tham quan các nền văn hóa và địa điểm
khác để học hỏi về con người, lối sống, di sản và nghệ thuật trong một hình thái thông tin đại diện một cách tự nhiên cho bối cảnh văn hóa và lịch sử của những con người đó ( Craik, “Culture of Tourism” trong Touring culture, 1997 trang 121)
Văn hóa du lịch ( tourism culture) : hay còn gọi là văn hóa có tính du lich ( touristic culture) 14 van hoa ma vai tro cia nó trong quá trình du lịch là có tính da diện: văn hóa vừa là một nguồn tài nguyên, vừa là một sản phẩm, một trải nghiệm và một kết qua
Một số yếu tố liên quan đến du lịch văn hóa
Di tích lịch sử Cách mạng: là một dạng sử sách được ghi chép bằng hiện vật, sự kiện, công trình kiến trúc, danh nhân liên quan đến lịch sử hiện đại Việt Nam
Di tích kiến trúc - nghệ thuật: là một dẫu vết quá khứ được lưu lại ở những công trình được cón người xây dựng một cách có nghệ thuật
Trang 11
Văn hóa ẩm thực: là những giá trị tạo ra tính “đặc sản” cho các món ăn, thức uống của mỗi địa phương, được thể hiện trong: nguyên liệu, cách chế biến; phong cách phục vụ, phong cách ăn uống; tác dụng bổ dưỡng (tác dụng đỉnh dưỡng, trị bệnh )
Tính chất du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa có tác động nhận thức nhiều hơn mục đích nghỉ ngơi, , giải trí
| Đối tượng của du lich văn hóa là những tài nguyên được con người tạo dựng hơn là do thiên nhiên để lại
Số người quan tâm đến du lịch văn hóa có trình độ văn hóa cao, thu nhập và yêu cầu nhận thức cao hơn |
Đối tượng của du lịch văn hóa thường tâp trung ở những điểm quần
cư, nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa lễ hội, nhhững kì hội chợ triễn
lãm, những đền đài lăng tâm, viện bảo tàng .Sở thích của người di du lịch
văn hóa không giống nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi, trình độ nhân thức, cảm
xúc l
Du khách tham gia du lịch văn hóa thường tìm đến đi sản văn hóa thế giới , đến thăm viếng những đi tích lịch sử văn hóa của dân tộc, của địa phương, vì đó là những bằng chứng sát thực cụ thể về đặc điểm văn hóa
của mỗi nuớc, mỗi đân tộc, mỗi địa phương Ở đó chứa đựng tất cả những
gì thuộc truyền thống tốt đẹp, những tỉnh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị nghệ
thuật của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Di tích lịch sử văn hóa có giá trị rất
lớn, nó góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử
Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước
Du lịch văn hóa chính là đưa du khách đến với những lễ hội của dân tộc, mỗi địa phương, giúp nhận ra cội nguồn bản thể văn hóa của mỗi dân tộc Trong kho báu đi sản văn hóa của quá khứ để lại cho ngày hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quí giá nhất Thật vậy, khách nước ngoài khi đi du lịch họ rất ngạc nhiên, thích thú khi được tham gia một đám cưới, hội làng, lễ tết của nước ta
Ngoài ra khi đi du lịch văn hóa du khách cũng không quên những đối
tượng văn hóa khác như các trung tâm, các viện khoa học, các trường đại
Trang 12văn hóa mà là hình thái văn hóa có chất lượng mới, có nội dung và sự mở rộng
nhất định Định nghĩa du lich văn hóa có thể biểu đạt thành 3 loại :
Văn hóa du lịch là tổng văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần do loài người sáng tạo nên từ trước kia và hiện nay Văn hóa du lịch là chỉ văn mỉnh tỉnh thần với văn minh vật chất có liên quan mật thiết đến hoạt động
du lịch os
Văn hóa du lich la kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), khách thể đu lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành
du lịch)
— Văn hóa du lịch không phải là tổ hợp giữa du lịch với văn hóa, là kết
quả tỉnh thần và vật chất do tác dụng tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: nhu
cầu văn hóa và tình cảm tỉnh thần của chủ thể du lịch, nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch, ý thức và tố chất văn hóa của môi giới du lịch sản sinh ra Chịu sự tác động của động cơ du lịch và sự hấp dẫn của
khách thể du lịch, đưới sự giới thiệu của ngành du lịch mà du khách là tiềm
năng để thực hiện du lịch Đó là bổn phận đầu tiên nhất và hạt nhân nhất của văn hóa du lịch Gọi văn hóa du lịch là chỉ tổng các mối quan hệ giữa chủ thể du lịch và khách thể du lịch Bất cứ một trong ba yếu tố du lịch đều không thể đơn độc tạo thành văn hóa du lịch
Văn hóa du lịch là một loại hình thái văn hóa của đời sống du lịch Văn hóa du lịch là một loại hình thái văn hóa đặc thù, lấy nhân tố nội tại của văn hóa chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm căn cứ, có tác dụng với quá trình hoạt động du lịch Văn hóa du lịch tức là nội dung văn hóa do du lịch, hiện tượng xã hội độc đáo này thể hiện ra Nó là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch, là hình thái quan niệm và biểu hiện bề ngoài của nó do du khách hay người phục vụ du lịch phản : ánh trong quá trình thuởng thức du lịch hay dịch vụ du lịch
Ba yếu tố du lịch (chủ thể du lịch, khách thể du lịch và môi giới du
lịch) đều không thể đơn độc hình thành văn hóa du lịch Nếu tách khỏi khách
thể du lịch thì du lịch sẽ mất đối tượng tham quan thưởng thức, không có môi giới du lịch thì thậm chí không tiến được một buớc, không thể thực hiện
Trang 131.1.3.Khái niệm du lịch sinh thái
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và trào lưu du lịch trên thế giới, du lịch sinh thái ngày càng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều Quốc gia Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ ảnh hưởng môi trường cho các khu thiên nhiên, khu bảo tồn
.do có quá nhiều du khách tham quan, vấn đề phát triển du lịch sinh thái đã
từng được đặt ra và nhìn nhận lại đối với nhiều Quốc gia trên thế giới Vì vậy, ngày nay du lịch sinh thái được hiểu trên cơ sở kết hợp cả sự quan tâm tới thiên nhiên và trách nhiệm xã hội: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” (theo định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới-Ecotourism Society)
Từ sau những năm 1990-1991 ở một số nuớc ttrên thế giới đã phát
triển loại hình du lịch này Ở Việt Nam loại hình du lịch sinh thái tuy có
muộn hơn như từ những năm 1995-1996 mới được bắt đầu ở một số tỉnh như TP.Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nha Trang và hiện
nay loại hình du lịch này bắt đầu phát triển mạnh và luôn được năm trong kế hoạch phát triển du lịch ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, về thực chất là loại hình du lịch có qui mô không lớn nhưng có tác dụng hòa nhập
với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hóa ở đó
Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bền vững mà hiện nay
Tổ chức du lịch Thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm
vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng .đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt
động du lịch trong tương lai |
Trong quyén “Du lich va du lich sinh thai”, Thé Dat da dinh nghia: Du lich sinh thái là loại hình du lịch vừa dựa vào những hình thức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hòa nhập vào môi trường tự nhiên và nền văn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môi trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của nền văn hóa của điểm, vùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tôn thất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hóa sở tai
Trang 14Nhiệm vụ của du lịch sinh thái
Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên
Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng
Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điêm du lịch, khu du lịch
Mục đích của du lịch sinh thái
Báo tồn môi trường tự nhiên mà du lịch đang sử dụng
Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên trong khi du khách đang hòa mình vào đó
