1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo trên địa bàn tỉnh đồng tháp

128 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 8,98 MB

Nội dung

Trang 1

_ BQ GIAO DUC VA DAO TAO

Trang 2

CAC CHU VIET TAT TRONG LUẬN VAN XDGN WB _ NN&PTNT CSXH UBND HĐND Ha GDP ĐBSCL KSMS 2008 DBKK DTTS SX BQ TH THCS THPT _LĐTB&XH Xoá đói giảm nghèo Ngân hàng thể giới Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chính sách xã hội

Uy ban nhan dan

Hội đồng nhân dân

Héc - ta

Tổng sản phẩm quốc nội

Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 3

iv

TOM TAT

Luận văn “Những nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp làm cơ sở đề xuất một số gợi ý chính sách cho UBND Huyện, các xã và các ngành Huyện tham khảo vận dụng thực hiện, giúp giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vat chat va tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh

của huyện Châu Thành

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ qua phân tích

các thông tin về kinh tế và xã hội thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của địa

phương, phỏng vấn các chuyên-gia đầu ngành của huyện về nghèo, tái nghèo Nghiên cứu chính thức được thực hiện băng phương pháp lẫy mẫu thuận tiện, với cỡ mẫu là 360 hộ gia đình và sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để xác định những yếu tổ tác động đến tình trạng tái nghèo của huyện Châu Thành Qua phân tích kết quả khảo sát, tỷ lệ tái nghèo trên 3 1%, đây là tý lệ khá cao so với số hộ được thoát nghèo, điều đó cho thấy kết quả XĐGN thời gian qua hiệu quá thấp, chưa bền vững

Nghiên cứu chọn biến phụ thuộc để đưa vào mô hình là tình trạng tái nghèo _ của hộ gia đình và 12 biến độc lập liên quan đến cá nhân chủ hộ, hộ gia đình và cộng đồng xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng tái nghèo của Huyện Châu Thành chịu tác động của 06 yếu tô chính như sau: #uối chủ hộ của chủ hộ, trình trạng việc làm của chủ hộ, số người phụ thuộc của hộ gia đình, diện tích đất sản xuất bình quân/người của hộ, vốn vay tín dụng của hộ và hỗ trợ của hộ gia đình Qua kết quả _ nghiên cứu, đã đưa ra một số gợi ý chính sách để UBND Huyện tham khảo trong quá

trình thực hiện các chính sách chông tái nghèo lảm cơ sở giảm nghèo đạt hiệu quả

\

Trang 4

VI - MỤC LỤC 7 — ˆ ốaa.ộ.Ằ naẻẽẻẽezxnaxa wi LOi Camm GOaM ,.esesesccscsssseseceesseesseseesessesneneseenesesseesnersenensens — ii Các chữ viết "mm `" ill Tóm tắt cc ccosuvestuussssuesssneceunnessnuvesssesssnecssuceeneecsucsseccsnsecqusesnsseancssascsaneccannecensessony iv Mục lục c-cceceerreen ¬————— vi

Danh muc bang biéu — ` "_— 1X

CHƯƠNG 1: PHAN MO AU sccceecsossnsesserisnsnnrenesngvssnatesesaneaneevnnssvesnsetnnenneenenee J

1.1 Vấn đề nghiên cứu: " G11 1v triệt ¬ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: -ccsrnreertretrrtrtrrrrrtrtrdrrtdtrrtrrrrttrrtrrdtrtttfrftrftftfttftfffrrffrr 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát: . -cceerrrertrrrrrrrrrrtrtre 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thO:.ccccccescececcecesececcescsseccsccceeseeeesceeceseseesenecscesscseneenassaananessasesneesenenneeeneey 3

1.3 Tính mới và những điểm nổi bậc, đóng góp của HP 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: csrrrrrrrrrrrrrrretrtrrrtrrrrrrrrn " 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu: -: -+:-+ ++++++ cnecesevescasaenseuecssavscnssasseseassesssuseseetsesssesesens 4

1.6 Kết cấu luận văn: .-. -cscsrtrrrreretrrtrrtrrtrrrrrtrrrdtrrrdtrrtrrrrrrrrdlrtrdtrdtftrtrrtnftnftfftfftrfftrfr 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỐ LÝ THUYẾT: 2 222222122001 rtrmrmrrrrrrrire 6

2.1 Cơ sở lý thuyết và tông quan tài liệu về tình trạng nghèÈO: - -cccscseesrerrrritrrrrrrrrrrre - 6

2.2 Về tình trạng tái nghèo: rserererrrtrrrrrrrtrtrrrtrrrrrrdtrtrre L2 tri §

2.2.1 Khái niệm tái nghèO: -cccsnerrrerrrertrrtrrrrrdrtrrtdrdrrrdrertrtrttrttttttrntrdtt 8

2.2.2 Vòng lần quần của nghèo: -ceererrrrrrrerrrrrrrrtrrtrrrrrrrrrrdr "— 9

2.2.3 Tái nghèo và các chính sách giảm nghèo thoát nghèo bền vững: -+++ 12

2.2.3.1 Tái nghèo và vấn đề thiên tai: - . chien 17

2.2.3.2 Tái nghèo và giáo dục, y tế và khuyến nông: . -eterrrerrerrrte 17

2.2.3.3 Tái nghèo và suy thoái kinh n0 20

Tóm tắt Chương 2: . -+::cccvsttrtttt211111217.12 2111tt111nnnn0.n0.0.1001nnTTTTnnnHHHHHlltrnnniirn 22

CHUONG 3: TONG QUAN KINH TE XA HOI CUA DIA BAN NGHIÊN CỨU: 23

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp: . ‹-: +-tserrrrrrrrrrrrrrtrrrrre 23

3.1.1 Vị trí địa lý, khái quát tình hình kinh tế xã hội: -¿ +s+sttterterrtrrrrdrdrtrrr 23

3.1.2 Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp: -: -+tnetettttteh 24

3.2 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Châu Thành: .-: ->sstreerettertertrrrrte 25

3.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội: -eeeereeee 25 -

3.2.2 Tình trạng nghèo và tái nghèo tại huyện Châu Thành: — 26

Trang 5

Vii

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHAP NGHIEN CUU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 30

4.1 Phương pháp nghiÊn CỨU: 22111 111012121 HT TH HH1 11118171 1xx csreu 30

4.1.1 Phương pháp định lượng: - + SH n HH TH 111 111111 xe HE rrree 30

4.1.2 Phương pháp định tính và phương pháp thống kê mơ tả: .- .-cc«- 30 4.1.3 Dữ liệu nghiên M ẰẶ ầ7Ằ7ẦẶ7Ặ7 7 1 31

4.1.3.1 Dữ liệu sơ cấp: :s- s2 TH TH 1111111211111 01111211.EEeEExcrrrer 31 4.1.3.2 Dữ liệu thứ cấp: . Ls tt HE ererreee 31

4.2 Mô hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tái tái nghèẻo: 31

4.3 Dữ liệu mghién CU csccssssscsssssesecssssssecsssssecesssesecssssceessscsasevessssscsssusesssssssesssssesesssssvessessees 39

4.3.1 Phạm vi nghiên cứu: a C111 1110111911118 x key NTK TT TH KH rà 39,

4.3.2 CỠ THẪU: S9 E11 21011111115111 0111111112111 15E1EE TT TH ren 40

4.3.3 Cách thu thập dữ liệu: .- LG TT TH 1H ng ng ng HH gay 40

TOm tat Chiomg 4: ccccccseccsssscssescssecsssesssusessssscsssecssvecssucssuvessecauecesuuessecsuesesuvsctansessuccesavecasveesses 41 CHƯƠNG 5: PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU:.wcccccccsssescscsseccssecsssessseesssessscessucsssseen 43 5,1, Mô tả, phân tích thong ké dtr ligu nghién CUrt eseccecsessesccecssessecscssecsscsssesssessuesssessucssseen 43

h2 6.0 43

5.1.2 Ty lệ hộ tái nghèo và tuổi chủ hộ: - 5s Se22t 1 SE E1 25111121121121121 1511211 creg 44

5.1.3 Tý lệ hộ tái nghèo và nghề nghiệp chủ hộ: .-.- + SE SE vEE2EE22522x2Ex2Excred 45

5.1.4 Tỷ lệ hộ tái nghèo và giới tính chủ hộ: . - G SH ng ee 46

5.1.5 Tỷ lệ hộ tái nghèo và trình độ học vấn chủ hộ: 47

5.1.6 Tỷ lệ hộ tai nghéo và tình trạng việc làm của chủ hộ: .- ¿7-5 2s <c<ssc+ 48

5.1.7 Tỷ lệ hộ tái nghèo và quy mô hộ gia đình: - 555 SnScn n2 cv rrrxee 49

5.1.8 Tỷ lệ hộ tái nghèo và số người phụ thUỘC: 2-52 xerESExetrkrsrksrrvee 50

5.1.9 Ty lệ hộ tái nghèo và diện tích đất sản xuất bình quân: -sscs+zxszcce 51

5.1.10 Tỷ lệ hộ tái nghèo và ý chí thoát nghèo: .- - SG St SH ngư, 52

5.1.11 Tỷ lệ hộ tái nghèo và số tiền vay tín dụng: 2222cccccccceecrrcrree _ 54

5.1.12 Tỷ lệ hộ tái nghèo và số tiền hỗ trợ của hộ gia đình: cccccrssresrecee 55

5.1.13 Tỷ lệ hộ tái nghèo và số lao động được đảo tạo của hộ: c sccc«c 56 5.2 Kết qua phân tich mé hinh héi quy Binary Logistic: cccccessesssessecseccscessesseeseesseeaeeatenes 60

