1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so bien phap tang cuong Tieng Viet cho hoc sinh dan toc thieu so

19 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 49,97 KB

Nội dung

Vậy làm thế nào để dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3, làm giàu thêm vốn Tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động v[r]

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh của giải pháp

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số Sự nghiệp văn hoá giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Dao, dân tộc Thái và dân tộc Mường ở xã Quy Hướng nói riêng đã có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội

và phát triển kinh tế địa phương Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế nhất định, cộng với đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hạn chế đến việc chăm lo học hành cho con em

Với nhiệm vụ chung của năm học: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Đẩy mạnh việc "Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại theo TT 30/BGD&ĐT và

TT 22/ TT – BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của bộ giáo dục và đào tạo, sửa đổi bổ sung một số phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống Đổi mới phương pháp dạy học Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí

II Lý do chọn giải pháp

Để góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của năm học, cũng như góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn xã mà dân tộc Thái, Mường và dân tộc Dao chiếm phần lớn dân số của xã Quy Hướng, đặc biệt Trường Tiểu học

và THCS Quy Hướng thì học sinh dân tộc Thái chiếm 37,2%, dân tộc Dao 32,8%, dân tộc Mường 22%; Do vậy các em gặp không ít khó khăn khi phải học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng Tiếng Việt, bởi vì:

+ Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ nói, như : Nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ Tiếng Việt, tuỳ theo khu vực khác nhau của xã (với khu vực bản ở gần với người dân tộc Kinh thì trẻ em nói được nhiều Tiếng Việt chuẩn hơn bản ở xa người kinh)

+ Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt bằng ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế Các

em chỉ giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt trong các tiết học hoặc khi tiếp xúc với thầy, cô giáo Mà chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Mặt khác do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là người dân tộc Kinh nên vốn từ tiếp thu được rất hạn chế Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa Ví dụ: Cô đi đâu ? thì học sinh lại nói: Đâu đi cô? hoặc Em đi học chưa? thì các em nói: Chưa học đi em? Hoặc là

Trang 2

nói lẫn với tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của các em, hay các em chua biết diễn đạt đầy đủ câu, đủ ý mà các em muốn nói ra

+ Kỹ năng nghe - hiểu - viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả năng hiểu

và xác định nghĩa của từ Tiếng Việt còn hạn chế hay dùng sai từ trong khi nói và viết

+ Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ chậm Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp rất nhiều khó khăn Khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế

+ Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin của học sinh còn chậm Vậy làm thế nào để dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3, làm giàu thêm vốn Tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo yêu cầu, tôi là một giáo viên công tác 20 năm trên địa bàn

xã khó khăn có đến 92% học sinh toàn trường là người dân tộc Dao, Thái, Mường, trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để có thể làm phong phú hơn vốn từ Tiếng Việt cho các em cũng như giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp

bằng tiếng phổ thông tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng năm học 2018-2019” Mong được chia sẻ và nhận được

những đóng góp chân tình từ các bạn đồng nghiệp

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức tổ chức dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3 phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3 Đánh giá đúng thực trạng học tập của học sinh và công tác dạy học của giáo viên trong phạm vi Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đề cập tới vấn đề tìm hiểu một số biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3 tại Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La

Từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2018 - 2019

Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục tại Trường Tiểu học Quy Hướng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên tôi dùng một số phương pháp sau:

- Nghiên cứu tài liệu

Trang 3

Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục, tài liệu hướng dẫn về tăng cường Tiếng Việt của dự án PEDC, Bổ trợ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

… tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo

- Nghiên cứu thực tế

- Dự giờ, thao giảng trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung cần đạt đối với học sinh lớp 3

- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

- Khảo sát, thống kê chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số

- Phương pháp vấn đáp, gợi mở

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp luyện tập, thảo luận theo nhóm

- Phương pháp trắc nghiệm

IV Mục đích nghiên cứu

Giải quyết những khó khăn cho giáo viên trong công tác giảng dạy cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận một cách rễ ràng với Tiếng Việt và môn Tiếng Việt

Giúp học sinh sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong quá trình học tập và trong cuộc sống hằng ngày Nâng cao nhận thức và kinh nghiệm trong giáo dục của bản thân, góp phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục nhà trường cũng như của xã hội tạo điều kiện xây dựng những con người có ích cho xã hội tương lai

Trao đổi kinh nghiệm trong công tác giáo dục cũng như việc tăng cường Tiếng Việt cùng đồng nghiệp và tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục từ đó nhân rộng việc nghiên cứu khoa học giáo dục trong đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm góp phần làm tốt hơn việc giáo dục và rèn luyện cho học sinh trong nhà trường nói riêng và trong toàn huyện nói chung

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I Thực trạng của giải pháp đã biết.