Động viên trách nhiệm của cư dân ở điểm du lịch, khu vực du lịch có trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm sự bền vững của môi trường du lịch và thiết thực tạo ra được lợi ích lâu dài
Nằm trên dải đất miền Trung, có dòng sông Ba dài 360km có phần chảy qua Phú Yên 90km gọi là sông Đà Rằng, với phong cảnh thiên nhiên
sơn thủy hữu tình, với nhiều thắng cảnh kỳ thú, độc đáo và hấp dẫn Sự đa
dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên như núi, rừng, cao nguyên, đồng bằng, biển-đảo, sông, hồ, đầm, vịnh đã tạo nên ở đây nhiều hệ sinh thái khác nhau và có những nét đặc trưng riêng
Phú Yên có bề dày lịch sử và văn hóa, có vị thế quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Ở đây còn lưu giữ nhiều đi sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quí giá của cộng đồng các dân tộc sinh sống từ lâu đời trên vùng đất này Nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa, giao lưu nhiều nền văn hóa, nhiều vùng văn hóa
Trang 151.2.Tổng quan đất nước con người Phú Yên
1.2.1.Khai quát chung về điều kiện địa lí tự nhiên của Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và
Đắc Lắc, phía Đông giáp biển Đông Diện tích địa lí hành chính hiện nay
5178kmÏ, dân số theo thống kê mới nhất là 847000 người (năm 2004), (trong đó người Kinh khoảng 805000 người, các đân tộc thiểu số khoảng 42000 người), chiều dài tỉnh Phú Yên tính theo chiều Bắc-Nam là 120km, chiều Đông-Tây khoảng 40km “Có § đơn vị hành chính gồm 1 thành phố ˆ trực thuộc tỉnh và 7 huyện
Thành phố Tuy Hòa là tỉnh ly, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,
khoa học của tỉnh Thành phố Tuy Hòa cách thủ đô Hà Nội 1160km, cách TP hồ Chí Minh 561km, cách Vân Phong (Khánh Hòa 40 km) Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên thuận tiện bằng đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường bộ
Địa hình thấp từ Tây sang Đông với 3 dạng địa hình chính: núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển Rừng và đất rừng chiếm 3/4 điện tích tự nhiên, đặt biệt khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai và khu rừng cắm Bắc Đèo Cả rộng hàng ngàn hecta, là những bảo tàng thiên nhiên kỳ thú với hàng trăm loài động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu và quí hiếm thích hợp cho du lịch sinh thái
Tỉnh Phú Yên ở vào giữa vĩ tuyến 12 và 13, nói chung khí hậu quanh năm nóng bức, nhất là vào khoảng mùa hè Nằm vào khu vực gió mùa, tỉnh Phú Yên có 2 mùa rõ rệt : mùa nắng và mùa mưa Nhiệt độ trung bình 26,7°C, lượng mưa trung bình hàng năm 2180mm, độ ẩm trung bình 79%
Mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, nhiệt độ thay đổi từ 26- 37°C Trong mùa này có gió nồm thổi theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, mát mẻ Vào khoảng tháng 7-8 dương lịch có gió Lào thổi từ miền lục địa qua dãy trường Sơn gây nóng nuc
Trang 16Chóp Chài đội mũ Mây phủ Đá Bia Cóc nhái kêu lia Trời mưa như đỗ
Sông ngòi: ngắn và dốc với 4 con sông chính sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Cầu với tổng điện tích lưu vực 16400kmŸ, tổng lượng dòng chảy 11,8 tỷ mỶ thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện Hiện nay Phú Yên có nhà máy thủy điện Sông Hinh với công suất 70MVW, vừa khởi công công trình thủy điện sông Ba Hạ với công suất _230MW cung cấp điện cho hệ thông quốc gia, cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Đà Rằng, tăng khả năng nâng cấp nước cho đồng bằng Tuy Hòa và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên Tóm lại về địa lí thiền nhiên, tỉnh Phú Yên ví như một bức thành kiên cố, ba phía có núi trùng điệp bao quanh, hai địa đầu có đèo cao ngăn trở, còn lại phía Đông thì có biển bao la, ở trong đó có những cánh đồng lúa xanh cò bay thắng cánh, có rẫy khoai bắp trên các sườn đôi
Phú Yên có bờ biển rong, dai 189 km kéo dài từ Cù Mông đến Vũng Rô, có nhiều vịnh ( Xuân Đài ), vũng (Vũng Đông, Vũng Lắm , Vũng Chào,Vũng La, ,vũng Sứ vũng nào cũng thương ), bãi ( bãi Tiên, bãi Xép, bãi Nồm, bãi biển Từ Nham ) -
Giao thông vận tải
Phú Yên là vùng đất nằm trên trục quốc lộ giao thông Bắc - Nam, vừa có biển, núi nên có hầu hết các loại phương tiện giao thông thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng, miền trong cả nước Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều
dài của tỉnh nối liền thủ đô Hà Nội với TP Hồ Chí Minh Quốc lộ 25 và
Trang 17Đường sốt: tuyến đường sắt xuyên Việt qua ga Tuy Hòa ở km 1197(TP Tuy Hòa), dài 120km, ngoài ra còn qua các ga lớn nữa như: La Hai,Chí Thạnh, Phú Hiệp Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường sắt dọc sông Ba lên Tây Nguyên với điểm xuất phát dự kiến được đặt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam tỉnh
Đường hàng không: Phú Yên có vị thế thuận lợi cho phát triển đường hàng không với sân bay Đông Tác nằm ở phía Nam thành phố, tại thị trấn _ Phú Lâm Hiện nay chuyến bay từ Tuy Hòa đi TP Hồ Chí Minh mỗi tuần hoạt động 2 chuyến Trong tương lai mở thêm các tuyến bay như Tuy Hòa- Hà Nội, Tuy Hòa-Đà Nẵng
Đường biển: Phú Yên có nhiều Đầm, vịnh rất thuận lợi cho tàu bè ra vào trú ngụ, cập bến Cảng biển Vũng Rô là cảng lớn của quốc gia và cùng với cảng Văn Phong (Khánh Hòa) ở phía Nam là cụm cảng trung chuyển giữa các vùng trong nước và quốc tế, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn Trong tương lai sẽ xây dựng đường ống dẫn dầu, khí đốt từ - Vũng Rô đi Tây Nguyên và các nước Đông Dương, một phần quan trọng trong kế hoạch liên kết phát triển giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên
1.2.2.Con người
Phú Yên là vùng đất hội tụ đầy đủ các nền văn hóa trong cả nước, nơi đây còn lưư giữ nhiều phong tục, lễ hội độc đáo của các cư dân Những cư dân này di trú đến Phú Yên vì sự biến thiên của lịch sử cùng với sự chuyển đổi địa bàn cư trú Tính đến năm 2000 Phú Yên có khoảng 30 thành phần tộc người đang sinh sống Trong 30 thành phần tộc người này thì tộc người
Việt, Chăm, Ê Đê, Ba Na, Hoa là những cư dân sinh sống trên đất Phú Yên
lâu đời Các tộc người khác do chuyển cư, di cư hoặc quan hệ hôn nhân đến Phú Yên cư trú Trong đó, các tộc người sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm một số lượng đáng kê Sau đây là những tộc người chính:
Người Việt | |
Tại Phú Yên, người Việt có khoảng 805000 người, chiếm trên 95% dân số, cư trú tập trung ở vùng châu thổ đồng bằng Tuy Hòa, Tuy An, Sông Cầu, Phú Hòa và hiện nay một bộ phận người Việt bắt đầu lập nghiệp tại các vùng người Chăm, Ba Na, Ê Đê Theo các tài liệu sử học cho biết, cộng đồng người Việt cư trú tại Phú Yên có cội nguồn từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau
Trang 18Quân lính của chúa Trịnh bị chúa Nguyễn bắt làm tù binh trong cuộc
chiến năm 1648 |
Từ năm 1655 đến năm 1660 quân chúa Nguyễn vượt sông Gianh chiếm 7 huyện nam sông Lam, đưa nhiều người dân xứ Nghệ An vào khai khẩn Đàng Trong, nhất là vùng Bình Định, Phú Yên
Năm 1865 vua Tự Đức đặt nha doanh điền cử Ngự sử Nguyễn Văn
Phương làm khâm phái Doanh điền, đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định đưa dân ngoại tịch và không có căn cước vào Phú Yên
Năm 1866 vua Tự Đức cấp ấn khâm phái quan phòng cho Phan Trung, - để đưa số đân Nam Kỳ mộ nghĩa đang ở các đồn điền ở Bình Thuận dời đến
khai khẩn đất hoang ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa Ngoài ra còn nhiều luồng di trú khác nữa
