- Nhận biết được chức năng của thành tế bào, nhân và các bào quan của tế bào động vật, tế bào thực vật Thông - Hiểu được chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, lizôxôm, bộ má[r]
Trang 1MÔN: SINH HỌC 10 Đơn vị
kiến thức
Mức
1.1 Các
cấp tổ
chức của
thế giới
sống
Nhận
biết
- Nhận biết được tên các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống từ thấp đến cao.
+ Phân tử - Bào quan – Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan – Cơ thể - Quần thể - Quần
xã – Hệ sinh thái – Sinh quyển
- Nhận biết được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
+ Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
+ Hệ thống mở và tự điều chỉnh
+ Thế giới sống liên tục tiến hóa
1.2 Các
giới sinh
vật
Nhận
biết
- Nhận biết được các giới sinh vật, đặc điểm của từng giới.
1 Giới Khởi sinh (Monera): Gồm những loài vi khuẩn là sinh vật nhân sơ rất nhỏ, phân
bố mọi nơi, có phương thức sống đa dạng
2 Giới Nguyên sinh (Protista): Bao gồm:
+ Tảo: Là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp
+ Nấm nhầy: Là những sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng, sống hoại sinh
+ Động vật nguyên sinh: Đa dạng, là cơ thể đơn bào nhân thực Sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng
3 Giới Nấm (Fungi): Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp Sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhờ bào tử Là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh
4 Giới Thực vật (Plantae): Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, là sinh vật tự dưỡng Sống cố định, khả năng cảm ứng chậm
5 Giới động vật (Animalia): Gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, phản ứng nhanh
và có khả năng di chuyển
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật: thể hiện ở những đặc điểm: đa dạng về
loài, về nguồn gen, đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn, đa dạng về hệ sinh thái
2.1 Các
nguyên tố
hóa học
và nước
Nhận
biết - Nêu được các thành phần hoá học của tế bào.+ Các nguyên tố hóa học, nước, Cácbohydrat, lipit, protein, axit nucleic
- Kể tên các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng
+ Nguyên tố đại lượng: O, C, H, N, Ca, P, K ,S, Na, Cl, Mg + Nguyên tố vi lượng: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I 2.2
Cacbohid
rat và lipit
Nhận
biết
- Nhận biết được tên các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cacbohiđrat và nguyên tắc cấu tạo của cacbohiđrat
+ Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cacbohiđrat: C, H, O + Nguyên tắc cấu tạo nên cacbohiđrat: Đa phân
- Nhận biết được các loại cacbohiđrat.
+ Đường đơn là đường đơn phân có 6 cacbon: VD: glucozo, fructozo, galactozo + Đường đôi gồm 2 đường đơn liên kết lại với nha: VD: saccarozo = glucozo + fructozo, lactozo = glucozo + galactozo, mantozo = glucozo + glucozo + Đường đa là đường gồm nhiều đường đơn liên kết lại với nhau: VD: xenlulozo (gồm các phân tử glucozo liên kết với nha bằng liên kết glucozit), glycogen, tinh bột, kitin
- Nêu được cấu trúc của mỡ, phôtpholipit.
+ Cấu trúc của mỡ: 1 glyxerol + 3 axit béo + Cấu trúc của phôtpholipit: 1 glyxerol + 2 axit béo + 1 nhóm photphat
- Xác định được các loại đường đơn, đường đôi, đường đa.
Thông
hiểu
- Trình bày được cấu trúc và chức năng chính của các loại lipit.
+ Mỡ: Cấu tạo từ 1 phân tử glixerol liên kết với 3 axit béo Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
+ Phôtpholipit: Cấu tạo từ 1 phân tử glixerol và 2 axit béo Chức năng: Cấu tạo nên các loại màng của tế bào
+ Steroit: Chức năng cấu tạo nên màng sinh chất và một số loại hoocmon giới tính động vật (testosterone, ơstrogen)
+ Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố (carotenoit) và 1 số vitamin (A, D, E, K) cũng có
Trang 2bản chất là lipit.
2.3
Prôtêin
Nhận
biết - Nhận biết được nguyên tắc và đơn phân cấu tạo prôtêin.+ Nguyên tắc cấu tạo prôtêin: Đa phân
+ Đơn phân cấu tạo prôtêin: Axit amin
- Nhận biết được một số chức năng chính của prôtêin.
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể: Colagen + Dự trữ nguyên liệu: protein trong sữa, protein trong hạt cây
+ Vận chuyển các chất: Hemoglobin (hồng cầu) + Bảo vệ cơ thể: các kháng thể
+ Thu nhận thông tin: Các thụ thể + Xúc tác phản ứng: Cacs enzim Thông
hiểu
- Trình bày được đặc điểm cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của prôtêin.
+ Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi pôlipeptit Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp đặc thù của của các loại axit amin trong chuỗi + Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit bậc 1 co xoắn hoặc gấp nếp
+ Cấu trục bậc ba: Chuỗi pôlipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng
+ Cấu trúc bậc bốn: Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo thành
* Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng của nó Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ (do nhiệt độ cao, độ pH …) thì prôtêin bị mất chức năng Hiện tượng protein bị biến đổi cấu trúc không gian gọi là hiện tượng biến tính của protein
2.4 Axit
nucleic
Nhận
biết
- Nhận biết được nguyên tắc cấu tạo của ADN, ARN: Đa phân.
- Kể được tên các loại đơn phân cấu tạo nên ADN, ARN.
+ Đơn phân cấu tạo nên AND: A, T, G, X + Đơn phân cấu tạo nên ARN: A, U, G, X Vận
dụng Giải được một số bài tập về ADN: tính số nuclêôtit, tính số liên kết hiđrô, tỉ lệ các loại nuclêôtit của phân tử ADN.
Vận
dụng
cao
Giải được một số bài tập về ADN: tính số nuclêôtit, tỉ lệ các loại nuclêôtit của từng mạch đơn.
VD1: Một gen có có tổng số 4000 nuclêôtit và số nuclêôtit loại Ađênin (A) là 800.
Mạch 1 của gen trên có số nuclêôtit loại A bằng 200, số nuclêôtit loại G bằng 400
- Hãy tính số nuclêôtit từng loại và % mỗi loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen.
- Tính số liên kết hidro của gen trên?
* Giải: Ta có N = 4000nu, N/2 = N(một mạch) = 2000nu, A=800nu, A1=200nu, G1=400nu
- A=T= 800 nu;
- G=X=N/2 – A = 2000-800 = 1200 nu Lại có: A= A1 + A2
- Nên A2 = T1 = A - A1 = 800 – 200 = 600 nu = 30%N/2
- G2 = X1 = G - G1 = 1200 – 400 = 800 nu = 40%N/2
- A1 = T2 = 200 nu = 10%N/2
- G1 = X2 = 400 nu = 20%N/2
- Liên kết hydro H = 2A + 3G = 2x800 + 3x1200 = 5200 LK Hydro
VD2: Một đoạn ADN dài 5100A0 và số nuclêôtit loại Ađênin (A) chiếm 30% tổng số Nu
của ADN
Mạch 1 của gen trên có số nuclêôtit loại A bằng 300, số nuclêôtit loại G bằng 450
- Hãy tính số nuclêôtit từng loại và % mỗi loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen.
- Tính số liên kết hidro của gen trên?
* Giải:
- Tổng số Nu của AND: N = 2xL/3,4 = 2x5100/3,4 = 3000 Nu
- Số Nu từng loại của AND: A = T = 30%xN = 30%x3000 = 900 Nu
G = X = 20%xN = 20%x3000 = 600 Nu (Vì %A+%T=50%N)
- Tổng liên kết hydro của AND: H = 2xA + 3xG = 2x900 + 3x600 = 3600 LKH
- Số Nu từng loại và % số Nu từng loại của mỗi mạch
Số Nu mỗi mạch = N/2 = 3000/2 = 1500 Nu
Ta có A1 = T2 = 300 Nu = 20% (Của 1 mạch)
Trang 3G1 = X2 = 450 Nu = 30%
Vì A = A1 + A2 Nên T1 = A2 = A - A1 = 900 – 300 = 600 Nu = 40%
Vì G = G1 + G2 Nên X1 = G2 = G - G1 = 600 – 450 = 150 Nu = 10%
3.1 Tế
bào nhân
sơ
Nhận
biết - Nhận biết được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.+ Chưa có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng, kép, trần
+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc + Kích thước tế bào nhỏ → tỉ lệ S/V lớn → trao đổi chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh
- Nhận biết được các thành phần chính trong tế bào chất của tế bào nhân sơ: Màng
sinh chất, tế bào chất, vùng nhân Thông
hiểu
- Trình bày được chức năng chính của vùng nhân, thành tế bào, màng sinh chất, vỏ nhầy, lông và roi.