Nghe - nói - đọc - viết là bốn kỹ năng của Tiếng Việt, để đạt các yêu cầu so với chuẩn kiến thức và kỹ năng theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2006; Công văn 9890/BGD&ĐT - GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Công văn 8114/BGD&ĐT – GDTH về việc Nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; Công văn 5842/BGD&ĐT - VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn cấp tiểu học và Thông tư 30/2014/TT- BGD&ĐT, ngày 28 tháng

8 năm 2014 và TT 22/ TT -BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của bộ giáo dục và đào tạo, sửa đổi bổ sung một số phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học Qui định đánh giá học sinh tiểu học… Việc học Tiếng Việt đối với học sinh là dân tộc (Dao, Mường, Thái) rất khó vì đây là ngôn ngữ thứ hai của các em Để giúp các em đạt được chuẩn theo yêu cầu của môn Tiếng Việt cần tuỳ theo đối tượng học sinh như: Năng lực tư duy, khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt, ý thức của học sinh, điều kiện, môi trường sống và học tập

Vì vậy cần tăng cường những nội dung mà học sinh còn hạn chế về:

+ Về kỹ năng nghe

Khả năng nghe của hầu hết học sinh là chậm bởi những lý do sau đây:

Khả năng phản ứng của học sinh khi nghe Tiếng Việt rất chậm Đặc biệt học sinh ít có khả năng nghe rõ và ít phát hiện được âm sắc khi nghe người khác đọc và nói là do không được thường xuyên giao tiếp bằng Tiếng Việt

Khả năng nghe chậm còn do học sinh lạ và chưa hiểu một số từ của Tiếng Việt Bởi vậy trong các giờ học, tôi thường xuyên tổ chức cho các em hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn để các em nghe bạn trao đổi đóng góp ý kiến tạo thói quen nghe - nói cho các em Mặt khác, ngay từ đầu năm học, tôi ra quy định khi đến trường các em không nên giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mà phải giao tiếp bằng Tiếng Việt và giao nhiệm vụ cho các tổ theo dõi phát hiện những bạn hay giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cuối tuần xếp loại thi đua

+ Về kỹ năng nói

Phần lớn học sinh khi nói thường nói thêm dấu thanh, hoặc mất dấu đối với nhiều tiếng từ:

Ví dụ “trống chiêng” với “trông chiếng”; “mặt trăng - mặt trặng”; “chẳng hay” - “chặng hai”…

Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, thường nói câu cụt, ít có đầu có cuối, thường diễn đạt và nói ngược

Trang 5

Ví dụ: Khi cô hỏi: Hôm qua các em học Tập đọc bài gì? Các em chỉ trả lời

Gà Trống và Cáo….hoặc Mẹ em có ở nhà không? Các em chỉ trả lời: Có! Hoặc Một số em khi trả lời thường có sự pha trộn giữa tiếng mẹ đẻ với Tiếng Việt làm cho người nghe không hiểu Vì vậy trong các giờ học kể chuyện, tôi thường gọi nhiều em kể, mỗi em chỉ cần kể 2 – 3 câu, kể một đoạn Trong các tiết học khác, giao cho mỗi em làm nhóm trưởng một lần nhằm rèn kĩ năng nói trước lớp

+ Về kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu

Do khả năng nhận mặt chữ chậm, nhiều học sinh khả năng đọc liền mạch còn yếu dẫn đến trong khi đọc câu văn hoặc đoạn văn các em ngắt, nghỉ tùy tiện không đúng chỗ Cũng như kỹ năng nói, học sinh thường đọc sai tiếng do thêm bớt dấu thanh của các tiếng …Do vậy, làm mất nghĩa của từ hoặc của cả câu văn Mặt khác, khả năng hiểu văn bản của các em khi đọc còn chậm và hạn chế Để học sinh dân tộc đọc đúng đạt với yêu cầu thì rất cần sự nhiệt tình của giáo viên

+ Về kỹ năng viết

Do ảnh hưởng của kỹ năng nghe nên học sinh viết chậm, viết sai tiếng do thiếu, thừa các dấu thanh

Đa số học sinh viết chữ chưa đều, chữ viết chưa đúng độ cao, cách trình bày chưa đẹp (một phần do sử dụng bút bi để viết)

Khả năng sử dụng từ còn nhiều hạn chế, vốn từ còn nghèo, câu văn lủng củng, nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy và chỉ viết bắt chước người khác cho nên hiệu quả trong viết văn rất thấp

1 Thuận lợi - khó khăn

* Thuận lợi

Trong những năm học gần đây Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như trường

đã tổ chức cho học sinh dân tộc thiểu số chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” và tổ chức các hoạt động giáo dục khác nên đã phần nào giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp

Học sinh được cấp phát đầy đủ sách

Đa số các em đã biết đọc, biết viết và hiếu học, hơn nữa lứa tuổi các em còn nhỏ dễ uốn nắn, biết nghe lời thầy cô giáo

Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học (tranh, ảnh), cũng như một

số trang thiết bị về công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu…

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin tương đối phát triển nên ngoài học ở trường học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với các lĩnh vực thông tin khác như xem phim, nghe đọc truyện qua Ra- đi - ô, xem các chương trình quảng cáo, du lịch qua màn ảnh nhỏ,…

Bản thân tôi là một giáo viên sở tại dạy học ở trường đã 20 năm Nên tôi am hiểu về phong tục tập quán của học sinh cũng như những lỗi học sinh thường mắc phải khi học các môn học nhất là môn Tập đọc

Trang 6

Phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em mình và mong muốn con em mình được đi học để sau này có một tương lai tốt đẹp hơn

Năm học 2017 - 2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng số 14

em, trong đó có 12 em là dân tộc Dao chiếm 85,7% Một số em đọc, viết chưa thành thạo

Kết quả khảo sát đầu năm vào ngày 12 tháng 9 năm 2017 của môn Tiếng Việt là: Với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 14 em;

Kết quả khảo sát đầu năm vào ngày 14 tháng 9 năm 2018 của môn Tiếng Việt là: Với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 20 em kết quả cụ thể như sau:

Khả năng học Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế Đa số các em có kĩ năng đọc, viết, nghe - nói rất yếu Nói và viết sai dấu thanh, sai vần cụ thể các tiếng có dấu thanh khi đọc và viết các em sai vần, hay viết sai dấu những tiếng có

dấu thanh hỏi khi đọc các em lại đọc thành dấu thanh nặng và viết lại những tiếng

có vần ay các em lại viết thành vần ai (ví dụ: “Bảy ngày” thì các em đọc là “Bại

ngài”; “ngày nay” các em đọc là “ngài nai” hoặc “tổ chức buổi học” các em đọc là

“tộ chức buội họp”, và các em thường hay nói câu cụt không có phần đầu câu…

Sau khi thực hiện đề tài đã có dấu hiệu khả thi rõ rệt: khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của các em được tốt hơn, các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ít sai dấu hơn

* Khó khăn

Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải công phu, kiên trì trong quá trình thực hiện

Đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ dựa vào kết quả của các tiết lên lớp sẽ không khách quan mà ta chưa xem xét đến các điều kiện cần thiết khác như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể…

Trang 7

Do đứng trước những thực trạng của lớp, của trường chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh quá thấp dẫn đến khả năng nhận biết trong giao tiếp, trong cuộc sống của phần lớn học sinh dân tộc thiểu số quá kém, bởi vậy tôi đã tìm ra một số biện pháp để dạy tăng cường Tiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3 tại Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng

Do giáo viên chưa năng động, chưa mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các em được giao tiếp

