- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CMTS diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Như vậy CMTS đã lan rộng toàn thế giới, CNTB bao trùm các lục địa Á- Âu- Mĩ trỏ thành[r]
Trang 1Buổi 1
Ngày soạn: 19/9/2018
LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
I Mục tiêu
- Củng cố lại kiến thức của chương trình lịch sử lớp 10 phần thế giới nguyên thủy, cổ đại, trung đại
- Luyện kĩ năng ghi nhớ nội dung
II Nội dung
I XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1 Thị tộc và bộ lạc
Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu Đứng đầu
là tộc trưởng
Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với
nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau đứng đầu là tù trưởng và tính "cộng đồng" rất cao
2 Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp
Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình
Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đìnhphụ hệ xuất hiện
Khả năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo Xã hội nguyên thủy tan vỡ Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên -
Xã hội cổ đại
II TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1 Trung Quốc thời Tần - Hán
A Xã hội:
- Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỉ VIII - thế kỉ III TCN), ở Trung Quốc, diện tích sảnxuất mở rộng, sản lượng, năng suất tăng Do đó, xã hội có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới: địachủ và nông dân
+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ Kể cả những nông dân giàu có cũngtrở thành địa chủ
+ Nông dân bị phân hóa: một số người giàu trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ), những nôngdân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất, phải nhận ruộng củađịa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất gọi là nông dân lĩnh canh Nông dân đều phải nộp thuế, đi laodịch cho nhà nước
- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh thay cho quan hệ cũ và xã hộiphong kiến được hình thành
Trang 2C Đối ngoại: xâm chiếm Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ
2 Trung Quốc thời Đường:
A Kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Giảm sưu thuế, bớt lao dịch
+ Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu Ruộng tư nhân phát triển
+ Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất như chọn giống
è nông nghiệp thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp :
+ Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt,đóng thuyền có đông người làm việc
+ Thời Đường, ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoàilàm cho ngoại thương được khởi sắc
B Chính trị: từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm tăng
cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương
+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ)
C Đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược : Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An
Nam lãnh thổ được mở rộngàtrở thành đế quốc hùng mạnh
3 Trung Quốc thời Minh – Thanh:
a Thời Minh:
* Sự hình thành: Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên
ngôi vua, lập ra nhà Minh (1368 - 1644)
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn, sản lượng lương
thực tăng
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện : hình thành các
công xưởng thủ công (trong các nghề làm giấy, gốm, dệt ); có người làm thuê trong một số nghề dệt,mía đường thành thị mở rộng và đông đúc, đây là những trung tâm chính trị và kinh tế lớn (như BắcKinh, Nam Kinh)
* Chính trị: quan tâm đến xây dựng chế độ qun chủ chuyn chế tập quyền bằng việc :
+ Bỏ chức Thái uý và Thừa tướng, vua nắm quân đội
+ Lập ra sáu bộ do các quan thượng thư phụ trách từng bộ : Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ.+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh
* Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược (xâm lược Đại Việt )
b Thời Thanh: :
* Sự hình thành: Năm 1644, khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng lại bị
người Mãn xâm chiếm, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911)
* Tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện :
+ Chính sách áp bức dân tộc
Trang 3+ Mua chuộc địa chủ, thu hút người Hán vào bộ máy quan lại.
* Đối ngoại: mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có xâm lược Đại Việt, nhưng đã thất
bại nặng nề, chính sách "đóng cửa" đã làm hạn chế buôn bán với nước ngoài
4 Đặc điểm chung của các triều đại PK Trung Quốc:
- Trong giai đoạn đầu của thời kì hình thành và phát triển của xã hội phong kiến tập quyền, đờisống nhân dân được cải thiện ít nhiều
- Vào cuối các triều đại, giai cấp thống trị tăng cường bóc lột nhân dân, tô thuế nặng nề, xâmlược mở rộng lãnh thổ à đời sống nhân dân khổ cực
- Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày một tăng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra có tính chu kì,làm sụp đổ các triều đại Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa lại lên ngôi vua, tiếp tục xây dựngtriều đại phong kiến mới
5 Văn hóa
- Nho giáo:
+ Do Khổng Tử sáng lập, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tưtưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền
+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho
+ Sau này, học thuyết Nho giá càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xãhội
+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán
thư của Ban Cố Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán
+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng
- Văn học:
+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc Thơ ca dưới thời Đường có bước pháttriển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngàynay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với nhữngkiệt tác như ”Thuỷ hử” của Thi Nại Am, ”Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung
- Khoa học - kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực
+ Toán học: Tổ Xung Chi thời Nam-Bắc triều đã tìm ra số Pi đến 7 số lể
+ Thiên văn học: phát minh ra nông lịch thời Tần – Hán
+ Y học: có nhiều thầy thuốc giỏi nổi tiếng như Hoa Đà
+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiếnđối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng
- Nghệ thuật kiến trúc: đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí
trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động
Trang 4III ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
- Văn hóa Ấn Độ thời Gúp- ta phát triển rực rỡ:
+ Đạo Phật: tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùahang, tượng Phật bằng đá)
+ Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thầnthánh Các công trình kiến trác thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo
- Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiệnthành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia Chữ Pa-li viết kinh Phật
- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển
VH thời Gúp ta đã định hình VH TT Ấn Độ, làm nền cho VHTT Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnhcửu Sự phát triển đó còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang VH của mình truyền bá ra bên ngoài
mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất
- Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớnnhất thế giới lúc bấy giờ
- Vị trí:
+ Có sự giao lưu giữa hai nền VH: VH Ấn Độ Hin-đu và VH Hồi giáo à bắt đầu có sự giao lưu VHĐông – Tây
+ Đạo Hồi được truyền bá và ảnh hưởng đến một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á
IV ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
1 Sự hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á
- Điều kiện tự nhiên :
+ Gió mùa và ảnh hưởng của nó tới khí hậu Đông Nam Á
+ Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún
- Sự ra đời các quốc gia cổ đại:
+ Điều kiện hình thành : sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim ; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúanước ; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa
+ Quá trình hình thành : một số vương quốc đã được hình thành trong giai đoạn này : Cham-pa,Phù Nam, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ka-lin-ga
- Kinh tế, chính trị – xã hội:
+ Kĩ thuật luyện kim (đồng và sắt); trồng cây ăn củ, ăn quả, nông nghiệp trồng lúa nước; dệt vải,làm gốm
+ Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên những địa bàn nhỏ hẹp
- Quan sát lược đồ, xác định vị trí các quốc gia cổ đại Đông Nam Á
2 - Vương quốc Cam-pu-chia:
+ Các giai đoạn phát triển lịch sử: thế kỉ VI đến năm 802 : nước Chân Lạp
· Từ năm 802 đến năm 1432: thời kì Ăng-co, là giai đoạn phát triển thịnh đạt
· Từ năm 1432 đến năm 1863: thời kì Phnôm Pênh là thời kì suy thoái, sau đó trở thành thuộc địacủa Pháp
+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu: chữ Khơ-me cổ; văn học dân gian và văn học viết; kiến trúc vàđiêu khắc: Ăng-co Vát và Ăng-co Thom đặc sắc, độc đáo
3 Vương quốc Lào:
Trang 5+ Các giai đoạn phát triển lịch sử:
· Trước thế kỉ XIV: các mường Lào cổ
· Năm 1353: Pha Ngừm thống nhất, thành lập Vương quốc Lan Xang
· Từ năm 1353 đến nửa đầu thế kỉ XVIII: phát triển thịnh đạt
· Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến năm 1893: suy yếu (chia thành 3 nước: Luông Pha-bang, ViêngChăn và Chăm-pa-xắc) và bị thực dân Pháp xâm lược
+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu : chữ viết, kiến trúc: Thạt Luổng độc đáo
V TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
1 Sự hình thành quan hệ phong kiến:
- Những việc làm của người Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc "man tộc" mới như Vương quốcPhơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau
+ Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị : công tước, bá tước, nam tước
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Ki-tô giáo
- Kết quả:
+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền, giàu có
+ Nô lệ, nông dân biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa
+ Quan hệ phong kiến đã được hình thành ở Tây Âu, điển hình là ở Vương quốc Phơ-răng
2 Xã hội Tây Âu
- Lãnh địa là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân ,xuất hiện ở thế kỉ IX
- Đặc điểm của lãnh địa :
+ Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc :
· Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa
· Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, làm giày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cholãnh chúa
· Về cơ bản không có sự mua bán, trao đổi với bên ngoài (trừ sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức ).+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập :
· Lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khoá, tiền tệriêng có quyền "miễn trừ" không ai can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa
· Mỗi lãnh địa còn như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ
- Quan hệ trong lãnh địa :
+ Đời sống của lãnh chúa :
· Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệctùng
· Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô
+ Cuộc sống của nông nô :
Trang 6· Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa,nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuếthân, cưới xin ).
· Mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc, nhưng phải sống trong túp lều tối tăm bẩn thỉu
3 THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
- Nguyên nhân xuất hiện các thành thị :
+ Sản xuất phát triển và có nhiều biến đổi, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hộingày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất, thoátkhỏi lãnh địa
- Sự ra đời của thành thị : Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở nơi thuận tiện (ngã ba,
ngã tư đường, bến sông, ) để sản xuất và mua bán ở bên ngoài lãnh địa Tại những nơi này cư dânngày càng đông lên, rồi trở thành thị trấn nhỏ, sau này phát triển thành thành thị
- Hoạt động của thành thị :
+ Cư dân thành thị chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân
+ Phường hội, thương hội : là một tổ chức của những người lao động thủ công cùng làm một nghề,nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa ; pháttriển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công Người ta đặt ra quy chế riêng gọi là Phường quy.+ Vai trò của thương nhân : thu mua hàng hoá của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ và tổ chứccác hội chợ để thúc đẩy thương mại
- Vai trò của thành thị :
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn
+ Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia
3 Phát kiến địa lý
a Nguyên nhân và điều kiện
- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm
- Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ :
+ Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn
+ Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ởcác đại dương lớn
b Hệ quả của phát kiến địa lí
- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới Tạo điều kiện cho sựgiao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản
ra đời
- Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệàxuấthiện chủ nghã thực dân
Trang 7Buổi 2
Ngày soạn: 27/9/2018
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ÂU MỸ
I Mục tiêu
- Giúp hs củng cố lại những kiến thức cơ bản của lich sử thế giới cận đại
- HS nắm được những vấn đề trọng tâm về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và bắc Mỹ
II Nội dung
A- Một vài nét khái quát về thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của CNTB trên thế giới
- Từ hậu kì trung đại, trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống phương thức sảnxuất TBCN Sau phát kiến địa lý phương thức sản xuất mới ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời củagiai cấp tư sản Bắt đầu xuất hiện những phong trào thể hiện khuynh hướng tự do dân chủ của tư sảnchống lại sự trói buộc của chế độ phong kiến chuyên chế như phong trào văn hoá phục hưng, cải cáchtôn giáo, nhưng giai cấp tư sản chưa có đủ điều kiện giành chính quyền
- Sang thế kỉ XVI, phương thức sản xuất TBCN càng phát triển nhất là ở Nêđéclan, giai cấp tư sản ởnước này lớn mạnh, họ đã làm cuộc cách mạng tư sản sớm nhất thế giới và lập ra nhà nước cộng hoàđầu tiên Cuộc CM này báo hiệu sự diệt vong tất yếu của chế độ phong kiến, mở đầu thời cận đại
- Thế kỉ XVII, CMTS Anh bùng nổ đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời đại mới CMTS Anh đãtạo ra mô hình nhà nước tam quyền phân lập là một cống hiến vĩ đại cho nhân loại
- Cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và CMTS Pháp nổ ra gần như đồng thời đãtạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến những đòn chí tử Đây là thời kì phát triển đilên của CMTS
- Nửa đầu thế kỉ XIX, hầu khắp các nước châu Âu đều nổ ra CMTS, sôi nổi nhất là cao trào cách mạng
1848 - 1849 Tuy không thu được thắng lợi nhưng cũng làm tan rã các liên minh phong kiến, làm chogiai câp quý tộc phong kiến run sợ, nhiều nước phải triệu tập quốc hội, ban bố hiến pháp
- Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, ở Bắc Mĩ và châu Âu đã tiến tới hoàn thành nốt nhiệm vụ CMTStrước đây chưa thực hiện được, tiêu biểu là cuộc thống nhất Italia, Đức, cải cách nông nô ở Nga, nộichiến Mĩ
- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CMTS diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ Như vậy CMTS đã lan rộng toàn thế giới, CNTB bao trùm các lục địa Á- Âu- Mĩ trỏ thành hệthống thế giới
B- Một số lý luận chung về cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản là bước chuyển từ hình thái KTXH phong kiến sang hình thái KTXH TBCN, nóđược thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiếnphản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân
- Giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất TBCN xuất hiện ( tư sản, quý tộcmới ) Những giai cấp này mâu thuẫn với giai cấp phong kiến, muốn lật đổ chế độ chuyên chế đểnắm lấy chính quyền
Trang 8- Sự xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản đả kích vào hệ tư tưởng phong kiến chuẩn bị cho cuộc cáchmạng (tư tưởng Thanh giáo ở Anh, triết học ánh sáng ở Pháp, trào lưu Hà Lan học ở Nhật, chủ nghĩaTam dân ở Trung Quốc )
b) Tình thế cách mạng
Tình thế cách mạng là những điều kiện khách quan, là chất xúc tác làm bùng nổ cách mạng TheoLênin, tình thế cách mạng có 2 đặc trưng:
- Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa, nó đang ở khủng hoảng toàn diện
- Giai cấp bị trị không thể sống như cũ nữa, đang nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ
"Không thể có cách mạng nếu không có khủng hoảng toàn quốc lay chuyển cả đám người bóc lột lẫnđám người bị bóc lột"
2/ Động lực của cách mạng
* Giai cấp lãnh đạo:
- Thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo CM ngoài tưsản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mĩ), Iuncơ (Đức), võ sĩ tư sản hoá (Nhật)
- Giai cấp lãnh đạo quyết định đến tính triệt để của cách mạng
Những cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo hay tiểu tư sản lãnh đạo thường triệt để hơn những cuộc
CM do các giai cấp phong kiến phân hoá lên
* Lực lượng : quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị.