5.2.1 Kiém dinh tổng quát mô hình nghiên cứu: . c- + t2 ttEEErEErvrresrree 60

5.2.2 Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình: -cvcvvveeeovee 62

5.2.3 Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu: . se cscccxecscceei 62

5.2.3.1 Những biến có ý nghĩa thống kế: s 2t etrrerrree 63

Trang 6

vill Tóm tắt Chương 5: — S188184102114 1 H411 75 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ CHÍNH SÁCH -22cccccccccrce 76 OL KGt Ua TAẠT)H.)., ,.Ỏ 76

6.2, Kién nghi chink sch: sescsesssssessssssssssssessssssssssssssssessessseeeeccecceceececsessnnssssssnsssasnnsussssseceeeee 77 6.2.1 Nhóm chính sách liên quan đến chủ hộ gia đình: tre KH 119 1 1 tt re 78 6.2.2 Nhóm chính sách liên quan đến hộ gia dinh: oo cesecccsecscseccecsveseccessesseceueeasens 79

6.2.2.1 Giải pháp nhằm giảm quy mô hộ gia đình: 1 cư 79

6.2.2.2 Giải pháp nhằm tăng quy mô diện tích đất sản xuất của hộ gia đình: 80

6.2.2.3 Giải pháp tạo công ăn việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp: 81 6.2.3 Giải pháp liên quan đến cộng đồng và xã hội: Khả năng tiếp cận các nguồn vốn

vay của các tổ chức tín dụng: .- s -s sex x2E7111111.1111110111111110 1121112111 rerryed 82

6.2.3.1 Chính sách tiếp cận các nguồn tín dụng: - cccx+xc2rxczxtzrxezreee 82

6.2.3.2 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng: -sc-se¿ 84

6.3 Những hạn chế nghiên cứu của Luận văn: 1111 T910 00 10 10 1k ng 015 010830 5 ke 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO: - s2 tt HH re 87

Trang 7

1X

DANH MỤC BẢNG BIEU

Bang 5.L: Tỷ lệ hộ tái nghèo huyện Châu Thành Q Q.2 se, 43

Bảng 5.2: Đặc điểm tuổi của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo huyện Châu Thành 44

Bang 5.3: Dac điểm nghề nghiệp của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo 45

Bảng 5.4: Đặc điểm giới tính của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo - 46

Bảng 5.5: Đặc điểm trình độ học vấn của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo tại huyện Châu Thành a4 đc TH TT TH ng 47 Bảng 5.6: Tình trạng việc làm của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo 48

Bảng 5.7: Đặc điểm quy mô hộ theo tình trạng tái nghèo tại huyện Châu Thành 49 |

Bang 5.8: Dac điểm số người phụ thuộc theo tình trạng tái nghèo tại huyện Châu Thành 50

Bang 5.9: Đặc điểm diện tích đất SXBQ theo tình trạng tái nghèo tại huyện Châu Thành 51

Bảng 5.10: Đặc điểm ý chí thoát nghèo của chủ hộ theo tình trạng tái nghèo 52

Bang 5.11: Dac diém tin dụng của hộ theo tình trạng tái nghéo tại huyện Châu Thành 54

Bảng 5.12: Đặc điểm hỗ trợ của hộ theo tình trạng nghèo tại huyện Châu Thành 55

Bang 5.13: Dac điểm đào tạo theo tình trang tai nghéo tai huyén Chau Thaniv== 56

Bang 5.14: Thong ké m6 ta cdc bién ctia M6 Hinhin cccccescessecsesseeseessessecseeseeseeneeneenes 58 Bảng 5.16: Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình 62

Bảng 5.17: Ước lượng xác suất tái nghèo theo tác động biên của từng yếu tố 73

Bảng từ 5.1 đến 5.16: Các đồ thị phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIEU DO Phy luc 1: Bang 6 tinh Déng Thap: cccccccccscccscsccsessesesesscscssesesseeseseeseeussesseseesessenseenees 90 Phụ lục 2: Bảng đồ huyện Châu Thành: — 91

Phụ lục 3: Kết quả hồi quy: " 92 Phụ lục 4: Phiếu điều tra: ¬ ¬ 96 Phụ lục 5: Tông hợp số liệu điỀU fFA: ¿-:- -k+t+S k2 221511121211 1111211111x1 1e 99 Phu luc 6: Cac d6 this seesccsessssecsseesssnsecsseeessntessuesseeessusssusecsnussssecessecssnsessneeesssesesn 111 Phụ lục 7: Bảng tổng hợp (Biểu số 1): St St 2E 2e 116 Phụ lục 8: Bảng tổng hợp (Biểu SỐ 2): seeseeseeseseeseees mm 117

Trang 8

CHƯƠNG 1: PHAN MO DAU

1.1 Vấn đề nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Tính mới và những điểm nỗi bậc, đồng góp của đề tài -1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 1

PHẢN MỞ ĐẦU

Chương l giới thiệu lý do chon đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu

hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đê tài

- 1,1 Vần đề nghiên cứu:

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, chúng ta đang tập trung xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương Mỗi năm nhà nước luôn luôn dành một phần không nhỏ trong ngân sách, để chăm lo đời sống cho người nghèo Kết quả

hằng năm các hộ nghèo đã được Đảng, nhà nước, chính quyền địa phư ø quan tâm chăm lo đời sống và tìm nhiều phương cách giúp họ thoát nghèo Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm có giảm Nhưng, thực tế mỗi năm vẫn còn xảy ra là nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng sau một thời gian nhất định lại quay trở lại hộ nghèo, còn gọi là hộ tái nghèo Đây là một vấn đề đau đầu cho các nhà quản lí

địa phương Vậy làm thế nào để biết được nhân tố nào dẫn đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình? Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình trạng

tái nghèo ra sao? Chính quyền địa phương cần thực thi những chính sách gì để các hộ gia đình thoát nghèo bền vững?

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khâu Dat dai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối Xanh tươi Đảng bộ và chính quyên tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm và chú trọng đến công tác XĐGN Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành -_ đồn thể xem cơng tác XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm nên có sự chủ động trong công tác chỉ đạo và phối hợp chặc chẽ trong công tác XĐƠN Tuy nhiên, tý lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn khá cao Theo Sở Lao động Thương binh - xã hội

Trang 10

2

- Đồng Tháp (2011), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015 tăng so voi chuẩn nghèo cũ giai đoạn 2006-2010 gấp 1,5 lần Tỉnh cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng nghèo như: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, ốm đau, bệnh tật, lao động không có việc làm, đông người ăn theo,

Châu Thành là huyện sản xuất nông nghiệp đa dạng nên ngành nông nghiệp của huyện khá phát triển Các cấp ủy Đảng và chính quyền của huyện luôn coi công tác XĐƠN là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia, mang một ý nghĩa chính trị xã hội và kinh tế quan trọng và cũng là nền tảng thực - hiện thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Theo UBND huyện Châu Thành (2012), số hộ nghèo theo chuẩn mới vào

cuối năm 2010 của huyện là 5.032 hộ, chiếm tỷ lệ 13% Đến cuối năm 2011, số

hộ nghèo của huyện là 4.236 hộ, chiếm tỷ lệ 10,95%, trong đó số hộ thoát nghèo là 1.298 hộ và hộ nghèo mới phát sinh là 502 hộ Báo cáo của UBND huyện Châu Thành cũng đã nêu ra một số nguyên nhân của tình trạng nghèo và tái nghèo của huyện Những khó khăn mà huyện Châu Thành phải đối mặt trong việc xoá đói giảm nghèo là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế;

_ việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội và XĐGN còn hing

_túng, chưa mang lại hiệu quả Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín - dụng, y tế, giáo dục còn nhiều bất cập Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng về việc XĐGN và thoát nghèo bền vững, để phát huy tính chủ động và ý chí thoát nghèo

bà người sống và làm việc nhiều năm trong vùng nghiên cứu của luận văn _ nay, bản thân tôi luôn trăn trở về thực trạng về tái nghèo và vấn đề thoát nghèo -bền vững của địa phương Tôi mong muốn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao một địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nằm trong vựa lúa

của cả nước nhưng lại có tỷ lệ hộ nghèo cao và tình trạng tái nghèo van còn là -

Trang 11

3

vấn đề xã hội cần giải quyết Vì những lý do trên và với nhận thức về tầm quan trọng của công tác XĐƠN và thoát nghèo bền vững, Luận văn này được mang tên: “Những nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo trên địa bàn huyện Châu

- Thành, tỉnh Đồng Tháp”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:

Tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo và xác định được mức ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đề ra các giải pháp để hạn chế tình trạng tái nghẻo diễn ra trên địa bàn huyện

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tái nghèo của người dân tại huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

- xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó, tác động đến tình trạng tái nghèo của người dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

- Đề xuất các giải pháp để giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp thoát nghèo bền vững

1.3 Tính mới và những điểm nỗi bậc, đóng góp của đề tài:

- Việt Nam là nước được thế giới khen ngợi về thành tích xóa đói giảm

nghèo nhưng cũng là nước có nguy cơ rủi ro cao về tái nghèo Có thể nói tình - trạng tái nghèo là một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng của nước ta hiện nay Đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu các cấp về các nhân tố ảnh hưởng _ đến tình trạng nghèo của các địa phương cũng như của cả nước Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào, được xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo Những chính sách, giải pháp hoặc sáng kiến chống tái nghèo của các cấp chính quyền từ trung ương, đến địa phương trong thời gian qua chỉ mang tính chung chung và quan trọng nhất là không dựa vào những cơ

Trang 12

4

sở lý thuyết tin cậy và thông qua điều tra, khảo sát để đưa ra kết quả mang tính khoa học cao Vì vậy, việc thực hiện luận văn này sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng, để các cấp chính quyền địa phương có thể vận dụng, thực hiện trong chính sách chống tái nghèo cho huyện Châu Thành và có thể nhân rộng ra áp dụng cho các địa phương khác trong cả nước

- Hiện nay, vấn đề về nguyên nhân ảnh hưởng đến tái nghèo trên địa bàn Huyện, chưa đánh giá được hiện trạng và chưa có giải pháp cụ thể định hướng phát triển Cé thé khang dinh rang, day la dé tai nghién ctru khoa học đầu tiên trong cả nước, nghiên cứu về tình trạng tái nghèo của một địa phương, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng để nghiên cứu về tình trạng tái nghèo ở các địa phương khác với phạm vi rộng hơn trong cả nước

- Kết quả nghiên cứu của luận văn, sẽ là luận cứ khoa học phục vụ cơng tác XĐGN và thốt nghèo bên vững trên địa bàn Huyện đạt hiệu quả cao

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: các hộ nghèo đã thoát nghèo từ năm 2006 đến thời điểm điều tra vào cuối năm 2011 trên địa bàn huyện Châu Thành và được điều tra vào thời điểm tháng 11 và tháng 12 năm 2011 để đánh giá lại tình trạng nghèo của hộ dân

- Phạm vi nghiên cứu: huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

1 5 Phuong phap nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng với hàm hoi quy Logistic dé tim ra cac-yéu t6 anh hudng đến tái nghèo Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được tổng quan địa bàn nghiên cứu và làm rõ thêm các _yếu tố của tái nghèo

1.6 Kết cầu Luận văn:

Luận văn được kết cầu thành 6 chương, gồm:

Trang 13

5

Chương 1 Phần mở đầu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên

cứu, những điểm nỗi bật của đề tài và kết cấu đề tài

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về tái nghèo: Trình bày tổng quan các lý thuyết về tái nghèo của Việt Nam và các tổ chức quốc tế; Các phương pháp xác định tái nghèo, nguyên nhân của tình trạng tái nghèo; Các mô hình phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng tái nghèo

Chương 3 Tổng quan địa bản nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày tổng quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp và huyện Châu Thành; Tổng quan về tình trạng tái nghèo tại tỉnh Đồng Tháp và huyện Châu Thành

Chương 4 Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên cứu

Chương 5 Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng: Xác định các nhân tố tác động

đến xác suất rơi vào hộ tái nghèo của hộ gia đình và kiểm định mô hình

Chương 6 Kết luận, kiến nghị chính sách và những hạn chế của nghiên

cứu

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT

Trang 15

6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYÉT

Chương 2 trình bày tổng quan những cơ sở lý thuyết và tình trạng nghèo, tái nghèo và những nghiên cứu khoa học về tình trạng nghèo và tái nghèo của Việt nam và Thế giới Những nghiên cứu này đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến tình trạng nghèo và tái nghèo của hộ gia -đình, đồng thời đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách nhằm, hạn chế tình trạng nghèo, tái nghèo và

thoát nghèo bền vững |

2.1 Cơ sở lý thuyết và tông quan tài liệu về tình trạng nghèo:

Hội nghị chống nghèo đói khu vực Chau A — Thai Binh dương tô chức tại

Băng Kốc (Thailand) vào tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư, không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ

Tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005, Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo áp dụng cho Việt nam giai đọan 2006-2010 Theo đó, chuẩn nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ

200.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương vọi 2.400.000đ/năm) là hộ

- nghèo; chuẩn nghèo tại khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương 3.120.000đ/năm) là hộ nghèo;

Theo Chính phủ (2011), chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 — 2015 đã tăng gấp đôi so với chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 Theo đó, chuẩn nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương với 4.800.000đ/năm) là hộ nghéo; chuẩn nghèo tại khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình |

Trang 16

7

quân từ 500.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương 6.000.000đ/năm) là hộ nghèo

Chính phủ cũng quy định về cận nghèo như sau: hộ gia đình ở nông thôn

có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng là

hộ cận nghèo; hộ gia đình tại khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân từ

501.000đồng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo -

- Về những nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo tại Việt Nam, theo Nguyễn Trọng Hòai (2007), có một số nguyên nhân sau đây: Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Một số vùng có điều kiện địa lý xa xôi cách trở, ít tài nguyên như đất, nước mưa Tại những vùng này thường bị thiếu thốn hoặc tình trạng rat tôi tệ như điện, nước, trường học, bệnh xá, điện thọai Những đặc điểm này phan nao đóng góp vào tình trạng nghèo của hộ gia đình; Khả năng quản lý của chính quyền địa phương Đây cũng là yếu tố quan trọng, tác động đến tình trạng nghèo Biểu hiện của yếu tố này là việc ban hành và thực thi chính sách của _ Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, liên quan đến một số lĩnh vực

như tăng trưởng kinh tế, thị trường, ổn định chính trị và hội nhập quốc tế,

Ngòai ra, cũng còn một số nguyên nhân khác như định chế và mối quan hệ xã

hội, sự cách biệt với xã hội do yếu tố địa lý, sự bất bình đẫng giữa các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Một số

yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng nghèo, liên quan đến hộ gia đình như cầu trúc, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ (số người không tham gia lao động), giới tính của chủ hộ, tình trạng việc làm, nghề nghiệp và trình độ học vân của các thành viên trong hộ, đặc biệt là chủ hộ

Ngoài ra, một số nhân tố tác động đến tình trạng nghèo như sau: Hạn chế

tiếp can nguén tin dung: Theo Waheed (2006), trich trong Dinh Phi Hé (2008),

tinh trang thiếu vốn đầu tư dẫn đền năng suất thấp và thu nhập hộ gia đình thấp

_ và tiết kiệm hộ gia đình thấp Tiết kiệm thấp làm thiếu hụt vốn đầu tư, dẫn đến _

thu nhập thấp Thiếu vốn làm cho người nghèo không thể mua nguyên liệu u phục Luận văn thạc sĩ _

