Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện hành.

13 33 0
Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng Văn bản Quy phạm pháp luật Câu 1. Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện hành. Câu 2. Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền xử lý đối với Quyết định số 032021QĐUBND của Ủy ban nhân dân thành phố A quy định đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư, vì có nội dung trái Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI TIỂU LUẬN MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI: Câu 1 Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện hành Câu 2 Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền xử lý đối với Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố A quy định đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư, vì có nội dung trái Luật Đấu giá tài sản năm 2016 HỌ & TÊN : NGHIÊM PHƯƠNG TRANG MSSV : 453347 LỚP : CLC.CB03-1-21 (N08) 0 Hà Nội, 2022 1  MỤC LỤC  Câu 1 Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện 2 hành 1 Khái niệm và mục đích của việc đánh giá tác động chính sách 2 2 Thời điểm đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề 2 nghị xây dựng luật 3 Chủ thể đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị 3 xây dựng luật 4 Nội dung đánh giá tác động chính sách 4 5 Phương pháp đánh giá tác động chính sách 6 6 Quy trình thực hiện đánh giá tác động chính sách 7 Câu 2 Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền xử lý đối với Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố A quy 8 định đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư, vì có nội dung trái Luật Đấu giá tài sản năm 2016 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 2 Câu 1 Phân tích nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của pháp luật hiện hành Chính sách là các định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định, khi những chính sách này được thông qua sẽ tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống xã hội Các chính sách là nội dung của văn bản pháp luật được chủ thể có thẩm quyền ban hành 1 Khái niệm và mục đích của việc đánh giá tác động chính sách Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách Hoặc có thể hiểu đánh giá tác động chính sách là một quy trình có tính hệ thống nhằm đánh giá tính cần thiết của một văn bản pháp luật hiện hành hoặc dự thảo, và đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện môi trường pháp lý Đánh giá tác động của chính sách đưa ra các kết quả đánh giá rõ ràng, dựa trên các luận cứ, thông tin, dữ liệu công khai, xác thực với sự tham gia góp ý, phản biện của chính các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan Điều này sẽ giúp cho quá trình xây dựng chính sách hay văn bản pháp luật minh bạch, dân chủ, chất lượng của chính sách, văn bản pháp luật được lựa chọn đảm bảo sự phù hợp giải quyết vấn đề thực tiễn, tiết kiệm nguồn lực 2 Thời điểm đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật Trong hoạt động xây dựng luật, hoạt động đánh giá tác động chính sách có thể được thực hiện ở ba thời điểm sau: lập đề nghị xây dựng luật, soạn thảo luật, sau khi văn bản luật đã có hiệu lực thi hành Điểm c khoản 1 điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020 quy định: “Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các 3 hoạt động sau đây: c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách” Trong khoản 1 điều 35 cùng luật cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh” Việc thực hiện đánh giá tác động trong giai đoạn đầu tiên giúp cho hoạt động này được tiến hành đúng vai trò là công cụ cho việc lựa chọn pháp luật phù hợp, tối ưu chứ không phải là đi tìm luận cứ chứng minh cho pháp luật đã được ban soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo lựa chọn.1 Như vậy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020 đã quy định hoạt động đánh giá tác động chính sách được tập trung ngay tại giai đoạn đầu tiên, đó là lập đề nghị xây dựng luật Điều này sẽ phát huy được nhiều tác dụng nhất của việc đánh giá chính sách, hạn chế sửa đổi, vướng mắc trong giai đoạn trong và sau ban hành văn bản quy phạm pháp luật 3 Chủ thể đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật Pháp luật Việt Nam chưa có quy dịnh cụ thể về chủ thể đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật, tuy nhiên căn cứ Điều 32; 33; 34; 36 và đặc biệt là Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020: "1.Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh 1 Đoàn Thị Tố Uyên, Đánh giá tác động pháp luật trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, 2017, tr.65 4 Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách 3.Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo." Có thể thấy, chủ thể nào có thẩm quyền đề nghị xây dựng luật thì chủ thể đó có trách nhiệm phải thực hiện đánh giá tác động chính sách mà mình đề nghị Các cơ quan, tổ chức khác cũng có thể cùng kết hợp để đánh giá 4 Nội dung đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật Đánh giá tác động của chính sách bao gồm các nội dung đánh giá tác động về kinh tế, tác động về xã hội, tác động về giới, tác động thủ tục hành chính và tác động đối với hệ thống pháp luật Khoản 2 Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020 quy định về nội dung của hoạt động đánh giá chính sách như sau: "Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có)." Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị Định số 34/2016/NĐ-CP và 154/2020/NĐ-CP Theo đó: Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ 5 cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Việc đánh giá ở nhiều phương diện này là rất cần thiết để bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả của chính sách đến các mặt của đời sống kinh tế, xã hội và tính tương thích của chính sách đối với hệ thống chính sách, pháp luật trong nước, các Điều ước quốc tế hiện hành hoặc chuẩn bị ban hành, có hiệu lực Đồng thời, nó cũng dự đoán trước dự thảo chính sách sẽ tác động như thế nào tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp Sau khi thực hiện xong từng loại đánh giá tác động, cơ quan chủ trì đánh giá tổng hợp kết quả của từng loại đánh giá tác động để có thể so sánh các giải pháp chính sách Công tác tổng hợp cần mô tả đầy đủ kết quả đánh giá tác động của từng loại: kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính, bình đẳng giới và hệ thống pháp luật Tuy nhiên, một phần kết quả của đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính và bình đẳng giới cho từng giải pháp chính sách cũng là một 6 phần của đánh giá tác động về điều kiện bảo đảm thi hành Vì thế, khi thực hiện việc tổng hợp các lĩnh vực đánh giá tác động thì việc đánh giá tác động đối với hệ thống pháp luật sẽ có nội dung về điều kiện bảo đảm thi hành được trích ra từ các loại tác động trên cùng với các nội dung riêng biệt của hệ thống pháp luật 5 Phương pháp đánh giá tác động chính sách Căn cứ Nghị Định số 34/2016/NĐ-CP: "Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do." Phương pháp định lượng là phương pháp đánh giá dựa trên các tính toán chi phí, lợi ích cụ thể do giải pháp thực hiện chính sách tạo ra đối với từng nhóm đối tượng chịu sự tác động của chính sách Phương pháp này thường được áp dụng để đo các tác động về kinh tế, môi trường, thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật Phương pháp định tính là phương pháp đánh giá dựa trên các kết quả nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích tác động của giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, xã hội đối với hành vi, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm đối tượng khi thực hiện chính sách Phương pháp định tính thường được áp dụng để đo đạc các tác động về mặt xã hội; trong đó thường sử dụng một số phương pháp như điều tra xã hội học; tham vẫn các đối tượng; phỏng vấn, nghiên cứu tình huống…Đồng thời, có thể sử dụng các nguồn thông tin nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến vấn đề và đối tượng được đánh giá.2 Nhìn chung, phương pháp định lượng có tính chất sát với thực tế cao hơn phương pháp định tính vì phương pháp định lượng điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số, kỹ thuật vi tính; còn phương pháp định tính nghiên cứu, phân tích các tác động có thể xảy ra dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, dự định, 2 http://tuphap.hatinh.gov.vn/nghien-cuu-va-trao-doi/seo/danh-gia-tac-dong-cua-chinh-sach-trong-cong-tac- xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-o-dia-phuong-11684, truy cập ngày 05/01/2022 7 hành vi…từ đó giúp ta xây dựng giả thuyết và giải thích các giả thuyết về tác động của chính sách Tuy nhiên, phương pháp định tính đơn giản và dễ thực hiện hơn phương pháp định lượng mặc dù kết quả của phương pháp này không cụ thể, chi tiết và sát với thực tiễn bằng phương pháp định lượng Để so sánh giữa các giải pháp chính sách, việc tổng hợp các nội dung đánh giá có thể được thực hiện theo phương pháp xếp hạng hoặc theo phương pháp mô tả hoặc kết hợp cả hai phương pháp để giúp cho cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách, nắm bắt được nội dung của từng loại tác động đối với mỗi giải pháp chính sách; xem xét và so sánh những giải pháp lựa chọn của đơn vị đánh giá và giải pháp đề xuất giải quyết vấn đề của cơ quan xây dựng chính sách 6 Quy trình thực hiện đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về quy trình thực hiện đánh giá tác động chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật, tuy nhiên có thể thông qua các quy định hiện có để khái quát ra quy trình thực hiện sau: Bước 1: Chuẩn bị nội dung và lập kế hoạch đánh giá tác động chính sách Bước 2: Thực hiện đánh giá tác động của chính sách Bước 3: Tổng hợp kết quả, đề xuất giải pháp, dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách Bước 4: Lấy ý kiến dự thảo báo cáo Bước 5: Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động chính sách, trình cơ quan có thẩm quyền Trong bản "Cẩm nang Thực hiện một Quá trình Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIA) phiên bản 1.0" của GTZ & PMRC, các bước chính trong quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật được trình bày với các bước sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề chính Tiến hành tham vấn ban đầu với các tác nhân chính Chuẩn bị RIA sơ bộ 8 Bước 2: Tiến hành RIA sơ bộ: Chuẩn bị tài liệu tham vấn (bao gồm cả RIA sơ bộ) và phổ biến Bước 3: Tham vấn với các đối tượng: Tiến hành tham vấn chính thức, và/ hoặc thu thập ý kiến bằng văn bản Tiến hành khảo sát nều cần thiết Bước 4: Thu thập Số liệu và Phân tích: Tóm tắt nội dung tham vấn, thu thập và phân tích số liệu Xác định thông tin còn thiếu Bước 5: Lập Báo cáo RIA đầy đủ, bao gồm kết quả tóm tắt của quá trình tham vấn Bước 6: Đệ trình để được cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ thông qua Có thể thấy, những quy định của pháp luật về vấn đề đánh giá tác động của chính sách trong quy trình lập đề nghị xây dựng luật hiện nay đã và đang dần hoàn thiện, công tác đánh giá ngày càng hiệu quả Từ đó, chất lượng của các chính sách, văn bản pháp luật được ban hành dần được cải thiện, đảm bảo sự phù hợp giải quyết vấn đề thực tiễn, tiết kiệm nguồn lực Câu 2 Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền xử lý đối với Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố A quy định đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư, vì có nội dung trái Luật Đấu giá tài sản năm 2016 9 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …/NQ-HĐND A, ngày 29 tháng 12 năm 2021 NGHỊ QUYẾT Bãi bỏ Quyết định trái pháp luật HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ A Khóa…, kì họp thứ… từ ngày… đến ngày… Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đấu giá tài sản năm 2016 ngày 17 tháng 11 năm 2016; Xét Công văn số …/STP-KTVB về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp Thành phố A QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Bãi bỏ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố A quy định đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư, vì có nội dung trái Luật Đấu giá tài sản năm 2016 Điều 2 Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân, Trưởng ban pháp chế và Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố A có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này Điều 3 Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố A khóa…, kỳ họp thứ…thông qua ngày….tháng…năm… Nơi nhận: TM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - Như điều 2; - Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ TP; 10 - Đại biểu HĐND TP; CHỦ TỊCH - Các Ban, Sở, Ngành Thành phố; (Chữ ký, dấu) - TT HĐND, UBND các phường, xã - Các cơ quan Thông tấn, báo chí - Lưu: VT, HĐND 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 3 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, "Giáo trình Xây dựng Văn bản pháp luật pháp luật", Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2021 5 Raymond Mallon, "Cẩm nang Thực hiện một Quá trình Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIA)", phiên bản 1.0, Hà Nội, tháng 5 năm 2005 6 https://vuphapche.moh.gov.vn/pages/news/16417/Cac-buoc-danh-gia-tac- dong-chinh-sach.html truy cập ngày 05/01/2022 7 https://tcnn.vn/news/detail/6751/ De_du_bao_tac_dong_dieu_chinh_cua_quy_pham_phap_luat_khong_hin h_thucall.html truy cập ngày 05/01/2022 8 http://tuphap.hatinh.gov.vn/nghien-cuu-va-trao-doi/seo/danh-gia-tac- dong-cua-chinh-sach-trong-cong-tac-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap- luat-o-dia-phuong-11684 truy cập ngày 05/01/2022 12 ... điểm đánh giá tác động sách quy trình lập đề nghị xây dựng luật Chủ thể đánh giá tác động sách quy trình lập đề nghị xây dựng luật Nội dung đánh giá tác động sách Phương pháp đánh giá tác. .. vị đánh giá giải pháp đề xuất giải vấn đề quan xây dựng sách Quy trình thực đánh giá tác động sách quy trình lập đề nghị xây dựng luật Hiện nay, chưa có quy định cụ thể quy trình thực đánh giá. ..Hà Nội, 2022  MỤC LỤC  Câu Phân tích nội dung đánh giá tác động sách quy trình lập đề nghị xây dựng luật theo quy định pháp luật hành Khái niệm mục đích việc đánh giá tác động sách

Ngày đăng: 06/01/2022, 14:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan