ee BÙI TRỌNG BÌNH Ï Ũ i
CÁC NHÂN TO TAC DONG DEN TINH TRANG NGHEO ƒ
6 CAC XA VUNG DONG BAO DAN TOC, :
HUYỆN TÂN CHÂU, TÍNH TÂY NINH đ a Chun nghanh : Kinh Té Hoc Mã số chuyên nghành : 60.31.03 (a TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỦ TP.HUM b THU VIEN
LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC
TS TRAN TIEN KHAI
:
Trang 2LOI CAM DOAN
Đề tài: “ Các nhân tố tác động đến nghèo ở các xã vùng đồng bào dân tộc ở huyện Tân Châu” là công trình nghiên cứu độc lập Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những đánh giá, nhận định và các luận cứ khoa học đưa ra trong báo cáo nghiên cứu này hồn tồn khơng sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến và nghiên cứu của bản thân tác giả, các trích dẫn đều có nguồn gốc rõ
ràng Những số liệu được trích dẫn đều được sự đồng ý cho phép của các cơ quan, ban
ngành Nếu có sự đạo văn hay sao chép tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học Tác giả xin cam đoan những lời nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật
Tac gia
ne
Trang 3TOM TAT
Đề tài “ Các nhân tố tác động đến nghèo ở các xã vùng đồng bào dân tộc huyện "ân Châu tỉnh Tây Ninh” nhằm xác định nguyên nhân tác động đến nghèo tại các xã tùng đồng dân tộc, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng ghèo của các hộ gia đình trên địa bàn nghiện cứu, xác định những khả năng ảnh hưởng ến xác suất nghèo đói của hộ gia đình, đồng thời làm cơ sở khoa hoc tin cậy cho các cấp
hính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách phù hợp nhằm giảm nhanh tỷ lệ nghèo ở
ác xã vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện hiện nay
Tù việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nghèo, đồng thời tham khảo thêm một số ghiên cứu trước đây về nghèo cùng với đặc điểm, tình hình thực tế về nghèo trên địa bàn uyện Tân Châu, đặc biệt là các xã có đông đồng bào Dân tộc sinh sống, tác giả đề xuất 3ô hình nghiên cứu ban đầu của đề tài nghiên cứu gồm có mười yếu tố có liên quan đến ghèo, đó là : (1) giới tính của chủ hộ, (2) Thành phần dân tộc, (3) Trình độ học vấn, (4) nh độ chuyên môn,(5) nghề nghiệp, việc làm của hộ, (6) qui mô hộ,(7) số người sống
hụ thuộc, (§) diện tích đất sản xuất của hộ,(9) Vốn vay, (10) cơ sở hạ tầng (đường Ơtơ)
Mơ tả dự liệu và phân tích Hồi qui Binary Logistic kết quả cho thấy trong 10 biến ộc lập đưa vào mô hình nghiên cứu, 3 biến có ý nghĩa thống kê, tác động đến nghèo, cụ
sể : (1) Số người sống phụ thuộc, (2) diện tích đất sản xuất của hộ, (3) Trình độ học vấn ủa chủ hộ Kết quả kiểm định cho thấy các chỉ số như : Mức độ phù hợp của hô hình, độ hính xác của dự báo, ý nghĩa hệ số hồi quy đều phù hợp, đạt yêu cầu và mô hình sử dụng
ất
So với một số nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này có sự khác biệt là do vùng ghiên cứu chỉ là các xã có đông đồng bào người dân tộc sinh sống
Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng từ trước đến nay chưa có công trình
ghiên cứu các yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia đình trên địa bàn Huyện nói chung
à các xã vùng đồng bào dân tộc nói riêng Do đó, kết quả nghiên cứu của dé tai sé 1a cơ ở khoa học, thiết thực để chính quyền địa phương tham khảo trong quá trình đề ra chính ách, giải pháp phù hợp với điều kiện thực của Huyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác
Trang 4giảm nghèo ở các xã vùng, đồng bào dân tộc, giúp hộ nghèo tăng thu nhập,cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững
Trang 5MUC LUC Lời Cam đO8, +six525001397901390014/CIEEXISSSSSSEMNS4 AS19409/9888801606665063 ` i Lời cảm ơn Tom tat Mục lục Danh mục bảng Danh mục hình CHƯƠNG I1: GIỚI THIỆU ĐE T 1.1 Vấn đề nghiên cứu án 9t ST nh nh HH HH tr 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu neo 1Á 3 1.2 Mục tiêu chung - - 5< (Hs H« nh 1 nà 00g v30 3 122 Mục tiêu:cụ thẾ» cccscccccssssssssEE44 219553 55S0SE.đ02 3945853806116 340081ã0 932 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu -‹ s2 211 1 kh nh th nh kh 10000 10m 3
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
1.5 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu ‹ :c acc 2c Sksikeeaeee 1.6 Phương pháp nghiên cứu - -‹« <<
1.6.1 Phương pháp định lượng
1.6.2 Phương pháp định tính và thống kê mô tả
1.6.3 Dữ liệu nghiên cứu - -‹- s2 * 1v vn th hen hư 4 1.7 Bố cục luận văn hs CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC LÝ THUYÉT VỀ NGHÈO VÀ CÁC NGHIÊN CỨU .LIÊN QUAN sát cho tich Đưa g4 kh các H604)65 oi /684195 L8 ác sife Tê ch 29 0 eingiEli khôn chiraig 6 2.1 Khái niệm về nghèo ¿n1 ng vn ng HH 6 2.2 Phân loại nghèo + + S2 991 1v nh nh nh nh H000 01 01 ve ý
2:2:1:Nghễo tuyệt G6i c sasernenneenresnnensen 5610351993 00026511 c0 KEU13,1318183600/2 7 9:2!2'NIEheo tiưỜHE Hồ cục c4 2A4305963L040Ir4%S329919433165412393136358 0912184 2082000.nn2.10esai:1Ô 2.3 Các lý thuyết có liên quan về nghèo cá Series 2.3.1 Lý thuyết về phát triển kinh tẾ Street §
Trang 62.3.5 Mô hình nghèo của Gillis — Perkins — Roemer — Snodgrass - :- 12 2.4 Nguyén nhan ctia sur nghéo dOi eee cece eeeeeeeee ee eee eee e cere ee eeeeeeeee neste ees 13
2.4.1 Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến nghèo 13 i) Nghé nghiép, tinh trang viéc lam 13 ii) Trình độ học vấn - + tt nh”, 12 011 HH1 Hee 15
ii) Diện tích đất sản xuất của hộ gia đình
iv) Tình trạng không tiếp xúc với nguồn vốn chính thức :- -:+-:+-+ 16
v) Giới tính chủ hộ
vỉ) Quy mô hộ và số người phụ thuộc
vii) Kha năng tiếp cận'cơ sở hạ tầng c1 SE vn Hư 18
2.5 Tổng quan về tình trạng nghèo ở Việt Nam năm 2010 + -++++ 19 2.6 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói - : ¿+ +: s+++: 19 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 22
3.1 Sử dụng thu nhập bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo 22 3.2 Lựa chọn ngưỡng nghèo Sàn nh nành nh hen Hư 22 3.3 Mô hình nghiên cứu - - cv như nhe 22 3.3.1 Céc nhan t6 dua vao m6 hinh nghién ctru ces eeeeeseeeeceeesseeesseessseeee sees ZS 3.4 Sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistis phân tích các nhân tố tác động đến tình trgiiE HE HE tác c00241085534 330166 1406304133023810080080933168106.008.08.04/48108 0i.608s2g 24 3.5 Nguồn dữ liệu phân tích - ‹©-++: QT 3.5.1 Dữ liệu sơ cấp ØT
3.5.2 Dữ liệu thứ cấp -cccssss+y _ eel
CHƯƠNG 4: GIGI THIEU TONG QUAN HUYEN TAN CHAU 11.28
4.1 Đặc điểm tự nhiên
4.2 Cơ cấu kinh tế của huyện
4.3 Đặc điểm tình trạng nghèo của huyện cc- sen nhhee HH khe 28
4.4 Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện - + sen 31
CHƯƠNG V : PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU - - 5+ + 55-2 34
5.1 M6 ta, phân tích dữ liệu nghiên cứu - . -‹ 5-55 {S1 nen 34
5.1.1 Nghèo và thành phần đâN TỘG coi 1x61 11114165161144 1322451 t8áx 1514x608 00c ˆ nữ 34
Trang 75.1.2.Nghéo va thu nhập binh quan đầu người của hộ
5.1.3.Nghèo và giới tính của chủ hộ -+**tthhhtthttth 5.1.4 Nghèo và trình độ học "mm 5.1.5 Nghèo và số người sống phụ thuộc trong HỘ::.:s‹: - 5.1.6 Nghèo và cơ sở hạ tằng nh 5.1.7 Nghéo va qui m6 đất sản xuất của hộ - 5.1.8 Nghèo và tình trạng nghề nghiệp, việc làm của hộ 5.1.9 Nghèo và vốn vay chính thức của chủ hộ -<**stttthhttnttttttt 5.1.10 Nghéo va qui mé hd 42
5.2 Kết quả phân tích mô hình hồi qui Binary Logisii ::cctrrerntttttttntt tư 43
5.2.1 Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu +-:++snrnnnnttttttttttttt HH 44
5.2.2 Kiểm định tương quan đa cộng tuyến của các biến độc lập . -+++ttttttt! 44 5.2.3 Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình
5.3 Kết quả phân tích các biến của mô hình ::::rtrrrttrrttrtrttrttettt
5.3.1 Các biến có ý nghĩa thống kê -:+rrrernrtrrtttrntttrtrrttttrtrrr 45
5.3.1.1 Số người sống phụ thuộc trong hộ -:-::cttrtrntntrttrttttttrớ AS
5.3.1.2 Dién tich đất sản xuất bình trên hộ +rrrrrerntrtrtrtttt —-
5.3.1.3 Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ -+-++***t woven AB
5.3.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê ++c nh nh 48 5.3.2.1 Giới tính chủ hộ -. -+++rtnhhhtttttttttttttttr 5.3.2.2 Dân tộc của chủ hộ -++ttttnhhtttttt 5.3.2.3 trình độ chuyên môn của chủ hộ 5.3.2.4 Nghề nghiệp của chủ hộ ::-::+:::: 5.3.2.5 Đường Ơ tơ :-:-cccsnnnhnhhhhttth 5.3.2.6 Vay chính thức -:++++++ett
5.3.2.7 Qui mô hộ gia đình -:-:-:-: -
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN GỢI Ý CHÍNH SÁCH : -:++-+2tttthtthttttt 51 6.1 Kết luận -: -+ ***:
Trang 8
6.2.1 Chinh sách đối với các xã vùng đồng bào dân tộc ‹-cccrnthhtttth 52
6.2.2 Chính sách đối với người dân tộc
6.3 Giới hạn nghiên cứu -+++rrtttttttttttưntt TÀI LIỆU THAM KHẢO -:-:-: :-:-:+::+'rtt:
CAC BANG PLU LUG -osiaereinessseseesdid
Phụ lục 1: So sánh các yếu tố giữa nhóm hộ dân tộc và kinh . ‹++++eethhthth 59 Phụ lục 2 : So sánh các yếu tố giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo 60