Trang 17

vụ sản xuât như giông cây trông, phân bón, vật nuôi, máy móc thiết bị và áp dụng tiên bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuât Vỉ vậy, đê đảm bảo vôn cho sản xuất, người nông dân cân phải vay thêm vôn từ các định chê chính thức của Nha nước hay không chính thức trong dân và doanh nghiệp Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ được vay vốn sản xuất Nếu các hộ nông thôn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay, để đầu tư cho sản xuất thì năng suất thấp, sản lượng giảm, dẫn đến thu nhập thấp và khả.năng nghèo của hộ gia đình là rất cao Ngược lại, nếu các hộ gia đình tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay, từ các định chế chính thức của Nhà nước với lãi suất thấp và ưu đãi, như Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, các tổ chức mặt trận, đoàn thể của địa phương, thì hộ gia đình có thể chủ động đầu tư cho sản xuất làm cho a suất tăng, sản lượng tăng làm tăng thu nhập và hộ gia đình có thể cải thiện cuộc sống gia đình từ ôn định trở nên khá và giảu

2.2 Về tình trạng tái nghèo: 2.2.1 Khái niệm tái nghèo:

Theo Chính phủ (2011), tái nghèo là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay trở lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã

thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái

nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miễn núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chính phủ cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tái nghèo là một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chế; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tô chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một sô nơi chưa

Trang 18

9

sâu sát Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ở lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo |

| Theo Bộ Ngoại giao (2009), nguy cơ tái nghèo của Việt Nam khá cao so VỚI các nước trên thế giới Đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc chỉ còn 8,5%, nhưng do ảnh hưởng suy giảm kinh tế trong nước và cùng với đó là thiên tại, dịch bệnh liên tục trong thời gian gần đây, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo đã lên tới 12,53%, nhóm hộ cận nghèo gia tăng rất mạnh Trong số đó, không ít hộ đã thoát nghèo quay trở lại tái nghèo Lịch sử xóa đói giảm nghèo cho thấy các hộ dân đã được báo cáo xoá đói giảm nghèo để rồi chỉ một thời gian ngắn sau lại tiếp tục nghèo Theo Việt báo (2010), trong năm 2002, Quảng Nam có 10.629 hộ thoát nghèo thì lại có 9.387 hộ tái nghèo; Lâm Đồng có 2.948 hộ thoát nghèo

thì lại có 4.510 hộ tái nghèo Như vậy, nếu tính bình quân, có đến 60 - 70% tái

nghèo, tức là tình trạng tái nghèo tăng cấp số cộng so với kết quả xóa đói giảm nghèo Còn hiện tại, theo Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi, trong 6 tháng đầu năm

2002 tỉnh này có trên 400 hộ tái nghèo nâng số hộ tái nghèo lên con số 83.500

theo chuẩn mới Trên bình diện thế giới, tái nghèo cũng đang trở thành mối lo

toàn cầu Theo World Bank (2010), Việt Nam nằm trong số 40/107 nước đang

phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng cao bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Theo đó tăng trưởng kinh tế năm 2009 chậm sẽ làm khoảng 46 triệu người “khơng thốt được nghèo, với thu nhập ở mức 1,25 USD/ngày, và khoảng 53

triệu người khác sẽ vẫn nằm dưới 2 USD/ngày 2.2.2 Vòng lần quân của nghèo:

‘Theo Rao va Chopra K (1991), trich trong Dinh Phi Hổ (2006), những nỗ

lực xóa bỏ nghèo đói và bất bình đăng về thu nhập ở các nước dang phat triển

hiện nay chưa đủ hiệu ứng để phát triển kinh tế Khi một vùng hoặc một quốc gia vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở nông thôn, mà thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thì ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến

Trang 19

10

lược phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó Ngành nông nghiệp chỉ phát

huy được vai trò tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế, khi nó được quan tâm đầu tư đúng mức và thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển Do vậy, phát triển ngành nông nghiệp cũng phải đặt trong mối quan hệ với phát triển chung cả nền kinh tế của một quốc gia

Ngành nông nghiệp có những điểm khác biệt so với các ngành khác, như sau:

_- Đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi có quy luật sinh học riêng, gan Với môi trường tự nhiên như nước, đất, thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, Nếu môi trường tự nhiên thuận lợi thì ngành nông nghiệp phát triển nhanh và ngược lại

- Đất được sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt nên việc bảo tồn và nâng cao chất lượng quỹ đất sản xuất là vấn đề tổn tại và phát triển của ngành nông nghiệp

- Hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất ngành nông nghiệp không liên tục trong năm mà có tính thời vụ Vì vậy, việc chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, với vai trò can thiệp và điều tiết của Chính phủ đối với việc chuyên đổi cơ cấu cây trồng và thị trường sản phẩm ngành nông, nghiệp để tránh thiệt hại do tính thời vụ gây ra là rất quan trọng

‘Do ngành nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn nhưng lại mang tính khu vực nên các nhà kinh tê học mô tả “Vòng lân quân của nghèo đói” như sau:

Trang 20

H Hình 2.1 Vong lan quân của nghèo: | Sinh | san | Nang nhiéu suất - Vv Thu Thiéu dinh Bénh Đông |_ | nhập Đầu dưỡng tật {| con | thấp - tu (nghéo) \ + NY, Thất | Tich hoc lũy Góc độ xã hội Góc độ kinh tế Nguồn: Đỉnh Phi Hồ (2006)

Tác động thúc đây kinh tế nâng cao thu nhập cho dân cư là cơ sở để thoát

khỏi vòng lẫn quân này Hiện nay, một số nước đang phát triển trên thế giới đang áp dụng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển mạnh ngành nông nghiệp Điều này là rất quan trọng, đối với các quốc gia có nhiều tiềm năng và ưu thế về tự nhiên gắn với nông nghiệp Ngành nông nghiệp tham gia tháo gỡ những khó khăn của tình trạng kém phát triển, của các quốc gia đang phát triển, thông qua vai trò kích thích tăng trưởng và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế

Như vậy, vòng lần quân của nghèo chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng tái nghèo của hộ gia đình, tìm những nhân tố tài nghèo, thực ra là tìm những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo, vì đối tượng để chọn khảo sát đưa vào mô hình là những hộ nghèo đã thoát nghèo trong thời gian nhất định Điểm khác nhau cơ bản giữa mô:-hình nghèo và tái nghèo là: một, tái nghèo là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định Hai,

đối tượng chọn khảo sát đưa vào mô hình là những hộ đã thoát nghèo Về giác

độ xã hội, những gia đỉnh nghèo thường kém hiểu biết, sinh con đồng Do đông

Trang 21

con nên thường bệnh tật và không có đủ tiền cho con cái ăn học nên dẫn đến tình trạng thất học Tình trạng thất học dẫn đến kém hiểu biết, thất học, thiếu nhận thức xã hội, thiếu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình Do thiếu hiểu biết nên thường sinh con đông, Về giác độ kinh tế, những hộ nghéo 1a những hộ có thu nhập thấp Vì thu nhập thấp nên hộ gia đình có mức tích lñy và đầu tư thấp Do tích lũy thấp và đầu tư thấp nên hộ gia đình không có khả năng đầu tư thâm canh tăng năng suất nên năng suất thấp Vì năng suất thấp nên thu nhập của hộ gia đình thấp, Cứ tiếp tục như thế, vòng lân quần của nghèo đói sẽ làm cho các hộ gia đình từ nghèo, thoát nghèo rồi quay trở lại nghèo

