1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam

71 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 10,79 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 26M „ (Rady chem NGUYEN LONG DINH DE TAI

TAC DONG CUA TY GIA

DEN CAN CAN THUONG MAI VIET NAM TRUONG DAI HQC KA TP.HCH THU VIEN CHUYEN NGANH: KINH TE HOC MA SO: 60 03 103

LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PGS,TS LE PHAN THI DIEU THAO

TP.H6 Chi Minh — Nam 2013

Trang 2

TOM TAT

Đề tài là nhằm hướng đến việc xác định tỷ giá thực đa phương, qua đó kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại của Việt Nam Tác giả sử dụng dữ liệu ngoại thương theo quý từ quý 1/1999 đến quý

4/2011 của Việt Nam với rổ tiền tệ 19 quốc gia đối tác thương mại lớn gồm: Uc, Bi,

Hồng Kông, Trung Quốc, Pháp, Đức, Án Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Phillipin, Nga, Singapore, Thuy Sỹ, Thái lan, Anh, Mỹ Đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết (Cointegration theory) và Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM - Error Correction Model) nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại nhằm xác định mô hình của mối quan hệ

giữa hai nhân tố này

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại

trong ngắn hạn và dài hạn

Trong ngắn hạn, tỷ giá thay đổi ngược chiều với cán cân thương mại, tỷ giá tăng 1% làm cho cán cân thương mại lần lượt giảm đi 0.26% -> 1.22%, phá giá làm cho cán cân thương mại giảm trong ngắn hạn sau 2 quý, sau đó tăng dần từ quý 3 và đạt trạng thái cân bằng trong quý 5 (gần 15 tháng) Cán cân thương mại tiếp tục tăng vượt mức cân bằng và tăng cực đại ở quý thứ 6, sau đó giảm dần và trở về trạng thái cân bằng

mới ở quý thứ 9 (27 tháng)

Trang 3

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIÊU

Trang Hình vẽ

Hình 4.1: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn Q1/1999 - Q4/2011 37 Hình 4.2: Biến động tỷ giá VND/USD - NEER - REER giai đoạn Q1/1999 — Q4/2011

—— 39

Hình 4.3: Quan hệ giữa tỷ giá danh nghĩa 'VND/USD REER và X/M (TB) 40 Hình 4.4: Các chuỗi số liệu sử dụng trong mô hình -¿v+++£vvvvvvzc+e 42 Hình 4.5: Số liệu GDP_vn; GDP_w; X/M sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ - 43 Hình 4.6: Phản ứng của CCTM khi phá giá -c:©7c+cccseccet 54 Bảng biểu

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính đừng theo phương pháp ADF và PP 45 Bảng 4.2: Kết quả ma trận tương quân -222 SE vkkvtttrrrrrirtrtrrrtrriiiiiirrrrie 46

Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đồng tích hợp, độ trễ 1 — 2 -©ccccccsrcrvreverrrr 47

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng cân bằng dài hạn 2 2+©222+vevcvrverrrrrvrrrrrvee 49 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định wald

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phần dư . - 2£ 22++2E2+++eEEEYvttvrxrrrrrrrrrrrrrvee 51

Trang 4

ADB ARDL CCTM CPI ECM FDI FPI GDP IMF IFS NEER NHNN NK OLS PP REER TB TCTK USD VND WorldBank WTO XNK XK

Augmented Dickey — Fuller — Kiém định ADF

Autoregressive Distributed Lags — Mô hình trễ phấn bó tự hồi quy Cán cân thương mại

Chỉ số giá tiêu dùng

Error Correction Model - Cơ chế hiệu chỉnh sai số Nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Vốn đầu tư gián tiếp Tổng thu nhập quốc dân Quỹ tiền tệ quốc tế

Thống kê tài chính quốc tế

Nominal Effective Exchange Rate - Tỷ giá danh nghĩa đa phương Ngân hàng nhà nước

Nhập khẩu

Phương pháp bình phương bé nhất

Phillips — Perron — Kiểm định PP

Trang 5

vi - MUC LUC CHUONG 1 TONG QUAN oecssssssssssssssssssssssnsssssssscscecccessessesssnsunanssesseseeceeeeeeeennansanee 1 ch .,HĂHA 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu . -e-++ceceseerereersrx 3 1.2.1 Muc ti€u nghién Ctr ee eseeseseeseseesessesessessesteresesessseesesessesssesessesesseeseeee 3 1.2.2 Câu hỏi nghiÊn CỨU - tk nh HH HH nh rườc 3 1.3 Phạm vi — đối tượng nghiên cứu -¿-c+©2+++vcEvvrrtrtrvrrrrrrrrrrrrreroer 4

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu st422201811111 0 .eree 4

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài 1.6 Kết cấu đề tài

CHUONG 2 CO SO LY THUYET VA MO HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Các khái niệm về tỷ giá -22vcvceetEEEvrvrrrirrttrrtrrrrrrtrrrtrrrrrrrrrrirrree 7

2.1.1 Các định ngÌhĩa ¿+52 HH”121210111 0121010101011 1111111711 1.1 7

2.1.2 Các chế độ tỷ giá ccceneeeererrirerareerereresoo TỔ

2.2 Các học thuyết nghiên cứu tỷ giá ccccccceecrrrtrrrrirrrrtrirrrrrrrrriee ll 2.2.1 Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) sssssssscssssssesescecesssseeseceesnnnesseesnenees 11

2.2.2 Học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) cc+ceeecccrvveeersirrrkee 12

2.2.3 Lý thuyết cán cân thanh toán quốc tế (BOP) -cc:-csrrrrrrrr 13 2.3 Cán cân thương mại ((TÌ), - - + xxx ST TH 1 01 11g11 13

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại -: 5+ 13

2.4 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại

2.4.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại

2.4.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner

2.5 Các nghiên cứu trước liên quan đến tỷ giá, tác động ty gid dén CCTM

Trang 6

CHƯƠNG 3 THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU cs ssss+veszszeee 26

3.1 Mô hình nghiên cứu . -+s+5+ccrtetettrtteritrrrrrrtrrrrrrriririrrrrrrree 26 3.2 Tiến trình xây dựng mô hình -¿ + + s*‡*xeeeeetetererersrerrrrrrerree 27 3.3 Phương pháp định lượng -¿ -+c+cssrtreerrrtertrrrrtrirrrrirrrrirrirrrrier 28