Phụ lục 3 : Phân tích yếu tố dân tộc của hộ 61 Phụ lục 4 : Phân tích yếu tổ giới tính của hộ -ssrnnttnhtnttttttt tt 62
Phu luc 5 : Kết quả phân tích Chi — Square của biến nghề phiỆp - -++++trr 62 Phụ lục 6 : Kết quả phan.tich hồi qui của mô hình -:::+::rtrtttttt tt” 63
Phụ lục 7 : Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến "4 Phụ lục 8 : Kết quả kiểm định mối quan hệ giới tính với dân tộc của hộ +- 66
Phụ lục 9 : Kết quả kiểm định mối quan hệ nghề nghiệp với dân tộc của hộ - - 66
Phụ lục 10 : Kết quả kiểm định mối quan hệ về đường Ơtơ với dân tộc của hộ
Phy luc 11 : Bang kết quả điều tra hộ nghèo toàn quốc năm 2010 : hd Phu luc 12 : Bang cau đỔÏ, „52014109 1918084636865 ae srlE9ESANSE One nee cet eet 12
DANH MUC BANG
Bang 1: Dac trung, co cấu hộ và phân phối mẫu các xã nghiên cứu -+++.: 4 Bang 2.1: Tiêu chuẩn nghèo của WorldBank ccs sàn nnhhhhnnh tt tt tt 7
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn nghèo của Việt "mẻ cac 7
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hộ Cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh -‹-+++ 8
Bảng 2.4: Số người nghèo phân theo vùng địa lý trên thế giới :+.+trt: s13
Bảng 2.5: Số Người nghèo phân theo Thành thị và Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.6: Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số Việt Nam năm 2007 -
Bảng 3.1: Bảng thu nhập bình quân chia theo nhóm hộ trên địa bàn huyện
Trang 9
Bang 3.5: Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2006 —2010 ccecceeseeseeeseessenseeseeneeseees 32 Bảng 4.1: Nghèo theo thành phần dân tộc . -+++©>+ TH nu 34 Bảng 4.2: Thu nhập, bình quân đầu người theo nhóm hộ và dân tộc 35
Bảng 4.3: Nghèo phân theo nhóm hộ và giới tính Bảng 4.4: Học vấn và trình độ chia theo nhóm hộ 36
Bảng 4.5: Học vấn trung bình theo nhóm hộ và thành phan dân tộc ,37 Bảng 4.6: Số người sống phụ thuộc trung bình trong hộ .38 Bảng 4.7: Mật độ đường giao thông trong toàn huyện er eee Bang 4.8: Mật độ đường giao thông tại các xã vùng nghiên cứu - 39
Bảng 4.9: Bảng thống kê đường giao thông đến nhà các hộ được điều tra 40
Bang 4.10: Diện tích đất bình quân giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo 40
Bảng 4.11:Thống kê tình trạng nghề nghiệp, việc làm giữa hai nhóm hộ 41
Bang 4.12: Tình trạng vay vốn của 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo 41
Bảng 4.13 Số tiền vay vốn theo nhóm hộ và thành phần dân tộc của hộ - 42
Bang 4.14: Số nhân khẩu trung bình trong hộ theo nhóm hộ - - 43
Bảng 4.15: Tóm tắt kết quả hồi qui Binary Logistie của mô hình nghiên cứu 43
Bảng 4.16 : Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình - : 45
Bảng 4.17: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố 47
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Vòng lẩn quần của nghèo đối x li Hình 3.1 : Mô hình nghiên cứu - -.‡ Sen neHeen e2 1 tren 23
Trang 10CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, việc giảm bớt nghèo đói đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở các
ước đang phát triển Cho dù tăng trưởng có thể đem lại lợi ích chung cho tất cả các
sành viên trong xã hội nhưng người nghèo bao giờ cũng nhận được phần ít hơn trong xành quả tăng trưởng của nền kinh tế Thiên tai, nạn đói và bệnh tật vẫn thường xuyên 'e dọa cuộc sống của người nghèo, theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới, trích rong Đinh Phi Hồ (2008) thì hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 1;2 tỷ người, tức thoảng 1/5 dân số toàn cầu đang lâm vào cảnh nghèo đói
Vì vậy, một quốc gia muốn ổn định về chính trị và phát triển kinh tế thì trước hết
shải giải quyết tốt vấn đề nghèo và việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng
iến sự nghèo đói để cải thiện đời sống của người nghèo đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong thời gian qua, Đảng và chính quyền các cấp ở Việt Nam rất chú trọng đến công tác giảm nghèo, đồng thời đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình mục tiêu, dự án và huy động
mọi nguồn lực xã hội để trợ giúp cho người nghèo, vùng sâu — vùng xa Và vùng đồng
bào dân tộc ít người vượt qua khó khăn, vươn lên lên thoát nghèo và phát triển bền vững (trích trong Báo cáo kết quả chỉ đạo, thực hiện xoá đói giảm nghèo qua Chương trình 135, việc quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010 của Chính Phủ (2010)) Song song đó, các chính sách và giải pháp giảm nghèo được triển khai một cách đồng bộ trên cả ba phương diện : (1) giúp cho người nghèo ở các vùng khó khăn tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ
công cộng, nhất là dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở, nước sinh hoạt -; (2) hỗ trợ
phát triển sản xuất thông qua các chính sách về đảm bảo đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông — lâm — ngư, phát triển ngành nghề; (3) phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn Chính vì thế trong công tác giảm nghèo Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghỉ nhận, tỷ lệ đân số sống dưới mức nghèo từ
xấp xỉ 60% năm 1993 xuống còn xấp xi 16% năm 2006 và xuống còn 9,45% (năm 2010); sự chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn củng giảm từ 2,3
Trang 11giảm nghèo giai đoạn 2006 — 2010) Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở các
vùng biên giới, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc vào loại thấp tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa bền vững Đời sống của một bộ phận dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Theo báo cáo nghiên cứu của UNDP (2009) và đánh giá của Quốc Hội (2010) ( trích trong báo cáo kết quả giám sát của Quốc Hội thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010 việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn) tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số chậm hơn so với mức trung bình Năm 2006, khoảng 52% hộ dân tộc thiểu số sống
dưới mức nghèo khổ, trong khi đó tỷ lệ nghèo của nhóm Người Kinh và Hoa là gần
10% Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số có xu hướng tăng liên tục theo thời gian Năm
1993, chỉ có 18% số hộ nghèo là các hộ gia đình dân tộc thiểu số, con số này tăng lên
đến 29% năm 1998, 39% năm 2004 và gần đây là 47% năm 2006 Như vậy, dù các dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 14,5% tổng dân số nhưng hiện nay số dân tộc thiểu
số chiếm gần một nữa số hộ nghèo Có thể nói, vấn đề nghèo đói trong tương lai ở Việt Nam sẽ chủ yếu là thách thức đối với các nhóm dân tộc thiểu số
Củng như thực trạng chung của quốc gia, tình trạng nghèo của người dân tộc ở các xã vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh còn chiếm tỷ lệ cao trong téng số hộ nghèo ở huyện., trên toàn huyện có 2766 hộ nghèo (trong đó có 1986 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, 780 hộ cận ñghèo chiếm tỷ lệ 9,19% và 768 hộ nghèo có thu nhập bằng 150% hộ nghèo theo chuẩn quốc gia) nhưng có tới 816 hộ nghèo là người dân tộc, trong khi đó tổng số hộ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chỉ có 1430 trên 30.099 hộ, với 6735 nhân khẩu (UBND huyện Tân Châu, Báo cáo tổng kết kết quả điều tra hộ nghèo (2010)) Vậy theo kết quả này cho thấy trên địa bàn huyện có trên 50% hộ người dân tộc rơi vào nghèo khó
Mặc dù thực trạng tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao nhưng từ trước đến nay khi tìm hiểu về những thông tin có liên quan đến những nghiên cứu về đói nghèo tại Huyện Tân Châu thì chỉ mang tính thống kê, định tính Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến nghèo ở các xã vùng đồng bào
Trang 12ân tộc huyện Tân Châu, tinh Tây Ninh” nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng nghèo ói của các hộ gia đình trên địa bàn nghiện cứu, xác định những yếu tố tác động đến ác suất nghèo của hộ gia đình, để làm cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền oạch định và lựa chọn chính sách phù hợp nhằm giảm nhanh tỷ lệ nghèo ở các xã tùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện hiện nay
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu những nhân tố tác động đến nghèo của các hộ dân ở các xã vùng đồng
yao dan tộc — huyện Tân Chau,tinh Tay Ninh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ;
- Phân tích thực trạng nghèo của hộ dân ở các xã vùng đồng bào dân tộc — huyện Tan Chau, tinh Tay Ninh
- Xác định các nhân tố nào tác động đến nghèo tại địa phương.Từ đó giúp cho chính quyền có giải pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo ở các xã vùng có đồng bào
dân tộc
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nghèo ở các xã vùng đồng bào dân tộc của huyện như thế nào?