2.2.3 Tái nghèo và các chính sách giảm nghèo thoát nghèo bền vững: Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2011), nguồn vốn của Ngân hàng này cấp cho các đối tượng là hộ nghèo giai đoạn 2005 — 2010 là 50.000 tỷ đồng, tương đương với 3 tỷ đô la Mỹ Thông qua các chính sách giảm nghèo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm nhanh nhưng tỷ lệ hộ tái nghèo vẫn có xu hướng tăng cao Theo Bộ Ngoại giao (2009), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã nhận định rằng, người nghèo thường phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, lạm phát Vì vậy, Nhà nước phải thường xuyên chăm lo cho người nghèo, vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội Theo Bộ Ngoại giao (2009), trong các cuộc khủng hoảng KT-XH, người nghèo bao giờ cũng chịu tổn thương đầu tiên,

và nặng nề nhất Ngay cả khi kinh tế phát triển, người nghèo dù được hưởng lợi,

nhưng lại rất ít, so với những bộ phận còn lại của xã hội Nguy cơ tái nghèo

đang hiển hiện, đòi hỏi có sự thay đổi các chính sách cho phù hợp Mức độ đầu

tư vốn của Nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu còn thấp, sử dụng vốn chưa hướng vào những nguyên nhân nghèo đói bức xúc nhất; thu nhập của hộ cận nghèo còn bấp bênh; đã và đang xảy ra tình trạng ý lại vào chính sách ưu đãi, sự đầu tư của nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng Tuy nhiên, có lẽ vẫn đề xóa nghèo chưa thật sự hiệu quá, là do thiếu chính sách vĩ mô hợp lý, để kích thích

Trang 22

duoc su phat trién chung cia xa hdi Nhiéu y kién khac lai cho rang ban chat van đề nằm ở các chính sách XĐGN Các chính sách luôn hướng từ trên xuống, theo một giải pháp tồn tại bao nhiêu năm nay: rót vốn cho người nghèo để họ tự làm thêm, có thêm thu nhập để thoát nghéo (theo tiêu chí) Còn việc người nghèo sử dụng đồng vốn đó như thế nảo, hiệu quả ra sao, bản thân người nghèo thụ hưởng các chính sách XĐGN như thế nào, tâm lý người nghèo trước các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ra sao vẫn chưa được đánh giá, thâm định đúng mức, thậm chí không hề được quan tâm Vì vậy, chính sách XĐGN luôn được coi như một chính sách hành chính, chứ chưa là một chính sách xã hội, thực sự đi vào _ cuộc sống của người nghèo Các báo cáo thành tích luôn đính kèm thành tích XĐGN, điều đó dẫn đến thực tế là rất nhiều người nghèo được xóa nghèo trên giấy, trong khi thực tế cuộc sống của họ không thay đối nhiều, dù có thêm những khoản hỗ trợ Do đó, khi có những tác động từ biến động tình hình kinh tế - xã hội (thiên tai, dịch bệnh, lạm phát ) đến những biến động trong chính gia đình (bệnh tật, thay đổi công việc ), người nghèo rơi vào tình hình khó khăn hơn Các chính sách XĐGN cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả Và đây là nguyên nhân chính, làm phát sinh hộ tái nghèo, cũng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo, kể cả ở những địa phương luôn được đánh giá là “làm

tốt và có hiệu quả nhất” các chính sách XĐGN a

Theo Vũ Văn Hiền (2011), để thoát nghèo bền vững, các quốc gia cần phải xác định xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dải, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt Sở dĩ phải xác định tính lâu đài và là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là vì những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện để

bảo đảm công bằng xã hội Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy sinh nghẻo đói không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế - địa lý, mà do hoàn cảnh và đặc điểm của từng ca nhân, từng hộ gia đình Những trường

Trang 23

+

hợp này luôn có khả năng xuất hiện và việc xóa đói giảm nghèo mang tính thường trực

Thứ hai, chủ trương của Đảng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần là một định hướng chiến lược Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, luôn

có xu hướng phân hóa hai cực giàu nghèo Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thường xuyên và liên tục, lâu dài, thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nhất là chống tái nghèo, cũng là vấn để liên tục và lâu dài mới giải quyết được

Thứ ba, dân giàu, nước mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội Thực hiện mục tiêu này là một quá trình phân đấu gian khổ, lâu dài Xóa đói giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài, lại là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn

đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội, là một bước cải thiện đời

sống vật chất và tình thần của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân”, mà còn là

nhiệm vụ để bảo đảm én định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xóa đói

-_ giảm nghèo vững chắc vừa là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng là một chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc của người Việt Nam Ngoài

ra, ting trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giảm nghèo, nhưng đây

là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một Có người cho rằng, muốn xóa đói giảm nghèo, trước hết phải đầu tư phát triển sản xuất để tăng

trưởng kinh tế Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển, đến giai đoạn nhất định sẽ hết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài

và trọng yếu Thực ra tăng trưởng kinh tế, có ảnh hưởng đến việc giải quyết vẫn đề nghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo, nói chung là do kinh tế chưa phát triển Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang tính đặc thù Vả lại trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận - kinh tế nhiều thành phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình

Trang 24

trạng phân hóa giàu nghèo tương đối Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những là công việc cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng Chúng ta xác định sự phân hóa giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy ra tình trạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, không thể để người nghèo “ tự bơi ” trong nền kinh tế thị trường, trước con mắt của cộng đồng |

Thứ tư, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội, không có nghĩa là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng Kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trước đây đã cho thấy, nếu đặt công bằng xã hội lên trên hết và tách rời với phát triển kinh tế thì trước hết dẫn tới sự triệt tiêu các động lực phát triển Tuy nhiên, nếu đặt hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất, thì sẽ làm tăng tình trạng phân hóa hai cực, làm tăng sự khốn khó đối với không ít quần chúng nhân dân Bởi vậy, trong khi thực hiện bài toán phát triển đất nước, làm sao phải tạo mọi điều kiện và tăng nguồn lực cho sự phát triển, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo thành công là việc làm thường xuyên, liên tục |

Cuối cùng, xóa đói giảm nghèo là cơng việc của tồn xã hội Cần khẳng định một cách mạnh mẽ răng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghẻo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền và toàn xã hội đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham ø1a của toàn thể cộng đồng

Năm 2008, trước những ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, lần đầu tiên,

Chính phủ có Quyết định 81/QĐ-TTg hễ trợ các hộ nghèo: 200.000 đồng/người, bình quân mỗi hộ nghèo được nhận tối đa I triệu đồng, để đón tết cổ truyền Kỷ Sửu 2009 Một quyết định cực kỳ có ý nghĩa, tại phiên họp thường kỳ đầu năm,

Trang 25

lồ

bàn về KT-XH năm 2009, Chính phủ đã cam kết: Kinh tế suy giảm, nhưng mục tiêu an sinh xã hội phải được đảm bảo, người nghèo phải được quan tâm đầu

tiên Ngày 28/12/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết 30a hỗ trợ đầu tư phát triển giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện tái nghèo có 797 xã tỷ lệ hộ

nghèo trên 50% Từ khi thai nghén, đến khi được phê chuẩn chỉ trong vòng 8 tháng! Đó là một kỷ lục đối với một chính sách lớn dành cho các xã nghèo, có thời gian thực hiện l1 năm (2009-2020), cần nguồn vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng Cùng với hệ thống các chính sách giảm nghèo đang hiện hành (Chương trình quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, chương trình 135 đầu tư hạ tầng KT-XH các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, giai đoạn II, 2006-2010, NQ 30a được kỳ vọng khi triển khai sẽ là cú đột phá mạnh vào thành trì đói nghèo nhất của cả nước - những vùng đất với đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sinh sống, dù đã đang thụ hưởng các CT 135, 134, chương trình xóa đói giảm nghèo gần 10 năm, nhưng vẫn rất nghèo, thậm chí nhiều vùng còn đói nghèo cùng cực, khốn khó!

