Giảng bài mới Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 10’ - Mục tiêu: viết được sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ - Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, ph[r]
Trang 1Ngày soạn: 19/10/2018
Tiết 17
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I Mục tiêu
1 Về kiến thức
- HS trình bày được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô
cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hóa học
2 Về kĩ năng
- Vận dụng được những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống
- Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm BT hóa học, thực hiện những TN hóa học biến đổi giữa các hợp chất
3 Về tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng
4 Về thái độ và tình cảm
- Yêu thích môn học Có hứng thú và ham muốn học tập bộ môn hóa học
5 Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II Chuẩn bị của GV và HS
1 Giáo viên
- Máy chiếu chiếu sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (có trong SGK), sơ đồ đặt trong khung, không viết sẵn các mũi tên từ 1 -> 6 Khi học đến mối quan hệ giữa cặp chất nào thì lập mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều
- Bảng phụ
2 Học sinh
- Chuẩn bị bảng nhóm.
- Đọc trước bài ở nhà Ôn lại các kiến thức về oxit, axit, bazơ, muối
III Phương pháp
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
IV Tiến trình giờ dạy
1 Ổn định lớp (1’)
9A 9B
Trang 22 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’
Câu 1: Viết phương trình hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
Fe ⃗ 1 FeCl2 ⃗ 2 Fe(NO3)2 ⃗ 3 Fe(OH)2 ⃗ 4 FeSO4 ⃗ 5 Fe ⃗ 6 Cu
Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra khi cho thanh kim loại nhôm vào dung dịch CuSO4?
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: HS làm đúng mỗi phương trình được 1 đ
1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
2) FeCl2+ AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl ↓
3) Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KNO3
4) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
5) FeSO4 + Mg → Fe + MgSO4
6) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 2:
- Hiện tượng: Một phần thanh nhôm bị hòa tan, có chất rắn màu đỏ bám ngoài
thanh nhôm Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần (3đ)
- PTHH: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4 )3 + 3Cu (1đ)
3 Giảng bài mới
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (10’)
- Mục tiêu: viết được sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
- Y/c HS gấp SGK lại
- GV chiếu sơ đồ câm:
Oxit
axit
Oxit bazơ Muối
- GV giới thiệu: mối quan hệ giữa các loại
chất là từ chất này có thể chuyển thành
chất kia qua các phản ứng hóa học
- Y/c các nhóm thảo luận, dùng mũi tên thể
hiện mối quan hệ giữa các chất
Sau đó, y/c các nhóm gắn bảng phụ nhóm
của mình lên bảng chính GV chiếu bảng
chuẩn lên, các nhóm đối chiếu và nhận xét
I/ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất
vô cơ
Oxit baz¬ Oxit axit
(1) (2)
(3) (4) Muèi (5)
(6) (9)
(7) (8) Baz¬ Axit
Trang 3- GV mở rộng thêm: ngoài ra còn có một
số mối quan hệ không phổ biến nữa nhưng
chưa học đến
- HS gấp SGK
- Quan sát sơ đồ, ghi lại vào bảng nhóm.
- Thảo luận xây dựng sơ đồ:
Hoạt động 2: Những phản ứng minh họa (6’)
- Mục tiêu: viết phương trình minh hóa học minh họa.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
HS viết các PTHH minh họa cho sơ đồ ở
(I)?
→ Các nhóm thảo luận và ghi vào bảng
phụ Một số HS lên bảng viết
Bài tập 2 (SGK - 41): GV treo bảng phụ gọi HS lên điền.
