Kĩ năng - Biết nhận xét đánh giá tính tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và của mọi người: Biết tự liên hệ ban thân với những việc làm cụ thể,[r]
Trang 1Ngày soạn: 06/11/2019
Tiết 12
Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG
TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I Mục tiêu bài dạy
1 Về kiến thức:
+ Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội: tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt hiệm vụ được giao không cần ai kiểm tra nhắc nhở
+ Phân tích được những biểu hiện tích cực với lười nhác, trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm việc uể oải, dực dẫm, phải nhắc nhở thúc giục… + Hiểu được ý nghĩa của tích cực tự giác:
- Đối với bản thân: Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện kĩ năng cần thiết của bản thân, sẽ được mọi người quý mế, giúp đỡ
- Đối với thập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau
- Đối với xã hội:Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực
2 Kĩ năng
- Biết nhận xét đánh giá tính tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và của mọi người: Biết tự liên hệ ban thân với những việc làm cụ thể, biết quan sát, đánh giá các hoạt động tích cực hay chưa tích cực
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội.: Rủ bạn tham gia với mình, giải thích để bạn hiểu tác dụng của hoạt động tập thể, xã hội
3.Về thái độ
- Có ý thức tham gia hoạt động tập thể, xã hội, ham thích, vui vẻ tự nguyện tham gia không gò bó ép buộc
Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, đoàn kết,
hợp tác
4 Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
II Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của thầy:
- SGK, SGV, máy chiếu
- Tranh ảnh, băng hình ghi lại hoạt động của Đoàn, Đội, những cuộc giao lưu truyền thống của trường
Trang 22 Chuẩn bị của trò:
- SGK, vở ghi
- Câu chuyện, tấm gương về tích cực tham gia các hoạt động tập thể của bản thân, mọi người
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
*PP: Vấn đáp, thuyết trình, động não, dạy học nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi
*KT: Đọc tích cực, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày
1 phút
IV Các hoạt động dạy và học:
1 Ổn định lớp (1 phút)
6A
6B
6C
2 Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính
- Nội dung kiểm tra:
1Thế nào là thế nào là lịch sự tế
nhị?
2 Thế nào là tế nhị?
1 Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc
2.- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những
cử chỉ, ngôn ngữ, trong giao tiếp ứng xử
3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:(2 phút) Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà
trường dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
- Mục đích: HS nắm được nội dung truyện đọc, phân tích câu chuyện để rút ra 1
số nội dung chính trong bài học Sống chan hòa với mọi người
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề
- Phương tiện, tư liệu: SGK, MC
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính
G mời HS đọc truyện
Truyện kể về ai? Kể điều gì?
Thảo luận nhóm
I Đặt vấn đề:
1 Truyện đọc:
Trang 3-Nhóm 1:Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì?
Ước mơ:-trở thành con ngoan
trò giỏi,-sau này trở thành nhà báo
-Nhóm 2:Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm
gì?
+Cố gắng học tập,
+chọn nội dung học tập và hoạt động phù hợp:viết văn,
làm thơ, vẽ tranh
-Nhóm 3: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế
Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể?
tích cực tự giác trong hoạt động tập thể , HĐXH
+giúp đỡ mẹ công việc gia đình
- Nhóm 4: Em học tập được những gì ở bạn Trương
Quế Chi?
=>Bài học: Quế Chi là người có ước mơ,sớm xác định lí
tưởng nghề nghiệp cuộc đời, có quyết tâm kiên trì vượt
khó thực hiện kế hoạch đã định
GV chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ:
GV:Qua những tấm hình trên, em thấy
Hình ảnh của Bác đã hiện lên như thế nào?
HS trả lời:
GVKL: Để thực hiện được những lời căn dặn của
Bác,học tập và làm theo Bác chúng ta còn có thể học tập
qua chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh
Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng
ngày của chúng ta.Muốn trở thành con ngoan trò giỏi
mỗi chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt khó, tranh thủ
thời gian học tập để tham gia các hoạt động ngoại khóa,
tham gia các hoạt động tập thể, và hoạt động xã hội
2 Nhận xét:
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
………
………
………
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- Mục đích: HS hiểu được thế nào là hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.Ý nghĩa của hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Dạy học nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, động não
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính
Qua phân tích trên em hiểu thế nào là tích cực, tự
Trang 4Gv: Thế nào là tích cực?
- Thế nào là tự giác?
Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự giác?
Trong cuộc sống hàng ngày em thấy bạn bè và mọi
người xung quanh, hay chính bản thân mình đã tích
cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội như thế nào hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe?
HS kể
Em có ước mơ, kế hoạch gì cho tương lai của mình?
HS kể tự do
GV nhận xét, cho học sinh xem một số hình ảnh hoạt
động của học sinh trong nhà trường:
Em có suy nghĩ gì về những hoạt động đó của
trường ?
Các hoạt động đó thể hiện trường ta có tinh thần đoàn
kết tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội
GV KL: Tinh thần tích cực, tự giác trong hoạt động
tập thể và hoạt động xã hội góp phần xây dựng quan
hệ gắn bó sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.Vậy những
điều đó mang đến cho chúng ta những ý nghĩa đối với
bản thân, tập thể và xã hội như thể nào?
- Đối với bản thân: Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn
luyện kĩ năng cần thiết của bản thân, sẽ được mọi
người quý mế, giúp đỡ
- Đối với thập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó
trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau
- Đối với xã hội:Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn
chế những biểu hiện tiêu cực
Trái với tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và
hoạt động xã hội là gì?
HS:Lười nhác, trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không
tham gia, làm việc uể oải, dực dẫm, phải nhắc nhở thúc
giục…
GV: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định, biết
tôn trọng, yêu thương, trung thực, trách nhiệm, đoàn
kết, hợp tác.Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các
hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.(Tích hợp giáo
dục đạo đức)
GVKL: Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý
nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra
tổ chức.Vậy ngoài việc tham gia ở trường lớp các em
luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện
b.Tự giác là chủ
động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài
c Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Mỗi người cần phải
có ước mơ
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch
đã định để học giỏi
và tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung
- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức
Trang 5còn tham gia các hoạt động gì?
HS: các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị
an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo
vệ môi trường
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
………
………
………
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục đích: Củng cố lại phần lý thuyết mà HS vừa được tìm hiểu, tìm những biểu tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội và những biểu hiện lười nhác, ỷ lai, trốn tránh công việc tập thể, xã hội
vận dụng những kiến thức đã học trong bài để giải quyết các tình huống trong thực tiễn
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm,
- Phương tiện, tư liệu: phiếu
Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính
- CHIẾU:
Trò ch ơ i :
Luyện tập
Cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên hoạt động
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31tự giác
Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại
chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các họat
động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi
chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn
không thích quan tâm đến ai Chỉ cần lo cho bản thân
mình học tốt là đủ Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc
dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại
? Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều
chỉnh?
HS Nêu:
Cho HS nghe bài hát Trái tim Việt Nam (Tích hợp
kiến thức môn Âm nhạc)
Bài tập 1 Biểu hiện:
-Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự tách biệt với mọi người
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
………
………
………
Trang 64 Củng cố
- GV chiếu sơ đồ tư duy
- HS đọc nội dung bài học
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện kiến thức, thực hành (bài tập trắc nghiệm)
GVKL: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác mỗi học sinh cần tích cực luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện Đó là điều kiện tốt để giúp mỗi cá nhân trưởng thành và tự hoàn thiện mình.
5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp (KT): Giao nhiệm vụ:
- Học bài tìm hiểu các vấn đề: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
- Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị trò chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/31
Vẽ một bức tranh về các hoạt đông tập thể, xã hội