Chính phủ đã chỉ đạo trong công tác chống tái nghèo, là phải thiết kế lại các chính sách giảm nghèo, tại Hội nghị tổng kết Chương trình 134 về chính

sách cấp đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt dành cho đồng bào các dân tộc thiểu

số gặp nhiều khó khăn Hiệu quả từ các chính sách của Nhà nước dành cho các tỉnh nghèo, hộ nghèo, người nghèo, đến đâu phụ thuộc rất lớn từ khâu thiết kế, hướng dẫn thực hiện có sát hợp tình hình của địa phương hay không? Điều này,

ai cũng rõ, nhưng có một bắt cập, không chi với nhóm chính sách XĐGN, mà

còn ở các chính sách điều hành kinh tế khác: Khâu phản biện điều chỉnh, dự báo

những vướng mắc nảy sinh khi triển khai, còn rất thiếu và yếu, điều này đã dẫn

đến việc thực hiện thấy vướng ở nhiều khâu, bên cạnh đó quá trình chịu trách

nhiệm sửa đổi của các Bộ, ngành liên quan cũng lại rất chậm “Độ trễ của chính sách”- cụm từ mà tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước ai cũng biết Còn hành động? Như vậy, với chính sách dành cho XĐGN, tùy theo nguồn lực và

Trang 26

ti

từng thời điểm tình hình KT-XH của đất nước, để các cơ quan quản lý tham mưu soạn, thảo chính sách mới trình Quốc hội, Chính phủ xem xét phê chuẩn Sự liên thông dọc từ trên xuống dưới, liên thông ngang giữa các Bộ, ngành trong hoạch định, thiết kế chính sách, tính phản biện trước một chính sách mới, khả năng kế thừa tạo hướng đi mới cho các chính sách phát triển giai đoạn sau, còn quá nhiều việc phải bàn Nhưng trước tiên, cần phải đổi mới tư duy cách

làm, thiết kế, quản lý vận hành các chính sách XĐGN

_2.2.3.1 Tái nghèo và vấn đề thiên tai:

Tại các tỉnh miền Trung, một trong những nguyên nhân tái nghèo cũng được xác định còn do thiên tai Thực tế này cũng là tình hình chung của khu vực Năm nào miễn Trung cũng bị bão, lũ trong mùa đông và hạn hán trong mùa hè Tất nhiên, việc sống chung với thiên tai, dường như vẫn còn là bài toán nan giải Vấn đề di dời những ngôi nhà nằm dọc theo vùng sạt lở, vùng tring bị lũ lụt uy hiếp chưa thực hiện rốt ráo Vùng đồng bằng sông Cửu long, sản xuất nông sản hàng hoá bị thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi Vì vậy, thường không chủ động được đầu ra của sản phẩm hàng hoá, nên thường rơi vào tình trạng “trúng mùa - rớt giá” nên mất thu nhập Còn tại các thành phố lớn nguyên nhân chính được cho 1a do tinh hinh lam phat, chi số tiêu dung (CPI) tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chỉ tiêu của người nghèo, dẫn

đến nguy cơ tái nghèo, phát sinh hộ nghèo mới

2.2.3.2 Tái nghèo và giáo dục, y tế và khuyến nông:

Theo Ngân hàng Thế giới (2010), Dự án đánh giá tái nghèo có sự tham gia của cộng đồng tai tinh Dak Lak, đã đưa ra báo cáo các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo và những khuyến nghị chính sách hạn chế tình trạng tái nghèo và thoát nghèo bền vững là: cung cấp cho cộng đồng dân cư các gói dịch vụ cho người tái nghèo như sau: Về giáo dục, Nhà nước phải có chính sách tốt _

nhất để đưa hợc sinh đến trường, như chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh

Trang 27

18

_ tăng cường đầu tư cho giáo dục như xây dựng cơ sở vật chất trường học, chế độ thu hút, khuyến khích giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục Chính sách về y tế, bao gồm việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến y tế cơ sở như bệnh viện huyện, trạm y tế xã thông qua việc đầu tư trang | thiết bị y tế, thu hút đội ngũ y bác sỹ về tuyến cơ sở, khám chữa bệnh miễn phí, bảo hiểm y tế cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu sé Mục tiêu của chính sách này, nhằm làm cho người nghèo có khả năng tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh ngay tại nơi họ sinh sống Ngoài ra, Dự án này cũng đưa ra khuyến nghị về công tác khuyến nông như: Cán bộ khuyến nông viên cơ sở phải biết nói tiếng địa phương, để tăng hiệu quả công tác khuyến nông Công tác dao tạo, tập huấn phải chú trọng đi sâu vào thực tiễn, không quá chú trọng vào lý thuyết suông, các dịch vụ cung ứng hỗ trợ giống, vật tư và dịch vụ nông nghiệp phải gắn liền với công tác hướng dẫn, tập huấn cho nông dân Vẫn đề trợ giup xã hội cũng được dự án đưa ra những khuyến nghị chính sách như phải nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo trợ xã hội và hướng vào đúng các đối tượng cần trợ giúp, bảo trợ như trợ cấp khó khăn, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, lương thực, .Cuối cùng, dự án đưa ra khuyến nghị về cải cách hành chính công như đơn giản hoá _ thủ tục vay vốn ngân hàng, cải cách hành chính công tại các xã, phường

Theo Vietbao.vn (2010), một dự án giảm nghèo tại miền Trung đã chỉ ra _ rằng so với cả nước, khu vực này như đang ngồi trên đống tài sản! Đó là cảng biển: Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quat, Qui Nhơn; sân bay: Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt; di tích nằm rải khắp nơi, đặc biệt có đến 3 di sản văn hóa thế giới, ngoài ra cũng có nhiều mỏ khoáng sản Nhưng trên thực tế, cái nghèo vẫn cứ đeo bám dai dang; người dân “phiêu nam dạt bắc” dé mưu sinh kiếm sống Chính vì thế, việc ưu tiên phát triển kinh tế cho khu vực được Nhà nước cực kỳ chú trọng, cụ thể là Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm từ năm 2001- 2005 Theo Bộ Lao động thương binh - xã hội, khu vực này được Nhà nước ưu

Trang 28

tiên đầu tư vốn phát triển kinh tế xã hội, huy động các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và triển khai nhiều dự án hợp tác quốc tế khác Kết quả bước đầu cho thấy, các địa phương đã thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong các lĩnh vực y tế - giáo dục, nhà ở, hướng dẫn làm ăn bằng cách nâng cao kiến thức sản xuất cho người nghèo, cho vay vốn, đưa sinh viên ra trường, y bác sĩ về thôn bản

Tuy nhiên, van dé that su quan ngại là tình trạng tái nghèo gia tăng mạnh Theo Việt báo (2010), trong năm 2002 Quảng Nam có 10.629 hộ thoát nghèo thì lại có 9.387 hộ tái nghèo; Lâm Đồng có 2.948 hộ thoát nghèo thì lại có 4.510 hộ tái nghèo; Phú Yên có 5.611 hộ thoát nghèo thì có 3.248 hộ tái nghèo; Bình Định có 10.629 hộ thoát nghèo thì lại có 4.465 hộ tái nghèo Như vậy, nếu tính bình quân, phải có đến 60 - 70% tái nghẻo, tức là tình trạng tái nghèo đói tăng cấp số cộng so với kết quả xóa đói giảm tái nghèo Theo giải thích của Bộ Lao

động thương binh - Xã hội (2009), mức độ đầu tư vốn của nhà nước so với kế

hoạch và yêu cầu còn thấp, sử dụng vốn chưa hướng vào những nguyên nhân nghèo đói bức xúc nhất; thu nhập của hộ cận righèo còn bấp bênh; đã và đang xảy ra tình trạng y lại vào chính sách ưu đãi và sự đầu tư của nhả nước và sự hỗ

trợ của cộng đồng | |

Dự án đã chỉ ra các nguyên nhân tái nghèo, có lẽ vấn đề xóa nghèo chưa

thật sự hiệu quả là thiếu chính sách vĩ mô hợp lý, để kích thích được sự phát

triển chung của xã hội Theo chúng tôi, vấn đề này tập trung ở hai nguyên nhân chính, mà hiện nay chưa giải pháp sống chung với thiên tai và định hướng phát triển nông nghiệp Cũng theo Việt báo (2009), tỉnh Phú Yên, địa phương được đánh giá nặng động trong việc triển khai thực hiện xóa đói giảm nghèo Ông Vũ Thanh Bình, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Phú Yên cho biết, một trong những giải pháp mang tính quyết định đến sự thành công của chương trình xóa đói, giảm nghèo đó là cần có lực lượng cán bộ chuyên trách đủ mạnh Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, mỗi

Trang 29

người phụ trách 30 hộ gia đình làm từ A-Z, từ thủ tục vay vốn cho đến hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn để đầu tư sinh lợi Nhờ đó, hiệu quả giảm đói nghèo được hạn chế Thế nhưng, việc tái nghèo lại diễn ra hết sức gay gắt vì lý do hết sức khách quan Cơn bão số 8 đổ bộ vào Phú Yên cuối năm 2001, đã gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và của; cũng trong quí I - 2001 tình hình hạn hán diễn ra trên diện rộng ở 3 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân đã tác hại nặng nề đến đời sống và sản xuất của nhân dân, chính quyên địa phương phải cứu tế Ông Vũ Thanh Bình cho biết thêm: "Tai nghèo có phần không làm chủ giá cả về nông sản, ban đầu khi làm đề án thật hào hứng về tính khả thi trồng mía, nuôi tôm nhưng khi thu hoạch thì bị suy sụp vì giá cả sụt giảm thê thảm!" Thực tế này cũng là tình hình chung của khu vực Năm nào miền Trung cũng bị bão lũ trong mùa đông và hạn hán trong mùa hè Tuy nhiên, việc sống chung với thiên tai dường như vẫn còn là bài toán nan giải Vấn đề di dời những ngôi nhà nằm đọc theo vùng sạt lở, vùng trũng bị lũ lụt uy hiếp chưa thực hiện rốt ráo