- Vì CMTS là giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, quần chúng nhân là yếu tố chính của LLSXnên họ hăng hái tham gia cách mạng lật đổ qhsx cũ để tự giải phóng mình
Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu cũng rất chú ý lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng khi đưa racác khẩu hiệu hấp dẫn Ở Anh, Crômoen đã cam kết thực hiện bản "thoả ước nhân dân", ở Pháp đưabản Tuyên ngôn nhân quyền va dân quyền, ở Đức Bixmac hứa sẽ lập quyền phổ thông đầu phiếu chocông nhân, ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đưa ra khẩu hiệu "bình quân địa quyền".Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò của quần chúng nhân dân, nhất làtrong cách mạng Pháp Trong phong trào CM 1848, quần chúng cũng tham gia hăng hái và đông đảođến mức không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền (cách mạng tháng 2 ởĐức, Pháp) Chính phong trào tự phát của nhân dân đã đẩy giai cấp tư sản lên địa vị cầm quyền "giaicấp tư sản bị sức mạnh động đất hất lên bề mặt của nhà nước mới"
- Trong các cuộc CMTS thời cận đại do sự tham gia của quần chúng nhân dân nên có tính bạo lực,nhân dân càng tham gia đông đảo bao nhiêu thì bạo lực càng mạnh bấy nhiêu và cuộc CM càng đi tớitriệt để (Khác với ngày nay, nhân dân càng tham gia thì phong trào càng mang tính chất hoà bình vàloại trừ bạo lực, do nhân dân ngày nay nhận thức khác xưa, trình độ nhận thức đã tiến bộ lên nhiều
- Mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong quá trình CM chỉ diễn ra tronggiai đoạn nhất định Giai cấp tư lãnh đạo thường sử dụng bạo lực của quần chúng để đạt được mụcđích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản Sau khi đạt đượcmục đích họ không quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng và quay lưng với quần chúng, đàn ápphong trào của nhân dân mà họ cho là quá khích
3/ Nhiệm vụ cách mạng
* Nhiệm vụ dân tộc
Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản bao gồm đầy đủ
4 yếu tố (chung lãnh thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hoá, chung một nền kinh tế) để thúcđẩy nền kinh tế TBCN phát triển
- Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau:Pháp: không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm vụ dân tộc chỉ là xoá bỏ một số đặcquyền của bọn quý tộc địa phương về tập quán, thuế khoá
Đức, Ý: xoá bỏ phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước
Nhật: phế bỏ các phiên quốc và đặc quyền của các Đaimiô
Trang 9Bắc Mĩ: thống nhất 13 thuộc địa.
* Nhiệm vụ dân chủ : lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
- Giai cấp tư sản mọi nước đều quan tâm xây dựng một thể chế nhà nước dân chủ tam quyền phân lập
mà cốt lõi là đòi quyền lập pháp về tay mình Giai cấp tư sản có thể nhường quyền hành pháp cho vua,giành quyền tư pháp sau nhưng cái mà không thể chậm trễ là phải lập quốc hội nắm quyền lập pháp
- Chế độ tam quyền phân lập có nghĩa là phân chia quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp biệt lập vớinhau, thuộc vào 3 cơ quan khác nhau kiềm chế lẫn nhau Chế độ này được thực hiện đầu tiên ở Anh(quyền lập pháp thuộc vê nghị viện, nhà vua chỉ được nắm quyền hành pháp) Sang thế kỉ XVIII, tưtưởng này được nhà khai sáng Pháp Môngtexkiơ nâng lên thành lý luận Do ảnh hưởng tư tưởng củaông, nhiều cuộc CMTS ở châu Âu và châu Mĩ đã khai sinh ra nhiều kiểu nhà nước theo mô hình tamquyền phân lập như nhà nước cộng hoà, nhà nước quân chủ lập hiến
- Chế độ tam quyền phân lập là một chế độ văn minh đánh dấu bước phát triển cao của xã hội loàingười Đây là thành tựu vĩ đại của CMTS
- Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của công dân thông qua các bản tuyên ngôn, hiến pháp
+ Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ đã khẳng định "tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bìnhđẳng Tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy cóquyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Quyền tự do: tự do ngôn luận, lập hội và chống áp bức, tư
do kinh doanh Quyền bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật
+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp đưa khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do, bình đẳng, bácái"
- Xác định quyền tư hữu, trong đó quan trọng là quyền tư hữu ruộng đất
Quyền tư hữu là hạt nhân của quan hệ sản xuất TBCN, vì vậy giai cấp tư sản rất quan tâm và làm sớmhơn cả việc ban bố hiến pháp "Quyền tư hữu đôi khi còn quan trọng hơn cả quyền tự do" (Rútxô),
"quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm".Giai cấp tư sản đều quan tâm giải quyếtquyền tư hữu ruộng đất cho công dân, tuy vậy cách làm của có sự khác nhau Có cuộc CM hi sinhqyền lợi của nông dân nghèo để xác lập quyền tư hữu ruộng dất cho tầng lớp phú nông, đại địa chủ
Có cuộc CM đã giải quyết được nhu cầu ruộng đất cho đông đảo nông dân
+ Anh: trong nội chiến nghị viện đã tuyên bố thủ tiêu các nghĩa vụ phong kiến cho quý tộc, cho phépquý tộc toàn quyền sử dụng đất đai Vấn đề rào ruộng cướp đất được thừa nhận chứng tỏ vấn đề tưhữu ruộng đất đã được xác lập
+ Mĩ: sau chiến tranh giành độc lập, chính phủ Mĩ cũng thực hiện chế độ bán đất ở miền Tây để biếnthành tư hữu, ban đầu bán mảnh lớn -> mảnh nhỏ dần
+ Pháp: thời Giacôbanh đã tịch thu ruộng đất của quý tộc nhỏ lưu vong bán cho nông dân vì vậy một
số nông dân đã được hưởng quyền tư hữu ruộng đất
+ Nga và Phổ: việc xác lập quyền tư hữu gần giống nhau là nông dân muốn tư hữu ruộng đất thì phải
bỏ tiền chuộc
+ Nhật: chính phủ phát giấy chứng nhận cho những người sở hữu ruộng đất
Việc xác lập chế độ tư hữu ruộng đất chính là xác lập quan hệ sản xuất TBCN ở nông thôn, thúc đẩysản xuất trong nông nghiệp phát triển
Tóm lại, nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ là 2 nhiệm vụ cơ bản của CMTS Tuy nhiên ở mỗi
nước, các nhiệm vụ được giải quyết không giống nhau, nước này coi trọng nhiệm vụ này, nước kháclại nhấn mạnh nhiệm vụ khác với mức độ khác nhau là do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước vềkinh tế, chính trị, xã hội, tương quan lực lượng, thái độ của các tầng lớp, truyền thống dân tộc
4/ Hình thức cách mạng
- Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865)
- Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cáchmạng Pháp 1789
Trang 10- Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng
Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN
- Thống nhất quốc gia: Đức, Italia
- Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm
Nguyên nhân:
- Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thứccách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong)
- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài): Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên,
có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện vớichế độ phong kiến Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sảnkhông dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phongkiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phongkiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại
Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngạitrên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chiacắt , tổ chức phường hội )
+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệsản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộcmới và quần chúng nhân dân Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốchội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặtdưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới
+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉmuốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêuthụ hàng hoá của Anh Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập
và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sựphát triển sản xuất TBCN của khu vực này
+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lênchống chế độ chuyên chế phong kiến Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyênchế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sảncông thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sảnvừa và nhỏ) Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng(ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị ), do đó, quần chúng đòi nhữngquyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng
đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để
+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khácnhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách.Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá
đã diến ra và hoàn thành CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển
+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuếquan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tưbản Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng
đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào củaquần chúng lật đổ
5/ Ý nghĩa
- CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho "giai cấp
tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và
đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại"
Trang 11- Nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ Từ nền dân chủ đó loài người mới sáng tạo ra nhữngthành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp Sự ra đời nềndân chủ là nấc thang quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người "nền dân chủ là giá trị nhân loạichung, việc sáng tạo ra nó chỉ có thể đem so sánh với phát minh ra lửa và tìm cách trồng lúa mì đểsống".