Dù sống ở địa phương nào, khi đến Phú Yên cộng đồng người Việt cũng chung lưng đấu cật xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, biến những vùng đất hoang trở thành nơi ruộng đồng trù phú, dân cư đông đúc, xóm làng từng bước được hình thành ở ven đồi, ven sông và ven biển Khi vào vùng đất mới người Việt chủ yếu khai phá vùng châu thổ ven hạ lưu các con sông để làm nghề nông Vì thế dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng này, song tâm lí “xa rừng nhạt biển” của cộng đồng người Việt ở Phú Yên không còn nặng nề như người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Họ tiếp cận biển để khai thác đánh bắt thủy hải sản và “khai sơn phá thạch”, mở rộng diện tích đất canh tác, phá vỡ sự chật hẹp không gian cư trú và sản suất ở vùng đồng bằng Do đó mà nhiều làng mạc ở vùng núi Sơn Hòa và làng chài lưới ven biển được hình thành từ rất sớm
Là một cư dân có truyền thống làm nông nghiệp, vào vùng đất mới,
họ biết dựa vào những mảnh ruộng bậc thang và hệ thống thủy lợi của
người Chăm để sản suất, biết khai thác các loại đất ở các địa hình khác
nhau để trồng lúa và hoa màu, biết thâm canh và chọn giống để tăng năng suất cây trồng Nghề trồng bông đệt vải, trồng mía, làm đường, chăn nuôi phát triển đa dạng Các nghề thủ công như đan lát, chế biến lương thực thực phẩm, làm chiếu, làm gạch ngói, rèn đúc các loại đồ sắt, làm đồ gia dụng .được hình thành ở nhiều vùng, địa phương Qúa trình đó cũng là quá trình người Việt tạo ra nhiều sản phẩm khá nổi tiếng được lưu truyền đến ngày nay nhự xoài Đá Trắng, sắn Phường Lụa, cam Đa Lộc,
thuốc lá Lỗ Qui, gắm Ngân Sơn, nếp vườn trầu , chiếu Cù Du và tích lũy
Trang 19Người Việt đến Phú yên không chỉ sống bằng vốn văn hóa truyền thống của mình mà biết chọn lọc tiếp thu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các tộc người đã từng sống trước đó Phải nói rằng lúc người Việt hội nhập vào vùng đất mới về kinh tế cũng là lúc họ hội nhâp về văn hóa, hai yếu tố này quan hệ và tác động lẫn nhau Cư dân làm nông nghiệp sáng tạo tục cúng đất, cư dân làm nghề biển tiếp nhận tín ngững thờ cá voi của người Chăm Trên bình diện văn hóa, người Việt ở Phú Yên cũng tạo được những bản sắc riêng khá độc đáo Đó là trò chơi bài chòi, lô tô, hò khoan, cùng với những câu ca dao, truyện cổ tích mang sắc thái riêng biệt, phản ánh phong tục, tập quán rất riêng của họ
Người Chăm
Tộc người Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung và đã từng kiến tạo một nền văn hóa Chăm pa ruc rỡ Người Chăm nói ngôn ngữ Malayô- Pôlinêxia, tại Phú Yên có số dân khoảng 16294 người Địa bàn cư trú trải dài từ giáp địa giới tỉnh Bình Định ở phía bắc đến phía nam giáp với tỉnh Khánh Hòa Người Chăm thường cư trú trên những nơi núi cao hoặc thung lũng có núi non bao bọc vì vậy sản suất nông nghiệp của họ chủ yếu là làm nương rẫy kết hợp với việc hái lượm và săn bắn nên đời sống kinh tế thường gặp khó khăn lúc giáp hạt Người Chăm sống theo từng buôn làng (Plây), người đứng đầu làng gọi là Pôplây (chủ làng) Đó là người hiểu biết rộng, có uy tín, trung thực, giải quyết các mâu thuẫn của cộng đồng cũng như các cá nhân một cách công bằng Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có quyền tham gia các sinh hoạt cộng đồng, nắm tài sản gia đình và có quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại Tuy vậy người đàn ông cũng có vai trò khá lớn Đàn ông thường tham gia các công việc của cộng đồng, làm nhiệm vụ giao dịch tiếp khách Khi đi thăm người thân, đi rẫy đàn ông cầm rựa đi trước, đàn bà mang gùi đi theo sau Nhà của người Chăm được xây dựng đọc theo sườn núi, dù nhà lớn hay nhỏ đều phải quay mặt về hướng nam Về tín ngưỡng người Chăm thờ đa thần, xem mặt trời là Yàng sinh ra mọi vật trên trái đất (gọi là Mó Ping) Người Chăm đã để lại
cho tỉnh Phú Yên ta một công trình kiến trúc độc đáo, đó là núi Nhạn Tháp,
Trang 20Người Ê đê
Là cư dân thuộc ngữ hệ Malayo - polinexia, tại Phú Yên có dân số 16416 người, địa bàn cư trú ở các xã Sơn Hòa, Sông Hinh Trong sản xuất nương rẫy chiếm vị trí trọng yếu, ruộng nước chỉ được khai thác ở những nơi ven sông, suối, vũng, đầm nên số lượng không lớn Các nghề thủ công cổ truyền như dệt vải, đan lát, chế tác đồ trang sức Để quản ly đất đai mỗi buôn làng có một chủ đất (pô lăn) Để quản lý buôn làng, mỗi làng có một Pôpinea (trưởng bn) Ơng là người điều hành công việc sản xuất, tổ chức bảo vệ làng
_— Về trang phục truyền thống : đàn ông đóng khố, mặc áo xẻ ngực có các đường hoa văn chạy dọc hai bên nách; phụ nữ mặc váy, mặc áo chui đầu có hoa văn ở vai, nách và 6 cé tay Nam nữ đều thích đeo vòng tay Đàn bà và trẻ em đều thích deo kiểng bạc ở cổ
Về tôn giáo tín ngưỡng: người Ê đê tin rằng vạn vật hữu linh nên mọi sự vật và hiện tượng người Ê đê quan niệm là thiêng đều được thờ cúng Điều này thé hiện rõ nét trong hệ thống tín ngưỡng theo vòng cây trồng và theo vòng đời của con người cùng với một số tập tục khác, do đó trong buôn làng Ê đê ít lúc vắng tiếng chiêng
Là một tộc người có số lượng đông, sống lâu đời trên một cao nguyên bao la hùng vĩ, văn học và nghệ thuật của họ phản ánh khá độc đáo và mang tính chất riêng biệt Đó là tiếng chiêng Ê đê vang đài, thanh thoát, trằm hùng, vang xa bao la như nguyện chặt với đất trời, cây cỏ; là những trường ca Đam San, Xinh Nhã chứa đựng nhiều giá trị về văn học, phong tục tập quán, lịch sử và quan hệ tộc người, cùng với chất thơ, chất nhạc trữ tình ân chứa trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật, “họ xứng đáng gọi là con người của thơ ca
Người Ba Na
Là cư dân nói tiếng Môn - Khơme, ở Phú Yên có khoảng 3464 người, chủ yếu sống ở các xã thuộc huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, sông Hinh
Người Ba Na cư trú theo làng (play), mỗi làng thường có một dòng họ đông người Người của dòng họ này được bầu làm chủ làng và nắm các quyền hành khác, đứng đầu là vị chủ làng (Tơm play) Quan hệ cộng đồng làng buôn được gắn kết chặt chẽ Người già được kính trọng, phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới việc làng cũng như việc gia đình Trong gia đình các thành viên thường lao động chung, ăn chung và có tài sản chung, được điều hành và sắp xếp việc gia dinh
TRƯỜNG ĐẠI HỤt HỒ J0
Trang 21Trải qua nhiều thế hệ chinh phục thiên nhiên, người Ba Na đã sáng tạo xây dựng cho mình một nền văn nghệ dân gian vô cùng phong phú Người Ba Na có truyền thống chống ngoại xâm và luôn hướng về phía chính nghĩa Suốt gần 100 năm chống Phápvà trên 20 năm chống Mỹ, Thồ Lồ là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Phú Yên Đồng bào Ba Na nhịn cơm, nhường muối để nuôi dưỡng, che dau cán bộ, bộ độ cách mạng và tham gia chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược Nhiều người con của tộc người Ba Na đã trưởng thành và tên tuổi của họ sẽ được ghi mãi trong kí ức các tộc người sinh sống tại Phú Yên
_— Người Hoa
Tại Phú Yên, người Hoa có 536 người, cư trú tập trung ở phường 1 TP Tuy Hòa và thị trấn của các huyện Đồng Xuân, Sông Cầu và Tuy Hòa
Người Hoa ở Phú Yên hầu hết là người Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu,
Phúc Kiến Và Hẹ Họ đến Phú Yên ban đầu định cư ở vùng ven biển và hạ lưu các sông Tại các nơi này, họ làm nghề trồng răng, nghề thủ công, thu mua, chế biến thủy sản, làm dịch vụ thương mại Đặt biệt tại Vũng Lắm và Hàng Dao, người Hoa đã phát triển thành những thương cảng khá sằm uất, thuyền bn trong và ngồi nước thường cập bến để thu mua và trao đổi hàng hóa
Theo số liệu thống kê tháng 11/1975 Phú Yên có khoảng 3500 người
Hoa, năm 2000 thống kê được 536 người Nhìn chung dân số người Hoa tại Phú yên đang trong xu thế giảm dần, do sự chuyển cư và di cư đến nơi khác Mặt khác là quá trình đồng hóa tự nhiên đang diễn ra ở những người Hoa thuộc tầng lớp thấp, những người Hoa sống ở vùng nông thôn, khi khai báo hoặc làm các giấy tờ hành chính họ tự nhận mình là người Việt
Tín ngưỡng và tôn giáo: ngay những ngày đầu tiên lập nghiệp tại Phú: Yên, người Hoa đã sớm xây dựng cho cộng đồng mình một ngôi chùa ở