Có thể nói, nền nông nghiệp các tỉnh miễn Trung không những đã vượt qua ngưỡng làm đủ ăn mà còn vươn ra thị trường Thế nhưng, giá cả nông sản rất thấp so với các vùng khác mà lý do rất quan trọng là không chọn được giống cây trồng cho năng suất cao Đó cũng chính là tình trạng, sức lao động cần cù

của người nông dân chưa phải là điều kiện đủ, để đưa sản phẩm của mình hòa

- vào thương trường quốc tế Mặc khác, sự yếu kém trong công tác qui hoạch - cụ thé là phát triển mía đường - đã đây người nông dân cứ lay hoay trong việc trồng cây gì, thay vì phải dồn sức để chăm chút cho sản phẩm mình tốt hơn

2.2.3.3 Tái nghèo và suy thối kinh tế tồn cầu:

Theo Ngân hàng Thế giới, (2010), suy thoái kinh tế toàn cầu đang đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn cầu Trong đó, Việt Nam nằm trong nhóm những nước có nguy cơ rủi ro cao nhất về tình trạng tái nghèo Trong một báo cáo chính sách cho hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 hôm

Trang 30

ai

thứ Bảy 14/2/2012, Ngân hàng Thế giới cho rằng, khoảng 40 trong số 107 nước đang phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng cao bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Việt Nam nằm trong nhóm 40 này Các nước còn lại có khả năng bị ảnh hưởng trung bình Chỉ có 10% trong số 107 nước trên bị ảnh hưởng nhẹ Chỉ tiêu đánh giá các nước nằm trong nhóm có rủi ro đói nghèo cao nhất, bao gồm Việt Nam, là tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người giai đoạn 2008-2009 giảm đáng kế so với giai đoạn 2004-2007, và có 20% số ,hộ gia đình hoặc hơn có thu nhập bình quân đầu người dưới 1,25 USD/ngày, theo số liệu năm 2005 Nhóm bị ảnh hưởng trung bình là những nước chỉ có một trong hai điều kiện trên Số liệu cho 2009 cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm, sẽ làm khoảng 46 triệu người khơng thốt được nghèo, với thu nhập ở mức 1,25 USD/ngày, và khoảng 53 triệu người khác sẽ vẫn nằm dưới 2 USD/ngày Đó là không nói đến khoảng 130 ~ 155 triệu người vừa tái nghèo, do cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng vừa qua World Bank cũng cảnh báo nguy cơ khơng hồn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu giảm nghèo cụ thể cho năm 2015 Tăng trưởng chậm cũng làm tăng tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, với khoảng _ từ 1,4 cho đến 2,8 triệu trẻ sơ sinh có thể tử vong trong khoảng từ nay đến năm 2015, nếu khủng hoảng này còn tiếp diễn “Cuộc khủng hoảng kinh tế có thê sẽ biến thành cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nhiều nước, nếu không có các biện pháp bảo vệ người nghèo”, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới nói “Trong khi

toàn thế giới chỉ chú ý đến các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, chúng ta

không nên quên là người nghèo ở các nước đang phát triển, còn rủi ro hơn nếu kinh tế ở các nước đó đi xuống Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi phải có những giải pháp toàn cầu Cần phải thảo luận cả những nhu cầu của người nghẻo ở các nước đang phát triển nữa.”

"Ngân hàng Thế giới cho rằng các nước trong nhóm có nguy cơ cao về tái nghèo, can tập trung tài chính đê tạo công ăn việc làm, cung câp các dịch vụ co

Trang 31

bản và cơ sở hạ tầng, và các chương trình an sinh xã hội cho những người dễ bị

ảnh hưởng nhất

Tóm tắt Chương 2:

Chương này trình bày một số nội dung thuộc cơ sở lý thuyết về tái nghèo

như khái niệm nghèo, tái nghèo, đo lường tái nghèo, một số lý thuyết về tái

nghèo, tổng quan tình trạng tái nghèo của thế giới và Việt Nam và một số kết quả của nghiên cứu trước về tình trạng tái nghèo Theo Chính phủ (2010), tái nghèo là tình trạng hộ gia đình đã thoát nghèo quay trở lại hộ nghèo Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng tái nghèo do các nguyên nhân sau: (1) Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh

tế tồn cầu đã ảnh hưởng đến Việt Nam, thiên tai, dịch bệnh làm cho đời sống

của một bộ phận hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ mới vừa thoát nghèo rất dễ quay trở lại hộ nghèo, (2) các chính sách vĩ mô của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo chưa đồng bộ, ngắn hạn và còn mang nặng tính hành chính mà chưa phải là chính sách xã hội và những chính sách này chưa thật sự bền vũng, (3) tâm ý ý lại, chưa tích cực chủ động vươn lên thoát nghèo của một bộ phận hộ nghèo Những hộ nghèo thường có tâm lý trông chờ, vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và họ có suy nghĩ rằng nếu thoát nghèo thì hộ gia đình sẽ mất đi những khoản hỗ trợ, mà họ được hưởng khi hộ còn năm trong diện hộ nghèo

Trang 32

CHUONG 3: TONG QUAN KINH TE XA HOI CUA DIA BAN NGHIEN CUU

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp

Trang 33

CHUONG 3

TONG QUAN KINH TE XA HOI CUA DIA BAN NGHIEN CU'U

Chương 3 trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp và huyện Châu Thành như: Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, tình hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện

công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Đồng Tháp và huyện Châu

Thành

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tính Đồng Tháp:

3.11, Vị trí địa lý, khái quát tình hình kinh tế xã hội:

Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chăng chịt; nhiều ao, hồ lớn Sông chính là sông Tiền và sông Hậu (hai nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km Dọc theo hai bên bờ sông Tiền và sông hậu là hệ thống kênh rạch dọc ngang Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương KZí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình 26,6°C Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước Ngoài ra, Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như khoa, bắp đậu tương, rau dưa, cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa,

Trang 34

mãng cầu có quanh năm Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nỗi tiếng hoang vu với lắm bưng, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy, Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chìm muông, cua, cá sấu Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuông ba lá trên sông rạch để đến với vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, thăm khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiếng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung

Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và

Công giáo Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến

khách Thành phố Cao Lãnh, tỉnh ly của tỉnh Đồng Tháp cách quốc lộ 1A 36km,

cách Tp Hồ Chí Minh 162km Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của

sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm

kinh tế của Đồng Tháp

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm và chú trọng đến công tác XĐGN Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể xem công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên có sự chủ động trong công tác chỉ đạo, phối hợp chặc chẽ trong công tác XĐGN Theo Tỉnh ủy Đồng

Tháp (2010), trong giai đoạn 2006-2010, kinh tế tỉnh Đồng Tháp phát triển khá |

trên cả 3 khu vực, nhất là khu vực thương mại — dịch vụ Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2010 tăng 13,02% so với năm 2009, trong đó, khu vực nông lâm nghiệp tăng 4,62%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 21,96% và khu vực

Trang 35

thương mại dịch vụ tăng 7,8%.-Cơ cấu kinh tế của Đồng Tháp chuyên dịch theo hướng tăng dẫn tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng; giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp Cụ thể, trong năm 2010, tý trọng nông lâm nghiệp chiếm 40,75%, giảm 3,28%, khu vực công nghiệp — xây dựng chiếm 26,52%, tăng 1,98% và khu vực thương mại — dịch vụ chiếm 32,73%, tăng 1,3% so với năm 2009

Theo Sở Lao động Thương binh - xã hội Đồng Tháp (2011), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015 tăng so với chuẩn nghèo cũ giai