- Các nhân tố nào có tác động đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở các xã
vùng đồng bào dân tộc?
- Giải pháp nào để giảm tình trạng nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ? 1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết đặt ra là những nhóm nhân tố sau đây sẽ có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình:
- Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất, thuộc nhóm dân tộc ít người, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức và hưởng các chính sách ưu đãi của vùng dân tộc là các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự đói nghèo của các hộ dân ở các này
- Kha nang tiếp cận được với các dịch vụ ở địa phương như: đường giao thông, y tế, bảo hiểm XH, có được giao khoán hay cho thuê đất sản xuất hay không và vấn đề
Trang 13- Déi tuong nghién cứu : là tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở các xã vùng
đồng bào dân tộc — thuộc huyện Tân Châu
- Phạm vi nghiên cứu : Các xã có đồng bào dân tộc như Tân Đông, Tân Thành,
Tân Phú, Tân Hưng, Tân Hòa và Suối Dây
- Thu thập số liệu và chọn mẫu: chúng tôi tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp hạng ngạch, bằng cách điều tra có địa chỉ trực tiếp 242 hộ gia đình thuộc 06 xã: xã Tân
Đông (40 hộ), Tân Thành (40 hộ), xã Tân Phú (40 hộ), xã Tân Hưng (40 hộ), Tân Hòa
(40 hộ ), Suối Dây (42 hộ) và rút mẫu bằng phương pháp thuận tiện Thời gian điều tra
từ ngày 15 tháng 10 năm 2010 đến 15 tháng 01 năm 2011 Chúng tôi đã phối hợp với phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Tân Châu và cán bộ lao động thương
binh của các xã Tân Đông, Tân Thành, Tân Phú, Tân Hưng, Tân Hòa và Suối Dây để tiến hành điều tra mẫu
Bảng 1.1: đặc trưng cơ cấu hộ và phân phối mẫu các xã nghiên cứu ẤT Đơn vị hành Tổng sô | Sô hộ dân | Số mẫu điều Tỷ lệ% 1 chánh hộ tộc tra 1 | Xã Tân Đông 3,617 418 40 16,53% 2_ | Xã Tân Thành 2,536 153 40 16,53% 3 | Xa Tan Pho 2,320 67 40 16,53% 4 | Xa Tan Hung 3,635 144 40 16,53% 5_ | Xã Tân Hòa 1,916 |: 191 40 16,53% 6 | Xã Suôi Dây 2,973 312 42 173%
Nguôn : UBND huyện, báo cáo kết quả điêu tra hộ nghèo 2010
1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Phương pháp định lượng
Sử dụng mô hình hồi qui Binary Logistic để ước lượng các yếu tố kinh tế và xã hội chủ yếu tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ giả đình
1.6.2 Phương pháp định tính và thống kê mô tả
Mô tả dữ liệu kết hợp với so sánh và tổng hợp dữ liệu sơ và thứ cấp theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2010
1.6.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dựa vào số điều tra trực tiếp tại 6 xã có đồng bào dân tộc của huyện và kết hợp
với số liệu điều tra hộ nghèo năm 2010 của Phòng lao động thương binh xã hội huyện
Trang 141.7 Bố cục luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu : trình bày tóm tắc vấn đề nghiên cứu,
uc tiêu nghiên cũu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
niên cứu, phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan : trình bày tổng
an các khái niệm, lý thuyết về nghèo như : khái niệm về nghèo, phân loại nghèo; các
¡ thuyềt có Tiền quan về nữèo, nguýện him Sa WHS, GF GALE tinh trang,
ghèo ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo
Chương 3: Phương pháp phân tích và mô hình nghiên cứu : giới thiệu phương sháp phân tích tiêu chí nghèo, lực chọn ngưỡng nghèo, mô hình nghiên cứu, mô hình vồi qui Binary Logistis phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo, nguồn dữ
iệu phân tích
Chương 4: Giới thiệu tổng quan Huyện Tân Châu : giới thiệu tổng quan đặc điểm
tự nhiên của huyện, cơ cấu kinh tế của huyện, đặc điểm về tình trạng nghèo, công tác giảm nghèo trên địa bàn Huyện Tân Châu
Chương 5 : Phân tích kết quả nghiên cứu : mô tả và phân tích dữ liệu nghiên cứu,
kết quả phân tích mô hình hồi qui Binary Logistic, kết quả phân tích các biến tác động
đến xác xuất rơi vào ngưỡng nghèo và kiểm định mô hình
Chương 6 : Kết luận và gợi ý chính sách.: Kết luận, gợi ý chính sách giảm nghèo
Trang 15CHƯƠNG II:
TOM LUQC LY THUYET VE NGHEO VA CAC NGHIEN CUU CO LIEN QUAN
2.1 Khái niệm nghèo
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách tiếp cận và khái niệm khác nhau về nghèo
đói Các tổ chức, cá nhân nghèo đói thường sử dụng khái niệm riêng của mình tùy theo góc quan sát, yếu tố thời gian cũng như quan điểm của riêng họ!, do đó nên khái niệm về nghèo đói thường không thống nhất
Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen
(Đan Mạch) năm 1995 định nghĩa: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 dé la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.”(trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2007)
Theo Ngân hàng thế giới qua thời gian cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình Năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dụe, tế,
dinh dưỡng Đến năm 2000 và 2001, Ngân hàng thế giới đã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tinh trang dé bi ton thương: xét về mặt phúc lợi, nghèo
có nghĩa là khốn cùng Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, 6m đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ (Ngân hàng thế giới 1990) Tại Việt Nam Chính phủ đã sử dụng định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, nhu sau: “Nghéo la tinh trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu câu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương "(trích theo Nguyễn Trọng
Hoài, 2007)
Trang 16~ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó
~ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng 2.2 Phân loại nghèo
2.2.1 Nghèo tuyệt đối
Theo Dinh Phi Hồ (năm 2006), khái niệm nghèo tuyệt đối được hiểu là một người hoặc một hộ gia đình khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoản thời
gian nhất định
Các quốc gia trên thế giới thường dựa vào tiêu chuẩn thu nhập theo Ngân hàng thế giới (World Bank) để đưa ra phân tích tình trạng nghèo của Quốc gia, được trình
bay cu thé trong bang 2.1
Bang 2.1 Tiéu chuẩn nghèo đói của World Bank Khu vực Mức thu nhập tối thiếu ( USD/người/ngày) Các nước đang phát triền khác 1 USD hoặc 360 USD/năm Châu Mỹ Latinh và Carribe 2
Đông âu 4
Các nước đang phát triển 14,4
Nguén: Dinh Phi Ho (2009)
Tùy theo đặc điểm và điều kiện về kinh tế xã hội ở từng thời điểm khác nhau mà
mỗi quốc gia hoặc địa phương khác nhau củng xác định và đưa ra mức thu nhập riêng
về chuẩn nghèo của mình, theo đó mức thu nhập tối thiểu củng thay đổi và được tăng
dần lên :
Ở Việt Nam theo quyết định số 170/2005/QĐ — TTg ngày 08/7/2005 và Quyết
định số-09/2011/QĐ — TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chuẩn nghèo của Việt nam trong giai đoạn 2006 ~ 2010 và giai đoạn 2011 — 2015 củng được nâng lên và được trình bày cụ thể theo bảng 2.2 ‘
Bang 2.2 Tiéu chuẩn nghèo của Việt Nam
Khu vực Mức thu nhập tỗi thiểu (VNĐ/người/tháng)
Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 Thanh thi 260.000 500.000
Nông thôn 200.000 400.000
Trang 17Nguồn : Quyết định số 170/2005/QĐ — TTg ngày 08/7/2005, Quyết định số
09/2011/QĐ - TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Đối với huyện Tân Châu nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung chuẩn hộ nghèo
và hộ cận nghèo cũng được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QD — TTg, ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và được trình bày theo bảng 2.3 sau đây Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hộ cận nghèo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2015 Khu vực Mức thu nhập tối thiểu ( VNĐ/người/tháng) Nông thôn 401.000 — 520.000 Thành thị 501.000 — 650.000 Nguồn : UBND tỉnh Tây Ninh (2011)
2.2.2 Nghèo tương đối
Theo Dinh Phi Hé (nam 2006), nghèo tương đối là tình trạng mà một người hoặc
một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo
không gian và thời gian nhất định Như vậy, nghèo tương đối được xác định trong mối
tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người Ở bắt kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do đó theo khái niệm này -
thì người nghèo tương đối sẽ luôn hiện diện bắt kể trình độ phát triển kinh tế nào
2.3 Các lý thuyết có liên quan về nghèo
2.3.1 Lý thuyết về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thường bao hàm những thay đổi toàn
diện hơn liên quan đến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội và thể chế Một khái
niệm khác thường được đề cập đến trong giai đoạn hiện nay đó là phát triển bền vững, tại Hội nghị Rio de Janerio (1992), khái niệm nầy được nhấn mạnh như sau: Phát triển
bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng của các thế hệ sau với những vấn đề của thế hệ này (trích theo
Nguyễn Trọng Hoài, 2007 )
Trang 18tăng cường ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tang, giáo dục, chăm sóc y tế, xóa đói giảm nghèo .)