Vũng Lắm đó là chùa Ông và chùa Bà Trước năm 1954 chùa Ông và chùa
Trang 22quan trọng, mọi người phải đem lễ vật đến chùa cúng để cầu xin phúc đức
tốt lành, làm ăn thịnh đạt Rằm tháng 7, họ đến” Nghĩa từ đường” để cúng
các vong hồn, cầu mong cho vong linh những người quá cố được siêu thoát và ngày đó cũng là ngày phóng sinh của người Hoa
Người Tày
Là cộng đồng người nói ngôn ngữ Tày - Thái Từ những năm 1980, cùng với các tộc người khác, người Tày đã đến Phú Yên và định cư tại thôn Nam Giang (xã Sơn Giang) và thôn Tân Lập (thuộc xã Êaba) huyện Sông Hinh với số dân khoảng 1449 người, họ quần tụ thành từng bản Nhà ở của người Tày là nhà sàn Về trang phục nam cũng như nữ chủ yếu mặc quần do mau cham, quan lá tọa, áo tứ thân Nữ thường chít khăn mỏ quạ, buột thắt lưng, đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân bạc Hiện nay trang phục truyền thống chỉ xuất hiện ở người già vào những ngày tết, ngày lễ Trang
phục phổ biến là theo người Việt, nam thì quan Au, do so mi ; nữ thì áo so
mi, quan Âu hoặc quần ba ba
Đời sống văn hóa tỉnh thần của người Tay rat phong phú và đa dạng Đó là các loại truyện kể, nội dung đề cập đến những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng biết ơn những người có công với làng xóm, quê hương, đất nước, nêu cao vai trò lao động Trong các thể loại văn học dân gian, dân ca là phong phú hơn cả, tiêu biểu là “lượn” Lượn phổ biến trong các địa phương, nhất là đối với thanh niên, phản ánh tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của quần chúng, ca ngợi cảnh giàu đẹp của quê hương Cạnh
đó còn có các thể loại khác như Puối Rọi, Puối Pác, Pong slư, Cò lảu Hát
then là một loại dân ca được người Tày ưa thích Nhạc cụ phổ biến trong
đồng bào là đàn “tính”
Dù mới nhập cư song người Tày có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng đất Sông Hinh Tin chắc rằng với truyền thống lao động cần cù và những kỹ năng, kỷ thuật sản xuất chăn nuôi, người Tày sẽ nhanh chóng tạo dựng cho mình
cuộc sống ấm no hạnh phúc -
Người Nùng
Thuộc nhóm ngữ hệ Tày-Thái, tại Phú Yên người Nùng có 1279 người Từ những năm 1980 vào định cư chủ yếu tại sông Hinh cùng với người Tày
Trang 23cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp thêm một mảnh vải khác màu Nam giới mặc áo cô đứng, xẻ ngực với một hàng cúc vải và 4 túi không có nắp Nam,
nữ đều mặc quan mau cham, cap to, ống rộng đài tới mắt cá chân, phụ nữ
thường đeo tạp dé trước bụng
Người Nùng có tục thờ cúng khá phức tạp, ngoài thờ tổ tiên còn thờ bà
mụ (thần bảo vệ trẻ nhỏ), ma cửa (thần trông nhà) Vào những ngày rằm, đầu tháng họ thường đốt hương, ngày lễ tế có làm cỗ cúng Người Nùng có tục cúng ma sàn và các cô thần ở đầu ngõ vào địp tết Nguyên đán
Trong kho tàng văn nghệ dân gian, người Nùng nỗi bật nhất là lối hát
-đối đáp giữa nam và nữ (sli)
Vùng đất Phú Yên tự hào vi nơi đây có những giá trị văn hóa truyền thống thể hiện những bản sắc văn hóa đặc sắc và riêng biệt thể hiện sinh động qua các lễ hội: Cầu ngư, Đua thuyền Đầm Ô loan của cư dân vùng
biển; lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ hội mùa .của đồng bào các dân tộc miền núi và nhiều loại nhạc cụ độc đáo như đàn đá, kèn đá, tù và, trống
đôi, cồng chiêng, đàn sáo Tất cả những yếu tố này đã tạo nên loại hình du lịch văn hóa độc đáo của các cộng đồng dân cư nói riêng và du lịch Phú Yên nói chung
1.2.3 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên
Phú Yên-vùng đất giàu có và bình yên, các tiền nhân đặt cho mảnh đất này cái tên đó ắt hẳn kỳ vọng nhiều vào thế hệ mai sau Tiến tới kỷ
niệm 400 năm lịch sử thành lập tỉnh, các thế hệ hôm nay hiểu khi mình
được thừa kế một cái tên gộp được quá khứ và hiện tại để vững bước vào tương lai Tôi và các bạn cùng hướng về quá khứ để thấy được quá trình
khai phá vùng đất này diễn ra như thế nào
Lần theo sử cũ, Phú Yên có nhiều mốc lịch sử rất có ý nghĩa trong sự
nghiệp Nam tiến của dân tộc Việt Năm 1471 vua Lê Thánh Tông trực tiếp
chí huy đại quân đặt chân đến đèo Cả, tương truyền có khắc bia ở đỉnh đá
Bia (Thạch Bi Sơn ) để phân định ranh giới giữa Đại Việt và phần đất
Chiêm Thành còn lại Như vậy từ năm 1471 Phú Yên bắt đầu nhập vào cương vực Đại Việt tuy chưa đặt phủ, huyện hay hệ thống cai trị chính qui
Điều đó được thể hiện trong chính sử rằng, tháng 6/1471 vua Lê Thánh Tông thành lập thừa tuyên Quảng Nam (thừa tuyên thứ 43 của Đại Việt, đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh sau này) gồm phần đất từ đèo
Trang 24Tuy nhiên về mặt hành chính vua Lê Thánh Tông mới đặt 3 phủ: Thăng
Hoa (nay là Quảng Nam Đà Nẵng), Tư Nghĩa (Quãng Ngãi) và Hoài Nhơn (
sau này là Quy Nhơn và nay là Bình Định), còn vùng đất từ Đèo Cù Mông đến đèo Cả ( Phú Yên ngày nay) vẫn còn để trống Triều đình coi đó là đất kimi (ràng buộc lỏng lẻo) Như thế địa bàn Phú Yên tuy đã thuộc cương vực Đại Việt nhưng suốt 107 năm (1471 - 1578) vẫn còn là vùng đất kimi, phát triển tự do Chính sự bỏ ngỏ về mặt hành chính đã tạo điều kiện cho người Chiêm Thành “hồi cư” làm ăn sinh sống và một bộ phận lưu dân (người nghèo không sản nghiệp) người Việt đã tự động đến vùng đất này ‘sinh cơ lập nghiệp
Năm 1578 chúa Nguyễn Hoàng cử ông Lương Văn Chánh làm trấn biên quan, có nhiệm vụ chiêu mộ lưu dân đưa đến Cù Mông, Bà Đài, Đà Diễn để khẩn hoang lập nghiệp Ông Lương Văn Chánh là quan triều Lê, theo tổng đốc Nguyễn Hoàng vào Nam để phụ tá việc cai quản đất Thuận Quảng Việc chiêu mộ 3000 lưu dân Thanh Nghệ vào vùng đất mới này có tổ chức và được giúp đỡ ngưu canh điền, khí Nhờ vậy công cuộc khẩn hoang lập ấp suốt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả kéo dài 33 năm (1578-1611) và ông Lương Văn Chánh được tôn thờ như một vị thần hồng có cơng khai khẩn đất Phú Yên Trong 33 năm Ấy, những làng mạc mới ở vùng trấn biên hình thành Việc sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và đánh bắt cá đã
có qui mô, cư dân đã có cuộc sống ổn định, không còn là lưu dân nữa Tuy
nhiên, một cuộc khẩn hoang lập ấp dù đạt qui mô đến đâu vẫn chưa phải đã chính thức được xây dựng thành tổ chức quản lý chính quyền mà chỉ tạo tiền đề là hoàn cảnh đã chín muồi để có thể thành lập phủ, huyện và đặt quan cai trị theo tổ chức chính quy của triều đình
Đến năm Tân Hợi (1611) người Chiêm xâm lắn biên cảnh, vua sai chủ
sự là Văn Phong dẹp yên, lấy đất ay lập 2 huyện Đồng Xuân Và Tuy Hòa, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam và cử người trấn giữ, địa danh Phú Yên mới có tên trên bản đồ Đại Việt với đơn vị hành chính cấp phủ (toàn bộ tỉnh Phú Yên Ngày nay) Như vậy từ 1611 mới xuất hiện những địa danh Phú Yên, Dong Xuân, Tuy Hòa Mỗi địa danh có một lịch sử, tìm hiểu lịch sử của mỗi địa danh sẽ giúp ta hiểu được quá trình khai thác và phát triển của vùng đất Phú Yên
Trang 25Năm 1629 Văn Phong lại cấu kết với người Chiêm Thành làm phản, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa sãi) sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đánh dẹp và mở rộng đất đến Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay) rồi lập đinh trấn biên (sau gọi là dinh Phú Yên)
Dinh Trấn Biên là đơn vị hành chính địa phương cao cấp (cấp tỉnh ngày nay) được đặt ở vùng đất trấn giữ nơi biên thùy Dinh Trấn Biên vẫn gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa Thời kỳ Phú Yên được nâng cấp là dinh kéo dài 144 năm (từ năm 1629-1773 năm Tây Sơn khởi nghĩa quản lý đất Phú Yên)
Năm 1653 đời chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chiêm Thành là Bà Tấm