- HS các nhóm viết PTHH vào bảng
nhóm, rồi gắn lên bảng chính để
nhận xét
II Những phản ứng hóa học minh họa
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O CaO+ 2HCl CaCl2 + H2O
Na2O(r) + H2O 2NaOH Cu(OH)2 t0 CuO + H2O Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
AgNO3 + HCl AgCl+ HNO3 CuSO4
+ 2 NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl HCl + NaOH NaCl + H2O Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O
Trang 4Hoạt động 3: Bài tập (7’)
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm bài tập viết PTHH Củng cố tính chất hóa học của muối
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi
GV: Cho học sinh chữa cá nhân bài kiểm
tra 15’
Bài 1: Viết phương trình hoàn thành dãy
chuyển hóa sau:
Fe ⃗ 1 FeCl2 ⃗ 2 Fe(NO3)2 ⃗ 3 Fe(OH)2
⃗
4 FeSO4 ⃗ 5 Fe ⃗ 6 Cu
GV: Cho nhận xét và chữa PT đúng bản
chất vẫn được điểm
Bài 2: Hiện tượng gì xảy ra khi cho thanh
kim loại nhôm vào dung dịch CuSO4?
Bài tập 2 ( SGK - 41) : GV treo bảng phụ
gọi HS lên điền
HCl H2SO4
- HS các nhóm viết PTHH vào bảng nhóm,
rồi gắn lên bảng chính để nhận xét
Bài 1:
1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
2) FeCl2+ AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl ↓
3) Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KNO3
4) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
5) FeSO4 + Mg → Fe + MgSO4
6) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Bài 2: Một phần thanh nhôm bị hòa tan,
có chất rắn màu đỏ bám ngoài thanh nhôm Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
4 Củng cố (5p)
Trang 55 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1p)
- Làm bài tập 1, 3, 4 trang 41 SGK; 12.4, 12.6 trang 16 SBT
- Ôn tập lại các kiến thức về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ chuẩn
bị cho bài 13: “Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ”
Trang 6Ngày soạn: 20/10/2018
Tiết 18
Bài 13 LUYỆN TẬP CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I Mục tiêu
1 Về kiến thức
- Hs hiểu và củng cố được sự phân loại của các hợp chất vô cơ
- Hs nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được những phương trình hoá học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất
2 Về kĩ năng
- Hs biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của những loại hợp chất vô cơ hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống và sản xuất
- Tư duy: rèn tư duy so sánh, khái quát, sáng tạo
3 Về tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng
4 Về thái độ và tình cảm
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác
5 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
II Chuẩn bị của GV và HS:
1 Giáo viên
- Máy chiếu chiếu: Sơ đồ sự phân loại các hợp chất vô cơ
Sơ đồ t/c hoá học của các loại hợp chất vô cơ
2 Học sinh: Đọc trước bài ở nhà Ôn lại các kiến thức về oxit, axit, bazơ, muối.
III Phương pháp:
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, tính toán, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
IV Tiến trình giờ dạy
1 Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
9A 9B
Trang 72 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với luyện tập
3 Giảng bài mới
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (20’)
- Mục tiêu: Củng cố được sự phân loại, tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi
- Gv: Chiếu lên màn hình bảng phân
loại các chất vô cơ như sau:
1 Phân loại hợp chât vô cơ.
Các loại HCVC
- Gv: Y/cầu Hs:- Điền các loại hợp
chất vô cơ vào các ô trống cho phù hợp
- Gv: Có thể s dụng bộ bìa màu để Hs
dán vào bảng
- Gv: Yêu cầu Hs lấy 2 ví dụ cho
mỗi loại trên
( Gv chiếu lên màn hình sơ đồ 2 sgk
42)
Hs: Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung luyện tập trên vào phiếu học tập của mình
Hs: Điền vào bảng đầy đủ
2.Tính chất hoá học của các hợp chất
vô cơ
oxit bazơ + axit + bazơ Oxit axit +oxit axit + oxit bazơ
Nhiệt
phân huỷ
Muối + H 2 O + H 2 O +bazơ + axit
+ axit + kim loại
+ oxit axit + Bazơ
Bazơ + Muối + oxit bazơ Axit
Trang 8+ Muối
- Gv: nhìn vào sơ đồ, các em hãy nhắc
lại các tính chất hoá học của oxit bazơ,
oxit axit, bazơ, axit, muối (Gv gọi lần
lượt Hs nhắc lại các tính chất)
- Gv: Ngoài những tính chất của muối
đã được trình bày trong sơ đồ, muối
còn có những tính chất nào?