Mặt trái của phát triển kinh tế có thể gặp phải đó là, mặc dù nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ dân cư hưởng lợi từ sự tăng trưởng nầy, trong khi phần lớn bộ phận dần cư khác vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn Tuy nhiên, tình
trạng bất bình đẳng về thu nhập trong phân phối không những là hệ quả cần thiết của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyn nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Do đó,
bất kỳ một sự “hấp tấp, vội vã” nào trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia
2.3.2 Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn
Rao va Chopra (1991), trích trong Đinh Phi Hồ (2006) tranh luận về mối quan hệ này như sau:
Trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện là quảng canh (tăng sản lượng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất)
- Phương thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích do phá rừng thì tăng trưởng nông nghiệp có thể đạt trong ngắn hạn, nhưng khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, sản lượng và thu nhập sẽ sụt giảm trong khi dân số tăng và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện
- Phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh trong nông nghiệp, tình trạng lạm dụng các hóa chất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng làm suy thoái tài nguyên đất và nước Khi sự suy thoái này bắt đầu gây ảnh hưởng thì năng suất và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút được việc làm và cũng có hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện
Shepherd (1998), trich trong Dinh Phi Hé (2006), cho rằng ngay cả việc đảm bảo khơng suy thối tài nguyên môi trường bằng kỹ thuật tốt cũng xuất hiện sự nghèo đói, do đặc điểm tự nhiên khác nhau theo vùng và hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại kết quả khác nhau Giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật mới, do đòi hỏi tăng nhanh đầu tư về giống, phân bón, thuốc sâu, làm đất nên cũng gắn với rủi ro cao, và
Trang 19ar vậy chỉ các hộ giàu ở vùng nông thôn mới có khả năng thực hiện và hưởng lợi ích m từ việc đi tiên phong Sau khi tiên phong mô hình này sẽ được nhà nước hỗ trợ để 1ân rộng cho đến khi đại bộ phận nông dân thực hiện được mô hình này, khi đó, sản :ợng sẽ tăng nhanh và giá sé rớt xuống làm giảm hiệu quả đầu tư của nông dân với uy mô sản xuất nhỏ Nếu quá trình này tiếp tục họ sẽ bị rơi vào gánh nặng nợ nan, từ ö việc đầu tư, trong khi dân số tăng, làm tăng thất nghiệp và tình trạng nghèo đói sẽ
ầm trọng
Trong bối cảnh đó, những người nông dân sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu ùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác guồn lực tự nhiên (hàng hoa công) như săn bắn, phá rừng để tăng thu nhập Hệ quả là
nôi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập người dân giảm, và lại rơi vào vòng
ân quân của nghèo đói
Như vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên nức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp sền vững được Hay nói cách khác, mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng sác phương thức sản xuất tiến bộ nhưng không làm suy thối mơi trường và mắt cân sằng tự nhiên, đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân
Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói; tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn
2.3.3 Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế
Theo Bùi Quang Minh (2007), trích trong Đinh Phi Hổ (2008) nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc đân Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn được coi là lĩnh vực sản suất truyền thống Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gan liền với
các yếu tố tự nhiên Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
Trang 20mực và thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu Do đó, phát triển nông nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế
Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt, nên việc bảo tồn quỹ đất và nâng cao chất lượng đất là vấn đề tồn tại của nông nghiệp
Hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ
Nên việc chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản xuất với sự can thiệp của Chính phủ đối với thị trường nông nghiệp để tránh thiệt hại do tính thời vụ gây ra
Nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn, nhưng lại mang tính khu vực nên các chính sách kinh tế xã hội phải thích hợp cho từng khu vực Lý giải cho tình trạng tụt hậu của nhiều nước đang phát triển, các nhà kinh tế mô tả “Vòng luẩn quần của nghèo đói” Hình 2.1: Vòng luẫn quấn của nghèo đói Sinh sản nhiêu Thiếu dinh dưỡng bệnh tật Đông con Thu nhập thâp Góc độ xã hội thất học Năng suât Đầu tư Tích lũy Góc độ kinh tế
Nguồn: Đinh Phi Hỗ (2009)
Tác động thúc đây tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cư là cơ sở để thoát khỏi vòng luẫn quần này Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển thì nông nghiệp cũng được chọn là một lĩnh vực sản xuất quan trọng để tác động tăng trưởng Điều này càng quan trọng hơn đối với những nước có ưu thế về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp Nông nghiệp tham gia giải quyết những khó i khăn của tình trạng kém phát triển ở các nước đang phát triển thông qua vai trò kích / thích tăng trưởng và đóng góp của nông nghiệp vào mức tăng trưởng GDP của nền '
kinh tế
Trang 21Theo Nicolas Kaldor (1957), nguén géc ting trưởng kinh tế không chỉ duy nhất phụ thuộc vào gia tăng vốn sản xuất mà còn tùy thuộc vào sự phát triển tiến bộ kỹ thuật tức trình độ cổng nghệ :
Khác với Kaldor, năm 1976, trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, Sung
Sang Park cho rằng nguồn gốc của sự tăng trưởng phụ thuộc vào kỹ năng của lực
lượng lao động Kỹ năng này được tích lũy qua quá trình phát triển của con người Vì
vậy, theo Park, vốn đầu tư của quốc gia cần được phân bổ cho đầu tư phát trển con người (văn hóa kiến thức, kỹ năng, đời sống vật chất — tỉnh thần)
Ngoài yếu tố kỹ thuật và con người, Hayami và Ruttan (1971), trong mô hình của mình, phát biểu, nông nghiệp do sự phát triển theo thời gian, một vài nguồn lực trở nên khan hiếm và chỉ phỶ của chúng nâng cao tương đối so với một số nguồn lực khác Đối với những nước có nguồn lao động đồi dào nhưng khan hiếm về đất nông nghiệp, con đường phát triển nông nghiệp là tìm kiếm những công nghệ nhằm tăng năng suất
trên 1 đơn vị diện tích (sử dụng công nghệ sinh học, phân bón, giống, nước)
Một yếu tố chủ yếu trong quá trình kết nối giữa công nghệ sản xuất nông nghiệp mới được tạo ra từ các tổ chức nghiên cứu khoa học với sự gia tăng năng suất chính là sự phổ biến các công nghệ sản xuất nông nghiệp đến nông dân, với hệ quả là có sự ứng dụng rộng rãi đối với nông dân Trong hầu hết các nước đang phát triển hiện nay, hệ thống khuyến nông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển giao các
šaWNNWWNwsywov NSN DIV ng Long,
Qua công tác điều tra thực nghiệm tại tỉnh Bình Dương năm 2007, Võ Thị Thu Hương nhận định, có đến 71,83% nông dân cho biết nguồn gốc kiến thức nông nghiệp của mình có được thông qua hệ thống khuyến nông
2.3.5 M6 hinh Gillis — Perkins — Roemer — Snodgrass
M.Gillis, DH.Perkins, Roemer va D.R.Snodgrass, trich trong Dinh Phi Hỗ
(2008), Các nhà kinh tế học này đã nghiên cứu và đúc kết được mối quan hệ giảm
nghèo và tăng trưởng kinh tế theo hướng khi GDP/người tăng lên, thu nhập trung bình của người nghèo sẽ tăng theo
Y=f(Yp)
Trong đó :
Trang 22Dựa vào số liệu thu thập trong giai đoạn năm 1965 — 1988 của 63 quốc gia trên
thế giới cho kết quả: 97% sự thay đổi thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội được giải thích bởi sự thay đổi GNP/người/năm
Ngoài ra các nhà kinh tế học này còn chứng minh được có mối tương quan dương giữa tình trạng nghèo và vùng địa lý có GNP/người thấp.Nói cách khác, số người nghèo tập trung phần lới trong các vùng địa lý có GNP/người thấp
Bảng 2.4 số người nghèo phân theo vùng địa lý trên thế giới
Vùng Số người nghèo % của tông số người (triệu người) nghèo trên thế giới Nam A 520 47
Dong A 280 25
Sa mac Sahara 70 6 Chau Mf la tinh va ving caribe 180 16 Trung Đông và Bắc phi 60 5 Đông Au 6 1
1,116 100
Nguồn : Dinh Phi Ho (2006)
2.4 Nguyên nhân của sự nghèo
Nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng Chúng có thể bao gồm nhiều các yếu tố khách quan đối với người nghèo như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất hay quản lý Nhà nước Ngoài ra, chúng cũng có thể là những yếu tố nội tại của bản thân người nghèo như thiếu học vấn, thiếu sức khỏe, đông con, không có việc làm Thường thì các nguyên nhân này thể hiện ra bên ngoài như là các đặc điểm của hộ gia đình và người ta dùng chúng để xác định một hộ hay một cá nhân là nghèo hay không nghèo