đem quân xâm lấn Phú Yên Chúa sai cai cơ Hùng Lộc làm thống binh đem 3000 quân đi đánh Quân chúa Nguyễn vuợt đèo Hà Dương (núi Thạch Bi ) đánh thẳng vào thành địch Bà Tấm bỏ chạy, đại quân chúa Nguyễn tiến đến sông Phan Rang, Bà Tấm xin hàng Chúa Nguyễn lấy đất mới đặt làm dinh Thái Khang (sau đổi là Bình Khương, tức Ninh Hòa ngày nay) và Diên
Ninh (tức Diên Khánh ngày nay) và kế từ đây vai trò Trấn Biên của Phú
Yên xem như chấm dứt
Từ năm 1773 đến 1801, quân Tây Sơn và quân chúa Nguyễn nhiều lần giao tranh trên đất Phú Yên Từ năm 1801 quân Nguyễn Ánh làm chủ Phú Yên Nguyễn Ánh đã đặt dinh Phú Yên, lập công đường và cử quan cai trị Từ 1808 đến 1825 dinh Phú Yên thành trấn Phú Yên Năm 1826 lại đặt làm phủ Phú Yên Năm 1832 thăng làm tỉnh Phú Yên do Tổng dốc Bình Phú thống hạt Năm 1852 đổi làm đạo Phú Yên Năm 1876 đặt làm tỉnh Phú Yên nhưng vẫn do Tổng đốc Bình Phú thống quản
Trang 26mạnh, nghĩa quân phải rút vào rừng Giặc ra lệnh khủng bố đốt cháy 3 ngôi làng chứa chấp nghĩa quân Ông Trần Cao Vân bị bắt, còn anh hùng Võ Trứ tự nạp mình dé cứu dân làng Giặc đem xử tử Ông ngay ở pháp trường
Trong những năm để quốc Mỹ leo thang gây “chiến tranh cục bộ”, quân dân Phú Yên đã đánh bại một trong năm mũi tên của những cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất, điệt nhiều giặc Mỹ tại địa đạo Gò Thì Thùng, nhiều Mỹ- -Nguụy ở thành phố Tuy Hòa và nhiều lính đánh thuê Nam Triều Tiên trong và sau tết Mậu Thân
Nhân dân tồn tỉnh khơng chỉ đấu tranh bảo vệ vùng đất mình mà còn “tham gia cùng cả nước giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước Từ tháng 11/1964 đến tháng 2/1965, Vũng Rô là một trong những bến quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, tiếp nhận những Con Tàu Không Số chở hàng trăm tấn vũ khí từ chiến trường miền Bắc chỉ viện cho chiến trường miền Nam
Trong những năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “quân và dân Phú Yên đánh bại chiến lược ”bình định nông thôn” của địch, mở rộng vùng giải phóng trong thời điểm trước khi ký hiệp
định Pari Sau đó đánh bại Mỹ - Ngụy trên địa bàn tỉnh, phối hợp kịp thời
và có hiệu quả với quân chủ lực làm tan mọi kẻ thù, bắt sống 2 vạn quân ngụy từ Tây Nguyên rút xuống, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng làm thất bại hoàn toàn âm mưu co cụm lực lượng về giữ đồng bằng để tổ chức phản công chiếm Tây Nguyên của địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên vào 1/4/1975
3/11/1975 Chính phủ quyết định nhập 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh
Trang 27công nghiệp hóa, hiện đại hóa Con sông Ba xưa kia từng tự hào có cầu Đà Rang dài nhất nước, nay sóng đôi với nó là cầu Đà Rang 2, cây cầu mới khá hiện đại vừa mới hoàn thành Một công trình thuỷ điện mới vừa khởi công vào tháng 4/2004, công thủy điện sông Ba Hạ với công suất 230MW, gấp 3,5 lần thủy điện Sông hinh Dọc hai bờ sông Ba ngược lên Tây Nguyên là hai trục đường huyết mạch được nâng cấp, một lên Đắc Lắc, một lên Gia Lai và Kon Tum Chiến lược phát triển được hoạch định là dần dần hình thành nên một vùng kinh tế trù phú ở nam Phú Yên, ở đó có cảng Vũng Rô, có khu công nghiệp Hòa Hiệp, có sân bay Đông Tác, có thành | phố Tuy Hòa, có các trục giao: thông Bắc - Nam và Đông Tây di qua, tao “nên sự gắn kết liên vùng để đưa tỉnh nhà tiến mạnh trên con đường đổi
mới Bên cạnh những bước tiến về kinh tế, lại thêm bước tiến về xã hội, về sự khởi sắc trong văn hóa, văn học và nghệ thuật Đó là những âm vang lễ hội céng chiêng của đồng bào các dân tộc, lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển, lễ hội đua thuyền ở đầm Ô Loan, âm vang của những đêm thơ nguyên tiêu diễn ra tại Tháp Nhạn còn đậm mãi trong lòng người
Cơ sở hạ tang kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh trong những năm gần đây có phát triển bước đầu, hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí xuất hiện ngày càng nhiều và được nâng cấp khang trang, hiện đại hơn
Biết bao đanh lam thắng cảnh đẹp, những bãi biển có chung đặc điểm là bờ cát trắng mịn, độ dốc thoai thoải với nước biển luôn trong xanh, lặng sóng với những bóng dừa xanh mát, cảnh vật nguyên sơ, không khí trong lành đang mời gọi bước chân du khách ghé lại và khám phá vùng đất trinh nguyên này
Trang 28CHƯƠNG 2:
TIEM NANG DU LICH PHU VEN
Phú Yên là một tỉnh có tiềm năng du lịch, đa dạng Bờ biển Phú Yên dài với nhiều đầm, vịnh, vũng như: Cù Mông, Xuân Đài, Ơ Loan, Vũng Rơ, nhiều bãi tắm sạch, đẹp như Bãi Tiên, Bãi Nồm, Long Thủy, Bãi Bàng; nhiều Gành nổi tiếng như gành Đá Đĩa, ganh Đỏ Rừng núi Phú Yên chiếm 2/3 diện tích tồn tỉnh, có nhiều sơng suối lớn Phía Tây của tỉnh có khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai rộng trên 22 ngàn ha với hệ sinh thái động thực vật phong phú; có lòng hồ thủy điện Sông Hinh rộng 41km? ; trong tương lai xây hệ thống thủy điện sông Ba Hạ, có Đập Đồng Cam Phía Bắc của tỉnh là nơi tập trung nhiều đầm, vịnh và bãi tắm đẹp, đường Quy Nhơn- Sông Cầu đã tạo thêm nhiều lợi thế để khai thác tiềm năng phong phú về du biển ở khu vực này Phía Nam của tỉnh có khu sinh thái Vũng Rô - Đèo Cả tiếp giáp với Văn Phong-Đại Lãnh (Khánh Hòa) là nơi đã được chính phủ quy hoạch xây dựng khu du lịch tổng hợp cấp quốc gia, Vũng Rô-Đèo Cả có hệ thống cảnh quan hấp dẫn như núi Đá Bia cao 706m, Mũi Điện-điểm cực Đông của đải đất liền Việt Nam, đảo Hòn Nưa cùng với Đập Hàn (Hòa Xuân Nam), Bãi Bàng, Bãi Môn (xã Hòa Tâm) và hàng chục bãi tắm nhỏ trong lòng Vũng Rô, gắn với di tích lịch sử tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển là cơ sở để phát triển đan xen nhiều loại hình du lịch sinh
thái biển, núi, du lịch thể thao văn hóa và giải trí
Thành phố Tuy Hòa - trung tâm tỉnh ly, là điểm nối hệ thống giao thông Bac-Nam va Đông-Tây, có Tháp Nhạn, sông Đà Rằng, có bờ biển dài nối liền với Long Thủy trên 10km, phía Đông có Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Than, phía Tây có núi Chóp Chài cao 400m, cộng với những điểm du lịch phụ cận như Đầm Ô Loan, Đá Bàn, khu tắm nước nóng và bùn khoáng Phú Sen, Đập Đồng Cam cho phép xây dựng thành phố Tuy Hòa trở thành trung tâm dịch vụ du lịch của tỉnh
Trang 292.1.Những giá trị du lịch văn hóa của tỉnh Phú Yên
Tài nguyên văn hóa du lịch thường có giá trị nhận thức nhiều hơn giá
nhất là đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước, mỗi miền, mỗi địa phương Nó
chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tỉnh hoa trí
tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia, mỗi miền, mỗi địa phương đó, chúng có thể là đi tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, đi
tích văn hóa nghệ thuật Tài nguyên du lịch văn hóa còn là các danh lam thắng cảnh tự nhiên hòa quyện cùng với các công trình văn hóa, lịch sử,
-các đi tích nhân văn và các hoạt động văn hóa lễ hội khác
Việc tham quan, nghiên cứu các đi tích văn hóa, di tích lịch sử cách
mạng , danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, văn hóa của từng địa phương là nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch Vì vậy đầu tư cho du
lịch phải gắn liền với đầu tư cho văn hóa, chăm lo đến môi trường văn hóa,
đặt biệt ở những tuyến điểm phát triển du lịch
2.1.1.Gia tri van hóa du lịch từ các di tích lịch sử
Vũng Rô -
Trên con đường thiên lý Bắc-Nam, khi đến dinh đèo Cả, du khách sẽ
không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy một vùng non xanh nước biếc hòa quyện vào nhau hết sức nên thơ và hùng vỹ Đó là Vũng Rô, một trong những vịnh đẹp nỗi tiếng của khu vực ven biển miền Trung, nằm tiếp giáp với vịnh Vân Phong