- Đối với từng nước, mỗi cuộc CMTS là một bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử nước đó, đưa dân tộc đóbước vào thời kì thăng hoa, mỗi dân tộc có kiểu thăng hoa khác nhau, sự thăng hoa về kinh tế là lâudài, sự thăng hoa về quân sự hầu như rất ngắn ngủi
+ CMTS Anh co ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới vì nó khai sinh ra chế độ dân chủ tam quyền phânlập, đây là gợi ý cho Môngtexkiơ sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ đã khai sinh ra nước Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến cácnước Mĩ la tinh
+ Trào lưu khai sáng của CM Pháp là bó đuốc so đường không chỉ cho nhân Pháp mà cho cả nhân dânthế giới trong suốt thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX
+ Cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á
6/ Hạn chế
- Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách han chế quyền bầu cử củaquần chúng nhân dân nghèo, chỉ người có tài sản cao mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cửrất ít Ví dụ ở Anh đầu thế kỉ XIX chỉ có 5% dân số đi bầu, ở Mĩ sau chiến tranh giành độc lập có4,8% dân số, ở Nhật sau hiến pháp 1889 - 1% Ở một số nước, quyền lực của quốc hội còn hạn chếnhư ở Đức, Nhật quyền lập pháp của quốc hội còn yếu, quốc hội không kiểm soát được chính phủ màchính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước vua
- Về quyền tự do: trong các tuyên ngôn đều nhấn mạnh quyền tự do nhưng thực tế trong các hiếnpháp ở mức độ nhất định đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân Ví dụ ở Pháp năm 1790 chínhphủ ban hành luật Sapơliê cấm công nhân bãi công, mãi đến 1864 luật này mới bị bãi bỏ Ở Anh, côngđoàn được thành lập sớm nhưng mãi đến cuối XIX mới được hợp hoá Ở Đức Bixmac đã đưa ra đạoluật đặc biệt đưa đảng xã hội dân chủ Đức ra ngoài vào vòng pháp luật Ở Nga, nhân dân không cóquyền tự do ngôn luận, lập hội, các chính đảng hay báo chí muốn lập phải ra nước ngoài
- Về vấn đề ruộng đất: nhìn một cách khách quan thì vấn đề ruộng đất được thực hiện triệt để vì đãthực hiện quyền tư hữu ruộng đất Chỉ có điều cách giải quyết vấn đề ruộng đất của mỗi nước khácnhau như ở PHáp đựoc nhiều người hưởng hơn còn cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đức hay Nhật
ít người hưởng hơn
Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quầnchúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì
- Trong các cuộc CMTS thời cận đại, điển hình nhất là CMTS Pháp, sau đó là CMTS Anh, Mĩ
- Thời gian nổ ra tương đối dài nhưng không phải đã hoàn thành ngay nhiệm vụ dân chủ mà còn tiếptục diễn ra trong thế kỉ XIX để dần hoàn thành nhiệm vụ dân chủ tư sản Ở Pháp sau CM 1789, trongthế kỉ XIX còn diễn ra 3 cuộc CM tiếp theo (1830, 1848, 1870) nhằm thực hiện nền dân chủ Ở Mĩ sauhciến tranh có cuộc nội chiến nhằm thủ tiêu chế độ nô lệ Ở Nhật Bản chính phủ Minh Trị lên cầmquyền 1868 chỉ là bắt đầu cuộc Duy Tan kéo dài 20 năm đến 1889 khi ban bô hiến pháp và triệu tậpquốc hội Ở Nga, thập niên 70 thực hiện một loạt cuộc cải cách tiếp theo nhằm dân chủ hoá chínhquyền
Trang 12Buổi 3
Ngày soạn: 6/10/2018
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI: CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ KHU VỰC MỸ LATINH VĂN HÓA
THỜI CẬN ĐẠI (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
I Yêu cầu
- Củng cố lại kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới cận đại, khu vực châu Á
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm
II Nội dung
A NHẬT BẢN 1)Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868.
Đến giữa TK XIX chế độ Mạc Phủ ở N Bản đứng đầu là tướng quân( SôGun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng
- Kinh tế:
+ NN: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém …
+ CN: Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, k tế tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bị phong kiến cản trở
- Xã hội: Nhân dân + Tư sản >< Phong kiến
- Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng quân Sôgun
- Các nước đế quốc Âu –Mĩ bắt đầu tấn công Nhật Bản
+ Trước tiên là Mĩ dùng vũ lực buộc N Bản phải “mở cửa”sau đóAnh,Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật kícác hiệp ước bất bình đẳng
+Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản hoặc duy trì chế độ PK trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách
2)Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 1.1868 sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh trị tiến hành cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực
* Nội dung cuộc cải cách:
+ Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN
+Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất
- Quân sự:
+Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng
binh,chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến…
- Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây.Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây
* Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản.
* Ý nghĩa: - Đưa nước Nhật từ một nước PK trở thành nước đế quốc.
- Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa
3 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Kinh tế:
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ sau cải cách 1868
- Các công ty độc quyền ra đời Mitxui, mitsubisi… Chi phối đời sống kinh tế chính trị của Nhật Bản
Trang 13* Chính trị:
- Đối nội:
+ Bần cùng hóa nhân dân lao động
+ Bóc lột công nhân nặng nề => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập
- Đối ngoại:
+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng xâm lược (năm 1874 NB xâm lược Đài Loan,Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc ,Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga)
Kl: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc phong kiến quân phiệt
B ẤN ĐỘ
1 Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
a Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược
- Kết Quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
b Chính sách cai trị của thực dân Anh
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp
+Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra…
2 Đảng Quốc Đại và phong tràodân tộc (1885 – 1908)
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập
+ Chủ trương:Từ(1885- 1905)Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách…
+ Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái Cực đoan(cấp tiến)
=> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến
- Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay 1908).6.1908
TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân Bom bay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc
=> Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn
Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng
C TRUNG QUỐC
1 Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
- Nguyên nhân:
+ Các nước TB phương Tây phát triển tăng cường tìm kiếm thị trường, thuộc địa
+ Trung quốc là nước đông dân, giàu tài nguyên, kinh tế kém phát triển
+ Chế độ phong kiến trên đà suy yếu
=> TQ trở thành “miếng mồi” ngon cho các nước đế quốc
Trang 14- Quá trình xâm lược:
+ Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để buôn bán thuốc phiện
+ 6.1840 Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ(6.1840- 8 1842) Anh nhảy vào Trung Quốc.Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh 1842 phải chấp nhận các điều khoản thiệt thòi: bồi thường chiến phí (21tr bảng) mở cửa … Đây là mốc mở đầu quá trình biến T Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nữa p kiến
+ Cuối thế kỷ XIX các nước đế quốc Đức, Pháp, Nga, Nhật chia nhau Trung Quốc
2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864)
+ 1.1.1851 Hồng Tú Toàn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa Kim Điền ( Quảng Tây) sau đó lan rộng khắp cả nước
+ Quân KN đã xây dựng được Cquyền (Thiên Kinh), thi hành nhiều CS tiến bộ
+ 19.7.1864 Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh đàn áp phong trào => Cuộc Kn thất bại
- Phong trào Duy tân
Trước nguy cơ bị xâm lược một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu T Quốc chủ thương tiến hànhcải cách để cứu vãn tình thế Đó là cuộc vận động Duy Tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo được sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự nhưng phong trào nhanh chóng thất bại
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
+ 1899 bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng đến Bắc Kinh
+1900 liên quân 8 nước tấn công đàn áp phong trào và tiến vào Trung Quốc
+ Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901) với ĐQ => Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
3 Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội
+ Tôn Trung Sơn (SGK)
+ 8.1905 TT Sơn tập hợp giai cấp tư sản T quốc thành lậpTrung Quốc Đồng minh hội – chính đảngcủa giai cấp tư sản ra đời
+ Cương lĩnh của TQĐMH dựa vào chủ nghĩa “Tam dân” của TTS
+ Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh, thành lập Dân quốc, bình đẳng cho dân cày
-Cách mạng Tân Hợi.