2.4.1 Mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến nghèo
Theo Waheed (1996), Dominique và Dileni (2000), Bales (2001), Wan và Cratty (2007), Ngân hàng Thế giới (2007), (trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007) có 8 nhân tố ảnh hưởng đến nghèo như sau :
ï) Nghề nghiệp và tình trạng việc làm: Việc làm đem lại nguồn thu của hộ cho nên có quan hệ trực tiếp đến mức sống của hộ Chính vì thế mà người nghiên cứu củng như người làm chính sách thường ưu tiên xem xét vấn đề việc làm của hộ khi đánh giá tình trạng đói nghèo Có nhiều dấu hiệu thể hiện tình trạng việc lầm của hộ gia đình Trong số đó, các nhà kinh tế học thường quan tâm đến yếu tố nhu tỷ lệ tham gia lao
động , tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tỷ lệ làm việc bán thời gian và sự thay đổi việc làm
Trang 23Nếu tỷ lệ lao động là thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và hộ khó thay đổi việc làm thì nhiều khả năng sống trong vòng đói nghèo
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của việc làm đến nghèo đói có thể dự đoán qua tính ổn
định và lien tục của nguồn thu Những hộ có nguồn thu bất thường luôn phải chịu áp lực của cảnh nghèo cũng như luôn cảm thấy thiếu an toàn về mặt kinh tế Chẳng hạn chư ở Việt Nam, thu nhập của các hộ làm việc trong khu vực nông nghiệp thường
không ổn định do phải chịu nhiều rủi ro không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, sâu bọ hay giá nông sản thấp Kết quả là tỷ lệ nghèo của các hộ làm việc trong
nông ngiệp là cao nhất so với loại hình việc làm phi nông nghiệp Ngược lại, những hộ mà có một nguồn thu nhập ổn định nào đó (nhẳng hạn như tiền lương từ công ăn lương việc làm thường xuyên hay từ các khoản chuyển nhượng phúc lợi của xã hội) thường
được xếp vào nhóm các hộ sung túc hơn Có thể các nguồn thu này không lớn nhưng
điều quan trọng nhất của nó là tính ổn định và liên tục
Theo báo cáo của văn phòng xóa đói giảm nghèo của vụ bảo trợ xã hội thì vào
năm 2002 có đến 87,9 hộ nghèo ở nông thôn Kết quả nghiên cứu của DTMSDC98
còn cho thấy những hộ có nghề chính là nông nghiệp có tỷ lệ nghèo cao nhất (48%),
chiếm 79% tổng số hộ nghèo
Đồng thời theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007 vào năm 1993 có 74,5% hộ nghèo sống ở nông thôn và đến năm 2004 tăng lên 96.4%
Bảng 2.5: Số người nghèo phân theo thành thị và nông thôn Việt Nam ( theo tiêu chuân Ngân hàng Thê giới ) Năm 1993 1998 2002 2004 Tỷ lệ người 58,1 37,4 28,9 19,5 nghèo(%) Thành thị 255 9,2 6,6 3,6 Nông thôn 74,5 90,8 93,4 96,4
Nguôn: Tông cục thông kê (2007)
Và theo đánh giá nghèo theo vùng, vùng ĐBSCL (2004): Ở vùng ĐBSCL, người nghèo ở vùng nông thôn chiếm 96% số người nghèo trong cả vùng Sự tăng trưởng trong các ngành sản xuất và dịch vụ nhanh hơn so với ngành nông lâm ngư nghiệp và
kết quả là tốc độ xóa đói giảm nghèo tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị Hơn 77% số
Trang 24cũng khẳng định rằng đói nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp với lưu ý rằng phần lớn các hộ gia đình nghèo sống ở vùng nông thôn và chỉ trồng lúa
Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt nam, Ngân Hàng thế giới và Hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tư van 2008:
Bảng 2.6: Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số Việt Nam năm 2007 Phân trăm dân sô Tỉ lệ nghèo Đóng góp vào tỉ lệ nghèo Tât cả 100,0 15,9 100,0 Nông thôn 73,3 20.3 93,6 Thành thị 26,7 3,8 6,4 Phi nông nghiệp 29,0 5,0 9,1 Nong nghiép 71,0 20,4 90,9
Nguôn: báo cáo phát triển kinh tê Việt Nam (2008)
Phần lớn người dân Việt Nam sống ở nông thôn và 73,3% những người nông dân
sống ở nông thôn đã chiếm đến 93,6% số người nghèo của cả nước Những người làm nông nghiệp chiếm 71% nhưng đóng góp 90,9% vào tỷ lệ nghèo Trong khi những người không làm nông nghiệp 29% lại chỉ đóng góp vào tỷ lệ nghèo chỉ có 9,1%
ii) Trình độ học vấn: trình độ học vấn có tương quan nghịch biến với tỷ lệ đói
nghèo Thường thì người nghèo không có đủ tiền để trang trải cho chỉ phí học tập cho nên thường bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học Hậu quả là trình độ học vấn thấp, thiếu các kỹ năng cần thiết và không có khả năng nắm bắt thong tin Điều này thường dẫn đến thất bại trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc hoặc thủy sản đây nông dân , đến nghèo đói Công nhân cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới đề đáp ứng yêu cầu công việc nếu không có một trình độ nhất định Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hưởng đến các quyết định có lien quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng hay cho con cải đi học tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao, khả năng đến trường của trẻ em gia đình nghèo thấp sẽ làm cho các giải pháp thoát nghèo thong qua giáo dục trở nên khó khăn hơn
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, người nghèo có học vấn tương đối thấp,
hơn 80% người nghèo có học vấn từ trung học cơ sở trở xuống (Bảng 2.4.2) Người nghèo thu nhập thấp, không đủ chỉ tiêu cho ăn, ở nên họ không quan tâm đến việc học hành Những người có trình độ học vấn thấp sẽ không tìm được việc làm với thu nhập ổn định
Trang 25iii) Diện tích đất sản xuất của hộ gia đình: Người nghèo thường thiếu nguồn lực đồng thời cũng có ít khả năng tiếp cận nguồn lực ( như đất đai hoặc vốn ) không có nguồn lực để đầu tư, người nghèo lại càng nghèo hơn Do đó, họ thường roi vao vòng
lẩn quân của nghèo đói và thiếu nguồn lực
Diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những hộ sống bằng nghề nông nghiệp Không có đất, thiếu đất, đất đai xấu hoặc không có quyền canh tác trên đất sẽ ngăn các hộ phát triển các hoạt động nông nghiệp và đó là lý do khiến cho nhiều hộ nông dân rơi vào hồn cảnh khơng thể sản xuất đủ lương thực hoặc tạo ra thu nhập đủ để nuôi sống gia đình họ
Theo Dinh Phi Hé va các cộng sự (2006), diện tích đất sản xuất trung bình của hộ
gia đình tăng lên theo nhóm chỉ tiêu
iv) Tình trạng không tiếp xúc với nguồn vốn chính thức: Vốn là nguồn lực quan trọng trong sản xuất Theo Waheed (2006), trích trong Nguyễn Trọng Hoài,
(2007), thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp Tiết kiệm
thấp lại là nguyên nhân của thiếu hụt vốn đầu tư, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp
Không đủ vến thì hằu như người nghèo không thể hoạt động sản xuất kinh doanh gi
cả từ việc cơ bản nhất là mua giống cây trồng và vật nuôi, phân bón chớ đừng nói đến cải tiến hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất muốn thoát khỏi vòng lẩn quan của sự nghèo đói phải có nguồn vốn từ bên ngoài,rong trường hợp này nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức hay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo của Chính phủ
Trang 26Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hỗ (2008) và Nguyễn Trọng Hoài (2007)
cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và không chính thức của hộ nghèo thấp hơn hộ không nghèo khá nhiều do hộ nghèo không có tài sản thế chấp, nên hộ nghèo thường vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và không có nhiều khả năng vay tín dụng từ các ngân hàng theo lãi suất thị trường, do vậy tiền vay được của hộ nghèo
ít hơn hộ khá
v) Giới tính chủ hộ: Ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến về
vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắc khe thì giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng đói nghèo của một hộ Những hộ có chủ hộ là nữ giới sẽ có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với một hộ có chủ hộ là nam giới Phụ nữ thường phải nhận mức lương thấp hơn nam giới ở cùng một công việc và ít được tham gia vào công việc quan trọng Các nghiên cứu thường cho thấy trung bình tiền lương của phụ nữ chỉ bằng 70 — 85% tiền lương của nam giới
Theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và các cộng sự (2005), tình trạng nghèo và giới tính của chủ hộ ở tỉnh Bình Phước có liên quan, cụ thể là: tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ thuộc diện nghèo cao hơn so với hộ có chủ hộ là nam, và ngược lại hộ có chủ hộ là nam có cuộc sống khá hơn so với hộ có chủ hộ là nữ Thực tế, tình trạng này phổ biến ở các vùng nộng thôn nghèo, nơi người nữ có ít cơ hội việc làm với thu nhập cao, họ thường phải làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu nhập từ người nam trong gia đình
Theo phân tích nghèo đói đồng bằng song Cửu Long(2004), tiền công của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp ít hơn hai phần ba so với mức của nam giới Phụ nữ đặc biệt bất lợi do chiều hướng tại một số tỉnh ĐBSCL chuyển làm lúa sang nuôi tôm, vì việc nuôi tôm được xem là công việc của đàn ông Phụ nữ phải làm công việc nặng nhọc cả trong nhà lẫn ngoài xã hội, dẫn đến suy kiệt sức khỏe, làm hạn chế khả năng tiếp cận với giáo dục