3.3.1 Vấn đề hồi quy giả đối với chuỗi dữ liệu thời gian không dừng 29

3.3.2 Kiểm định tính đừng -ccccccecceerrirrrrrrrrtrrrriirrirrrirrrrrree 29 3.3.3 Kiểm định đồng tích hợp sssssesssscsssssessecesssnneeeceecsssneeseecesnsneeeseeenssneteesssss 31 3.3.4 Ước lượng mô hình hồi quy đồng tích hợp .-ccccceceeerrrrrrrrrer 32

3.3.5 Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM -cc5ccvvvvvveeeererrrrrrrrrkr 33

3.4 Tóm tắt chương 3

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích thống kê mô tả

4.1.1 Diễn biến tỷ giá giai đoạn 1999 ~ 2011

4.1.2 Mối quan hệ tỷ giá danh nghĩa VND/USD, NEER và REER 39

4.1.3 Tác động của tỷ giá thực đa phương REER đến CCTM " 40 4.2 Nhận diện dữ liệu và yếu F0 0 41

4.3 Kiểm định tính đừng , - -. -2222vz+ettEEEvvvrerttttrrrtrrrrrttrrtrrrirrtrrkkrree 44

4.4 Kiểm định sự tương quan -+2++++22+++tttErxrtttrrxrtrrrrrrrtrrrrrrrrtree 45

4.5 Kiểm định đồng tích hợp c++5222vvcvrrtrtrtrrterrrrtrrrrrrrrrtrrikeree 47

4.6 Ube long m6 hinh dai han 0 ees eesesssessesseesseesseesessssesseesseessesseeeseesseesnes 48 4.7 Ước lượng mô hình ngắn hạn +++++++++v+++ttrEvvvrrtrrrrrreeeree 52 4.8 Tác động phản ứng Xung -.‹ - +55 cxcccsrcrttrererrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirrrree 53 4.9 Tóm tắt Chuong 4 o ccssecccsccsssssssscscccssssssecsccessnneeessecesnnesscessesnseseseeennnuetseseesnneesees 54 CHUONG 5 KET LUAN — KHUYEN NGHI cccssssssssssseeseeseececcecncessnsnnnsessesseeee 56 5.2 Kiến nghị 5cccccccvrvecrrrrccee

Trang 7

viii

DANH MUC PHU LUC

Trang

Phụ lục la: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các đối tác từ quý I/ 1999 đến

quý IV/2011 «-5<- 55+ xe eerrterE 111.11.1111 T1101111 ni 64

Phu luc 1b: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam qua các đối tác từ quý 1/ 1999 đến

quý IV/2011

Phụ lục 1c: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các đối tác từ quý I/ 1999 h5 010nu/200077 6 67 Phụ lục 1d: Tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các đối tác từ quý 1/ 1999 đến

quý IV/20111 5-©25c s2 2 trxtr11211211.11111.11071 11111.T nrrriree 69

Phụ lục 2a: CPI giữa Việt Nam và các nước từ quý I/1999 đến quý IV/2011 71 Phụ lục 2b: Điều chỉnh CPI giữa Việt Nam và các nước từ quý 1/1999 đến quý 2205057 73 Phụ lục 3a: Tỷ giá danh nghĩa giữa Việt Nam và các nước từ quý 1/1999 đến quý 0/2050 75 Phụ lục 3b: Điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa giữa Việt Nam và các nước từ quý 1/1999 50a /05000277Ẻ 7 71 Phụ lục 3c: Tính NEER giữa Việt Nam và các nước tir quy 1/1999 đến quý IV/2011 79 Phụ lục 3d: Tính REER giữa Việt Nam và các nước từ quý 1/1999 đến quý IV/2011

Trang 8

Phụ lục 5a: Khảo sát tính dừng các biến theo phương pháp ADF

Trang 9

CHUONG 1 TONG QUAN

1.1 Giới thiệu đề tài

Trong hơn thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao liên tục qua các năm Quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng,

từng bước hội nhập với nền kinh été giới Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã vinh dự là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Hội nhập WTO

đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình cải thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, độ mở của nền kinh tẾ Trong đó vấn đề mở cửa và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống tài chính tiền tệ vận

hành theo cơ chế thị trường vừa đảm bảo được tính ổn định của hệ thống tài chính

là một thách thức vô cùng lớn

Sau khi gia nhập WTO, mặc dù tổng giá trị sản lượng GDP, kim nghạch XNK, cán cân thương mại, luồng vốn FDI, FPI liên tục tăng cao trong thời gian qua Nhưng nền kinh tế nước ta cũng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và tồn tại "nhiều bất ổn: lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thanh toán, nợ nước ngoài gia tăng đã gây áp lực làm biến động tỷ giá liên tục trong các năm qua ở cả thị trường chính thức và thị trường phi chính thức (thị trường tự do)

Thực tiễn cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế Sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô

Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá hối đoái trong

Trang 10

quan hệ giữa chính sách tỷ giá với ngoại thương là như thế nào? Liệu chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu? Mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa? Xung quanh các vấn đề trên có nhiều quan điểm rất khác nhau:

Có ý kiến cho rằng NHNN cần phải tiếp tục phá giá tiền đồng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khâu và đề xuất thả nổi hoàn toàn tỷ giá để thị trường tự định đoạt mức tỷ giá phù hợp Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại, đó là chính

sách tỷ giá cần phải tiếp tục giữ ổn định để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả và không gây ảnh hưởng đến lạm phát Kết quả trả lời những câu hỏi trên sẽ là căn cứ

cho việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm đạt được một chính sách ngoại thương hợp lý, phục vụ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc của Việt Nam trong thời gian tới

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để lựa chọn mức tỷ giá phù hợp, thước đo nào để đánh giá đồng tiền đang bị định giá cao hay thấp?