Nguyên nhân
+ Nhân dân T.Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến
+Duyên cớ: do chính quyền nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho ĐQ,
bán rẻ quyền lợi dân tộc" p trào giữ đường bùng nổ.Nhân cơ hội đó ĐMHội phát động đấu tranh
Diễn Biến
+ 10.10.1911 Khởi nghĩa ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung, Nam T.Quốc.+ 29.12.1911TT Sơn được bầu làm đại tổng thống Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân quốc.Trước thắng lợi của cách mạng ,tư sản thương lượng với nhà Thanh (Viên Thế Khải)
+12.2.1912 Vua Thanh (Phổ Nghi) thoái vị TTSơn buộc phải từ chức
+ 6.3.1912 Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc => Cách mạng chấm dứt
- Tính chất,ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
Tính chất: CM manh tính chất là cuộc CM dân chủ tư sản không triệt để
Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chế độ PK lỗi thời mở đường cho CNTB phát triển
Trang 15+ CM đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước ở Châu Á
- Nguyên nhân thất bại của cách mạng.
+ Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp PK, chưa tấn công ĐQ
+ Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất
D CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
1 Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á.
-Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
+ Các nước ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời
+ Từ giữa thế kỉ XIX Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên về k tế , chính trị, xã hội kinh tế kém phát triển
" Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược ĐNÁ(trừ Xiêm)
- Quá trình xâm lược
+ Từ TK XV,XVI"XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia
+Từ giữa TK XVI TBN xâm lược Philippin Từ(1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ
+ TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia + Xingapo) đầu TK XX
+ TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX
+ Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp " vẫn giữ được độc lập
2 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia.
Quá trình xâm lược
-Giữa TK XIX Pháp từng bước xâm chiếm CPC
- 1863 Pháp ép buộc Nô rô đôm chấp nhận quyền bảo hộ
- 1884 Pháp buộc vua Nô rô đôm kí hiệp ước 1884 biến CPC thành thuộc địa của Pháp
- Ách thống trị của Pháp làm cho ND CPC bất bình vùng dậy đấu tranh
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân CPC
-1861 – 1892 Si vô tha tấn công vào U đông – Phnôm pênh " thất bại
- 1863 – 1866 cuộc Kn Achaxoa diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới VN ,nhân dân Châu Đốc ( Hà Tiên ) ủng hộ A cha xoa chống Pháp " thất bại
- 1866- 1867 cuộc Kn Pucômbô ,lập căn cứ ở Tây Ninh (VN) sau đó tấn công về CPC kiểm soát Paman tấn công U đông
3 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK XX.
Bối cảnh lịch sử
-Giữa TK XIX chế đô phong kiến suy yếu ,Lào [hải thuần phục Thái Lan
- 1893 Pháp đàm phán với Xiêm buộc Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào " Lào trở thành thuộc địa của Pháp (1893)
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào
-1901-1903 cuộc kn do Pha ca đuốc chỉ huy, giải phóng Xa va na khét ,đường 9 biên giới Việt - Lào " thất bại
- 1901-1907 cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô lô ven d0 Ong Kẹo,Com ma đam chỉ huy" thất bạiNhận xét:
-Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi nhưng thất bại vì: phong trào mang tính tự phát , thiếu đường lối nàthiếu tổ chức vững vàng
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
4 Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX.
* Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỷ XIX Xiêm thực hiện chính sách đóng của để tránh sự xâm nhập của Phương Tây
Trang 16Giữa TK XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây ,RaMaIV (Mông - kút ở ngôi từ 1851- 1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài
- Năm 1868 Ra-Ma( Chu-la-long-con ở ngôi 1868- 1910) lên ngôi tiến hành cải cách đất nước :
*Nội dung cải cách
-Kinh tế:
+ NN: Giảm nhẹ thuế khóa (ruộng) nâng cao năng xuất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu
+CTN: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh ,xây dựng nhà máy ,mở hiệu buôn và ngân hàng
- Chính trị
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động
+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện )
+ Năm 1892 Ra-ma V tiến hành nhiều cải cách(quân đội, tòa án, trường học ) theo khuôn mẫu phươngTây => Xiêm phát triển theo hướng TBCN
Ngoại giao
+ Mềm dẻo ,lợi dụng vị trí “nước đệm”
+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận ( vốn là lãnh thổ cùa CPC, Lào,và Mianma) để giữ gìn chủ quyền đất nước
Tính chất: Cái cách manh tính chất CMTS không triệt để
III Luyện tập làm đề thi
Câu 1 Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
B Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
Câu 2 Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?
A.Tư sản
Câu 3 Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A Thiên Hoàng B Tư sản
C Tướng quân D Thủ tướng
Câu 4 Chế độ Mạc Phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào?
A Cuối thế kỉ XVIII B Cuối thế kỉ XIX
C Đầu thế kỉ XIX D Giữa thế kỉ XIX
Câu 5 Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?
A Anh, Pháp, Nga, Hà Lan B Anh, Pháp, Đức, Áo
C Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc D Anh, Pháp, Nga, Đức
Câu 6 Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản
đã:
A Duy trì chế độ phong kiến
B Tiến hành những cải cách tiến bộ
C Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây
D Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới
Câu 7 Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?
A Tướng quân B Minh Trị
C Tư sản công nghiệp D Quý tộc, tư sản hóa
Câu 8 Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
Trang 17C Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao
Câu 9 Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A Quý tộc tư sản hóa B Tư sản
C Quý tộc phong kiến D Địa chủ
Câu 10 Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A Cộng hòa B Quân chủ lập hiến
C Quân chủ chuyên chế D Liên bang
Câu 11 Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?