vi) Quy mô hộ và số người phụ thuộc
Qui mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chỉ tiêu và thu nhập bình quân đầu người càng thấp, đồng thời nếu số người ăn theo trong hộ càng cao thì phải gánh chịu
Trang 27Theo Lilongwe va Zomba (2001), trích trong Lê Thanh Sơn: Tình trạng đói
nghèo ở Malawi bị ảnh hưởng bởi: Tuổi người đứng đầu gia đình, tỉ lệ người phụ thuộc, qui mô hộ gia đình Trong đó: Tuổi người đứng đầu gia đình tỉ lệ thuận với đói
nghèo ở nông thôn, không có ý nghĩa với thành thị, tỉ lệ người phụ thuộc đặc biệt là trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của hộ gia đình Đối với các hộ ở khu vực thành
thị, khi tăng một trẻ dưới 9 tuổi thì mức chỉ tiêu của hộ đã giảm đến 30%, đối với khu
vực nông thôn, mức chỉ tiêu giảm xấp xỉ 20% Công trình được nghiên cứu ở một
nước kém phát triển với các điều kiện kinh tế xã hội gần giống Việt Nam Chúng ta có
thể tham khảo phương pháp nghiên cứu của các tác giả này để áp dụng cho Việt Nam
Theo Lê Thanh Sơn (2008): Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở
các hộ gia đình ở vùng'biên giới Tây Nam cho thấy tình trạng nghèo đói chịu ảnh
hưởng nhiều nhất từ bốn yếu tố: việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, số người phụ
thuộc trong hộ, số năm đi học trung bình của những người trưởng thành trong gia đình
và diện tích đất canh tác Đây là công trình nghiên cứu dựa trên bộ số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006 áp dụng cho vùng biên giới Tây Nam của Đồng
bằng song Cửu Long Mô hình nghiên cứu này rất gần gũi với đề tài nghiên cứu:
vii) Kha nang tiếp cận cơ sở hạ tang: Co sé ha ting càng tốt thì người dân
trong vùng có nhiều cơ hội làm ăn hơn do điều kiện sản xuất kinh doanh thuận tiện hơn đồng thời khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn Từ đây, người dân trong vùng có
điều kiện để cải thiện mức sống gia đình mình Vì vậy có thể xem cơ sở hạ tầng là một
yếu tố chính quyết định mức độ nghèo đói của các hộ dân trong vùng Các chỉ số về hạ tầng thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu đánh giá nghèo là khoảng cách đến các con đường giao thong, có điện hay không có điện, khoảng cách đến các chợ lớn, số lượng trường học và trung tâm y tế có trong vùng và khoảng cách đến trung tâm hành chính của địa phương
Theo báo cáo phát triển Việt Nam (2004), đầu tư vào giao thông được coi là một
công cụ quan trọng để giảm chênh lệch về mức sống giữa những vùng thành thị và nông thôn, đặt biệt là vùng sâu, vùng xa Theo ước tính của báo cáo trên thi chi đầu tư một tỷ đồng vào đường nông thôn sẽ có tác động giảm nghèo nhiều nhất là 270,6 người, sau đó nếu đầu tư một tỷ đồng vào giáo dục thì sẽ có 46,8 người thoát nghèo
và cuối cùng là đầu tư một tỷ đồng vào thủy lợi sẽ có 10,6 người thoát nghèo
2.5 Tổng quan về tình trạng nghèo ở Việt Nam năm 2010
Trang 28Theo báo cáo tổng kết điều tra hộ nghèo ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐÐ - LĐTBXH ngày 30/5/2011 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, năm 2010 cả nước có 3.055.565 hộ nghèo và 1.612.381 hộ cận nghèo Trong đó, khu vực
Đông Bắc chiếm 24,62% số hộ nghèo và 9,63% hộ cận nghèo; khu vực Tây Bắc chiếm 39,16% hộ nghèo và 13,27% hộ cận nghèo; Đồng bằng sông Hồng chiếm 8,30% hộ
nghèo và 5,3% hộ cận nghèo; Khu 4 cũ chiếm 22,68% hộ nghèo và 13,47% hộ cận nghèo; Duyên hải miền Trung chiếm 17,26% hộ nghèo và 10,82% hộ cận nghèo; Tây
Nguyên chiếm 22,48% hộ nghèo và 7,51% hộ cận nghèo, Đông Nam bộ chiếm 2,11% hộ nghèo và 2,20% hộ cận nghèo; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13,48% hộ nghèo và 7,53% hộ cận nghèo Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
tàu, là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng; cao hơn chuẩn nghèo quốc gia Có 14 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến dưới 10%; 18 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ
10% đến dưới 20%; 15 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến 30%; 6 tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo từ 30% đến 40%; 3 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dưới 50%: Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nước (trên 50%) Cả nước có 81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010 Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khu vục miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (xem bảng phụ lục)
2.6 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo
Võ Tắt Thắng (2004) nghiên cứu thực trang và những yếu tố tác động đến nghèo ở Ninh Thuận và phát hiện rằng tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ 6 yếu tố, đó là tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ
hộ Đây là nghiên cứu đầu tiên có sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá nghèo ở Ninh Thuận, điểm mới của nghiên cứu này là tác giả đưa vào biến tiếp cận nguồn vốn
Trang 29ính thức mà loại bỏ biến vay nóng từ bên ngoài Trong khi đó công trình nghiên cứu a Hoff và Stiglitz (1993) cho thấy các định chế tài chính không chính thức cũng góp
An ting thu nhập cho người dân Do đó, kế thừa khung phân tích của mồ hình này ta
› thể thêm vào biến “vay ngoài ngân hàng” để phân tích cho các xã vùng dân tộc uộc huyện Tân Châu — Tây Ninh
Theo Nguyễn Trọng Hoài và Võ Tát Thắng (2005) nghiên cứu cứng dụng các mô
¡nh kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa 5¡ giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam bộ: Tình trạng đói nghèo ở Đông Nam Bộ chịu ah hưởng nhiều nhất từ các yêu tố: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả ăng tiếp cận nguồn vốn chính thức, qui mô hộ, và giới tính của chủ hộ Công trình ghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với đề tài nghiên cứu, ta có thể áp dụng phương háp nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình cho nghiên cứu cho đề tài của Tình
Theo Bùi Quang Minh (2007), những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình
"hước là quy mô đất của hộ và quy mô hộ là 02 yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng lói nghèo ở Bình Phước Công trình nghiên cứu của tác giả này đã phản ánh được thực rạng nghèo đói của tỉnh Bình Phước đặc biệt là đã tập trung vào nghiên cứu nhóm ighéo nhất trong các hộ nghèo Các biến phân tích của đề tài này gần giống như các ›iến phân tích của dé tai đang nghiên cứu ‘
Theo Trương Thanh Vũ (2007) Nghiên cứu về nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL trong giai đoạn 2003-2004 cho thấy các nhân tố: trình độ học vấn của người lao động, số người không có hoạt động tạo thu nhập trong hộ, loại công việc chính, giới tính chủ hộ, diện tích đất sản xuất của hộ tác động có ý nghĩa thống kê đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ Đây là công trình nghiên cứu dựa trên bộ số liệu 'VHLSS 2004 áp dụng cho vùng ven biển của ĐBSCL Chúng ta có thể sử dụng lại các nhân tố của mô hình này để phân tích
Trang 30phân tích mà tác giả đã áp dụng ở các huyện vùng biên giới Tây Nam bộ để phân tích cho các xã vùng dân tộc thuộc huyện Tân Châu — Tây Ninh
Qua các nghiên cứu trên và so sánh với nghiên cứu này cho thấy có sự giống
nhau là các tác giả đều sử dụng phương pháp thu thập số liệu điều tra từ hộ gia đình để
phân tích trên mô hình kinh tế lượng (hồi qui Binary Logistic) để tìm ra các nhân tố
tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình tại vùng nghiên cứu, từ đó gợi ý chính sách giảm nghèo và các biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu là các biến tương đối giống nhau như : tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, qui mô hộ, dân tộc và giới tính của chủ hộ Nhưng ở đây trong nghiên cứu này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây là sử dụng
mức thu nhập bình quân đầu người/hộ/ tháng để đánh giá mức độ nghèo, còn các
nghiên cứu trước sử dụng mức chỉ tiêu trung bình trong hộ để đánh giá mức độ nghèo, đặc biệt là vùng nghiên cứu là chỉ trong các xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó có một số xã giáp Biên giới campuchia
Trang 31CHUONG II
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CUU
3.1 Sử dụng thu nhập bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo
Phương pháp nầy liên quan đến việc thu thập thông tin của hộ gia đình Sau khi
thu thập số liệu xong, chúng tôi sẽ dùng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát thực
trạng nghèo
Trong phân tích chúng tôi chọn thu nhập bình quân đầu người làm tiêu chí phân tích nghèo Vì các lý do sau: một là, số liệu về thu nhập hiện nay đang được Chính phủ sử dụng vào việc điều tra và xác định ngưỡng nghèo đồng thời trùng thời điểm với đợt