Tỷ giá danh nghĩa song phương là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa 2 đồng tiền, là loại tỷ giá phổ biến được niêm yết và sử dụng hàng ngày trong các giao dịch trên thị trường Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng do đó, khi

tỷ giá thay đổi không nhất thiết phải tác động đến cán cân thương mại Chính vì

điều này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại người ta sử dụng khái niệm “tỷ giá thực”

Trang 11

sở, là thước đo để đánh giá đồng tiền bị định giá cao hay thấp.Tỷ giá thực tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa quốc gia trên trường quốc tế Mỗi quốc gia có một đặc thù riêng nên tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại

sẽ khác nhau Do đó đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” nhằm tiến hành kiểm chứng thêm bằng thực nghiệm

tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của một nước

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là

Thứ nhất, tính toán tỷ giá thực đa phương qua đó xác định tiền đồng có đang bị định giá cao hoặc thấp, mức độ tác động của tỷ giá đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Thứ hai, kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam, xây dựng mô hình hồi quy về tác động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 1999 — 2011

Thứ ba, qua đó đóng góp thêm một góc nhìn, một quan điểm đối với biến động tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá hiện tại của ngân hàng nhà nước Việt Nam

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Thông qua việc xác định tỷ giá thực để trả lời các câu hỏi sau:

v Đồng tiền Việt Nam đang được định giá cao hay thấp so với đồng tiền các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu?

Trang 12

1.3 Phạm vi - đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu tỷ giá thực trong rổ hàng hóa với 19 quốc gia có tỷ

trọng thương mại lớn với Việt Nam gồm: Ức, Bungaria, Hồng kông, Trung quốc,

Pháp, Đức, Ấn độ, Indonexia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Nga, Singapor, Thụy Sĩ, Thái Lan, Anh, Mỹ, mối quan hệ và tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1/1999 — quý 4/2011

13.2 Đối tượng nghiên cứu

Tỷ giá tiền VND so với các nước (thông qua trung gian USD)

Y Chi số lạm phát của Việt Nam, chỉ số lạm phát của các quốc gia trong rổ hàng hóa

Chỉ số GDP của Việt Nam và các nước

“ Cán cân xuất nhập khâu của Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích định lượng với mô hình kinh tế lượng nghiên cứu chuỗi thời gian, cụ thể là sử dụng mô hình hồi quy đồng liên kết (Cointegration theory) và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM - Error Correction Model) để kiểm định tác động trong ngắn hạn và dài

hạn của tỷ giá đến CCTM

Trang 13

Nam, bao co cia IMF, World Bank, ADB, Niên giám thống kê tài chính quốc tế (IFS) công bố trong thời gian từ 1999 đến 2011

1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài

Đề tài này giúp xác định được tiền đồng hiện đang bị định giá cao hay thấp, mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Các khuyến nghị được trình bày trong đề tài sẽ góp thêm một góc nhìn, một quan

điểm đối với biến động tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá hiện tại của ngân hàng

nhà nước, đồng thời đóng góp thêm những thông tin để các nhà hoạch định chính sách ngoại thương nhận định về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong quá trình điều hành chính sách vĩ mô

1.6 Kết cấu đề tài

Chương 1: Phần tông quan :

Giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài , mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nêu phạm vi và phương pháp nghiên cứu , ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội dung của luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Chương này trình bày tổng quan về các lý thuyết liên quan, các kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của các tác giả trước, từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - mô hình nghiên cứu :

Trang 14

hình hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn từ đó đưa ra nhận định, phân tích mối quan hệ này

Chương 5: Kết luận - Khuyến Nghị

Từ kết quả thu được của mô hình, để tài rút ra các gợi ý chính sách cần ưu tiên trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày tổng quan về các khái niệm về tỷ giá, cán cân thương mại,

mối quan hệ giữa tỷ giá đến cán cân thương mại, các nghiên cứu về tỷ giá trong và

ngoài nước của các tác giả trước Dựa trên các nghiên cứu trước đề xuất mô hình nghiên cứu lựa chọn cho đề tài

2.1 Các khái niệm về tỷ giá

2.1.1 Các định nghĩa

Khái niệm (ÿ giá: Theo Nguyễn Văn Tiến (2009) hau hết các quốc gia trên

oy

thế giới đều có đồng tiền riêng Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính

quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất

định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá Vì vậy “7 giá là giá cả của một đồng tiền được

biểu thị thông qua đông tiền khác ”

Ở Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) Việt Nam năm 2010 quy định, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam Trong phạm vi đề tài “tỷ giá hối doái”, “tỷ giá” được sử dụng với cùng một nội dung đó là giá của

một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ

Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exehange Rafe) là tỷ lệ trao đổi số lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền Hay, tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền

đuợc biểu thị thông qua đồng tiền khác Trong thực tế, tỷ giá danh nghĩa

Trang 16

mua USD trao ngay của ngân hàng là 19.450 VND/USD, giá bán USD trao ngay là 19.500 VND/USD

Tỷ giá thực (Real Exchange Rafe) Tỷ giá thực đo lường giá cả tương quan của hàng hoá giữa hai quốc gia Tý giá thực được xác định bằng cách so sánh giá quốc tế của hàng hoá đuợc tính bằng đồng tiền yết giá với giá trong nuớc của hàng hoá được tính bằng đồng tiền định giá Tương quan giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được biểu diễn bằng công thức sau:

En=E*()) =E@/J) P]j/Pi

Trong đó,

- E*(i/j): TY gid thực của đồng tiền ¡ và j; với j là đồng yết giá, ¡ là đồng

định giá

- E(i/j) : TY gid danh nghĩa của đồng tiền ¡ và j

-Pj : Giá hàng hoá tại nuớc phát hành đồng tiền j (ngoại tệ) -P*i : Giá hàng hóa tại nước phát hành đồng tiền ¡ (nội tệ)

Nói cách khác, tỷ giá thực bằng tỷ giá danh nghĩa nhân với tỷ số giữa mức

giá cả hàng hoá ở hai nuớc Vì vậy, khi phân tích sự biến động của tỷ giá thực, các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm tới tỷ giá danh nghĩa mà còn lưu ý đến sự thay đổi giá cả hàng hoá nữa Trong nền kinh tế, tỷ giá thực có thể được sử dụng dé phân tích khả năng cạnhr tranh trong thương mại quốc tê của các quôc gia

Trang 17

fs te

hiện sự lên hoặc xuống giá của đồng tiền này so với đồng tiền kia Trên thị

trường hối đoái, giá trị của một đồng tiền được đo lường bằng nhiều lượng

đồng tiền khác Nói cách khác, tại cùng một thời điểm, trong cùng một thị

trường, luôn tồn tại nhiều tỷ giá song phương của một đồng tiền với nhiều đồng tiền khác

