b Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận và suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Giới thiệu được về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, những nét[r]
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Có 01 trang
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Ngày thi: 15/4/2013
Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI
Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về tình mẫu tử.
Câu 2 (12,0 điểm)
Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những
ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
HẾT
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP
10 THPT
TỈNH ĐIỆN BIÊN Năm học 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian
giao đề
Đề thi có 01 trang
ĐỀ BÀI
A Phần bắt buộc
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích giá trị của phép điệp từ trong đoạn thơ sau:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh )
Câu 2 (3,0 điểm)
Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi".
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
B Phần tự chọn
Thí sinh chọn một trong hai câu: 3a hoặc 3b.
Câu 3a (5,0 điểm)
Phong trào "Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương" do ngành Giáo
Trang 3dục và Đào tạo phát động đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo lý
"
uống nước nhớ nguồn"
Hãy trình bày suy nghĩ của em về phong trào trên.
Câu 3b (5,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà
văn Kim Lân.
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
TỈNH ĐIỆN BIÊN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn Hướng dẫn chấm có: 03 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
- Điệp từ trong đoạn thơ là từ vì (0,75 điểm)
Tác dụng nhằm nhấn mạnh, làm rõ mục đích chiến đấu của cháu
-người chiến sĩ trong bài thơ (0,75 điểm)
- Những lí do người chiến sĩ đưa ra rất giản dị : vì xóm làng, vì bà, vì
lòng yêu tổ quốc Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích, thể hiện tình
yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị: tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp người chiến sĩ thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù (0,5 điểm)
Câu2 (3,0 điểm)
a) Yêu cầu về hình thức:
Trang 4- Trình bày thành văn bản ngắn.
- Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
- Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường
b) Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các ý sau:
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa đẹp vừa hùng vĩ (0,25
điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
+ Hình ảnh mặt trời và biển là hai hình tượng biểu trưng cho sự to lớn,
vĩ đại của thiên nhiên vũ trụ (0,25 điểm)
+ Hai câu thơ đầu mở ra hình ảnh liên tưởng: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cửa, sóng là then cửa Vũ trụ đang bước vào
trạng thái nghỉ ngơi (0,5 điểm)
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi
vui, lạc quan, yêu lao động (0,25 điểm)
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+ Hình ảnh đoàn thuyền thể hiện sự đông đúc, mạnh mẽ (0,25 điểm)
+ Từ "lại" khẳng định việc ra khơi là công việc quen thuộc (0,25
điểm)
+ Câu hát biểu tượng cho niềm vui (0,25 điểm)
- Nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ so sánh (như) có tác dụng gợi ấn tượng cụ thể, rõ
nét về
hình ảnh mặt trời xuống biển Biện pháp nhân hóa (Sóng cài then, câu hát
căng buồm) làm tăng tính biểu cảm cho câu thơ; (0,5 điểm)
+ Nhịp thơ nhanh, khỏe, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, từ ngữ chọn lọc
tinh tế (0,25 điểm)
+ Cảm xúc thơ chân thật (0,25 điểm)
Câu 3a (5,0 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng:
Trang 5Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
2 Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục; nêu bật được các ý sau:
a) "Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương" do ngành Giáo dục và Đào
tạo phát động là một phong trào đầy ý nghĩa, đậm tính thời sự, bởi những tác
dụng tích cực trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo lý " uống nước nhớ nguồn"cho học sinh (0,5 điểm)
b) Biểu hiện của phong trào: (1,5 điểm)
- Sưu tầm những tư liệu liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
- Tham gia quét dọn, vệ sinh, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
- Đóng góp kinh phí tu bổ di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
- Có những hình thức tuyên truyền quảng bá di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
c) Cơ sở của phong trào: Đạo lý uống nước nhớ nguồn (1 điểm)
d) Đề ra được những giải pháp khắc phục những tồn tại và phát huy
những thành công đạt được (1,5 điểm)
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ giữ gìn di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở địa phương.
- Có những hình thức xử lý thích đáng những đối tượng có hành vi xâm hại đến di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
- Tuyên dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
đ) Khẳng định tác dụng của phong trào trong việc giáo dục đạo lý "uống
nước nhớ nguồn" cho học sinh (0,5 điểm)
Câu 3b (5,0 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận
về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu
Trang 6loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2 Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Làng của Kim Lân, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
a) Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân với những
trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ về tình cảm yêu làng, yêu nước trong những
ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (0,5 điểm)
b) Bối cảnh của tác phẩm: cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở thế cầm cự, ông
Hai và dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư (0,5 điểm)
c) Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai:
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư: buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh
liệt (0,5 điểm) (lấy được dẫn chứng chứng minh cộng thêm (0,25điểm)
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu
hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không
khí gia đình nặng nề, u ám (0,5 điểm) (lấy được dẫn chứng chứng minh cộng thêm
(0,25điểm)
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao
đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường (0,5
điểm) (lấy được dẫn chứng chứng minh cộng thêm (0,25điểm)
d) Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó
với quê hương, xóm làng và cách mạng (0,5 điểm)
đ) Thành công trong nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả
tâm lý tinh tế, nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo (0,75 điểm)
e) Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy, tình cảm ấy được thử thách càng tô
đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam (0,5 điểm)
* Lưu ý:
- Không đòi hỏi quá cao với mức điểm giỏi; chú ý khuyến khích những bài làm có sự cảm thụ và diễn đạt tinh tế, có sự sáng tạo khi hành văn.
- Khi có sự cân nhắc chênh lệch trong phạm vi 0,25 điểm thì ưu tiên cho những bài làm đạt yêu cầu chữ viết, trình bày sạch – đẹp
Trang 7SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Đề chính thức
Đáp án có 02 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Toán
1a
(0,5đ)
9 4 = 3+2 = 5
0,25 0,25
1b
(0,75)
Vì a + b + c = 0 nên pt có hai nghiệm phân biệt
x = 1
x =
1 2
0,25 0,25 0,25
1c
(1,0đ)
6
x y
x y
3 9
6
x
x y
3 6
x
x y
3 3
x y
KL Hệ pt có nghiệm (3;-3)
0,25 0,25 0,25 0,25
1đ
(0,75đ)
2 3 2 3=
(2 3)(2 3)
=
4
4 3
= 4
0,25 0,25 0,25
2
(1,5đ)
Gọi cạnh góc vuông bé là x (cm), x > 0
cạnh góc vuông lớn là x+2 (cm).
Vì diện tích của tg vuông là 12 cm2 nên ta có pt
( 2)
12 2
x x
x.(x+2) = 24
x = 4 hoặc x = -6
x = 4 (t/m) Vậy hai cạnh tam giác vuông là: 4cm; 6cm
0,25 0,25 0,5
0,25 0,25
3a
(0,5)
=3
Vì ' 0 với m nên pt luôn có hai nghiệm phân biệt
0,25 0,25
Trang 8(1,0đ)
Theo Viet có
2
1 2
2 3
0,25
A x x x x =(x1 x2 )2 2x x1 2 2(x1 x2 )
= 4m2 2(m2 3) 2.2 m
= …=2m2 4m 6
= 2(m 1)24
0,25
Vì (m 1)2 0với mnên A 4vớim 0,25 Vậy A nhỏ nhất bằng 4 m + 1 = 0 m = -1 0,25
4a
(0,5đ)
H/s đồng biến m2 -1 > 0
… m > 1 hoặc m < -1
0,25 0,25
4b
(0,5đ)
Hoành độ giao điểm A của (d) và (d’) là nghiệm của pt
(m2-1)x + 2 = 3x + 5-m (1)
Vì A Oy A có hoành độ x = 0 Vậy (1) 2 = 5-m m =3
0,25 0.25
5a
(1,0)
Vẽ hình
Có BAC 90 0
BIM 90 0
180 0
BM
M N
S
D
I B
0,25 0,25 0,25 0,25
5b
(1,0đ)
C/M tứ giác BADC nội tiếp
C/M BCA BDA (cùng chắn BA)
C/M BDA ACS (cùng chắn MShoặc góc ngoài của t/giác nội tiếp
MDSC)
BCA ACS AC là tia phân giác của BCS
0,25 0,25
0,25 0,25
5c
(1,0đ) Có
0,25
Trang 92 2
MI MS (do MI MS )
Có MSD MNS (do SMN chung, MSI MDS chắn hai cung bằng
nhau)
2
.
ĐPCM
0,25 0,25
Lưu ý:
- Học sinh làm bài theo cách khác kết quả chính xác lập luận chặt
chẽ vẫn cho điểm tối đa.
- Tổng điểm của mỗi câu và bài thi không làm tròn./.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI
A Phần bắt buộc
Câu 1 (2,0 điểm)
Chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một
con đường quan trọng của học vấn Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá
nhân, mà là việc của toàn nhân loại Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm
nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích
luỹ ngày đêm mà có Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do
sách vở ghi chép, lưu truyền lại”.
(Bàn về đọc sách - Chu Quang
Tiềm)
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một bài nghị luận dài khoảng 300 từ bàn về đức tính trung thực.
Trang 10B Phần tự chọn
Thí sinh chọn một trong hai câu: 3a hoặc 3b.
Câu 3a (5,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về những điều cha nói với con trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
Câu 3b (5,0 điểm)
Tình yêu quê hương đất nước qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng (Kim Lân) và nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long).
.Hết
Họ tên thí sinh: Số báo danh:
Chữ ký của người coi thi Chữ ký của người coi thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hướng dẫn gồm 4 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn
Câu 1 (2,0 điểm)
* Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề: các câu trong đoạn văn đều hướng đến chủ đề đó là
mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.(0,5 điểm)
- Liên kết logic: các câu trong đoạn văn được sắp xếp hợp lí theo trình
tự nêu chủ đề trước, lí giải ý chủ đề sau (0,5 điểm)
Trang 11* Liên kết hình thức:
- Phép lặp từ ngữ: Học vấn, toàn nhân loại, thành quả (0,5 điểm)
- Phép thế: Các thành quả đó (0,25 điểm)
- Phép nối: Bởi vì (0,25 diểm)
Câu 2 (3 điểm)
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết một bài văn nghị luận theo đúng yêu cầu.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
b) Yêu cầu về nội dung:
- Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
* Dẫn dắt vấn đề cần bàn bạc: Trung thực trong cuộc sống là đức
tính không thể thiếu.(0,25 điểm)
* Giải thích thế nào là tính trung thực
- Trung thực có nghĩa là ngay thẳng, thật thà, luôn đảm bảo đúng sự
thật (0,25điểm)
* Những biểu hiện của tính trung thực.
Trung thực được biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ, tình cảm khi
sống, làm việc và học tập ví dụ như (d/chứng) (0,5điểm)
* Ý nghĩa của tính trung thực.
- Trung thực là một tiêu chuẩn của một xã hội văn minh hiện đại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội bởi trong bất kì mối quan hệ nào
cũng phải cần đến tính trung thực có dẫn chứng (0,75 điểm).
Học sinh chỉ cần đưa ra được hai trong ba lý do sau vẫn cho điểm tối đa:
+ Trong gia đình tính trung thực là cầu nối giữa các thành viên để tạo nên một gia đình yên ấm
+ Trong xã hội tính trung thực sẽ mang lại niềm tin, sự tôn trọng đối với những người xung quanh
+ Trong học tập, tính trung thực là tiền đề không thể thiếu để tích luỹ tri thức
Trang 12- Tính trung thực phải có cơ sở từ sự nhận thức đúng đắn, phù hợp
với hoàn cảnh sống hiện tại (0,25điểm)
* Mở rộng vấn đề (0,5điểm)
- Phê phán những quan niệm sai lầm và những biểu hiện sai trái thiếu trung thực trong xã hội.
- Có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để phát huy tính trung thực trong cộng đồng, xã hội
* Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân.(0,5 điểm)
- Trung thực là một đức tính cần thiết trong cuộc sống Mỗi cá nhân phải có ý thức rèn luyện cho mình tính trung thực.
Câu 3a (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài – Thân bài - Kết luận.
- Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể cảm nhận và suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, những nét chính về
tác giả.(0,5 điểm)
- Mượn lời nói với con, nhà thơ Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương
mình.(3,0 điểm)
+ Cha nói với con, con được lớn lên trong tình yêu thương của cha
mẹ, sự đùm bọc của quê hương.
+ Cha nói với con về đức tính của người đồng mình: những con người cần cù, khéo léo, tài hoa trong lao động, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu.
+ Cha nói với con về những tình cảm cha dành cho người đồng mình,
từ đó con phải biết gìn giữ và phát huy vẻ đẹp tâm hồn, ý chí, nghị lực sống của người đồng mình để sống xứng đáng với truyền thống của quê hương.
- Giọng điệu tâm tình, trìu mến; những hình ảnh thơ sáng tạo vừa cụ
thể vừa khái quát, Ngôn ngữ mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.(1,0 điểm)