+ Vùng nhân: Không có màng bao bọc, có 1 phân tử ADN dạng vòng, một số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn) nhưng không phải vật chất di truyền
Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
+ Thành tế bào: Cấu tạo từ Peptiđôglican Quy định hình dạng tế bào
+ Màng sinh chất: Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin Bảo vệ tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường
+ Tế bào chất: Gồm 2 thành phần chính: bào tương và riboxom cùng 1 số thành phần cấu trúc khác (hạt dự trữ)
+ Vỏ nhày (có ở 1 số vi khuẩn): Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt
+ Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ
+ Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
Vận
dụng
- Giải thích được lợi thế về kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ: Kích thước tế bào nhỏ
→ tỉ lệ S/V lớn → trao đổi chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn
- Vận dụng kiến thức để xác định được các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ và trình bày được chức năng của các thành phần đó.
3.2 Tế
bào nhân
thực
Nhận
biết
- Nhận biết được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
+ Có nhân hoàn chỉnh, có màng nhân bao quanh vật chất di truyền
+ Tế bào chất có hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc
+ Kích thước tế bào lớn
- Kể được tên các bào quan trong tế bào thực vật, động vật
Trang 4
Tế bào động vật
- Nhận biết được chức năng của thành tế bào, nhân và các bào quan của tế bào động vật, tế bào thực vật
Thông
hiểu
- Hiểu được chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, lizôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể, lục lạp, màng sinh chất, khung xương tế bào, chất nền ngoại bào.
I Nhân tế bào: Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào
II Lưới nội chất:
+ Lưới nội chất hạt có đính các hạt riboxom, chức năng tổng hợp protein cho tế bào
+ Lưới nội chất trơn không có gắn protein, chức năng chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể
III Ribôxôm: Tổng hợp prôtêin của tế bào
IV Bộ máy Gôngi: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào
V Ti thể: Hô hấp, cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào
VI Lục lạp: Quang hợp, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học mà cơ thể
sử dụng được
VII Lizoxom: phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương
VIII Khung xương tế bào: Nâng đỡ tế bào, giúp tế bào có hình dạng nhất định, là nơi neo đậu của các bào quan
IX Chất nền ngoại bào: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp
tế bào thu nhận thông tin
X Màng sinh chất: Trao đổi chất, thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết tế bào
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào thực vật và tế bào động vật
Trang 53.3 Vận
chuyển
các chất
qua màng
sinh chất
Nhận
biết - Nhận biết được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Nhận biết được khái niệm vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, nhập bào và
xuất bào.
+ Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất không cần năng lượng
và thực hiện theo nguyên lí khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) + Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất ngược chiều nồng độ và cần năng lượng
+ Xuất bào nhập bào là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất bằng cách biến dạng màng tế bào Gồm ẩm bào và thực bào
- Nhận biết được khái niệm các loại môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương
Thông
hiểu
- Phân biệt được các loại môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
+ Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn bên trong tế bào.
+ Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn bên trong tế bào + Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng bên trong tế bào.
- Trình bày và phân biệt được cơ chế vận chuyển thụ động, chủ động, biến dạng màng
tế bào
Vận
dụng
- Xác định được ví dụ về các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào
Vận
dụng
cao
- Giải thích các vấn đề thực tiễn liên quan đến vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
VD1: Tại sao muốn giữ rau tươi thì phải thường xuyên vảy nước vào rau? Vì để bình
thường rau bị mất nước sẽ héo So với trong tế bào thì nước là môi trường nhược trương vì vậy nước thẩm thấu vào bên trong làm cho tế bào trương lên làm cho rau tươi
VD2: Tại sao ngâm rau vào nước muối quá lâu thì rau bị héo úa? Vì so với trong tế bào
nước muối là môi trường ưu trương vì vậy nước trong tế bào sẽ thẩm thấu ra bên ngoài, tế bào mất nước xệp xuống làm cho rau héo úa
VD3: Tại sao tắm biển thời gian lâu thì da chúng ta bị nhăn nheo? Giải thích tương tự VD4: Ngâm tế bào động vật và tế bào thực vật vào môi trường ưu trương thì sẽ như thế
nào?
Tế bào động vật: Tế bào teo lại (Co nguyên sinh chất), kích thước thay đổi
Tế bào thực vật: Co nguyên sinh chất nhưng kích thước không thay đổi vì có thành tế bào
VD5: Ngâm tế bào động vật và tế bào thực vật vào môi trường nhược trương thì sẽ như
thế nào?
Trang 6Tế bào động vật: Tế bào trương lên (Phản co nguyên sinh chất), có thể vỡ ra, kích thước thay đổi
Tế bào thực vật: Phản co nguyên sinh chất nhưng kích thước không thay đổi vì có thành tế bào