Ngày nay, trên Thế giới có trên 170 đồng tiền; như vậy, mỗi đồng tiền có thể có trên 170 tỷ giá song phương Trong thị trường hối đoái, các tỷ giá song phương luôn biến động theo những chiều hướng và mức độ khác nhau Như

vậy, một câu hỏi được đặt ra là, tại một thời điểm nhất định, trong một thị trường nhất định, làm thế nào biết được một đồng tiền đang lên giá hay xuống giá Nếu sử dụng trên 170 tỷ giá song phương để tính giá trị của một đồng tiền

thì quá phức tạp và không cần thiết Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế đã tìm ra một giải pháp hữu hiệu, đó là tỷ giá trung bình

Tỷ giá đa phwong - Effective Exchange Rafe Cách xác định tỷ giá đa phương (tỷ giá trung bình) tương tự cách tính chỉ số giá trung bình Nếu chỉ số giá trung bình phản ảnh sự thay đổi mặt bằng giá cả chung và được tính dựa vào sự biến động giá của một rổ hàng hoá chuẩn; thì tỷ giá đa phương được tính dựa vào sự thay đổi giá trị của một đồng tiền so với một rổ đồng tiền chuẩn Thông thường tỷ giá đa phương được xác định dựa trên tỷ giá danh nghĩa song phương được gọi là £ỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) và xác định dự trên tỷ giá thực song phương được gọi là Ø giá thực đa phương (REER) cụ thể

Tỷ giá danh nghĩa đa phwong (Nominal Effective Exchange Rate - NEER) là tỷ giá phản ánh giá trị trung bình của một đồng tiền so với hai hay nhiều đồng tiền khác Xác định NEER dựa trên tỷ trọng thương mại giữa một nước với nhóm các nước có đồng tiền tham gia trong ré

Trang 18

phát ở trong nước với tất cả các nước có đồng tiền tham gia trong ré, do đó nó là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp Khi REER lớn hơn 100

đồng nội tệ bị định giá thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 đồng nội tệ bị

định giá cao và REER bằng 100 đồng nội tỆ có ngang giá sức mua so với rỗ tiền tệ

2.1.2 Các chế độ tỷ giá

os a Tỷ giá cố dinh (Fixed Rate) 1a chễ độ tỷ giá, trong đó ngân hàng trung ương

công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá

trung tâm (Central Rate — Ecn), trong một biên độ hẹp đã được định trước

Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định

trước Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi ngân hàng

trung ương phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng

tiền khác

Tỷ giá thả nỗi hoan toan (Freely Floating Rate) 1a chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại

hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương Trong

chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là chính phủ có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục

Trang 19

11

s* Tỷ giá thả nỗi có điều tiết (Managed Floating Rafe) khác với chế độ tỷ giá

thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại khi ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng ngân hàng trung ương không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá

2.2 Các học thuyết nghiên cứu tỷ giá'

Khi nghiên cứu về tỷ giá có rất nhiều lý thuyết tiếp cận giải thích sự hình thành và biến động của tỷ giá Có thể nêu ra 3 lý thuyết cơ bản sau đây:

2.2.1 Học thuyết ngang giá sức mua (PPP)

Theo Gustav Cassel (1920) trích trong Nguyễn Văn Tiến (2009), lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả hàng hoá được phản ảnh bởi quy luật một giá

Ví dụ: Một laptop hiệu dell tại Việt Nam có giá 20.000.000VND cũng laptop này tại Mỹ là 1000USD hay nói cách khác ngang giá sức mua trong trường hợp này là

1USD=20.000.000VND

oo

Công thức tính ngang giá strc mua nhu sau: S = ~ trong dé:

+

- § là tỉ giá biểu thị số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ - P¡ là giá cả của hàng hóa ¡ trong nước tính bằng nội tệ

- Pị là giá cả hàng hóa ¡ nước ngoài tính bằng ngoại tỆ

Trang 20

Tỷ giá thị trường thường lệch khỏi tỷ giá được xác định theo phương pháp này do rổ hàng hóa chuẩn của các quốc gia khơng hồn toàn giống nhau Ngoài ra, chỉ phí vận chuyển, hàng rào thương mại v.v cũng ảnh hưởng đến điều kiện cân bằng sức mua của tiền tệ

Tuy vậy cách tính tỷ giá dựa trên sự cân bằng sức mua vẫn được các nhà kinh tế sử dụng để xem xét đồng tiền của một nước đang được định giá thấp hay định giá cao so với đồng tiền khác, để thiết lập một chính sách tiền tệ phù hợp cho mỗi quốc gia

2.2.2 Học thuyết ngang giá lãi suất (TRP)

Theo Irving Fisher trích trong Nguyễn Văn Tiến (2009), học thuyết ngang giá lãi suat (Interest Rate Parity) cho rằng trong thị trường hoàn hảo chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền phản ảnh tỷ lệ biến động của tỷ giá giao ngay Công thức ngang giá lãi suất có thể được diễn đạt như sau:

Sỹ =8 Rp Re =

Trong đó,

Sỉ: Tỷ giá kỳ vọng của đồng tiền định giá /đồng tiền yết giá

S: Tỷ giá giao ngay của đồng tiền định giá /đồng tiền yết giá

Rr lãi suất/năm của đồng tiền định giá

Re lãi suắt/năm của đồng tiền yết giá

Trang 21

13

điều kiện này ít khi tồn tại dẫn đến tỷ giá của thị trường thường lệch khỏi tỷ giá được hình thành trên cơ giá ngang giá lãi suất

Tuy vậy, việc xác định tỷ giá dựa trên điều kiện ngang giá lãi suất có ý nghĩa quan trọng trong việc đo lường mức lưu chuyển vốn quốc tế, xác định mức độ can thiệp

của chính phủ vào thị trường vốn và thị trường hối đoái, giúp doanh nghiệp lựa

chọn thị trường đầu tư hoặc đồng tiền đi vay v.v

2.2.3 Lý thuyết cán cân thanh toán-quốc tế (BOP)

Tiếp can ty gid (Balance of Payments Approach to Exchange Rate) nghiên cứu động

thái cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng đến tỷ giá

2.3 Cán cân thương mại (TB)

2.3.1 Khái niệm

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán 'quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng

Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân #w hình (visible), bởi vì nó phản ánh

chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chỉ cho nhập khẩu hàng

hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển

qua biên giới Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghi có (+) trong BP; va