A.Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng
B.Xuất hiện các công ty độc quyền
C Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
D.Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ
Câu 12 Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền
B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp Samurai
có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự
C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm
D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước
Câu 13 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A Cuối thế kỉ XIX B Giữa thế kỉ XIX
C Đầu thế kỉ XX D Đầu thế kỉ XIX
Câu 14 Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng
B Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải
C Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương
D Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng
Câu 15 Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
A Lũng đoạn về chính trị
B Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị C Chi phối nền kinh tế.D Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội
Câu 16 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm
lược:
A Đài Loan, Trung Quốc, Pháp B Đài Loan, Nga, Mĩ
C Nga, Đức, Trung Quốc D Đài Loan, Trung Quốc, Nga
Câu 17 Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A Sức mạnh quân sự B Sức mạnh kinh tế
C Truyền thống văn hóa lâu đời D Sức mạnh áp chế về chính trị
Câu 18 Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
B Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi C Chủ nghĩa đế quốc thực dân.D Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Câu 19 Sự bóc lột của giai cấp tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả:
A Phong trào đấu tranh của công nhân tăng
B Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản
C Công nhân bỏ làm nên thiếu lao động
D Công nhân Nhật Bản tìm cách ra nước ngoài
Câu 20 Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng
là:
A Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối
B Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược
C Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt
Trang 18D Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa
Câu 21: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản
B Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh
C Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX
D Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ
Câu 22 Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A Để duy trì chế độ phong kiến
B Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu C Để tiêu diệt Tướng quân.D Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến
Câu 23 Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?
A Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa
B Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở
Châu Á
C Xóa bỏ chế độ phong kiến
D Câu a và b đúng
Câu 24 Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?
A Cách mạng tư sản B Chiến tranh đế quốc phi nghĩa
C Cách mạng xã hội chủ nghĩa D Cách mạng tư sản không triệt để
Câu 25 Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?
A Chiến tranh giải phóng dân tộc B Chiến tranh phong kiến
C Chiến tranh đế quốc D Tất cả các câu trên
Câu 26 Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền
B Nông dân được phép mua bản ruộng đất
C Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền
D Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc
Câu 27 Khẩu hiệu «Ấn Độ của người Ấn Độ » xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc
B Khởi nghĩ Xi-pay
C Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben –gan
D Phong trào đấu tranh ôn hòa
Câu 28 Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ?
A Tư sản
B Tiểu tư sản
C Vô sản
D Phong kiến
Câu 29 Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại là :
A Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
B Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
C Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc
D Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 30 Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh quyết định vấn đề gì?
A Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống
B Tôn Trung Sơn nhường chức Đại Tổng thống cho Viên Thế Khải
C Công nhận quyền bình đẳng và giải quyết ruộng đất cho nông dân
D Tuyên bố xóa bỏ chế độ Mãn Thanh, Trung quốc trở thành nước cộng hòa
Câu 31 Ý nghĩa của cách mạng Tân Hơi ở Trung Quốc là:
A Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
B Lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển
C Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn
D Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược
Trang 19Câu 32 Tích chất của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?
Trang 20- Củng cố lại kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới cận đại, khu vực châu Á.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm
II Đề luyện tập
Chọn đáp án đúng
Câu1 Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?
A.Loài vượn người
B.Người tinh khôn
C.Loài vượn cổ D.Người tối cổ
Câu 2 Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?
A.Đồ đá cũ
B.Đồ đá giữa
C.Đồ đá mới D.Đồ đồng thauCâu 3 Đặc điểm nổi bật của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?
A Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ
B Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá
C Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D Con người đã biết sử dụng kim loại
Câu 4 Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và
dùng đồ sắt?
A.Trung Quốc
B.Việt Nam
C.In-đô-nê-xi-a D.Tây Á và Nam Âu Câu 5 Khi sản phẩm xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A.Tất cả mọi người trong xã hội
B.Những người có chức phận khác nhau
C.Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất
D.Những người đứng đầu mỗi gia đình
Câu 6 Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế nào?
A.Gia đình mẫu hệ xuất hiện
B Gia đình ba thế hệ xuất hiện C.Gia đình phụ hệ xuất hiện D.Gia đình hai thế hệ xuất hiện
Câu 7 Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?
Trang 21D làm nơi cất giữ thi hài của nhà vua
Câu 9 Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ Phương Đông là gì?
A nông nghiệp hiện đại
B.Công cụ bằng đồng C.Công cụ bằng sắt D Công cụ kim khí
Câu 11 Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy ở tỉnh nào?
A.Nghệ An
B Cao Bằng C Thanh HoáD.Lạng Sơn
Câu 12 Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của:
A.Người vượn cổ
B.Người tối cổ
C.Người tinh khôn
D.Người hiện đạiCâu1 3 Khi Người tinh khôn xuất hiện thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?
A.Da trắng
B.Da vàng
C.Da đen D.Da vàng, trắng, đenCâu 14 Tiến bộ nào dưới đây không phải là tiến bộ của thời đá mới:
A cung tên
B.khai thác tự nhiên C.đời sống vật chất và tinh thần nâng caoD trồng trọt và chăn nuôiCâu 15 Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?
A.Tập hợp một thị tộc
B.Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau
C.Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên
D Nhiều thị tộc cùng dòng máu sinh sống
Câu 16 Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A.Sắt
B.Đồng thau C.Đồng đỏ D.Thiếc
Câu 17 Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?
A.Con người hăng hái sản xuất
B.Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện
C.Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu
D.Con người đã chinh phục được tự nhiên
Câu 18 Lịch của người Phương Đông sáng tạo ra là
A nông lịch (Âm lịch)
B lịch công giáo C lịch vạn niên D lịch dương
Câu 19 Nhà nước Phương Đông cổ đại ra đời trên những cơ sở
A điều kiện tự nhiên thuận lợi, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện sớm, nhu cầulàm thủy lợi và chống ngoại xâm
B kinh tế thương mại đường biển phát triển
C buôn bán nô lệ
D kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
Câu 20 Giá trị của các công trình kiến trúc phương đông :
Trang 22A tài năng lao động, óc sáng tạo của con người cổ đại
B thể hiện quy quyền của các vị vua
C thể hiện tài năng của các nghệ nhân
D thể hiện uy quyền của vua, tài năng và sự sáng tạo của người lao động
Câu 21 Khoảng 4 triệu năm trước đây xuất hiện:
A.Loài vượn người
B.Người tinh khôn
C.Loài vượn cổ D.Người tối cổ
Câu 22 Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?
A.Tự chuyển hoá mình
B.Tự tìm kiếm được thức ăn C.Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước D.Tự cải tạo thiên nhiênCâu 23 Đặc điểm cấu tạo của người tinh khôn là gì?
A.Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên
người
B.Là Người tối cổ tiến bộ
C Vẫn còn một ít dấu tích vượn trênngười
D.Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn
Câu 24 Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A.Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu cùng sinh sống
B.Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội
C.Những người sống chung trong hang động, mái đá
D.Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm
Câu 25 Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng sớm nhất?
A.Trung Quốc, Việt Nam
B.Tây Á, Ai Cập C.In-đô-nê-xi-a, Đông Phi D Việt Nam, Ai Cập
Câu 26 Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằngkim khí, nhất là đồ sắt?
A.Khai khẩn được đất bỏ hoang
B.Đưa năng suất lao động tăng lên
C.Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng
D.Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa
Câu 27 Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?