điều tra hộ nghèo năm 2010 trên địa bàn tỉnh; bai là, số liệu về thu nhập điều tra nhanh và đơn giản; ba là, thu nhập có quan hệ mật thiết hơn với những điều kiện của thi
trường lao động, tại Việt Nam củng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, thu nhập từ lao động là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình '
Số liệu điều tra về thu nhập trong nghiên cứu này có thể gặp một số sai sót trong đo lường Vì những lý do thông thường như đối tượng được phỏng vấn cố ý cung cấp thông tin không chính xác để được hưởng các chính sách về nghèo của chính phủ, một
lý do khác nữa là các hộ dân ở nông thôn thường có rất nhiều các hoạt động tạo ra thu
nhập đa dạng không giống nhau làm cho việc tính toán phức tạp Tính đến những nhân tố này, trong qua trình điều tra tác giả đã cố gắng để có những kết quả tính toán thu nhập chính xác nhất bằng cách hướng dẫn cho các điều tra viên phỏng vấn hộ gia đình,
khai thác đầy đủ, không bỏ sót các nguồn thu nhập của hộ gia đình, đồng thời loại bỏ các khoảng thu nhập bất thường
3.2 Lựa chọn ngưỡng nghèo
Với mục đích nghiên cứu là xác định rõ các nhân tế làm tách biệt các hộ nghèo và không nghèo, trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm nghèo tuyệt đối và sử dụng ngưỡng nghèo theo qui định của Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30 tháng
01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 — 2015 như sau:
Những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập dưới 400.000 đồng/ người/tháng được xem là hộ nghèo
Trang 323.3.1 Các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo của mô hình lý thuyết lý thuyết, cùng các nghiên cứu trước, dựa vào đặc điểm riêng của vùng nghiên cứu, đồng thời kiểm chứng lại những nguyên nhân nghèo trước đây có tác động đến tình trạng nghèo ở các xã xã vùng đồng bào dân tộc chúng tôi đề nghị mô hình nghiên cứu
với các nhân tố cơ bản sau:
Hình 3.1.Mô hình nghiên cứu
Đất đai Giới tính Dân tộc
Hường G7 "và Qui mô hộ Tình trạng P nghèo Vôn vay Phụ thuộc a Làm nông Trình độ Học vấn
Giới tính của chủ hộ: Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, hộ có chủ hộ là nữ
thường rơi vào tình trạng nghèo đói nhiều hơn hộ có chủ hộ là nam giới Nữ thường it có cơ hội làm việc với thu nhập cao mà họ thường làm việc nhà, chăm con và sống ' dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình, nên giả định rằng hộ có chủ hộ là nữ thường nghèo hơn nam
Thành phần dân tộc: Nhiều nghiên cứu cho thấy những si đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số thường rơi vào nghèo cao hơn , đây cũng là giả định của nghiên cứu
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ hộ: những người nghèo thường ít có cơ hội học tập, dẫn đến trình độ vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc
làm ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để ăn, không có điều kiện tích lũy,
Trang 33hội giảm nghèo Giả định rằng số năm đi học trung bình của chủ hộ tỷ lệ nghịch với
tình trạng nghèo
Nghề nghiệp của chủ hộ: người lao động trong khu vực nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn những người lao động trong kh vực công nghiệp — dich vụ và thu nhập của họ không ổn định vì trong nông nghiệp thường phải chịu nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh hay giá cả thấp Giả định rằng người lao động trong khu vực nông nghiệp tý lệ thuận với nghèo
Qui mô hộ: các nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ nghèo thường có số thành viên
trong gia đình đông hơn những hộ không nghèo Nghiên cứu này giả định rằng số thành viên trong hộ tỷ lệ thuận với nghèo, tức qui mô một hộ càng lớn thì khả năng
rơi vào tình trạng nghèo nhiều hơn
Phụ thuộc: hộ gia đình nghèo thường thì có số người phụ thuộc hơn những hộ không nghèo Giả định rằng số người phụ thuộc trong hộ tỷ lệ thuận với nghèo
Diện tích đất của hộ gia đình: là diện tích đất mà hộ có được để sử dụng vào
sản xuất Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, nó là nguồn tạo ra thu nhập chính cho nông dân Trong nghiên cứu này giả định rằng với điều kiện như nhau nếu hộ nào có nhiều diện tích đất canh tác hơn thì nguy cơ nghèo sẽ giảm và ngược lại, điều đó có nghĩa là không có đất sản xuất hoặc qui mô đất ít thường đi đôi với nghèo
Vốn vay cúa hộ: nói lên khả năng tiếp cận với các khoảng vay tín dụng chính thức Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp Giả định rằng khoảng vay tín dụng chính thức tỷ lệ nghịch với nghèo
Cơ sở hạ tầng: cho biết tình trạng cơ sở hạ tầng ngay tại nơi mà hộ gia đình đang
sinh sống Cơ sở hạ tầng thể hiện mật độ đường giao thông trên địa bàn xã so với diện tích tự nhiên của xã Giả định rằng những hộ sống ở xã có mật độ giao thông thấp hơn thì nghèo cao hơn ở xã có mật độ giao thong cao hơn
3.4 Sứ dụng mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình
Trang 34Theo David va Osutka (1994), Dominique va Jonathan(1999), trich trong Nguyén
Trọng Hoài (2005), để định lượng ảnh hưởng của một số biến số kinh tế-xã hội đối với việc hộ được đánh giá nghèo hay không, chúng ta thiết lập một mô hình hồi quy logistic mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu hộ gia đình nghèo) và bằng 0 (cho tat
cả các hộ gia đình khác)
Phương trình hồi quy có dạng sau (trong trường hợp hai biến):
P¡=E(Y=I1JX;) = 1/1+e@*®X))
trong đó P¡ là kỳ vọng xác suất Y=I (ví dụ: hộ là nghèo) với điều kiện X; đã
xảy ra Xị là biến độc lập
Hay viết cách khác: L¡ =In(P/(1-P;)) = a + bX;
Trong đó L¡ là tỷ số giữa xác suất Y=l và xác suất Y=0 (ví dụ: hộ không phải là nghèo)
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta sử dụng mô hình logitic tổng quát (Theo Nguyễn Trọng Hoài, 2005): Bo +X; ++ BX y e Bo* BX) ++ BX g P= l+e Bằng phương pháp tuyến tính hóa, mô hình trên trở thành: (r2; = By + BX + ByXy + + BX,
Goi hé sé Odd 0, == P@shev _ 1 hệ số chênh lệch nghèo ban °“1-P, Plkhongghep
dau, trong d6 Pp 1a xdc sudt nghéo ban đầu
Từ phương trình suy ra:
Oh Fo 8 phot Xt ake
1-F,
Giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng X¿ lên 1 đơn vị, hệ số chênh lệch nghèo mới (O)) sẽ là:
Fe 8 Pot AXA PEAY Po BX H+ BX +B
1 1 —P
= e®s+ÃXi+-+/LXx xe#:
Suy ra:
Trang 35oe - = 1 xe mm Ax Công thức trên có thể được viết lại như sau: = =0)xe* 1-F _ xe? 1+0,xe? Thế hệ số Odd vào, ta được: P, xe#: h = 1-Hd-@*) Br Công thức trên có ý nghĩa rằng với các yếu tố khác cố định, khi yéu t6 X, ting Suy ra: h
lên một đơn vị thì xác suất nghèo của một hộ gia đình sẽ chuyền dich tit Pp sang Py, Với cách triển khai như vậy chúng ta có thể mô tả những kịch bản cho các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mà một hộ rơi vào ngưỡng nghèo và từ đó có thể định lượng các tác động đến sự thay đổi các yếu tố ảnh hưởng để làm giảm xác suất một hộ rơi vào ngưỡng nghèo
Như phân tích ở trên, tình trạng nghèo xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau Điều đó có nghĩa là khả năng nghèo sẽ là một hàm phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến nó Trong luận văn này chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy Binnary logistic để ước lượng khả năng tác động của các nhân tố đến tinh trạng nghèo của hộ gia đình tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo công thức :
Y = f(dantoc, gioitinh, hocvan, trinh do, phuthuoc, lamnong, duongoto, dientich, sotienvay, quimoho)
Trong đó:
Trong đó, Y là biến phụ thuộc là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện
nghèo và nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc diện không nghèo Biến độc lập: -
DANTOC là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh, nhận giá trị 1 cho trường hợp hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số Kỳ vọng mang dấu (-)
GIOITINH là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị 1 nếu
Trang 36HOCVAN là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ Kỳ vọng mang dau (-)
TRINHDO: trình độ chuyên môn của chủ hộ, là biến dummy nhận giá trị 1 nếu không có chuyên môn, nhận giá trị 2 nếu trình độ cao đẳng — trung học chuyên nghiệp, nhận giá trị 3 nếu chuyên môn từ ĐH trờ lên, kỳ vọng mang dấu (-)
PHUTHUOC: là tổng số người trên 15 tuổi mà không tạo được thu nhập trong
hộ gia đình, kỳ vọng mang dấu (+)
LAM_NONG 1a bién dummy, nhận giá trị 0 nếu hộ làm việc phi nông nghiệp,
nhận giá trị 1 nếu hộ hoạt động trong ngành thuần nông (không tính chăn nuôi) Kỳ vọng mang dấu (+) ề
DUONGOTO: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ có đường ô tô đến tận nhà và nhận giá trị 0 nếu hộ không có đường ô tô đến nhà, kỳ vọng mang dấu (-)
DTD 1a bién thé hiện số mét vuông đất canh tác trên đầu người m”/người Kỳ
vọng mang dấu (-)