Vũng Rô rộng 1640 ha mặt nước, ba bề Bắc, Đông, Tây có các dãy núi cao Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà bao bọc, có độ sâu lớn, thích hợp cho việc xây dựng cảng biển, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5000 tắn, nơi trú bão cho tàu thuyền Ven bờ vịnh là những bãi tắm đẹp: Bãi Chùa như vàng trăng khuyết, rợp mát bóng dừa, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau bốn mùa lặng sóng, du khách thỏa thích bơi lặn trong dòng nước trong xanh, êm ả, phơi nang trên bờ cát trắng hoặc vào rừng tắm suối, Bãi Lách, Bãi Mù U,
Bãi Ngà, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Nhãn với phong
cảnh “sơn thủy hữu tình” Trong vịnh mặt nước trong xanh, lặng sóng, hệ sinh thái biển phong phú và hấp dẫn, rất thích hợp cho các loại hình du lịch biển Đá Bia, Vũng Rô, Đèo Cả là những địa danh lịch sử, văn hóa và du 60 ha, quanh đảo là nơi sinh sống của nhiều loài cá cảnh, các loài động vật
Trang 30Đặt biệt Vũng Rô gắn liền với những Con Tàu Không Số và Đường
Hồ Chí Minh trên biển Nơi đây là một trong những bến quan trọng của,
Đường Hồ Chí Minh trên biển, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con Tàu Không Số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 11/1964 đến tháng 2/1965,
bến Vũng Rô đã đón bến chuyến Tàu Không Số Riêng chuyến tàu thứ tư cập bến đêm 15/2/1965, sáng hôm sau bị địch phát hiện Để đảm bảo bí mật - và an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển, ta đã phải phá hủy Con Tàu Không Số cho chìm xuống biển tại Bãi Chùa thuộc Vũng Rô để không lọt
vào tay địch
Vận chuyển và tiếp nhận vũ khí tại Vũng Rô năm 1964-1965 là sự kiện lịch sử hào hùng, thể hiện tỉnh thần mưu trí, dũng cảm, ý chí sắt đá của quân và dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Vũng Rô được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp
Quốc gia ngày 18/6/1997
Hiện nay tỉnh Phú Yên đang đầu tư mở tuyến đường nối Vũng Rô với khu công nghiệp Hòa Hiệp, sân bay Tuy Hòa và thành phố Tuy Hòa, đồng thời xây dựng cảng Vũng Rô để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Vũng Rô là một điểm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, là điểm
dừng chân lí tưởng cho du khách Di tích lịch sử Đường số 5
Đường số 5 (nay gọi là ĐT 645), con đường liên tỉnh Phú Yên - Đắc Lắc, chạy theo trục Đông-Tây, nối Quốc lộ 1A với quốc lộ 14, đoạn qua huyện Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên dài trên 40km
Sau khi quân giải phóng làm chủ Buôn Mê Thuột, ngày 15/3/1975, Quân đoàn 2 của ngụy quyền Sài Gòn buộc phải rời bỏ Tây Nguyên tháo chạy theo đường số 7( nay là quốc lộ 25) xuống Phú Yên hòng thực hiện ý đồ co cụm chiến lược tại đồng bằng ven biển miền Trung
Trang 31hàng nghìn quân ngụy bị tiêu diệt và bị bắt, ý đồ co cụm chiến lược của ngụy
quyền Sài Gòn bị phá sản hoàn toàn
Chiến thắng đường số 5 ở Phú Yên là một mốc son lịch sử có ý nghĩa to lớn, đã đánh bại cuộc rút lui chiến lược co cụm về đồng bang cua nguy
quyền Sai Gon và đã góp phần vào thắng lợi của Chién dich Hd Chi Minh
lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 18/6/1997 Bộ Văn hóa Thông tin đã quyết định công nhận Đường số 5 huyện Tuy Hòa là Di tích lịch sử cấp quốc gia
Hiện nay con đường này đã được tỉnh tu sửa và xây dựng khang trang, ngoài mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết vùng với Đắc Lắc nó còn có ý nghĩa phục vụ du lịch văn hóa, là địa điểm để du
khách tìm hiểu, nghiên cứu
Nơi thành lập Chỉ bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ( 3/2/1930), tháng 8/1930 đồng chí Phan Lưu Thanh (thành viên trong Hưng nghiệp hội xã ở La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) được kết nạp vao Dang Cong san Viét Nam tai Chi bộ Thị Nghè (Sài Gòn) Sau đó đồng chí được cử về La Hai tập hợp một số thanh niên tiến bộ, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên cơ sở số lượng Đảng viên nạp được, ngày 5/10/1930 tại nhà
đồng chí Phan Lưu Thanh, ở xóm Đồng Bé, thôn Phước Long, xã Xuân
Long (nay là thôn Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân ) đã tổ chức Hội nghị Đảng viên, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên gồm có 8 Đảng - viên, đồng chí Phan Lưu Thanh được
bầu làm Bí thư
Chi Bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phú Yên đã nhanh chóng tập hợp, giác ngộ nhiều quần chúng yêu nước và phát triển cơ sở Đảng Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều chỉ bộ khác trong tỉnh cũng đã thành lập Đến
tháng 1/1931, Tỉnh Ủy Phú Yên thành lập
Ngày 18/6/1997 Bộ Văn hóa Thông tin đã quyết định Nơi thành lập Chi Bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phú Yên là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
Trang 32Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm vẫn cố tình vi phạm Hiệp định và tìm mọi cách để chống phá Cách Mạng, đàn áp nhân dân
Tại Phú Yên, ngày 7/9/1954 bọn lính ngụy gây rối ở thị trấn Chí
Thạnh, sau đó kéo ra thôn Ngân Sơn Chúng vào nhà ông Bành Liến giật xé ảnh Bác Hồ đang treo trên tường, lập tức bị người nhà phản đối, bọn lính xông vào đánh đập dã man Nghe tiếng kêu cứu, đồng bào xung quanh kéo đến bao quanh Trường Ngân Sơn Lính ngụy dùng súng bắn vào đám
.đông làm 2 người chết và 10 người bị thương rồi rút quân vào Chí Thạnh
Biết tin, đồng bào các xã An Dân, An Ninh, An Cư, An Định kéo đến
khiêng xác 2 nạn nhân và những người bị thương vào Chí Thạnh biểu tình đòi cứu chữa, đòi chấm đứt hàng động giết người, phải thi hành hiệp định Lính ngụy bắn xối xả vào đoàn biểu tình làm 64 người chết và 76 người bị thương
Sự kiện đẫm máu này là một bằng chứng tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, là một trong những vụ đàn áp điển hình của Mỹ-Diệm ở miền Nam lúc bấy gid
Người dân Ngân Sơn-Chí Thạnh nói riêng và nhân dân Phú Yên nói chung mãi mãi không bao giờ quên những địa danh: Trường Ngân Sơn -
điểm đầu tiên nể ra vụ thảm sát; dốc nhà thương và khu Nhà hát Nhân dân
huyện-nơi kẻ thù điên cuồng bắn vào đoàn người biểu tình
Để tưởng nhớ tinh thần đấu tranh và hi sinh anh dũng của nhân dân huyện Tuy An, để cho các thế hệ hôm nay và mai sau mãi khắc ghi sự kiện lịch sử này, chính quyền địa phương đã xây dựng đài tưởng niệm tại trụng tâm thị trấn Chí Thạnh
Ngày 18/6/1997 Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Di tích lịch sử Mộ và Đần thờ Lương Văn Chánh
Trang 33hình thành Đây là cơ sở để chúa Nguyễn lập ra phủ Phú Yên vào năm 1611
Ông Lương Văn Chánh qua đời ngày 19/9/1611 Nhân dân Phú Yên tôn
vinh Lương Văn Chánh là Thành Hoàng, xây mộ và đền thờ Ông tại thôn
Phụng Tường (nay là thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa)
Để tưởng nhớ người có công lao to lớn đối với vùng đất Phú Yên, vào
ngày 19/9 âm lịch hàng năm, tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ hội Đền Lương Văn
Chánh với sự tham gia của đông đảo nhân dân và thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu
Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Di tích
khu Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh là di tích lịch sử cấp Quốc gia Di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương
Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An) Năm 1855 ông thi đỗ tú
tài và mở trường đạy học tại quê nhà Năm 1855, hưởng ứng Chiếu Cần
Vương của vua Hàm Nghỉ, ông cùng một số sĩ phu yêu nước ở Phú Yên tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp, tại núi Một (thôn Tân An, xã An Hòa, huyện Tuy An) Ông được vua Hàm Nghỉ phong
làm “Thống soái Quân vụ Đại thần” `
Trong 2 năm 1885-1886 nghĩa quân của Lê Thành Phương đã đánh
nhiều trận và làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú Yên đến Bình Thuận Cuộc