Trang 22

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Theo Tran Ngoe Tho và các đồng tác giả (2005) các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất

đến cán cân thương mại là: Lam phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, các biện pháp hạn chế của chính phủ

* Ảnh hướng của lạm phát

Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác thì cán cân thương mại (xuất khẩu ròng) của quốc gia này sẽ giảm (nếu các yếu tố khác

bằng nhau) Bởi vì khi lạm phát cao, giá hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn

hàng hóa nước ngoài, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài, trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm

* Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)

Nếu thu nhập của một quốc gia tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, cán cân thương mại (xuất khẩu ròng) của quốc gia đó sẽ giảm (nếu các yếu tố khác bằng nhau) Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng sẽ tăng Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ảnh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài Khi GDP tăng nhập khẩu có xu hướng tăng và thậm chí còn tăng nhanh hơn trong khi xuất khẩu tăng ít hơn (do GDP nước ngoài tăng ít hơn) + Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Trang 23

15

nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đất đỏ

hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây

bắt lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm

*“ Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ

Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, động thái này làm cho giá của hàng hóa nước ngoài tăng đối với người tiêu dùng làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng đánh thuế, từ đó cán cân thương

mại được cải thiện hơn (nếu các điều kiện khác không đổi, chính phủ các

nước khác không trả dua)

2.4 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại

2.4.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại

Theo Nguyễn Văn Tiến (2009) do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, phá giá sẽ làm cho tỷ giá tăng, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, hạn chế khối lượng nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mai

Hiệu ứng giá cả: Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá hàng hóa xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ giảm, giá nhập khẩu tính theo đồng ngoại tệ tăng, cán cân thương mại thâm hụt

Hiệu ứng khối lượng: Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu Cán cân thương mại cải thiện

Trang 24

Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khâu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng Khi phá giá, giá hàng nhập khâu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi

Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước và hàng nhập Mặc khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ

các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu

ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải

thiện

Trang 25

17 Hình minh họa hiệu ứng đường cong tuyến J Cán cân vãng lai Thang du (+) > 0 Thoi gian Thâm hụt (-)

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2009) ~ Phạm Hồng Phúc (2009)

Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại, trong dài hạn hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J

Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nến kinh tế này

không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng

Trang 26

Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động, đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang

phát triển ,

Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước Nếu tỷ trọng càng cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu

Mức độ linh hoạt của tiền lương Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá Điều này làm tăng chỉ phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế

có được từ phá giá tiền tệ

Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước Nếu người tiêu dùng trong nươc có tâm lý sử dụng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vao su tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài

2.4.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner:

Trang 27

19

cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là ứng với mỗi mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn được thỏa mãn Nội dung của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai

Hệ số co giãn xuất khâu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% : _ aX/X dE/E Hệ số co giãn nhập khẩu thé hién phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% — đM1/M mM dE/E

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng: để cho việc phá giá tiền tệ có tác động

tích cực tới cán cân thanh toán thì giá trị tuyệt đối của tổng 2 độ co giãn theo giá cả

của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn l, (\„: n„ >l) Điều kiện này đặt theo tên của 2 học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alted Marshall và Abba Lerner

Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn cho thấy rằng trong dài hạn ( từ 2 đến 3 năm) tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1, tức phá giá có tác động đến xuất nhập khẩu Theo khảo sát thực nghiệm của GoldStein và Kahn (1985) thì tổng hệ số co giãn trong dài hạn (dai hơn 2 năm) luôn lớn hon 1, trong khi trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) nó có xu hướng tiến gần đến 1 Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập _khdu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài dạn Vì vậy ‘diéu kiện Marshall-Lerner chỉ

có thể được duy trì trong dài hạn

Trang 28

giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ) Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ) Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác động ở quốc gia khác Nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu 2.5 Các nghiên cứu trước liên quan đến tỷ giá, tác động tỷ giá đến CCTM

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến CCTM thường sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Một là sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, cách tiếp cận này thường cho kết quả hồi quy giả mạo và tương quan cao Hai là

tiếp cận theo mô hình trễ tự hồi quy ARDL, cách tiếp cận này có ưu điểm là có thể

áp dụng với tập hợp số liệu các biến mà không cần biết chuỗi số liệu dừng bậc 0, bậc 1 hay dừng hỗn hợp, tuy nhiên nhược điểm là làm mắt một số quan sát và độ tin cậy càng giảm khi bậc tự do (độ trễ) càng tăng Ba là cách tiếp cận theo phương, pháp kiểm định đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, thuận lợi của cách tiếp cận này là xem xét mối quan hệ đài hạn trong mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá và CCTM

Theo trên đã phân tích do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, phá giá sẽ

làm cho tỷ giá tăng, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, hạn chế khối lượng nhập

Trang 29

21

nhỏ (tức trị giá nhập khẩu sẽ không giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ) Do đó phá giá ở các nước đang phát triển có thể làm cho CCTM thâm hụt sâu thêm Nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt CCTM ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác động ở quốc gia khác

Trong phan nay tác giả tóm lược các công trình nghiên cứu trước về tác động của tỷ giá đến CCTM theo các phương pháp tiếp cận vừa nêu, đồng thời tóm lược theo hướng kiểm định có hay không có hiện tượng đường cong tuyến J khi phá giá ở các nước khác và trường hợp của Việt Nam

2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài

" Nghiên cứu của Upadhyaya and Dhakal (1997) được dẫn bởi Tihomir Stucka (2004) kiểm định tác động của phá giá nội tệ lên cán cân thương mại của tám nước đang phát triển (Colombia, Síp, Hy Lạp, Guatemala, Mexico, Ma-rốc, Singapore, và Thái Lan) áp dụng phương pháp của Wickens và Breusch (1988) đề xuất Kết quả cho thấy CCTM chỉ cải thiện trong dài hạn với trường hợp phá giá của Mexico

= Mohsen Bahmani Oskooee và Brooks (1999), phân tích dữ liệu thương mại

song phương của Mỹ với sáu đối tác thương mại lớn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL phát triển bởi Pesaran và Shin (1997) và

Pesaran, Shin và Smith (1996) Kết quả cho thấy có sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J, phá giá tác động làm thâm hụt CCTM trong ngắn hạn và cải thiện CCTM trong dài hạn Có một mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM trong dài hạn, sự mất giá thực của đồng USD có tác động tích cực đối với CCTM của

