Ví dụ: Biết tiếp thu và hiểu kiến thức môn Toán; thường xuyên giải bài tập cho kết quả đúng, cách trình bày, diễn đạt tốt, thực hiện phép tính nhanh; thể hiện sự yêu thích, hứng thú với [r]
Trang 1HƯỚNG DẪN
sử dụng học bạ đang dùng của học sinh
từ trước khi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT có hiệu lực
1 Giữ nguyên các kết quả đánh giá đã được ghi vào học bạ từ trước năm
học 2016-2017
2 Từ năm học 2016-2017, không cần ghi kết quả đánh giá cuối học kì I ở
mỗi lớp, không tích dấu x vào các ô "Đạt", "Chưa đạt" và không cần ghi mục
"Thành tích nổi bật/Những điều cần khắc phục, giúp đỡ", chỉ điều chỉnh một
số nội dung ghi kết quả đánh giá cuối năm học ở mỗi lớp như sau:
a) Mục "I Các môn học và hoạt động giáo dục":
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với mỗi môn học và hoạt động giáo
dục: ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ; kết thúc nhận
xét, mở ngoặc ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học
sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh "Chưa hoàn thành" theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục và đóng ngoặc
Ví dụ: Biết tiếp thu và hiểu kiến thức môn Toán; thường xuyên giải bài tập cho kết quả đúng, cách trình bày, diễn đạt tốt, thực hiện phép tính nhanh; thể hiện sự yêu thích, hứng thú với các vấn đề liên quan đến môn Toán (T)
- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có Bài kiểm tra định kì: ghi
điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra cuối cùng và lưu ý đặc biệt nếu có
b) Mục "II Các năng lực" và "III Các phẩm chất":
Trong cột "Nhận xét" tương ứng với từng mục "II Các năng lực" và
"III Các phẩm chất": ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, các ưu điểm, hạn chế, góp
ý, khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh; kết thúc nhận xét, mở ngoặc ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh đạt mức "Cần cố gắng" và đóng ngoặc
Ví dụ: Thường xuyên có ý thức tự phục vụ; sẵn sàng lắng nghe, chủ động trao đổi, góp ý về kết quả học tập với bạn; thích tự mình nỗ lực giải quyết vấn đề (T)
c) Phần "Khen thưởng":
Ghi lại những thành tích mà học sinh đạt được
Ví dụ: "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện"; "Có thành
tích trong học tập môn Tiếng Việt"; "Có tiến bộ vượt bậc về tự phục vụ và tự quản"; "Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp tỉnh"
DỰ THẢO