khởi nghĩa do Lê Thành Phương tô chức và lãnh đạo ở Phú Yên có ảnh hưởng lớn đến phong trào Cần Vương các tỉnh Nam Trung Bộ Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Cần Vương Phú Yên, tháng 2/1887, thực dân Pháp dồn lực lượng ra đàn áp cuộc khởi nghĩa Ngày 14/2/1887, Lê Thành Phương bị địch bắt và giam tại nhà lao An Thổ Chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nhưng vẫn không lay chuyển được Ông Ngày 20/2/1887 (tức 28 tháng Giêng năm Đỉnh Hợi-1887) Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An)
Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau, đã
được trùng tu khá khang trang Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng
dưới chân núi Đá Chồng, bên cạnh địa điểm ngơi trường Ơng dạy học lúc
sinh thời Trên đỉnh đền thờ đúc hình “lưỡng long chầu nguyệt”, chính giữa đền là bài vị và bức chân dung Lê Thành Phương mặc áo giáp, tướng mạo
oai nghiêm Bên cạnh đền thờ có tam bia ghi tiểu sử Danh nhân lịch sử Lê
Trang 34Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Di tích
Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Hàng năm vào ngày giỗ của ông (28 tháng Giêng âm lịch), nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đền Lê Thành Phương, dâng hương tưởng niệm
cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và trò chơi đân gian, trong đó có trò chơi Đánh cờ người khá nỗi tiếng Lễ hội đã thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan, tìm hiểu
Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Từ Quang
Chùa Từ Quang (chùa Đá trắng) nằm ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35km về phía Bắc, cách
quốc lộ 1A 500m Chùa nằm trên một triển đổi có nhiều tảng đá trắng nên
còn được gọi là chùa Bạch Thạch (Đá Trắng) Chùa dựa lưng vào dãy núi Xuân Đài hướng về phía Nam, nhìn ra con sông Cái, có độ cao gần 100m so với mực nước biển Chùa được xây dựng từ năm 1797 Cổng chùa nằm dưới chân núi, cạnh quốc lộ 1A Từ công chùa, du khách theo đường mòn được xếp bằng những tảng đá rất công phu, lên đến chùa khoảng 500m Tổng diện tích đất chùa khoảng 5000m” Chính diện chùa là công tam quan và tắm bình phong Mặt tiền bình phong là phù điêu đắp nổi hình con phượng ẳn hiện trong mây, mặt hậu bình phong đắp nỗi hình con lân Phía Tây là khu mộ tháp các vị hòa thượng khai sáng và trụ trì ở chùa Từ Quang Khởi thủy là Hòa Thượng Pháp Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu
Nghiêm, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 36
Đứng ở sân chùa du khách có thể nhìn bao quát một vùng sông núi xanh biếc Phía sau chánh điện là nhà tổ và khu vườn bảo tháp Đặt biệt trong chùa có treo quả Đại hồng chung nặng 330 kg do Hòa thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân Xung quanh chùa là vườn xoài rất nỗi tiếng, xoài Đá Trắng là đặc sản của Phú Yên “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài, Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì”
Chùa Từ Quang còn là một di tích lịch sử quan trọng, đây là nơi đóng đô chỉ huy cuộc khởi nghĩa do Võ Trứ và Trần Cao Vân lãnh đạo chống thực dân Pháp xâm lược năm 1898
Chùa Từ Quang được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 23/1/1997
Trang 35Nhà thờ Bác Hà
Ngày 9/9/1969 tại thôn Phước Hòa (nay là thôn Hòa Bình), xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa Tỉnh ủy, Ủy ban mặt trận dân tộc Giải phóng miễn Nam Việt Nam tỉnh Phú Yên, các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang _ của tỉnh cùng cán bộ và nhân dân huyện Sơn Hòa đã lập Nhà thờ và tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Chủ Tịch Hồ Chí Minh Nhà thờ Bác Hồ là khu căn cứ của tỉnh Phú Yên thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của Đảng bộ và nhân dân Phú Yên đối vi vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam
Hiện nay, tỉnh Phú Yên đã khôi phục lại Di tích Nhà thờ Bác Hồ Dụ khách về thăm Nhà thờ Bác Hồ còn có địp tham gia vào hoạt động du lịch
sinh thái hấp dẫn tại vùng cao nguyên Vân Hòa nằm gần đó 2.1.2.Gia trị du lịch văn hóa từ các di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn
Núi Nhạn -Sông Đà là một biểu tượng của tỉnh Phú Yên và là thắng cảnh đã để lại nhiều ấn tượng đối với du khách khi đặt chân đến Phú Yên Núi Nhạn nằm bên bờ sông Đà Rang, thuộc địa phận phường 1, thanh phố Tuy Hòa Núi Nhạn còn có tên Bảo Tháp hay Tháp Dinh Từ chân núi có đường bê tông lên đến đỉnh Đứng ở độ cao 64m trên đỉnh núi Nhạn, du khách có thể nhìn toàn cảnh vẻ đẹp thành phố Tuy Hòa, làng hoa Bình Ngọc, sông Đà Rang va hai chiếc cầu đường sắt và đường bộ bắc qua sông Trên đỉnh núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên là Tháp Nhạn, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11 Đây là một trong những ngôi tháp lớn nhất của người Chăm Tháp có cấu trúc hình vuông chắc chắn, cao 25m, mỗi cạnh dài 11m, gồm 3 phần : đế, thân và mái Mái tháp hình chóp nón, trên đỉnh là hình tượng Linga bằng đá tượng trưng tín ngưỡng phôn thực thể hiện ước nguyện người xưa: mùa màng sung túc, dòng giống sinh sôi nảy nở Tháp được xây dựng bằng những viên gạch có kích thước trung bình 40 x20x8 cm Gạch được xếp chồng khít lên nhau, kết dính vững chắc, "kỹ thuật chạm khắc trên gạch rất tỉnh xảo
Ngày 16/11/1998 Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Tháp Nhạn là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia
Hàng năm vào dịp lễ, tết trên núi Nhạn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí Đặt biệt vào rằm tháng giêng âm lịch nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách
Trang 36Chùa Bảo Tịnh
Tọa lạc số 174 Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Tuy Hòa Chùa do thiền sư Liễu Quán tạo lập cuối thé ky XVII, va đã được trùng tu
nhiều lần Năm 1962 chùa được trùng tu theo kiểu kiến trúc cổ lầu, mặt
tiền xây lầu 3 tầng, mái cong, chính giữa xây đài Tam Bảo, 2 bên là lầu chuông và lầu trống thấp hơn Khuôn viên chùa rộng I,5 ha Phía Đông va Tây là khu hoa viên trồng cây cảnh và hoa các loại Quan âm các, Phật đài thiết lập giữa một hồ rộng Trong hồ có các loại hoa sen hồng, sen trắng hương thơm bốn mùa Tượng Quan âm cao 3,5 m ở giữa hồ sen
Hàng năm, vào ngày 14, 15 tháng 4 âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội Phật Đản Các tăng ni, phật tử bốn phương nô nức tham gia lễ hội với nhiều hoạt động phong phú và sinh động
Chùa Bảo Lâm | |
Dựa vào chân núi Chop chải, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 3,5
km về phía Bắc, ngay sát quốc lộc 1A Chùa do Tổ húy Đạo Trung thuộc phái Lâm Tế đời thứ 38 sáng lập Nơi đây có tượng Phật Thích Ca cao l5m, tọa trên đài sen trăng Cảnh vật nơi đây đẹp đẽ, tao nhã với nhiều loại hoa và cây cảnh Đường lên chùa được xây bằng nhiều bậc đá đi qua những vườn cây và hoa, tạo nên một vùng sinh thái hấp dẫn, đâm vẻ hoang sơ,
tỉnh mịch của xứ thiền Chùa Bảo Lâm là địa chỉ du lịch, hấp dẫn du khách
gan xa
Chùa Hồ Sơn
Còn gọi là Hồ Sơn Cổ Tự vì đây là ngôi chùa cổ trên vùng đất Phú
Yên Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao thuộc thôn Ninh Tịnh, phường 9,
thành phế Tuy Hoà Chùa được xây dựng cách đây hơn 300 năm Năm 1975
chùa được trùng tu theo kiến trúc cỗ lầu Qui mô chùa bề thế trên vùng đất _có phong cảnh đẹp, phong - thủy hài hòa, có Quan âm các, hồ sen, chánh điện có tượng phật nghìn mắt, nghìn tay Khung cảnh chùa tĩnh mịch với nhiều cây cối cổ thụ Khu vực chùa Hồ Sơn lưu giữ di tích kiến trúc cổ của người Chăm, nơi đây còn vết tường dài 20m xây bằng gạch Chăm ở phía Tây bắc chùa, trước cổng chùa một hàng gạch Chăm dài 10m, hai mảnh phù điêu, có một hình mặt người và một hình mặt Phật có niên đại thế ky VI-
VIL | |
Trang 37Nhà thờ Măng Lăng
Tọa lạc ở xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Bắc, được xây dựng vào năm 1892, chủ trì việc xây dựng là linh mục Joseph de La Cassgne người Pháp, tục gọi là Cố Xuân - vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mang Lăng Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng khoảng 5000m7 được xây dựng theo lối kiến trúc gô - tích cỗ điển, có trang trí nhiều hoa văn Hai lầu chuông ở hai bên, chính giữa là thập tự giá Trong khuôn viên nhà thờ có nhiều cây cổ thụ và vườn hoa