Mỹ

Trang 30

phá giá làm cải thiện CCTM trong dài hạn của 07 nước Trung Đông ( Bahrain, Ai Cap , Jordan , Morocco, Syria , Tunisia và Thé Nhi Ky )

« Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) đã kiểm định

hiệu ứng tuyến J giữa Thái Lan và 05 đối tác thương mại lớn (Đức, Nhật

Bản, Singapore, Anh và Mỹ), sử dụng dữ liệu quý trong thời gian quý 1/1973 ~ quý 4/1997 dựa trên phương pháp đồng liên kết Kết quả tim thấy hiệu ứng

tuyén J trong trường hợp của Mỹ và Nhật Bản

" Tihomir Stucka (2004) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá đến CCTM của Croatia sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL được phát triển bởi Pesaran , Shin , và Smith ( 1996), Bewley (1979), sử dụng dữ liệu từ quý 1/1994 — quý

1/2002 Két qua cho thấy có hiệu ứng tuyến J đối với Croatia Phá giá 1%

làm cho CCTM thâm hụt 2% - 3% trong ngắn hạn nhưng lại cải thiện từ 0.94% - 1.3% trong dai han Trang thái cân bằng được thiết lập sau 2.5 năm

(10 quý)

"_ Jaleel Admad and Ing Yang (2004), được dẫn bởi Vũ Kỳ (2012), kiểm định hiệu ứng tuyến J giữa Trung Quốc và các quốc gia G7, sử dụng phương pháp đồng liên kết và kiểm định nhân quả Kết quả cho thấy CCTM được cải thiện trong dài hạn nhưng CCTM lại không bị thâm hụt trong ngắn hạn

= Neg Yuen Ling, Har Wai Mun, Tan Geoi Mei (2008), nghién ciru dữ liệu

Malaysia từ 1995 — 2006 dựa trên phương pháp đồng liên kết Kết quả không

tìm thấy bằng chứng tồn tại hiệu ứng đường cong tuyến J cho CCTM của Malaysia

Qua các nghiên cứu trước của nước ngoài, ta nhận thấy tỷ giá có tác động đến CCTM ở một số quốc gia nhưng lại không có tác động ở một số quốc gia khác Hay

Trang 31

23

2.5.2 Các nghiên cứu của Việt Nam

"=_ Thái Thị Manh Manh (1996) nghiên cứu “Tác động tỷ giá đến tăng trưởng

xuất khẩu trường hợp Việt Nam trong thời kỳ 1988 — 1995” Kết quả tỷ giá

có tác động đến tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1988 - 1995, nhưng tác

động không rỏ ràng đến tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1993 — 1995

= Lord (2002) nghiên cứu về “Tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu của Việt Nam”, được trích bởi Phan Thanh Hoàn (2007), đã sử dụng mô hình ECM để tính hệ số co giãn xuất khẩu mặt hàng giày dép của tỷ giá thực trong ngắn hạn và dài hạn Kết quả hồi quy của nghiên cứu này cho thấy tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu giày dép có ý nghĩa về mặt thống kê trên thị trường toàn cầu và trên một số thị trường khu vực Hệ số co giãn xuất khẩu giày đép của tỷ giá thực trên thị trường toàn cầu là 1,8 trong ngắn hạn và 2,0 trong dài hạn Trong ngắn hạn hệ số này là 0,1 đối với thị trường ASEAN-5 và 0,3 đối

với thị trường Mỹ Trong dài hạn hệ số này là 0,4 đối với thị trường Mỹ và 1,9 đối với thị trường EU

" Nguyễn Văn Tiến (2003) nghiên cứu “Tỷ giá thực song phương và da phương của Việt Nam giai đoạn từ 1992 — 2002 Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cân bằng thương mại

Trang 32

của tỷ giá có tính chất trễ, trong dài hạn, tỷ giá thực đa phương có tác động

tích cực đến cán cân thương mại, phá giá VND 1% sẽ làm CCTM tăng thêm

0,742%

Dương Văn Kháng (2009) đã “kiểm định tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 1999-2008 dựa trên điều kiện Marshall- Lerner” Giả thiết cơ bản cho mô hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hang hoá khác từ phan còn lại của thế giới Kết quả cho thấy phá giá VND sẽ tác động đến CCTM theo điều kiện của hiệu ứng tuyến J

Nguyễn Trần Phúc &Nguyễn Đức Thọ (2009); Lê Hồng Giang (2010); Nguyễn Thị Thu Hằng và đông tác giả (2010); Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011) khi nghiên cứu tỷ giá thực của Việt Nam đều cho rằng tỷ giá VND đang bị định giá cao, Việt Nam đang theo đuổi chính sách điều hành neo tỷ giá có điều chỉnh, cơ chế này hoạt động không hiệu quả, gây ra những bat én thị trường tài chính, ngăn can sự phát triển tăng trưởng ngoại hối của Việt Nam Tỷ giá nên được tiếp tục điểu chỉnh theo hướng linh hoạt hơn nhằm ổn định giá trị đồng tiền kiểm soát lạm phát, giảm suy thoái kinh tế

Phạm Hồng Phúc (2009), nghiên cứu “Tác động tj giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam”, số liệu ngoại thương giữa Việt Nam với 10 đối tác thương mại khác (Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Trung

Quốc, Đức, Pháp, Mỹ) từ quý 1/1999 — quý 4/2008 Kết quả tỷ giá thực có

tác động đến cán cân thương mại, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thanh toán

Trang 33

25

ngắm hạn (sau 03 quý) và cải thiện trong dài hạn từ quý thứ 4 trở đi Trạng thái cân bằng mới được thiết lập sau 12 quý