Muốn lồng ghép tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Dao, Mường, Thái) lớp 3 có hiệu quả giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài Xem những nội dung nào quan trọng trong giờ dạy để từ đó lồng ghép tăng cường Tiếng Việt để củng cố cho học sinh cách đọc – nói – nghe – viết cho chuẩn Nên tập trung vào những tiếng, từ các em đọc, viết chưa chuẩn mà lồng ghép, tránh lồng ghép một cách tràn lan và không phù hợp

Giáo viên cũng cần chọn lọc cô đọng các tiếng, từ mà các em thường xuyên đọc, viết hay sai tiếng, dấu thanh, hạn chế tối đa các sai sót khi lồng ghép tăng cường Tiếng Việt Khi làm tốt điều này giáo viên sẽ thu về được một kết quả tốt, giúp các em tự tin, hòa đồng, cố gắng phấn đấu, nhất là tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập

Các tiết dạy được lồng ghép tăng cường Tiếng Việt các em hưởng ứng rất nhiệt tình, hứng thú và tiếp thu bài tốt, không khí lớp học sôi nổi, học sinh chủ động hợp tác Kết quả học tập được nâng lên

Giáo viên chủ động tiếp xúc, gần gũi, thực sự yêu nghề, mến trẻ phải là một

“Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, tích cực đi thực tế gia đình học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhiều hơn nữa thì hiệu quả rèn cho các em học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ngày càng đạt kết quả cao hơn

Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, dạy lồng ghép các hoạt động, các trò chơi bổ ích để gây hứng thú cho các em không chán nản trong học tập, tạo cho các em cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Từ đó các em sẽ gây hứng thú trong học tập và thích đến trường, đến lớp để học tập

Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, với đồng nghiệp, với tất cả mọi người cũng phải nói chuẩn Tiếng Việt không được nói tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo

Trong giờ dạy giáo viên phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh đọc, viết sai chính tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn các em đọc, viết cho chính xác và chuẩn Tiếng Việt

Bản thân phải theo học lớp dạy tiếng dân tộc để hiểu biết vốn ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc địa phương nơi đang công tác, để phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy

Trang 8

Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh khó khăn trong học tập, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy, cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học tập do đó giảm thiểu được tối đa các em phát âm sai (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó)

II Nội dung của sáng kiến

1 Bản chất của giải pháp mới.

Nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt và sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày Giúp các em hòa nhập với cộng đồng và chủ động trong học tập và rèn luyện

Các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tích hợp lẫn nhau, góp phần hình thành nên các

kỹ năng Nghe - Nói - Đọc -Viết của môn Tiếng Việt Vì vậy tôi đã vận dụng một

số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho các em:

1.1 Các biện pháp cụ thể.

a Biện pháp 1: Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc

Nghe và nói Tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau Có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng Do vậy, tôi phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng, ngắt hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải, đồng thời phải phát âm, nói chậm rãi

để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo Khả năng nói Tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác Khả năng nói Tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt Đặc biệt đối với học sinh dân tộc các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa

vô cùng quan trọng Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói Tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt Đó là do vốn từ về Tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói, khi giao tiếp Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp

Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi thường xuyên tăng cường khả năng nói Tiếng Việt cho các em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, luyện nói đối thoại Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau của Tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh

Khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh dân tộc dao là nói thừa hoặc thiếu dấu thanh, nói lẫn giữa vần ai/ay, ây/ơi, đân tộc Thái lẫn giữa thanh sắc/ nặng; đân tộc Mường lẫn giữa thanh sắc/ngã dẫn đến đọc,viết, nói sai tiếng, từ Do vậy, khi dạy môn tập đọc tôi thường kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc

Trang 9

thích hợp để phát huy được nhiều học sinh được đọc như là chia nhóm, đọc nối tiếp, nghiên cứu áp dụng quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù với từng thể loại văn bản và từng giai đoạn học tập đọc của học sinh Khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em

Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Mồ Côi xử kiện” tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ đó Ví dụ như từ:

xử kiện, bác này, bác hãy, thản nhiên,… bằng cách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các em

Đối với em khó khăn về đọc, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay những tiếng, từ các em còn đọc sai Bên cạnh đó, tôi còn giúp các hiểu nghĩa của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ “công đường”, “bồi thường” và cho các

em nhắc lại nghĩa của từ đó Phần tìm hiểu bài, tôi đưa ra câu hỏi và yêu cầu các

em suy nghĩ trả lời đầy đủ câu Nếu em nào trả lời chưa đủ câu, tôi cho các em trả lời lại hay gọi em khác trả lời đầy đủ hơn và yêu cầu em đó nhắc lại câu trả lời của bạn Cứ như thế một thời gian sau các em dần sửa được cách nói câu cụt