2.1.3.Gía trị du lịch văn hóa từ các công trình kiến trúc Đập Đồng Cam
Nằm trên sông Đà Răng, gần quốc lộ 25, cách thành phố Tuy Hòa hơn 30 km, thuộc thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa Đây là một công trình thủy nông vào loại lớn của cả nước do người Pháp thiết kế năm 1917, được khởi công xây dựng năm 1924, năm 1932 chính thức đưa vào sử dụng Đập dài 698 m, với 2500 hạng mục lớn nhỏ, có hai tuyến kênh chính Bắc và Nam dài 70 km và hệ thống mương dẫn cấp 2 phân bế nước về mạng lưới kênh mương nội đồng tưới tiêu cho 22000 ha hai VỤ cao sản ở các huyện Tuy Hòa, Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa
Đập Đồng Cam là một công trình kiến trúc mỹ thuật cao, ngoài ý nghĩa lịch sử và kinh tế còn có giá trị về du lịch Hàng năm vào ngày mùng ö tháng Giêng âm lịch, nhân dân địa phương lễ hội Đập Đồng Cam, thu hút hàng ngàn khách tham quan, du lịch Đập Đồng Cam hiện nay được tỉnh Phú Yên qui hoạch và xây dựng thành khu du lịch văn hóa Sau khi tham
quan thành phố Tuy Hòa, du khách theo quốc lộ 25 hoặc từ thị trấn Phú
Lâm (huyện Tuy Hòa) theo đường ĐT 645 về hướng Tây khoảng 30 km sẽ đến nơi tham quan lí tuởng Đập Đồng Cam
Cầu Đà Rang
Trang 38Cầu Đà Rang là cây cầu đài nhất miền Trung, cùng với núi Nhạn, song Da Rang là một biểu tượng khi nhắc đến Phú Yên
Hải Đăng mũi Đại Lãnh
Được xây dựng tại Mũi Đại Lãnh, Dân địa phương gọi là Mũi Kê Gà
hay Mũi Điện, thuộc thôn Phước Tân - xã Hòa Tâm - huyện Tuy Hòa, nằm
trong du lịch Đèo Cả -Vũng Rô, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Nam Trên mũi Đại Lãnh có ngọn Hải Đăng được người Pháp xây dựng năm 1890, cách đây 112 năm Đỉnh ngọn Hải Đăng cao 110 m so với mặt nước biển
Dưới chân núi Mũi Đại Lãnh có Bãi Môn rộng khoảng l6 ha, đây là bãi tắm rất lí tưởng Hải Đăng Mũi Đại Lãnh là một công trình kiến trúc đẹp, đặt ở vị trí cực Đông của đất liền Việt Nam Du khách đến đây có thể đi từ thành phố Tuy Hòa, từ khu công nghiệp Hòa Hiệp, Vũng Rô, có thể đến bằng đường thủy hay đường bộ Mũi Điện là nơi để tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng, thể thao, cắm trại, tắm biển và được đón ánh bình minh sớm
nhất Việt Nam
Công trình thủy điện Sông Hinh
Công trình thủy điện Sông Hinh và hồ Sông Hinh nằm trên phạm vi hai xã Đức Bình Đông và Sông Hinh thuộc huyện Sông Hinh Công trình được khởi công ngày 23/11/1995 đến ngày 31/3/2001 khánh thành và chính thức hòa vào lưới điện Quốc gia, có công suất 70 MW Lòng hồ nước trong xanh, rộng 41kmẺ với nhiều loài cá nước ngọt sinh sống, trong đó có nhiều
loài cá đặc sản như cá mã, cá sảnh, cá thác lác
Hồ thủy điện Sông Hinh ngoài ý nghĩa cải tạo môi trường và điều tiết lũ cho vùng đồng bằng Tuy Hòa và thành phố Tuy Hòa còn có tiềm năng du lịch sinh thái Xung quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn Du khách đến đây tham quan hệ thống đập ngăn nước đỗ sộ và nhà máy phát điện, vừa đi thuyền trên lòng hồ để ngắm cảnh vừa thưởng thức
các món cá đặc sản hoặc vào thăm các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống ở quanh khu vực hồ
Công trình thủy điện sông Ba Hạ
Trang 39Công trình thủy điện sông Ba Hạ cùng với hồ chứa nước, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, các khu rừng tự nhiên trong vùng sẽ là tiềm năng to lớn để phát triển du-lịch sinh thái theo trục Đông - Tây của tỉnh Phú Yên
2.1.4.Gía trị du lịch văn hóa từ các lễ hội
Phú Yên là một vùng đất có nhiều lễ hội, các lễ hội đó đang ngày càng phát triển nhằm bồi đắp phong phú cho đời sống tinh thần của dân cư vùng đất này Hành trình của vùng đất gần 400 lịch sử này không dài so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, song vùng đất này là một vùng đất có nhiều lễ hội Điều đó đã được: khẳng định qua hiện thực lịch sử phát triển của cộng đồng dân cư vùng đất này
Ngày nay nhiều lễ hội mới đang được hình thành, phát triển trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo các đi tích lịch sử, cách mạng và danh nhân văn hóa, lịch sử địa phương Hàng năm, các lễ hội được tổ chức chu đáo, đông đảo quần chúng nhân dân tham gia Nét đặc trưng của lễ hội Phú Yên bao gồm các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội lịch sử, danh nhân, lễ hội tôn giáo ị
Lễ hội Đầm Ô Loan
Hàng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch khi tiết trời xuân ấm áp, ngư dân sinh sống quanh vùng tổ chức lễ hội đua thuyền Đầm
Ô Loan Từ năm 1991 Sở Văn hóa Thông tin và Sở Thể dục-Thể thao phối
hợp với xã An Cư và thôn Phú Tân đưa lễ hội truyền thống này thành một
lễ hội có qui mô toàn tỉnh, thu hút hàng vạn người về trấy hội Lễ hội Đầm
Ô Loan đã có từ xa xưa Phần lễ được tiến hành từ ngày mồng Sáu tại các
đình làng và lăng Ông (thờ cá voi) Phần hội diễn ra trên mặt đầm vào sáng
ngày mồng Bảy gồm có: đua thuyền rồng, sống chai, song lưới, sống chống
sào, lắc thúng chai Ngoài ra còn có các màn trình diễn: múa siêu, múa
lân, hò bá trạo cùng nhiều trò chơi dân gian khác
Lễ hội Dam O Loan là nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất
Phú Yên
Lễ hội cầu ngư
Trang 40_ trời yên biển lặng, lưới nặng cá đầy, cuộc sống ấm no, hạnh phúc Các vùng ven biển Sông Cầu, Tuy An, huyện Tuy Hòa, thành phố Tuy Hòa thường hay tổ chức lễ hội Cầu Ngư vào khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 5 âm lịch hàng năm Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức trang trọng tại các đình làng và lăng Ông (nơi thờ cá Voi) Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội Phần lễ được tiến hành trang nghiêm với các nghỉ thức : múa siêu, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế, lễ dâng cúng vật phẩm Phần hội là buổi tiệc chiêu đãi, diễn xướng các trò chơi đân gian như: Hát bá trạo, đua thuyền, lắc thúng Đặt biệt trong Lễ hội cầu ngư không thể thiếu loại hình nghệ thuật truyền thống là Hát bội Nội dung các vở tồng cổ với những tích
xưa thể hiện khát vọng vươn lên chiến thắng thiên nhiên, cái thiện thắng
cái ác, cầu mong mưa thuận gió hòa đem lại sự bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống
Đây là một lễ hội dân gian truyền thống được bảo tồn, pháy huy ở Nam Trung Bộ nói chung và ở Phú Yên nói chung
Lễ hội đánh bài chòi |
Vào dịp Tết Nguyên đán ở các vùng nông thôn Phú Yên thường tổ chức Lễ hội đánh bài chòi Một lễ hội mang đậm chất dân gian của vùng Nam Trung Bộ Từ trang phục truyền thống đến các chòi được dựng lên
(tranh,tre, nứa, lá dừa), đến các nhạc cụ dân tộc (đàn nhị, đàn cò, mỡ), từ
hình thức đến nội dung đều mang sắc thái văn hóa dân gian sâu đậm Người điểu khiển Hội bài chòi là một nghệ nhân dân gian, gọi là “anh hiệu”, vừa phải thuộc nhiều câu thai, vừa phải có khả năng diễn xuất và ứng biến linh hoạt để thu hút người chơi
Hội bài chòi và các trò chơi dân gian khác được tổ chức trong những ngày Tết, trong các dịp lễ hội thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tỉnh thần của nhân dân Phú Yên
Lễ hội đâm trâu |
Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi: Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân Lễ hội diễn ra trong suốt ba ngày từ tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch hàng năm Qui mô tổ chức khá lớn, mang tính cộng đồng cao Thường là vào ngày thứ ba nghỉ thức đâm trâu được tiến hành Vật tế thần là con trâu phải chọn trâu to, khoẻ, đẹp mã Trâu cột vào cột nêu và xung quanh sắp nhiều ché rượu quí Trong suốt ba ngày diễn ra
lễ hội, thầy cúng qua nhiều nghỉ lễ gieo quẻ, xin xăm, khấn vái Sau mỗi