đoạn 2006-2010 gap 1,5 lần Một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao

là huyện Tân Hồng (tỷ lệ hộ nghèo 31,03%, cận nghèo 15,51%) Đơn vị có tý lệ hộ nghèo và cận nghẻo thấp nhất tỉnh là thị xã Sa Đéc (hộ nghèo 6,89%, cận nghèo 5,11%) Tỉnh cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng nghèo như: Thiếu vốn sản xuất chiếm tỷ lệ 49,06%, thiết đất sản xuất: 38,59%, ốm đau, "bệnh tật: 19,21%, lao động không có việc làm: 15,97%, đông người ăn theo:15,82%, Đời sống sinh hoạt của hộ nghèo cũng là vấn đề mà tỉnh cần quan tâm giải quyết Tỉnh có đến 65,57% hộ nghèo dùng nước sông, ao hỗ không đảm bảo vệ sinh, 6,62% hộ nghèo chưa có điện sử dụng trong sinh hoạt, 19,15% hộ nghèo sống trong nhưng căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo và đặc biệt có đến 3,62% hộ có nhà tre lá mà thời gian sử dụng chỉ cón tir 1 đến 2 năm

3.2 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Châu Thành:

3.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội:

Huyện Châu Thành có diện tích 245,94km” và dân số là 151.908 người

(tính đến cuối năm 2011) Huyện ly là thị tran Cai Tau Ha, nam trên đường quốc lộ 80, cách chân cầu Mỹ Thuận 4km về hướng tây và cách thị xã Sa Đéc 12km về hướng Đông Địa hình có hướng dốc từ sông Tiền vào trong nội đồng và tương đối bằng phẳng Cao độ phổ biến từ + 0,8 đến + 1,2, cao nhất là + 1,5,

thấp nhất là + 0,7 Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh muong day dat

Trang 36

thuận lợi cho tưới tiêu Huyện có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng

Tháp, năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới

gio mua gan xich dao Hướng gió: Chủ yếu theo 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc (từ tháng 5 đến tháng 11), ngoài ra còn có gió chướng từ tháng 2 đến tháng 4, cá biệt vào mùa mưa thường có lốc Bốc hơi nước tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6 Lượng bốc hơi trung bình từ 3 - 5 mm/ngày Tông lượng bốc hơi cả năm là 1.657,2 mm, tương ứng với lượng mưa, nhưng lệch về thời gian Về độ âm, âm độ: bình quân cả năm là 82,5% Bình: quân thấp nhất là 50,3% trong đó tháng 3 có âm độ nhỏ nhất là 32% Tổng số giờ nắng khoảng 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nang cao nhất là 9,1 giờ/ ngày Lượng mưa trung bình nhiều năm của

huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11,

lượng mưa chiếm từ 90 - 92% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung vào tháng 9

và tháng 10 chiếm từ 30 - 40% lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12

đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 8 - 10% lượng mưa cả năm

_ Chau Thanh 1a huyện thuần canh nông nghiệp, nên ngành nông nghiệp khá phát triển Nhất là ngành nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá tra phân bố tại các xã cù lao chiếm diện tích rất lớn, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở chế biến tại Khu Công Nghiệp Sa Đéc, cụm công nghiệp An Nhơn - Cái “Tàu Hạ

3.2.2 Tình trạng nghèo và tái nghèo tại huyện Châu Thành:

Công tác XĐƠN là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia và là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang một ý nghĩa chính trị xã hội và-kinh tế quan trọng và cũng là nền tảng thực hiện thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Huyện ủy, HĐND, DBND huyện Châu Thành đã đưa công tác XĐGN vào chương trình | hành động hang năm và ban hành kế hoạch để lãnh đạo thực hiện, giám sát việc thực hiện, từ huyện đên cơ sở trong việc tuyên truyện nâng cao nhận thức trong

Trang 37

các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ các hộ tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo cơ hội có việc làm, cải thiện cuộc sống cho người nghèo

Theo UBND huyện Châu Thành (2012), số hộ nghèo theo chuẩn mới vào

cuối năm 2010 của huyện là 5.032 hộ, chiếm tỷ lệ 13% Đến cuối năm 2011, số

hộ nghèo của huyện là 4.236 hộ, chiếm tý lệ 10,95%, trong đó số hộ thoát nghèo la 1.298 hộ và hộ nghèo mới phát sinh là 502 hộ Báo cáo của UBND huyện Chau Thanh cting da néu ra một số nguyên nhân của tình trạng nghèo của huyện

như: hộ gia đình thiếu vốn sản xuất (46,60%), thiết đất sản xuất (46,36%), thiếu

phương tiện sản xuất, thiếu lao động (16,71%), không có nghề nghiệp, không có việc làm (14,78%), bệnh tật và vướng vào tệ nạn xã hội (18,68%), hộ có đông người phụ thuộc (9,73%) và các nguyên nhân khác (4,49%) Những khó khăn mà huyện Châu Thành phải đối mặt, trong việc xoá đói giảm nghèo là việc huy động các nguồn lực xã hội còn hạn chế; việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội và XĐGN còn lúng túng, chưa mang lại hiệu quả Ngoài ra,

các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, y tế, giáo dục còn nhiều bất cập Công

tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức của người dân thực hiện chưa hiệu quả, nên một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tâm quan trọng về việc XĐGN và thoát nghèo bền vững, để phát huy tính chủ động và ý -_ chí thoát nghèo |

Trên cơ sở những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về công tác giảm nghèo, UBND huyện Châu Thành đã để ra một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo trong năm 2012 như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu: Kiên định mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo ở mức tỷ lệ thấp nhất, gắn mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng

nông thôn mới, kết hợp với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội Phấn

đầu trong năm 2012 giảm 3 phần trăm tý lệ hộ nghèo, tương đương với tỷ lệ hộ

Trang 38

Thứ hai, về nhiệm vụ và giải pháp: Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã đây mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, nhằm nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo Huyện đã tổ chức “hội nghị người nghèo” tại các xã, cho người nghèo đăng ký

phần đấu thoát nghèo, hội nghị có 3831/4236 hộ nghèo dự, có 1202 hộ đăng ký

nhu cầu vay vốn, 213 hộ đăng ký như cầu học nghề, 251 hộ đăng ký nhu cầu xin việc làm, 123 hộ đăng ký nhu cầu hướng dẫn cách làm ăn, chỉ có 367/4236 hộ đăng ký thoát nghèo trong năm 2012, đang nghiên cứu xây dựng thi điểm một số mô hình thí điểm thoát nghèo bền vững và xây dựng kế hoạch phối hợp gắn với mỗi tơ chức hội đồn thể, chi bộ, mỗi đảng viên, đoàn vên giúp đỡ một hộ thoát nghèo bền vững và quản lý, theo dõi, giúp đỡ người nghèo Thực hiện phân loại

hộ nghèo để có biện pháp tác động phù hợp đối với từng nhóm hộ nghèo; Thực

hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ cho người nghẻo, hộ nghèo về y 16, giáo dục và nhà ở cho hộ nghèo Các tô chức tín dụng thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo vay phù hợp với nhu cầu sản xuất, giải

quyết việc làm, nhân rộng các hình thức các tổ, hội, đoàn thể góp vốn giúp nhau

làm kinh tế Ngành lao động, thương binh và xã hội đây mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, chú trọng công tác dạy nghề chất lượng cao và mở rộng các hình thức đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở dạy nghề nông thôn cho người lao động

Huyện cũng đã phát động cuộc vận động “Xóa nhà tre, lá tạm bợ cho hộ nghèo”, bắt đầu thực hiện từ năm 2012, nhằm giúp cho người nghèo “An cư”, thoát nghèo về “Nhà ở” để lập nghiệp giúp họ có thêm thu nhập, thoát nghèo bên vững

Trang 39

Tóm tắt Chương 3:

Chương này trình bày tổng quan về kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp và

huyện Châu Thành Đồng Tháp là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Điều

kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, như đất đai

màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, rất thuận lợi cho giao thông, thời tiết, khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng có giá trị xuất khẩu cao Huyện Châu Thành là huyện thuần canh nông nghiệp, nên ngành nông nghiệp phát triển khá mạnh Huyện có tiềm năng phát triển kinh tế là lúa, vườn và ngành nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá tra phân bồ tại các xã cù lao chiếm diện tích lớn và có giá trị xuất khẩu cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện những năm qua đạt khá cao, nhưng cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm và chưa đồng bộ, kết cầu hạ tang kinh tế - xã hội thấp, một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết triệt để, như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tình trạng tái nghèo diễn biến phức tạp, thoát nghèo chưa thực sự bền vững

Trang 40

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁPN GHIÊN CỨU VÀ DỮ ‘LIEU NGHIEN CỨU

4.1 Phương pháp nghiên cứu

4.2 Mô hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo

4.3 Dữ liệu nghiên cứu

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w