A.Thời nguyên thuỷ
B.Thời đá mới C.Thời Cổ đại D.Thời kim khí
Câu 28 Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu
A.Trong xã hội đã có sản phẩm dư thừa
B.Xã hội có sự phân chia chức phận khác nhau
C.Sự không công bằng trong xã hội
D.Của cải dư thừa, những người có chức phận chiếm làm của riêng
Câu 29 Giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội Phương Đông cổđại là:
A nông dân công xã
B quý tộc
C chủ nô
D nô lệCâu 30 Vùng đất Lưỡng Hà dùng để chỉ
A vùng đất giữ hai sông Ấn và sông Hằng
B vùng đất giữa sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát
Trang 23C vùng đất giữ sông Nil và sông Amazon
D vùng đất giữ hai sông Hoàng Hà và s.Trường Giang
Câu 31 Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm cấu tạo của Người tối cổ?
A.Biết sử dụng công cụ bằng đồng
B.Đã biết chế tạo công cụ lao động
C.Đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D.Hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân
Câu 32 Thời kì "Ăn lông ở lỗ" là nét đặc trưng của :
A.bầy người nguyên thủy
B.vượn cổ C.người tối cổD.người tinh khôn
Câu 33 Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người nào?
A.Người vượn cổ
B.Người tối cổ C.Người vượn D.Người tinh khôn
Câu 34: Cách đây 5500 năm, con người đã biết sử dụng công cụ bằng
A Đá
Câu 35 Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp gắn liền với công
cụ sản xuất nào dưới đây?
A.Công cụ bằng đá mới
B.Công cụ bằng kim loại
C.Công cụ bằng đồng đỏ
D.Công cụ bằng đồng thau
Trang 24Câu 36: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiếu" Đó là quan điểm của:
A Nho giáo B Phật giáo C Đạo giáo D Thiên chúa giáo
Câu 37: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?
A Thời nhà Hán B Thời nhà Tần
C Thời nhà Đường D Thời nhà Tống
Câu 38: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì?
A Kĩ thuật luyện đồ kim loại
B Đóng tàu, chế tạo súng
C Thuốc nhuộm, thuốc in
D La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết
Câu 39: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?
A Thời nhà Tần B Thời nhà Hán
C Thời nhà Đường D Thời nhà Tống
Câu 40: Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung Quốc?
A Nhà Đường B Nhà Tống
C Nhà Minh D Nhà Thanh
Câu 41: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân phương Tây, trừ nước nào?
A Việt Nam B Thái Lan C Phi-lip-pin D Xin-ga-po
Câu 42: Văn hóa của các nước Đông Nam á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?
A ấn Độ B Trung Quốc C Triều Tiên D Nhật Bản
Câu 43: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?
A Lãnh chúa và nông dân tự do B Chủ nô và nô lệ
C Lãnh chúa và nông nô D Địa chủ và nông dân
Câu 44: Lãnh địa phong kiến là gì?
A Vùng đất rộng lớn của nông dân
B Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
C Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân
D
Là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
Câu 45: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là gì?
A Nông dân tự do B Nông nô
C Nô lệ D Lãnh chúa phong kiến
Câu 46: Ngành sản xuất nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến?
A Nông nghiệp B Thủ công nghiệp
C Thương nghiệp D Nông nghiệp
Câu 47: Cuộc phát triển địa lý vào thế kỷ XV được thực hiện bằng con đường nào?
C Đường hàng không C Đường sông
Câu 48: Lĩnh vực nào thực hiện sự tiến bộ của khoa học - Kĩ thuật vào thế kỉ XV ở các nước Châu
Âu?
A Sự hiểu biết về địa lí, về đại dương
B Sự hiểu biết về địa lí của các đại dương, về sử dụng la bàn
C Hiểu biết về thiên văn và lịch học
D Sự hiểu biết về dự báo thời tiết
Câu 49: Ai là người thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 1519?
A C Cô-lôm - bô B Va - xcô đơ Ga - Ma
C Ph Ma - gien - lan D B Đi - a - xơư
Câu 50: Phát kiến địa lý được coi như một "Cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực nào?
Trang 25C Giao thông đường biển C Giao thông và tri thức
Câu 51: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính
làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A Chủ nô B Nô lệ C Nông dân D Quý tộc
Câu 52: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A Địa chủ và nông dân B Quý tộc và nông dân
C Chủ nô và nô lệ D Chủ nô và nông dân công xã
Câu 53: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì?
A Chủ nô chiếm nhiều nô lệ
B Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ
C Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ
D Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ
Câu 54: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị
B ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia
C ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị
D ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia
Câu 55: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
A Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc
B Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc
C Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước
D Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão
Câu 56: Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4, nên họ định một tháng có 30 ngày
và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày?
C Trung Quốc D Rô-ma
Câu 57: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
C Hi Lạp, Rô-ma D Ai Cập, ấn Độ
Câu 58: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc
vuông" Đó là định lí của ai?
A Pi-ta-go B Ơ-clit
C Ta-let D ác-si-mét
Câu 59: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:
A Quan lại B Quan lại và một số nông dân giàu có
C Quý tộc và tăng lữ D Quan lại, quý tộc, tăng lữ
Câu 60: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất hiện từ đâu?
A Nông dân tự canh
B Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng
C Tá điền
D Nông dân giàu có bị phá sản
Câu 61: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:
A Nông dân tự canh B Nông dân lĩnh canh
C Nông dân làm thuê D Nông nô
Câu 62: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai
cấp nào?
A Quý tộc với nông dân công xã B Quý tộc với nô lệ
C Địa chủ với nông dân lĩnh canh D Địa chủ với nông dân tự canh
Trang 26Câu 63: Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu định cho nông dân,
khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp Đó là việc làm của triều đại nào?
A Nhà Hán B Nhà Đường C Nhà Tống D Nhà Nguyên
Câu 64: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời đại nhà Tần là gì?
A Trần, phủ B Quận, huyện C Huyện, xã D Phủ, thành
Câu 65: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần
có tên gọi là gì?
A Vạn lí trường thành B Tử cấm thành
Câu 66 "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua" Câu nói đó xuất phát từ quốc gia cổ đại nào ởphương Đông?
- Củng cố lại kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới cận đại, hiện đại
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm
II Nội dung
A CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
I Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Cuối XIX đầu XX sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của CNTD đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc
-Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa
Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa
[ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt
-Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi
+Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895)
+Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha 1898
+Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902)
+Chiến tranh Nga –Nhật(1904 – 1905)
-Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất.Là đầu mối của mọi mâu thuẫn tranh chấp và căng thẳng giữa các nước đế quốc
=> Hình thành hai khối quân sự >< sâu sắc
Trang 27+ Khối liên minh1882: Đức + Áo - Hung +Italia: chủ trương chia lại thế giới.
+ Khối hiệp ước1907: Anh + Pháp + Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới
=> Nguy cơ dẫn đến chiến tranh
* Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Sâu xa:
+Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc
Trực tiếp: Sự hình thành hai khối quân sự đối lập kình địch nhau
- Duyên cớ
+ Ngày 28.6.1914 thái tử Áo – Hung bị ám sát => phe Đức + Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh
II Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
-CTTG I kết thúc(1914-1918) đã gây nên thiệt hại nặng nề về người và của : 1,5 tỉ người lôi cuốn vào vòng khói lửa hơn 10 tr người chết, 20 tr người bị thương, nhiều làng mạc, phố xá, nhà máy, xí nghiệp
bị phá hủy, chi phí chiến tranh 8,5 tỉ đô la
- Nền kinh tế các nước châu Âu bị tàn phá nặng nề => trở thành con nợ của Mỹ
- Mỹ giàu lên sau chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga trong chiến tranh làm thay đổi tình hình thế giới
* Tính chất:
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
B CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 1917 – 1921
I Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
1 Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Về chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng
-Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn
- Xã hội: Nhân dân Nga và các dân tộc thuộc Nga bần cùng, đói khổ
+ Phong trào đấu tranh chống Nga Hoàng diễn ra mạnh mẽ
=> Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng
2 Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười.
* Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917:
-Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- 27/2/1917 Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang
-Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích
-Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
(- Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ hoàn toàn chế độ Nga Hoàng => Nga trở thành nước Cộng hòa.)
- Sau cách mạng tháng Hai Nga tồn tại hai chính quyền: Chính phủ TS lâm thời >< Xô viết (đại biểu công – nông và binh lính)
- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Tháng 4.1917 LêNin thông qua luận cương tháng Tư chủ trương chuyển CMDCTS sang CMXHCN
- Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa
Trang 28- Đêm 25.10 (7.11) quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, chính phủ TS lâm thời bị bắt => Cách mạng thắng lợi.
-Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
-Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
II Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
1 Xây dựng chính quyền Xô viết.
- Đêm 25.10 Đại hội xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập chính quyền xô viết
+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
- Chính quyền thông qua “sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”
- Chính quyền Xô viết tiến hành thủ tiêu những tàn tích phong kiến, thực hiện các quyền tự do bình đẳng
- Thành lập hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Chính quyền Xô viết được xây dựng và cũng cố từ Trung ương đến địa phương
- Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
2 Bảo vệ chính quyền xô viết.
- Từ 1918 đến 1920 nhân dân Nga phải đấu tranh chống 14 nước đế quốc tấn công để bảo vệ chính quyền Xô viết còn non trẻ
- Từ 1919 Chính quyền xô viết thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến”
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp
+Trưng thu lượng thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ lao động cưởng bức
- Đến 1920 Hồng quân và nhân dân Liên xô đã đẩy lùi các cuộc tấn công của các lực lượng phản cách mạng, giữ vững chính quyền xô viết
III ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
-Với nước Nga.
+Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm
chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
(- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Nga: Công nhân, nhân dân lao động được giải phóng đứng lên làm chủ đất nước.)
- Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh
nghiệm cho cách mạng thế giới.
C LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 – 1941
I CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921 – 1925).
1 Chính sách kinh tế mới.
* Hoàn cảnh lịch sử:
-Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình
® Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3.1921 Đảng Bônsêvích thông qua Chính sách kinh tế mới (NEP).
-* Nội dung
+ Nông nghiệp: Thay chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực
+ Công nghiệp:Tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân., khuyến khích nước ngoài đầu
Trang 29tư, nhà nước nắm các ngành kinh tế chính.
+ Thương nghiệp, tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, đẩy mạnh trao đổi giữa thành thị và nôngthôn Năm 1924 phát hành đồng Rúp
Þ Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát
-T Ý nghĩa
+ Chính sách kinh tế mới chuyển nền kinh tế LX từ bao cấp sang => cơ chế thị trường
Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn
thành khôi phục kinh tế
+ Chính sách kinh tế mới để lại nhiều kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa và các nước khác trên thế giới
2 Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Nhằm liên minh các dân tộc trên lãnh thổ thành một khối thống nhất
- Tháng 12.1922 Đại hội xô viét Liên bang tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước.
II CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925 – 1941).
1 Những kế hoạch 5 năm đầu tiên.
- Để xây dựng đất nước nhiệm vụ trọng tâm của LX là Công nghiệp hóa đất nước.
- Nhiệm vụ là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy, năng lượng, quốc phòng
- Kế hoach 5 năm lần thứ nhất(1928-1932) và lần thứ 2 (1933 – 1937) đạt được những thành tựu:+ Công nghiệp chiếm 77.4% tổng sản phẩm QD
+ Nông nghiệp: 93% nông hộ với trên 90% diện tích được tập thể hóa
+ Văn hóa GD: Thanh toán xong nạn mù chữ
+ Xã hội: Xóa bỏ bóc lột, XH chí có 3 giai cấp công, nông, trí thức
- Trong công cuộc xây dựng CNXH tuy còn một số hạn chế song vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn
- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
2 Quan hệ ngoại giao của liên xô.
- Sau cách mạng tháng Mười Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Châu Âu, Châu Á
- Trong thế bị bao vây, Liên Xô kiên trì đấu tranh từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế,ngoại giao của các nước đế quốc
- Từ 1922 đến 1933 các nước đế quốc lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
D TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
1 Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Sau chiến tranh TG 1 các nước tư bản thắng trận (Anh,Pháp, Mĩ) tổ chức hội nghị Véc xai 1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để phân chia quyền lợi
(1919 Qua các văn kiện ký kết một trật tự thế giới mới được thiết lập => Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Với hệ thống Vécxai – Oasinh tơn các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt, nô dịch các nước bại trận
2 Quốc tế Cộng sản.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh TG 1 và tác động của cách mạng tháng Mười Nga làm bùng nổ cao trào cách mạng ở các nước tư bản từ 1918 - 1923
- Phong trào đấu tranh đòi công bằng dân chủ, những yêu sách về kinh tế và ủng hộ nước Nga Xô viết
- Không giành được thắng lợi nhưng phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào công nhân
Trang 30=> Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.
- Tháng 3.1919 Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được tiến hành ở Mát-xcơ-va
- Hoạt động: Chủ yếu thông qua các đại hội, quan trọng nhất là Đại hội II và Đại hội VII
- Đóng góp: Lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, để lại nhiều bài học cho phong trào công nhân
+ Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung vượt cầu)
+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước và sự phát triển không đều giữa các nước tư bản
- Đặc điểm:
+ Khủng hoảng về cơ cấu nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản
+ Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ và kéo dài về thời gian
- Hậu quả:
+ Kinh tế:Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông
dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3
+ Chính trị - xã hội: bất ổn định Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi
kéo hàng triệu người tham gia Tỉ lệ người thất nghiệp cao,
- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền
ở các nước tìm cách thoát khỏi bằng hai con đường
+ Anh-Pháp-Mĩ: Cải cách kinh tế duy trì CNTB thoát khỏi khủng hoảng
+ Đức-Italia-Nhật: Thiết lập hình thức thống trị mới (CNPX ra đời) ráo riết chạy đua vũ trang
=>Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới
4 Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Đặc điểm
+ Phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản
+ Mang tính quần chúng rộng rãi Lan rộng khắp các nước tư bản
- Các phong trào tiêu biểu
+ Ở Pháp: Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử 5.1936 và lập chính phủ mới Mặt trận đã bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi hiểm họa phát xít
+ Ở Tây Ban Nha: Mặt trận nhân dân cũng giành được thắng lợi trong tuyển cử và thành lập Chính phủ Mặt trận Nhân dân
- Các nước đế quốc giúp đỡ các thế lực phát xít gây nội chiến tiêu diệt nền cộng hòa
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
1 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.
- Khủng hoảng nổ ra vào tháng 10.1929 bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
- Khủng hoảng đã phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công, nông và thương nghiệp
- Công nghiệp chỉ còn 53.8%, 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa
2 Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.
- Nội dung của chính sách kinh tế mới
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp.hà nước tích cực can thiệp vào đời sốngkinh tế
+ Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế như đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Ý nghĩa của Chính sách mới
+ Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
+ Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp
+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì