1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vấn đề làm thêm của sinh viên

28 4,9K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 672,28 KB

Nội dung

➢ Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích về bề nổi và bề sâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BỘ MÔN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Trang 2

6 Tổng quan nghiên cứu 6

II PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 7

1 Sự đa dạng về việc làm thêm hiện nay cho sinh viên 7

2 Thực trạng cụ thể số sinh viên đi làm thêm: 9

2.1 Số sinh viên làm thêm chia theo khung giờ 10

2.2 Số sinh viên đi làm thêm phân chia theo loại hình công việc 10

2.3 Sự quan tâm của sinh viên với những công việc làm thêm 11

2.4 Thực trạng làm thêm của sinh viên trường đại học Ngoại thương 12

3 Lợi ích của việc đi làm thêm đối với sinh viên 13

Trang 3

3.1 Tăng thêm thu nhập của bản thân 13

3.2 Nâng cao các kỹ năng của bản thân 13

3.3 Khám phá được năng lực của bản thân 14

3.4 Mở rộng các mối quan hệ 14

3.5 Giúp sinh viên “làm đẹp” CV xin việc 15

4 Khó khăn của sinh viên khi tìm kiếm công việc làm thêm: 15

4.1 Thiếu phương tiện đi lại: 15

4.2 Không cân bằng giữa việc làm thêm và học tập: 15

4.3 Áp lực từ phía gia đình, người thân: 16

4.4 Thiếu kinh nghiệm thực tế: 16

4.5 Chưa biết tận dụng thế mạnh của bản thân: 16

4.6 Sinh viên đối mặt với rủi ro lừa đảo khi tìm việc làm thêm: 17

4.7 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: 18

4.8 Góc nhìn thực tế: Tham khảo Báo dân trí: “Sinh viên làm thêm: Được và mất gì?” 18

5 Giải pháp cho việc làm thêm của sinh viên: 19

5.1 Chọn công việc làm thêm phù hợp: 19

5.2 Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, định hướng rõ ràng: 20

5.3 Quản lý thời gian, sắp xếp mức độ ưu tiên công việc: 21

5.4 Học hỏi trong quá trình làm thêm: 24

5.5 Có cái nhìn tích cực về chuyện làm thêm: 24

5.6 Đừng quên chăm sóc bản thân: 25

III KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 26

Trang 4

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bước vào môi trường đại học, hầu hết sinh viên đều tìm cho mình một công việc làm thêm (part-time job) Một số lượng không ít sinh viên khi vừa đỗ Đại học đã hối hả tìm việc làm thêm Đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh, họ phải lo chi phí ăn ở, học phí và nhiều khoản tiền khác Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vậy nên sinh viên không thể trông chờ vào khoản trợ cấp của gia đình hay nhà trường mà chủ động kiếm tiền Hơn nữa, khi vào Đại học, sinh viên đều đã ở lứa tuổi 18 trở lên, họ đủ trưởng thành để có thể tự lập Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau: có thể là để kiếm thêm tiền, có thể là để học hỏi kinh nghiệm hay là để tạo dựng các mối quan

hệ, Việc làm thêm cho sinh viên thì ngày càng nhiều và đa ngành nghề, đa lĩnh vực….Các đơn vị tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển nhân viên là sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng… vừa tạo việc làm cho sinh viên vừa có cơ hội tiếp cận một nguồn lao động trẻ có tri thức

Sinh viên đi làm thêm không còn là một vấn đề nhỏ lẻ mà là một xu thế gắn chặt với đời sống sinh viên Nhất là đối với sinh viên đang theo học tại thủ đô Hà Nội - một thành phố lớn và phát triển nhất nhì cả nước - thì hoạt động làm thêm của sinh viên càng trở nên sôi động Vậy thì, với những mặt lợi - hại của việc làm thêm, sinh viên nên tìm kiếm cho mình một công việc bán thời gian hay không và làm thế nào để đi làm thêm không ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên? Với mong muốn đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài “Sinh viên với công việc làm thêm” để mang đến cho mọi người cái nhìn đúng đắn về vấn đề việc làm thêm và đưa ra những giải pháp phù hợp, định hướng

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu chung:

Trang 5

➢ Phân tích những hiện trạng, ưu và nhược điểm của việc làm thêm đối với sinh viên