= Vii Ky (2012) đã kiểm định “Hiệu ứng đường cong tuyến J — tỷ giá và cán

cân thương mại Việt Nam”, số liệu từ quý 1/1999 — quý 2/2012 của Việt Nam với 11 quốc gia, dựa trên mô hình ARDL Kết quả cho thấy hiệu ứng

tuyến J chỉ tồn tại với CCTM của Việt Nam với Đài Loan, Malaysia Hiệu

ứng tuyến ] cũng tồn tại trong CCTM gộp của Việt Nam với Thế Giới

Qua các nghiên cứu của Việt Nam, hầu hết đều đánh giá tỷ giá thực của Việt Nam

đang được định giá cao và tỷ giá có tác động đến CCTM trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên số lượng nghiên cứu định lượng chưa nhiều, dữ liệu rỗ tiền tệ nghiên cứu chưa được đa dạng, số lượng quốc gia tham gia trong rỗ tiền tệ chưa nhiều, chưa phản ảnh được thông tin đa chiều về CCTM của Việt Nam với I số đối tác thương

mại mới Trong phạm vi nghiên cứu của này, đề tài kế thừa mô hình nghiên cứu của

Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) nghiên cứu các dit

liệu thương mại của Việt Nam với 19 đối tác thương mại lớn gồm: Úc, Bungaria,

Hồng kông, Trung quốc, Pháp, Đức, Án độ, Indonexia, Ý, Nhật, Hàn Quốc,

Philippines, Malaysia, Nga, Singapor, Thụy Sĩ, Thái Lan, Anh, Mỹ trong giai đoạn

từ quý 1/1999 — quý 4/2011

2.6 Tóm tắt chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 3

THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất, các bước xử lý số liệu và tính tỷ

giá thực; phương pháp nghiên cứu định lượng cho đữ liệu hồi quy chuỗi thời gian 3.1 Mô hình nghiên cứu ' ;

Nghiên cứu kế thừa mô hình Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) Đây là mô hình phù hợp với điều kiện thực tế va khả năng thu

thập số liệu của điều kiện Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu:

LnTB, = ơ1 + ø2LnGDP,„ + ơ3LnGDP,, + ơ4LnREER, + a5D + et B.D)

Trong đó, Ln là logarit tự nhiên (còn được gọi là logarit nêpe, logarit cơ số e), tat ca các biến trong mô hình (3.1) đều được chuyển về dạng logarit nêpe là để tận dụng đặc điểm của hệ số co giãn trong mô hình log — tuyến tinh theo Khan & Hossain (2010), các hệ số độ nghiên đo lường độ co giãn của biến phụ thuộc dưới tác động của các biến độc lập, các biến số trong mô hình đều dương nên lấy logarit các chuỗi số liệu giúp cho số liệu có phân phối chuẩn

Biến phụ thuộc TB — được xác định dựa trên tỷ lệ thương mại xuất khẩu/nhập khẩu (X/M), TB được tính dưới dang chỉ số nhằm khắc phục sự tác động của đơn vị đo

lường, loại trừ vấn đề dấu khi sử dụng Ln, ngoài ra về mặt toán học LnTB = Ln(X —

M) = LnX/LnM= Ln(X/M)

Các biến độc lập - GDP,„ là chỉ số thu nhập quốc đẩn trong nước, giả định đấu (-)

Trang 35

27

định đấu (+) do khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá hay phá giá) hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn (so với thế giới) làm tăng xuất khâu, hàng hóa nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn làm hạn chế nhập khẩu, kết quả xuất khẩu ròng tăng D biến giả (dummy) thể hiện tác động của các nhân tố khác (biện pháp bảo hộ, khủng hoảng kinh tế trong mô hình D =1 sau khi Việt Nam gia nhập WTO, D= 0 trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Bảng 3.1: Biến giải thích trong mô hình định lượng Biến Loại biến Mô tả Kỳ vọng Cán cân thương mại đo lường bằng tỷ số TB_ | Biên phụ thuộc thương mại X/M GDP Việt Namr đo-lường đưới dạng chỉ - sd C GDP,„| Biến độc lập aL GDP Nước ngoài đo lường dưới dạng chỉ + GDP, | Biên độc lập có SỐ , Ty giá thực đa phương đo lường dưới + REER | Biên độc lập vs P 6 6 dang chi so

Biến giả Dummy

D Biến giả D= I sau khi Việt Nam gia nhập WTO

D=0 trước khi Việt Nam gia nhập WTO

3.2 Tiến trình xây dựng mô hình

Trang 36

bằng, cũng trong năm này NHNN tiến hành điều chỉnh tỷ giá 02 lần để tỷ giá sát với giá trị thực và chuyển sang cơ chế điều hành tỷ giá có điều chỉnh dựa trên cung cầu, đây cũng là năm đồng tiền chung EURO ra đời, ngoài ra các dữ liệu quý (đặc biệt GDP) của Việt Nam cũng được tổng hợp và công bố từ giai đoạn này

Bước 2: Thu thập dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu báo cáo của Cục Thống Kê, Ngân hàng Ngoại Thương, NHNN Việt Nam, báo cáo của IMF, World Bank, ADB, đặc

biệt niên giám thống kê tài chính quốc tế (IFS) vì đây là nguồn dữ liệu truy cập

miễn phí cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nguồn công bố từ các công ty chứng khoán, các viện nghiên cứu trong nước (Fulbright;VEPR), nguồn nghiên cứu các chuyên gia kinh tế tài chính (Lê Hồng Giang, Nguyễn Xuân Thành)

Bước 3: Do hầu hết số liệu thu thập thường lấy năm gốc là 1994, nên cần tiến hành hiệu chỉnh số liệu về năm gốc theo dạng chỉ số thông qua công thức

E, = (E/Ep)* 100 (3.2)

Bước 4 : Tính NEER và REER

NEER; = Dey * Wj (3.3)

Trong đó, e : Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w : tỷ trọng của tỷ giá song phương, ¡ kỳ tính toán

REER = NEER; x CPIi/CPIY @.4)

Trong d6: CPI,” = >) CPlỷ x GDP; ; CPI: là chỉ số giá trung bình của tất cả các

đồng tiền trong rổ, CPIÈ: là chỉ số giá tiêu dùng trong nước (của Việt Nam), j số thứ tự của đồng tiền trong rổ, ¡ là kỳ tính toán

Trang 37

29

3.3 Phương pháp định lượng

Số liệu nghiên cứu của các biến giải thích GDP, REER là dữ liệu chuỗi thời gian nên cần xem xét các vấn dé và thực hiện các bước xử lý sau:

3.3.1 Vấn đề hồi quy giá đối với chuỗi dữ liệu thời gian không dùng

Một là, trong các giả thiết của hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (gọi

tắt là hồi quy OLS) là các biến giải thích là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác

định Nếu trong mô hình chuỗi thời, gian mà biến giải thích lại không dừng thì giả

thiết của hồi quy OLS bị vi phạm Nói cách khác hồi quy OLS không áp dụng được

với các chuỗi không dừng

Hai là, vấn đề tương quan giả tạo (Spurious correlation), nếu như mô hình có ít nhất

một biến giải thích không dừng và chứa đựng một xu thế tăng (hoặc giảm) đồng

` thời biến phụ thuộc cũng chứa đựng một xu thế như vậy thì khi ước lượng có thể thu được các ước lượng có ý nghĩa thống kê cao và RỶ cao song đó chỉ là giả tạo vì

cả hai biến đều có cùng xu thế

Ba là, bỏ qua thông tin dài hạn Trong trường hợp cả Y; va X; đều không dừng Ta phải xử lý để chuỗi dữ liệu dừng, thông thường chuỗi dữ liệu sẽ dừng ở sai phân bậc 1 Nếu AY; và AX, là dừng và ta ước lượng mô hình giữa AY; và AX Lúc đó mô hình trên có thể nảy sinh hai vấn đề: v, có tự tương quan, mô hình chỉ đánh giá được ảnh hưởng trực tiếp trong ngắn hạn giữa Y và X mà bỏ qua thông tin dài hạn

Tóm lại phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (hồi quy OLS) chỉ.phù hợp với các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng Nếu chuỗi dữ liệu không dừng chúng ta phải áp dụng phương pháp hồi quy đồng tích hợp Do đó đề tài phải quan tâm thực hiện

kiểm định tính dừng 3.3.2 Kiểm định tính dừng

Trang 38

chúng ở thời điểm nào Nếu dữ liệu không dừng => phân tích hồi qui sẽ không có ý nghĩa “hồi qui giả tạo”

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), tính dừng trong một chuỗi dữ liệu được hiểu là không có sự tăng trưởng hay suy giảm trong dữ liệu mà dữ liệu dao động gần như tập trung xung quanh một trục nằm ngang theo chiều tăng của thời gian

Theo Dickey va Fuller (1979), để xác định chuỗi dữ liệu thời gian là chuỗi dữ liệu dừng hay không dừng, ta cần thực hiện kiểm định tính dừng Có nhiều tiêu chuẩn để kiểm định tính dừng, trong luận văn này, kiểm nghiệm đơn vị (unit root test) được sử dụng để kiểm nghiệm tính dừng

Xét mô hình sau đây

Yt=pYt-1 + ut -l<p<l (3.5)

Trong đó: ut là yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy cỗ điển nghĩa là ut có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng không Và ut được gọi là nhiễu trắng (White noise)

Để kiểm định tính dừng của Yt, Dickey-Fuller (DF) đã đưa ra tiêu chuẩn để kiểm

định tính dừng như sau:

Ho: p= 1 (chuỗi không dừng) HI:p< 1 (chuỗi dừng)

Ta ước lượng mô hình (3.5), r = p /Se(p) có phân bế DF Nếu như giá trị tuyệt đối của + > trị tuyệt đối xơ thì bác bỏ Ho tức là trong trường hợp này chuỗi dừng Việc

Trang 39

31

Khi hai hay nhiều chuỗi thời gian mặc dù không đừng ở cấp độ biến, nhưng dừng ở cùng một cấp sai phân và có cùng xu thế có thể di chuyển cùng với nhau trong dài hạn Mối quan hệ như thế được gọi là đồng tích hợp Và khi đó việc ước lượng một hàm hồi quy đồng tích hợp thì sẽ không có hồi quy giả mạo

3.3.3 Kiểm định đồng tích hợp

Mục đích là để xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến Engle và Granger (1987) cho rằng kết hợp tuyến tính giữa các chuỗi thời gian không dừng có thể là 1 chuỗi dừng và sự kết hợp đó là đồng tích hợp => tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến

Theo Engle và Granger (1987), nếu 2 chuỗi Xt và Yt đều I(1) và tồn tại một tổ hợp tuyến tính zt = Yt - y2Xt có liên kết I(0) thì X và Y gọi là 2 chuỗi đồng tích hợp (cointegrated series) Một cách tổng quát, néu Yt va Xt đều I(đ) và tồn tại một tổ

hợp tuyến tính Zt = Yt - yXt là I(0) thì hai chuỗi gọi là đồng tích hợp bậc d

Khi các chuỗi là đồng tích hợp thì việc hồi quy hai biến với nhau sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê (không phải là hồi quy giả tạo vì lúc đó các xu thế chung sẽ khử lẫn nhau) và ngoài ra điều này sẽ giúp bảo toàn được thông tin dài hạn vì nếu chỉ lay hồi quy sai phân của chúng chỉ thể hiện thông tin biến động trong ngắn hạn Theo ngôn ngữ của lý thuyết đồng tích hợp thì hồi quy của Yt theo Xt trong trường hợp này gọi là hồi quy đồng tích hợp, và các hệ số hồi quy gọi là các tham số đồng tích hợp

Trường hợp hai hay nhiều hơn các chuỗi dữ liệu thời gian dừng sau khi thực hiện biến đổi sai phân cấp 1, tiếp tục kiểm định đồng tích hợp (cointergration test) Nếu các chuỗi đều là chuỗi dừng bậc 1 gọi là I(1) chúng có thể là đồng tích hợp

Trang 40

han “critical value”, tri riêng tôi đa “maximum eigenvalue”, và giá trị thông kê “trace value” để xem có tồn tại véctơ đồng tích hợp nào không?

Giả thiết Ho: không có đồng tích hợp

Giả thiết HI: có tồn tại đồng tích hợp

Nếu trị thống kê hoặc trị riêng tối đa < giá trị tới hạn thì chấp nhận giả thiết Ho

Ngược lại, nếu trị thống kê-hoặc trị riêng tối đa > giá trị tới hạn thì bác bỏ giả thiết

Ho

Trường hợp khi kết quả kiểm tra nếu phát hiện có tồn tại ít nhất một véc tơ đồng tích hợp, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến Khi đó ta sẽ xác định hồi quy đồng tích hợp dé đánh giá ảnh hưởng tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc

Sau khi kiểm định quan hệ đồng tích hợp nếu xác nhận có mối quan hệ đồng tích hợp, mô hình hồi quy đồng tích hợp sẽ được ước lượng để kiểm định các hệ số hồi quy đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa các biến

3.3.4 Ước lượng mô hình hồi quy đồng tích hợp (Cointergrating regresstion)

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN