Trình tự thực hành: bằng phòng ở và kiểm tra lại một số mô - Kẻ giấy hình đồ đạc đã được hướng dẫn chuẩn - Gấp các đồ đạc trong nhà.. HS: Kiểm tra lại phần chuẩn bị của mình.[r]
Trang 1Ngày soạn: 31/10/2018
Tiết: 21
BÀI 9: THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở ( Tiết 1)
I Mục tiêu bài học
Thông qua bài thực hành này học sinh phải
1 Về kiến thức
- Phát biểu được ý nghĩa của việc sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
2 Về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng tự sắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân và gia đình cho hợp lí
3 Về thái độ
- Có ý thức sử dụng và giữ gìn đồ đạc trong gia đình mình gọn gàng, ngăn nắp, cất đúng nơi quy định
- Tích hợp giáo dục đạo đức: HS gắn bó và yêu quý đồ đạc trong gia đình mình
nhiều hơn và giáo dục ý thức tiết kiệm
4 Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và sử dụng ngôn ngữ
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến
nội dung bài học, mô hình về nhà ở
2 Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1 Phương pháp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành – Làm mẫu
2 Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật chia nhóm
IV Tiến trình bài giảng - Giáo dục:
1 Ổn định tổ chức lớp: (02 phút)
2 Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài cũ bằng hình thức lồng ghép trong tiết học, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận mà tiết trước GV đã giao về nhà làm
Câu hỏi:
+ Câu 1: Mỗi nhóm sẽ chuẩn bị một mảnh bìa 25 cm x 35 cm, 2 tờ giấy A4,
kéo, thước kẻ, bút màu
Trang 2+ Câu 2: Em hãy vẽ một số sơ đồ và đồ đạc để thể hiện được cách bố trí đồ đạc
trong nhà ở?
Trả lời: HS báo cáo kết quả thảo luận
3 Giảng bài mới
a Mở bài: (03phút)
Giờ trước các em đã được học phần lý thuyết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình Muốn vận dụng vào trong cuộc sống để sắp xếp đồ đạc trong gia đình
mình hợp lý thì hôm nay cô cùng các em sẽ học “ Bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở” (Tiết 1)
b Các hoạt động
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
- Mục tiêu : Phân biệt được vật liệu và dụng cụ thực hành, nội dung, trình tự của bài thực hành
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án
- Thời gian: 15 phút
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, định hướng hành động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành và yêu
cầu cần đạt: Biết được ý nghĩa của việc
sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
Hình thành kỹ năng tự sắp xếp đồ đạc
chỗ ở của bản thân và gia đình cho hợp lí
Có ý thức sắp xếp đồ đạc trong gia đình
mình gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy
định
GV: YC các nhóm báo cáo phần chuẩn bị
ở nhà, GV cử 2 bạn tổ trưởng đi hai dạy
kiểm tra các nhóm, GV kiểm tra nhóm
còn lại
HS: Báo cáo.
GV: Đánh giá ý thức chuẩn bị bài của HS
theo thang điểm
GV: YCHS cho biết nội dung của bài
thực hành hôm nay?
HS: Trả lời.
GV: Để sắp xếp được các đồ đạc trong
nhà hợp lí cần tiến hành theo các bước
nào?
HS: Kẻ giấy, gấp đồ đạc.
I Chuẩn bị:
- 1 mảnh bìa cứng 25 cm x 35 cm
- 2 tờ giấy A4
- Kéo, thước kẻ, bút màu
- Sơ đồ phòng ở và một số đồ đạc như: Giường, tủ đầu giường, tủ quần
áo, bàn học, ghế, giá sách…
- GV kẻ bảng các tiêu chí đánh giá và biểu điểm của bài thực hành
ND Chuẩn
bị ( 1,5 đ)
Tiến hành ( 4 đ)
Ý thức 2,5 đ
Thu hoạch ( 2 đ) Nhóm
1 2 3
II Nội dung và trình tự tiến hành:
1 Nội dung:
- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
2 Trình tự thực hành:
- Kẻ giấy
- Gấp các đồ đạc trong nhà
Trang 3* Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- Mục tiêu : Trình bày được ý tưởng sơ đồ về cách bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án
- Thời gian: 20 phút
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Phương pháp dạy học: Trực quan, định hướng hành động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: YC các nhóm lên bảng trình bày ý
tưởng của nhóm mình qua phần vẽ sơ đồ
bố trí ở nhà
HS: Đại diện nhóm lên bảng trình bày ý
tưởng sơ đồ của nhóm mình
GV: Mời nhóm bạn nhận xét, đánh giá.
HS: Nhận xét nhóm bạn.
GV: Đóng góp ý kiến cho ý tưởng của
nhóm đã trình bày
HS: Chỉnh sửa sơ đồ theo ý tưởng góp ý
tích cực của nhóm bạn và GV
GV: Đi kiểm tra ý thức học tập của các
nhóm
HS: Hoàn thiện ý tưởng sơ đồ.
GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm miệng
theo biểu điểm cho các nhóm có ý thức
học tập tốt
HS: Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
III Thực hành:
- Trình bày sơ đồ về cách sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
4 Củng cố: (02 phút)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học
5 Hướng dẫn về nhà: (03 phút)
- Nhắc nhở các nhóm trong tiết học này chưa hoàn thiện nội dung bài tập thì về nhà hoàn thiện
- Chia nhóm yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ sau:
+ Câu 1: Từ sơ đồ đã vẽ, em hãy thiết kế một mô hình nhà ở được bố trí, sắp
xếp hợp lí bằng giấy
Trang 4Ngày soạn: 31/10/2008
Tiết: 22
BÀI 9: THỰC HÀNH:
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở ( Tiết 2)
I Mục tiêu bài học
Thông qua bài thực hành này học sinh phải
1 Về kiến thức
- Hệ thống lại phần kiến thức đã học về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
2 Về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng sắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân va gia đình cho hợp lí
3 Về thái độ
- Có ý thức sắp xếp đồ đạc trong gia đình mình gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định
- Gắn bó và yêu quý nơi ở của mình hơn
- Tích hợp giáo dục đạo đức: HS gắn bó và yêu quý đồ đạc trong gia đình mình
nhiều hơn và giáo dục ý thức tiết kiệm
4 Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học và sử dụng ngôn ngữ
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến
nội dung bài học, mô hình về nhà ở…
2 Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1 Phương pháp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thực hành – Làm mẫu
2 Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Kĩ thuật chia nhóm
IV Tiến trình bài giảng - Giáo dục:
1 Ổn định tổ chức lớp: ( 1 – 2phút)
6A 6B 6C
2 Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho
từng khu vực ở nhà em?
Trang 5- Chỗ sinh hoạt chung.
- Chỗ thờ cúng
- Chỗ ngủ, nghỉ
- Chỗ ăn uống
- Khu vực bếp
- Khu vệ sinh
- Chỗ để xe, kho
3 Giảng bài mới:
a Mở bài: ( 3 - 5 phút)
Giờ trước các em đã được tự tay mình sắp xếp mô hình đồ đạc trong nhà ở
Để sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách gọn gàng và ngăn nắp Buổi học hôm nay
cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em làm bài thực hành “ Bài 9: Thực hành: Sắp xếp
đồ đạc hợp lý trong nhà ở (Tiết 2)”
b Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành ( 10 – 15 phút)
- Mục tiêu: Phát biểu được nội dung, trình tự của bài thực hành
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án
- Thời gian: 15 phút
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, định hướng hành động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành và yêu
cầu cần đạt: Hệ thống lại phần kiến thức
đã học về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong
nhà ở Hình thành kỹ năng sắp xếp đồ
đạc chỗ ở của bản thân và gia đình cho
hợp lí Có ý thức sắp xếp đồ đạc trong
gia đình mình gọn gàng, ngăn nắp, đúng
nơi quy định
GV: YCHS nhắc lại:
- Muốn thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lý
trong gia đình cần chuẩn bị những gì?
HS: Trả lời.
GV: YCHS kiểm tra lại các sơ đồ mặt
bằng phòng ở và kiểm tra lại một số mô
hình đồ đạc đã được hướng dẫn chuẩn
bị
HS: Kiểm tra lại phần chuẩn bị của
mình
GV: Quan sát, bao quát việc kiểm tra
chuẩn bị của học sinh
I Chuẩn bị:
- Sơ đồ phòng ở và một số đồ đạc như: Giường, tủ đầu giường, tủ quàn
áo, bàn học, ghế, giá sách
II Nội dung và trình tự tiến hành:
1 Nội dung:
- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
2 Trình tự thực hành:
- Kẻ giấy
- Gấp các đồ đạc trong nhà
* Hoạt động 2: Tổ chức thực hành ( 20 – 25 phút)
- Mục tiêu : Trình bày được ý tưởng sơ đồ về cách bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở
Trang 6- Hình thức tổ chức: Dạy học theo dự án.
- Thời gian: 20 phút
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Phương pháp dạy học: Trực quan, định hướng hành động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV: Căn cứ vào phòng ở và đồ đạc đã
chuẩn bị hướng dẫn học sinh cách bố trí
đồ đạc trong nhà
HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo
viên
GV: Với vai trò định hướng, uốn nắn,
sửa sai cho học sinh
HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo
viên
GV: Đi từng bàn theo dõi, quan sát học
sinh thực hành
HS: Thực hành say sưa.
GV: Đối với những học sinh thực hành
chưa đúng => Giáo viên sẽ hướng dẫn,
uốn nắn, sửa chữa cho học sinh
III Thực hành
- Sắp xếp đồ dạc hợp lý trong nhà ở
4 Củng cố: (1- 2 phút)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học
- Giáo viên thu sản phẩm của học sinh về nhà chấm điểm
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học
5 Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)
- Về nhà đọc và xem trước “Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.”