➢ Đưa ra những giải pháp định hướng cho sinh viên khi có công việc làm thêm

➢ Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích về bề nổi và bề sâu…

➢ Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc đi làm thêm trong sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn…

3 Phạm vi nghiên cứu

❖ Phạm vi nội dung: Nhu cầu việc đi làm thêm của sinh viên, những hiện trạng, lợi ích và thách thức khi đi làm thêm và những giải pháp, định hướng cho sinh viên khi đi làm thêm

❖ Phạm vi về không gian: Trường Đại học Ngoại thương ❖ Phạm vi về thời gian: Trong năm 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Về phương pháp chung

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như một số bài báo, phóng sự, một số trang web hay hội nhóm đề cập tới thực trạng của sinh viên nói chung, một số đề tài nghiên

Trang 6

cứu của cựu sinh viên đã tham gia viết đề tài nghiên cứu tương tự chúng tôi Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, tức là phương pháp không có bất kỳ sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật

4.2 Về phương pháp cụ thể

Đầu tiên, chúng tôi ưu tiên cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi bằng cách thức thực hiện khảo sát, bằng bảng hỏi với những câu trắc nghiệm có không và lựa chọn những đáp án đúng với mỗi cá nhân, trả lời dựa trên câu hỏi có sẵn và trắc nghiệm mở rộng Từ đó, sử dụng phương pháp thống kê để thống kê cụ thể kết quả khảo sát được một cách chính xác nhằm phục vụ công tác nghiên cứu cho đề tài đã chọn Bên cạnh đó dựa vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi đi sâu, mở rộng đề tài bằng cách sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để cho đề tài đảm bảo tính logic và mang tính thực tiễn cao

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

❖ Nghiên cứu việc làm thêm của sinh viên trong môi trường đại học, cụ thể là Trường Đại học Ngoại thương để có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng đi làm thêm ở các môi trường khác nhau Và hiện tượng đó có ảnh hưởng tới xã hội hiện tại như thế nào

❖ Tác động khách quan và chủ quan của việc làm thêm trong sinh viên đến từng cá nhân sinh viên, người tuyển dụng và toàn xã hội

❖ Nghiên cứu vấn đề này, cũng có thể thấy rõ chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập và rèn luyện của sinh viên hay chưa? Và liệu sau khi ra trường, sinh viên có thể kiếm được việc làm hay phải đi làm thêm trong quá trình học tập để tích lũy kỹ năng cho bản thân mình

Trang 7

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

❖ Giúp sinh viên hiểu rõ hơn những mặt hạn chế và tích cực của việc đi làm thêm, từ đó quyết định lựa chọn có nên đi làm thêm hay không Nếu có thì nên chọn việc gì, trong môi trường nào để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của từng cá nhân

❖ Muốn xin được công việc làm thêm tốt và phù hợp với mong muốn, sinh viên cần trang bị cho mình những gì?

❖ Hạn chế những rủi ro trong việc đi làm thêm cho sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nói riêng và các trường ĐH khác nói chung

❖ Thông qua việc nghiên cứu, các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, ý muốn, của sinh viên, từ đó có thể tuyển được nhân viên làm công việc bán thời gian phù hợp với vị trí, công việc đang cần ❖ Nhà trường cũng có thể nắm rõ hiện trạng sinh viên phải đi làm thêm như

thế nào, để có thể hiểu hơn về nhu cầu đời sống, nhu cầu học tập, nhu cầu được rèn luyện của sinh viên, từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp

6 Tổng quan nghiên cứu

Thông qua tìm hiểu, điều tra từ các trang mạng xã hội, chúng tôi thấy nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm thêm của sinh viên rất có giá trị Các đề tài này nhìn chung đã phản ánh được thực trạng của việc làm thêm của sinh viên như đề tài ‘’Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay’’ của nhóm sinh viên tại một trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, điểm thiếu sót là chưa đi sâu vào tìm hiểu một nhóm đối tượng cụ thể vì vậy chúng tôi đã thu hẹp phạm vi khảo sát, đối tượng làm khảo sát của chúng tôi là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, trong đó tập trung vào sinh viên năm nhất

và năm hai:

Sinh viên năm 1: 67% Sinh viên năm 2: 28% Sinh viên năm 3 và năm 4: 5%

Trang 8

Thái độ sinh viên khi làm khảo sát: Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương rất quan tâm đến vấn đề này, không có thái độ thờ ơ khi thực hiện khảo sát Hầu hết sinh viên muốn đi làm thêm đều muốn có kết quả để được biết thêm cách tìm việc làm thêm hiệu quả, nhanh chóng mà phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình Đồng thời, sinh viên cũng mong muốn biết được cách khắc phục những thiếu sót khi đi làm thêm, cách điều chỉnh quản lý thời gian hợp lý sao cho công việc làm thêm không ảnh hưởng tới việc học trên trường và làm sao để học hỏi, tận dụng những cơ hội ấy để nâng cao kỹ năng bản thân mình

Những đề tài trước liên quan đến việc làm thêm của sinh viên tìm được: ➢ Khái quát được tình hình chung về việc đi làm thêm của sinh viên hiện

nay ➢ Nêu ra các vấn đề về việc làm thêm như: sinh viên bị lừa đảo trong quá

trình tìm việc làm, sinh viên làm nhiều nhưng mức lương nhận được không tương xứng,

➢ Đưa ra những nhận xét đánh giá về hiện trạng sinh viên đi làm thêm Tuy vậy, đề tài này vẫn chưa tìm hiểu sâu trong quan điểm, cách nhìn nhận của chính những sinh viên đang đi làm thêm và ngay cả những sinh viên không đi làm thêm về việc đi làm, những đánh giá của chính sinh viên về những công việc mình đang làm

II PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

1 Sự đa dạng về việc làm thêm hiện nay cho sinh viên

Sinh viên có xu hướng đi làm thêm hay tìm kiếm công việc làm thêm ngoài việc học trên trường là câu chuyện vốn đã không còn xa lạ xưa nay Qua từng thời điểm khác nhau, các hình thức làm thêm có những sự biến chuyển và thay đổi nhất định, nhưng tổng quan, việc làm thêm cho sinh viên luôn có sự đa dạng ở mọi thời điểm, đặc biệt trong thời đại công nghệ ngày

Trang 9

càng phát triển như ngày nay, nhiều ngành nghề mới ra đời đòi hỏi lao động là những người trẻ luôn bắt nhịp với xu thế

Việc sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm cho mình sau giờ học giờ đây không khó khăn gì cả Với từ khóa “việc làm thêm của sinh viên” thì trong vòng 0.89 giây đã cho ra khoảng 461,000,000 kết quả liên quan (ảnh minh họa bên dưới) Ở các tuyến đường Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều thông báo tuyển dụng việc làm thêm cho sinh viên

Câu hỏi đặt ra ở đây là việc làm thêm đa dạng như thế nào?

Thứ nhất, về số lượng việc làm, chúng tôi trích dẫn một trang mạng được nhiều người truy cập nhất hiện nay: https://vn.indeed.com với 34,5 triệu lượt truy cập/ tháng Từ trong trang tìm kiếm này, số lượng việc làm thêm cho sinh viên rất phong phú, đa dạng Chúng em đã chia các công việc thành 2 nhóm:

công việc lao động trí óc và công việc lao động chân tay

Các công việc lao động trí óc bao gồm: gia sư/trợ giảng, nhân viên văn phòng, ctv viết bài, quản lý fanpage, sáng tạo nội dung trên các kênh giải trí, Trong đó, theo một nghiên cứu mới nhất thì công việc gia sư chiếm tỷ trọng phổ biến nhất (33,2%) trong các công việc trí óc Đây cũng là công việc có nhiều sinh viên năm nhất đang làm (chiếm 45% trong tổng số sinh viên năm

nhất thực hiện khảo sát)

Các công việc lao động chân tay bao gồm: nhân viên phục vụ, giao hàng, thu ngân, nhiếp ảnh gia, trợ lý đạo diễn hay tài xế công nghệ, Trong đó theo một nghiên cứu tại thời điểm đại dịch Covid 19 chưa xảy ra, công việc phục vụ quán ăn, nhà hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể các công việc chân

tay (45,1%)

Thứ hai, xét trên khía cạnh thời gian, những việc làm thêm của sinh viên hiện nay có thời gian lưu động khá lớn Sáng, trưa, chiều, tối đều có nhiều công việc để lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và lịch học sắp xếp trên trường Đối với các công việc như phục vụ quán ăn, gia sư thì các bạn có xu hướng làm ca tối hay đối với buổi sáng hay chiều thì các bạn có lựa chọn là

Trang 10

làm các công việc bán hàng Hiện do tình hình đại dịch nên những công việc

qua mạng hiện giờ có thể linh động khá nhiều về mặt thời gian

Thứ ba, xét trên khía cạnh hình thức công việc, sinh viên có thể lựa chọn hình thức làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp từ xa qua mạng (online) Tuy rằng đại dịch Covid xảy ra và tình hình vẫn đang nghiêm trọng, số lượng các công việc có xu hướng giảm nhẹ ở các công việc chủ yếu liên quan lao động tay chân do bất lợi về mặt địa lý, di chuyển; nhưng cùng lúc đó nhờ hình thức làm việc gián tiếp, một sự đa dạng khác đã bùng nổ mạnh mẽ hơn: đó là các công việc tự do như cộng tác viên viết bài trên các trang mạng xã hội, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các cửa hàng trên Facebook, Instagram, hay

sáng tạo nội dung trên các kênh Tik Tok, Youtube

Chính vì thế, có thể khẳng định được thị trường công việc làm thêm

ngoài giờ ngày càng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết

2 Thực trạng cụ thể số sinh viên đi làm thêm:

Bảng tổng kết số liệu số sinh viên đi làm thêm theo khung giờ và theo công việc:

Nơi làm thêm

Số người/ Tỷ trọng

Ca sáng (Từ 5h - 13h)

Ca tối (Từ 15h – 23h) Tổng

Trang 11

Gia sư

Kinh doanh nhỏ

Công việc khác

2.1 Số sinh viên làm thêm chia theo khung giờ

Tổng hợp từ các phiếu điều tra đối với sinh viên từ các trường đại học cho thấy thực trạng làm thêm của sinh viên phân chia theo khung giờ làm việc

được thể hiện ở bảng trên Số liệu ở bảng trên cho thấy:

Xu hướng đi làm thêm vào ca sáng hay ca tối phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm công việc cũng như quỹ thời gian rảnh của sinh viên Đối với quán ăn thì các bạn có xu hướng làm ca tối nhiều hơn, bởi thời gian làm công việc này kéo dài, mà hầu hết lịch học là ban ngày, do vậy rất khó để sắp xếp làm ca sáng (chiếm 17.05%) Đối với công việc bán hàng thì lại chủ yếu làm buổi sáng bởi đây là tính chất của công việc bắt buộc Chỉ có gia sư, kinh doanh nhỏ và công việc khác sinh viên có thể chủ động hơn về thời gian làm thêm Trong những công việc trên thì đi gia sư và kinh doanh nhỏ thì có thể linh hoạt sắp xếp thời gian, còn đối với các công việc như làm quán ăn, bán hàng thì rất khó để sắp xếp bởi yêu cầu công việc thường là làm full sáng hoặc

chiều, mà thời gian của sinh viên không thể chủ động được như vậy 2.2 Số sinh viên đi làm thêm phân chia theo loại hình công việc

Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra cho thấy thực trạng làm thêm của

Trang 12

sinh viên như sau: Công việc làm thêm ở quán ăn là công việc phổ biến nhất (chiếm 43.83 % tương ứng với 217 sinh viên trên tổng số sinh viên đi làm thêm) Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn nhưng công việc này mang tính chất lao động chân tay là chính, không sát với ngành học của sinh viên

Làm ở quán ăn không yêu cầu cao về ngoại hình, trình độ nhưng lại đòi hỏi lượng thời gian nhiều và làm việc rất vất vả, ví dụ như: sơ chế nguyên liệu, nấu ăn, bưng bê dọn dẹp cửa hàng, Bên cạnh đó các công việc khác như làm dự án cùng thầy cô, nhập số liệu trên máy tính, Các công việc này

thường gắn liền với ngành học nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ: 7.07% (tương ứng 35 sinh viên) Các công việc còn lại như bán hàng, gia sư, kinh doanh nhỏ cũng chiếm tỷ trọng tương đối

2.3 Sự quan tâm của sinh viên với những công việc làm thêm

Đề tài này được thực hiện trên form khảo sát:“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm thêm của sinh viên”, bao gồm những sinh viên

không đi làm thêm Việc khảo sát các yếu tố được quan tâm khi lựa chọn việc làm thêm của sinh viên cho thấy: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chọn việc làm thêm là thu nhập; yếu tố thứ hai là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không

Trong đó, loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho các khối lớp (chiếm 41,5%) Trong đó, loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho các khối lớp (chiếm 42,5%) Loại công việc được ưa chuộng kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp (chiếm 20%)

Cũng theo khảo sát trên, 62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè; 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường và 5,1% tìm việc qua các phương tiện truyền thông Cũng theo khảo sát trên, 65% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè; 25% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường và 10% tìm việc qua các phương tiện truyền thông

Trang 13

2.4 Thực trạng làm thêm của sinh viên trường đại học Ngoại thương

Tổng hợp từ form khảo sát đối với sinh viên trường đại học Ngoại

Thương về việc làm thêm cho thấy thực trạng như sau:

56% sinh viên đã đi làm thêm, 44% còn lại chưa đi làm và đang kiếm

công việc làm thêm:

Trong số các sinh viên đã đi làm thêm, 52% sinh viên đã tìm được công việc liên quan đến chuyên môn, 48% còn lại thì đã tìm các công việc kỹ năng, tay nghề.Mức thời gian dành ra làm việc mỗi tuần chiếm phần trăm cao nhất là vào từ 5-10 tiếng/1 tuần (chiếm 43%):

Mức lương hàng tháng mà sinh viên nhận được phổ biến nhất là vào khoảng 2-4 triệu VND Đa phần các công việc làm thêm của các bạn sinh viên

Trang 14

đều đem lại lợi ích lớn nhất là thu nhập ổn định, đủ trả phí sinh hoạt cá nhân còn hầu như không đem lại cho các bạn lợi ích về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng làm việc nhóm Khó khăn lớn nhất với các bạn sinh viên khi kiếm công việc làm thêm là khó tìm được công việc phù hợp với bản thân Việc cân bằng thời gian giữa công việc và học tập là việc khó khăn nhất đối với các bạn sinh viên khi đang đi làm thêm 74% các bạn hoàn thành phiếu khảo sát đều cho rằng công việc làm thêm hữu dụng 70% các bạn sinh viên đều đang rất hài lòng với công việc mình đang làm thêm

3 Lợi ích của việc đi làm thêm đối với sinh viên

3.1 Tăng thêm thu nhập của bản thân

Đây hẳn là điểm tích cực rõ ràng nhất khi chúng ta có công việc làm thêm Khi tìm việc làm thêm, sinh viên sẽ phần nào san sẻ được gánh nặng tài chính cho gia đình Đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà Đi làm thêm sẽ

có thêm khoản chi phí để trang trải sinh hoạt, ăn uống, tiền phòng…

Đi làm thêm, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn được quá trình lao động kiếm tiền như thế nào Đó là cơ hội để được trải nghiệm việc tự lập tài chính Tạo cho ta có thói quen kiểm soát và chi tiêu hợp lý hơn Nếu gia đình có đủ tài chính để bạn học, thì việc làm part time giúp bạn có thêm khoản tiền riêng cho các sở thích cá nhân

3.2 Nâng cao các kỹ năng của bản thân

Việc bạn đi làm thêm là cách trải nghiệm tốt nhất trong lúc sinh viên đang ngồi ghế nhà trường Công việc sẽ giúp mỗi người thực hành được các

kiến thức đã được học và rèn luyện chúng mỗi ngày

❖ Biết cách quản lý thời gian Việc làm thêm cho sinh viên sẽ giúp sinh viên làm quen dần với những khó khăn trong công việc Mỗi cá nhân sẽ học được cách giải quyết và điều chỉnh được những áp lực công việc Đồng thời là học cách quản lý thời gian biểu của mình tốt hơn Vì chúng ta phải biết cách sắp xếp và đảm bảo thời

Ngày đăng: 07/01/2022, 17:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

làm các công việc bán hàng. Hiện do tình hình đại dịch nên những công việc qua mạng hiện giờ có thể linh động khá nhiều về mặt thời gian - Tiểu luận vấn đề làm thêm của sinh viên
l àm các công việc bán hàng. Hiện do tình hình đại dịch nên những công việc qua mạng hiện giờ có thể linh động khá nhiều về mặt thời gian (Trang 10)
2.2. Số sinh viên đi làm thêm phân chia theo loại hình công việc - Tiểu luận vấn đề làm thêm của sinh viên
2.2. Số sinh viên đi làm thêm phân chia theo loại hình công việc (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w