VAYNH là biến dummy thể hiện tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức của
hộ, nhận giá trị 0 nếu hộ không được vay, nhận gid tri 1 nếu hộ được vay Kỳ vọng mang dấu (-)
QUYMO_HO là biến thể hiện số người sống trong một hộ, không tính đến người làm thuê và ở nhờ Kỳ vọng mang dấu (+)
3.5 Nguồn số liệu để phân tích :
3.5.1 Số liệu sơ cấp: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu có hạng
ngạch để tiến hành điều tra 250 hộ gia đình tại 6 xã có đồng bào dân tộc trên địa bàn
huyện Tân Châu — Tây Ninh, trong đó mỗi xã điều tra 40 phiếu, riêng tại xã Suối Dây điều tra 50 phiếu Đồng thời sử dụng phương pháp rút mẫu thuận.tiện, kết quả có 242
phiếu có kết quả hợp lệ
Đây nguồn số liệu chính để phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến xác
suất rơi vào ngưỡng nghèo bằng mô hình hồi qui Binary Logistic ,
3.5.2 Số liệu thứ cấp : Báo cáo điều tra hộ nghèo năm 2010 của UBND huyện
Tân Châu Qui hoạch giao thông nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2010 — 2015, báo cáo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) trên địa bàn huyện
Trang 37CHUONG IV
GIOI THIEU TONG QUAN HUYEN TAN CHAU
4.1 Đặc điểm tự nhiên
Tân Châu là huyện biên giới nằm về phía Bắc Thị xã Tây Ninh cách trung tâm
tỉnh 31km, có diện tích tự nhiên 111.038,66 ha ( chiếm gần 1/3 diện tích toàn tỉnh) Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương, phía bắc giáp huyện Tân Biên, phía
Nam giáp thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, phía bắc giáp Vương quốc
CamPuChia có đường biên giới dài 47,5 km ,
Toàn huyện có 12 xã thị trấn (11 xã và 1 thi trấn) Trong đó có 4 xã biên giới và 6 xã có đông đồng bào dân tộc Khơme và dân tộc Chăm sinh sống Dân số toàn huyện là 122.343 người với 30.099 hộ Trong đó dân tộc thiểu số có 6735 người với 1430 hộ
(Niên giám thống kê huyện Tân Châu 2010) tập trung chủ yếu ở 6 xã ( Tân Hưng, Tân
Phú, Suối dây, Tân Thành, Tân Hòa, Tân Đông)
4.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Châu
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt 4.787.999 triệu đồng, gồm các ngành như sau: nông- lâm- thuỷ sản được 1.032.830 triệu đồng: công nghiệp- xây
dựng được 2.633.394 triệu đồng; thương mại- dịch vụ được 1.121.775 triệu đồng Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế là 2.365.685 triệu đồng Trong đó: nông -
lâm-thuỷ sản 656.247 triệu đồng; Công nghiệp-xây dựng 1.183.468 triệu đồng; Thương mại-dịch vụ 525.970 triệu đồng với cơ cấu các ngành kinh tế (VA) như sau:
Nông -Lâm - Thủy sản: 27,74%; Công nghiệp- xây dựng: 50,03%; Thương mại- dịch
vụ: 22,23 % (UBND huyện, báo cáo thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2010)
4.3 Đặc điểm về tình trạng nghèo của huyện Tân Châu
Theo báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010 trên địa huyện Tân Châu hiện
có 1986 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia (có mức thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng), có 780 hộ cận nghèo (có mức thu nhập từ 401.000 — 520.000 đồng/người/tháng), có 767 hộ có thu nhập bằng 135 - 150% chuẩn hộ nghèo (521.000
~ 600.000 đồng/người/tháng), có 1084 hộ có thu nhập từ 601.000 — 700.000 đồng, có
589 hộ có mức thu nhập từ 701.000 — 800.000 đồng/người/tháng và 574 hộ có mức thu
nhập trên 800.000 đồng/người/tháng (UBND huyện, báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo
Trang 38Bảng 3.1.Thu nhập BQ của các hộ được điều tra tại huyện Tân Châu
Phân nhóm thu nhập sô hộ được lập phiêu điêu tra theo thu nhập
bình quân đầu người/tháng (1000 đồng) Số hộ được TT | Xathitrin | TOES? ches Nhóm 3 iề Thu nhật a den | Nhóm! bong C | shốm4 | dớn3 ae (nghèo) | ngạo) | 150% >600 | >700 | >aop chuân nghèo) A B Œ 1 2 3 4 5 6 1 | Thị trân 1896 156 65 16 38 37 2 | Th.Đông 206 | 242 65 50 35 27 26 39 3 | Tan Hung 3635 372 113 48 1 58 58 24 4 | Tân PHú 2320 794 227 93 155 216 67 36 s | Tân Hiệp 1600 358 192 50 55 35 14 12 6 | Tân Hội 2917 880 301 88 37 85 157 212 7 | Tan Dong 3617 549 247 105 5 83 28 1 § | Tân hà 1649 347 137 52 25 37 28 68 9 | Sudi Day 2973 640 DI 7 86 199 104 59 10 | Tan Thanh 2536 564 232 52 64 122 30 64 1¡ | Suối Ngô 2974 447 161 T9 72 92 22 21 12 | Tan Hòa 1916 | 431 125 16 54 93 55 28 Tổng cộng 30099 | 5780 1986 780 767 1084 589 574
Nguôn: Báo cáo kêt quả điêu tra hộ nghèo huyện Tân Châu Năm 2010
Đối với hộ nghèo theo chuẩn quốc gia có 1986 hộ với số nhân khẩu 1a 7071 | người, (qui mô hộ trung bình là 3,56 người/hộ), số nữ giới 2622 người, số người dân tộc thiểu số là 565 người; số người có công là 31 người, số người già 848 người, số
người đang đi học (chỉ tính cho người dưới 25 tuổi) 1187 người Trong những hộ
nghèo trên có 777 hộ hiện đang ở nhà tạm hoặc không có nhà; số hộ thiếu đất sản xuất hoặc vốn có 1309 hộ; số hộ có đông người phụ thuộc là 492 hộ; số hộ thường bệnh tật
, TNXH không biết làm ăn hoặc lười lao động có 335 hộ (UBND huyện, báo cáo kết
quả điều tra hộ nghèo 2010)
29
Trang 39Bảng 3.2 Đặc điểm hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu Trong đó 2 Hộ Tong đang ở 2 © nha | Tổng | Lông | nhân ầ tạm
STT | Xathjtrấn | ' "Š | sóhộ | khẩu số hộ < Số „ Số - hoặc a
nghèo | của ¿ người iy h
hộ | sáng Số sẽ |, từ60 | người | C1WA
nghèo | °°™ | người PEƯỚ! | gố tuổi | đang | cónhà
dân e người tra | đỉhọc ở tộ | 6 |làđối | lên | (từ25 thiêu cM tuong i ở SỐ BTXH xuông) A B 1 2 3 4 5 6 # 8 Thi tran 1896| 65 | 233 | 133 | 16 19 35 66 31 Th.Đông 2066 [* 65 | 204 | 31 2 16 24 23 23 TanHung | 3635[ 113 | 434 | 32 15 7 25 61 Tân Phú 2320 | 227 | 761 | 408 | 19 6 9 134 | 160 | 107 Tân Hiệp 1600 | 192 | 755 | 376 7 21 85 | 215 90 Tân Hội 2917| 301 | 1201 | 269 | 97 2 7 139 235 TânĐông | 3617| 247 | 824 | 437 | 149 |.2 23 74 139 40 Tan ha 1649 lạ; | 484 | 266 5 6 17 36 117 80 Suối Dây 2973] 121 | 355 | 199 | 117 I 12 90 66 29 Tan Thanh | 2536| 232 | 862 | 378 | 66 I 6 60 | 230 92 Suối Ngô 2974| 161 | 564 | 257 | 44 3 10 71 110 50 Tân Hòa 1916| T25 | 394 | 36 | 30 4 24 55 Tổng công 30099 | 1986 | 7071 | 2822 | 565 | 31 11 | 848 | 1187 | 777
Nguồn: báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo huyện Tân Châu Năm 2010
Đối với hộ cận nghèo : có 870 hộ, với 2964 nhân khẩu, trong đó nữ là 1519 người, dân tộc thiểu số là 251 người., số người có công là 14 người, đối tượng bảo trỡ XH là 70, người già 314 người, số người đang đi học 485 người; số hộ không có nhà hoặc nhà tạm 389 hộ; Thiếu vốn và đất 579 hộ; thiếu lao động hoặc động người phụ
thuộc 276 hộ; và 162 hộ thường xuyên bệnh tật hoặc không, biết làm ăn hay TNXH
(UBND huyện, báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo 2010)
Trang 40Bảng 3.3 Đặc điểm hộ cận nghèo Trong đó ¬ Số Tổng | số ‘ ‘
2 ree 3 người | người | Hộ
ST | xa —thitrin | Tong | 908 | Ket | tir60 | dang di | khong
T sô hộ | can BY người | tuổi học(chỉ có
nghèo | cận | nữ người | làđối | trở tính nhà
nghèo có tượng | lên người | hoặc
người công bảo dưới nhà
dân tộc | CM trợ xh 25tudi) tam A B 1 2 3 4 § 6 7 8 9 1 | Thitrấn 1896| 16 5I | 27 1 3 14 10 2 | ThạnhĐông | 2066| 50 | 200 |23 | 34 5 29 30 Py 3 | Tân Hung 3635| 48 | 193 |30 | 10 1 2 19 89 28 4 | TânPhú 2322| 9z | 358 |328| 10 6 12 | 27 106 T1 5 [ Tân Hiệp 1600| 50 | 193 | 82 6 1 5 28 34 6 | TânHội 2917| 88 | 336 |310| 74 10 | 44 75 7 | Tân Đông 3617| 105 | 415 |202| 37 45 74 14 8 | Tân Hà 1649| 52 | 194 |137| 2 1 7 29 32 9 | Sudi Day 2973 | 71 | 269 | 128] 31 1 3 27 35 26 10 | Tan Thanh 2536| 52 | 190 | 99 | II 1 1 18 40 21 11 | Suỗi Ngô 2974| 79 | 284 |127| 16 0 4 35 66 47 12 | Tan Hoa 1916| 76 | 281 | 26 | 20 4 24 55 Tong cộng 30099 | 780 | 2964 | 151 | 251 14 60 | 314 | 4858 | 389 9
Nguấn: báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo huyện Tân Châu Năm 2010 4.4 Công tác giảm nghèo của huyện Tân Châu
Bảng 3.4 kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010
năm | Tổng số hộ nghèo | Hộ nghèo chuẩn quốc gia Hộ cận nghèo Sô lượng | Tỷ lệ% | Sô lượng Tỷ lệ % Số lượng | Tỷ lệ % 2005 | 2.536 10,35% | 1.548 6,32% 988 4,03% 2006 | 2.173 8,87% |1.251 5,11% 922 3,67% 2007 | 2.234 8.59% | 1.102 4,24% 1.132 ` |4.35% 2008 | 2.064 890% | 911 3,94% 1153 4,98% 2009 | 1.863 6,23% | 824 2,76 1039 3,48 2010 | 2.766 9,19 1986 6,60% 780 2,59
Nguồn : báo cáo tông kết giảm nghèo UBND huyện (2010) giai đoạn 2005- 2010 Trong giai đọan từ năm 2006 đến 2010 công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện luôn được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm, công tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu đáng kể, số hộ nghèo hàng năm đều giảm, cụ thể qua so sách hộ nghèo năm 2010 so với năm 2005 giảm 673 hộ, tỉ lệ giảm từ 10,35 xuống
còn 6,23% (UBND huyện (2010), báo cáo tổng kết kết quả giảm nghèo nghèo gii đoạn 2005 - 2010)