( Gv chiếu các tính chất của muối lên
màn hình)
Hs nêu lại các tính chất của oxit bazơ, oxit axit
Hs: Nêu lại các tính chất hoá học của muối
Hoạt động 2: Luyện tập (23’)
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng làm bài tập định tính và định lượng
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, tính toán, phương pháp dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ
1 Trình bày phương pháp hóa học để
nhận biết 5 lọ hóa chất mà chỉ dùng quỳ
tím: KOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, KCl
HS làm theo nhóm
- Lấy vào lọ 1 ít dung dịch Cho giấy
quỳ vào
→ Không chuyển màu: KCl
→ Đỏ: HCl, H 2 SO 4 → (I)
→ Xanh: KOH, Ba(OH) 2 → (II)
- Cho lần lượt các dd ở (I) vào các dd
ở (II)
+ Kết tủa trắng là H 2 SO 4 (I) và Ba(OH) 2
(II)
+ Còn lại là HCl (I) và KOH (II)
Ba(OH) 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2H 2 O
2 Cho biết Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4,
CuO, NaOH, P2O5
a Gọi tên phân loại các hợp chất trên?
b Chất nào tác dụng được với:
- Dung dịch HCl
- dung dịch Ba(OH)2
- Dung dịch BaCl2
Viết các ptpư xảy ra?
- Hướng dẫn các nhóm lập bảng:
II Luyện tập
1 - Lấy vào lọ 1 ít dung dịch Cho giấy quỳ vào
→ Không chuyển màu: KCl
→ Đỏ: HCl, H2SO4 → (I)
→ Xanh: KOH, Ba(OH)2 → (II)
- Cho lần lượt các dd ở (I) vào các dd ở (II)
+ Kết tủa trắng là H2SO4 (I) và Ba(OH)2
(II) + Còn lại là HCl (I) và KOH (II) Ba(OH)2+ H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
BT 2 Mg(OH)2 + HCl ❑⃗
CaCO3 + HCl ❑⃗
CuO + HCl ❑⃗
NaOH + HCl ❑⃗
K2SO4 + Ba(OH)2 ❑⃗
HNO3 + Ba(OH)2 ❑⃗
P2O5 + Ba(OH)2 ❑⃗
K2SO4 + BaCl2 ❑⃗
Trang 93 Hòa tan 9,2 g hỗn hợp gồm Mg, MgO
cần vừa đủ m(g) dd HCl 14,6% Sau
phản ứng thu được 1,12 lít khí(đktc)
a Tính % về khối lượng mỗi chất trong
hỗn hợp đầu?
b Tính C% của dung dịch thu được sau
phản ứng?
→ HS nêu hướng giải từng câu?
………
………
………
………
BT3 a Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
(1) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)
22 , 4=
1 , 12
22 , 4=0 ,05 (mol)
(1):nMg=nMgCl2=n H2=0 , 05(mol)
mMg=0 , 05 24=1,2 g
mMgO=9,2− 1,2=8 g
%Mg= 1,2 9,2 100 %=13 %
%MgO=100 −13=87 %
b
(1)nHCl=2 nM g=0,1 mol
40=0,2 mol (2):nHCl=2 nMgO=0,4 mol
n HCl(1),(2)=0,1+0,4=0,5 mol
mHCl=0,5 36 , 5=18 , 25 g
mddHCl=18 ,25
14 , 6 100=125 g
c
2 (1) =0 , 05 mol
nMgCl2(2)=0,2 mol
→ nMgCl2(1),(2 )=0 , 05+0,2=0 , 25 mol
mMgCl2=0 , 25 95=23 , 75 g
mdd sau phản ứng = m hỗn hợp + mddHCl - m H2
= 9,2 + 125 -0,05.2 = 134,1g
%MgCl2=23 ,75
134 , 1 100 %=17 , 7 %
4 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1p)
- Làm bài tập trang 43 SGK, 12.5 trang 15 SBT
- Soạn bài 14 “Luyện tập chương 1” theo bảng sau:
dd HCl
T/d với dd Ba(OH)2
T/d với dd BaCl2