Trong giờ dạy, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao Mặt khác, việc tập nói Tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng cường tập nói Tiếng Việt, dạy tích hợp vào các tiết học khác, thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện với các phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp đàm thoại Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói Tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa phương Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng Tiếng Việt Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc,

mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các hình thức sau đây:

Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp

Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh

Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên

b Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng viết (Chính tả - Tập làm văn)

* Viết đúng chính tả: Viết đúng chính tả bao gồm những nội dung sau:

Trang 10

Viết đúng con chữ của Tiếng Việt

Viết đúng âm vần, ghép đúng các con chữ để tạo thành các tiếng đúng

Sử dụng đúng các dấu thanh

Biết cách trình bày một bài viết đẹp

Làm thế nào để giúp các em viết đúng chính tả? Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải viết chữ đúng mẫu và đẹp, hiểu điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của học sinh, từ đó mới đề ra các biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Vậy để học sinh viết đúng, đầu tiên tôi phải chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng viết bài chính tả như: (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ) chú ý cách đọc; đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ đọc phù hợp với trình độ học sinh Xong tôi còn thường xuyên hướng dẫn về tư thế ngồi học, ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút, cách để vở cho toàn bộ học sinh một cách kỹ lưỡng với việc làm mẫu nhiều lần của tôi cũng như học sinh Đồng thời phải thường xuyên uốn nắn giúp đỡ về tư thế ngồi học trong các tiết học khác để các em có thói quen ngồi học đúng tư thế Tôi dạy thật kỹ, dạy nhiều lần, hướng dẫn làm mẫu nhiều lần các nét của con chữ như: nét khuyết, nét sổ thẳng, nét cong, nét móc, nét thắt và kích thước của từng con chữ Mặt khác, tôi giới thiệu chữ mẫu và hướng dẫn cách viết cụ thể về đặc điểm, cấu tạo của các chữ, giúp các em nhận ra sự giống và khác nhau về cấu tạo của các chữ Từ những việc làm này đã giúp cho học sinh dễ nhận diện, dễ nhớ mặt chữ, hạn chế những sai sót trong khi viết chính tả

Bên cạnh đó việc sử dụng đúng các dấu thanh cũng không kém phần quan trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai sót khi các

em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại cho đúng Trước khi viết, tôi cho các em đọc lại bài chính tả sẽ viết trong sách giáo khoa, giúp các em nắm được nội dung bài viết, hướng dẫn các em nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài và hướng dẫn luyện viết chữa kỹ những tiếng khó, dễ lẫn mà các em thường mắc lỗi cũng như cách sử dụng dấu thanh để hạn chế những sai sót do nói thế nào viết thế vậy

VD: Quả chuối/quạ chuối; năm mới/năm mấy; phấp phới/phấp phấy; buổi tối/buội tối (viết nhầm dấu thanh hỏi/thanh nặng; ơi/ây)

Thanh điệu: thanh hỏi, thanh nặng; phần vần: vần ơi, vần ây…

VD: cửa sổ/cựa sộ; vội vã/vổi vá…

Tôi cho học sinh đọc nội dung đoạn viết sau đó cho các em tìm những tiếng,

từ khó: chiều, lạc đường, nhòa, rưng rưng, rồi hướng dẫn phân tích cấu tạo đọc, viết các từ đó trên bảng lớp và giấy nháp (viết cá nhân) Sau đó sửa sai và viết mẫu cho các em quan sát Trước khi cho các em viết vào vở, tôi hướng dẫn cách trình bày bài viết và yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết

Trong quá trình dạy học, tôi còn hướng dẫn thêm những quy tắc thông thường về viết chính tả như cách sử dụng dấu hỏi, ngã trong từ láy Ngoài ra, tôi chọn nội dung phù hợp với thực tiễn các dạng bài tập như phân biệt giữa các vần

Ngày đăng: 07/01/2022, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w