-BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH
NGUYEN PHAN BAO ANH
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
NGÀNH GỐM MỸ NGHỆ, VĨNH LONG
Chuyên ngành : KINH DOANH NGOẠI THƯƠNG Mã số : 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 3Muc luc
xAY DUNG CHIEN LUGC CANH TRANH NGANH GOM MỸ NGHỆ VINH LONG
AGT ACT RL tne ike MIT ng eter to maa spesedoondptuapepbensionte 1 CHUONG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CANH TRANH
1.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trong quan hệ
kinh tế quốc tẾ .s -°s<ssessessssessesss596©9693897389909380 99:890080030008003000000800080 5
1.2 Một số phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh .- - 7
1.2.1 Mô hình năm động lực của Michael Porter . 8 1.2.2 Phân tích SWWVO ÏT ooe s55 00 99999908686999995966966699066666689996 9
1.3 Nội dung chủ yếu xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành - 10 1.3.1 — Cơ sở xây dựng chiến lược .-. s-<ses=s<<ssseseeeseese 10 1.3.2 — Xác định chiến lược o sesesesesesessessseeesessseseseesesee 13 1.3.3 Giải pháp thực hiện chiến lược . -<-s «=-«e-s=s+ 14 Kết luận chương 1 s «-«sssessssssssessSseSseS2958939939990208.0508800008008008008008 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH GỐM MỸ NGHỆ VĨNH LONG
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long và quá trình phát triển ngành gốm Vĩnh Long .- « ss°s<+ss+teseteeeereterrtrserrssee 15
2.1.1 - Điều kiện tự nhiên - -ss-eoscessecsseesesssessrmnrreseee 15
2.1.2 — Điều kiện kinh tế — xã hội .o -e-seeesessseesesssesseseeeeee 16
2.1.3 Quá trình phát triển ngành gốm Vĩnh Long - 21
2.2 Thue trang năng lực cạnh tranh ngành SRC V00 N 0N Seo 22 2.2.1 Thực trạng sản xuất - kinh doanh ngành gốm Vĩnh Long 22
m~-.====m
Trang 4
2.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp — cơ sở sản xuấtt . -«-«- 22 2.2.1.2 Giá trị sản xuất - doanh thu xuất khẩu 24
SITS VG eel LL A 5000661 1ÀAL022(Ulã2iss 25 2.2.1.4 Lao động — ` 4exý40/00200xi0400420090740499000/4-010241 26 2.2.1.5 Cơ sở vật chất, nhà Xưởng << ss< «se «se sesses 26 3:2LN6 LY@uyÐiiliện — chất đố de kKkỲŸiirieeiiieieiieisibisadisonanodoei 27 32110nA851.thoift= trang thiết Beesakikeiiiiiiiiiisiiesskeeenokonia 28 2.2.1.8 _ Mẫu mã, chất lượng sản phẩm - «<< s<ss=ss 31
2.2.1.9 Thi trường tiêu thụ .- - o555s55<5<56565555se6seseSe5658868656686666 31 2.2.1.10 Hiện trạng môi (rường oo-oosssssssesse56S5956696665066686866666 32
2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh .<s- << «<< s<«e<s=ssese 32
2.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành gốm Vĩnh Long 36 2.2.3.1 Phân tích mơ bình năm HC ÍƯỰH e- «e-ccccceeeeoŸeee-eee-eeeeeeeeee 36 2.2.3.2 Phân tích SWVOIT ooooo-ceeeeescesooeseeeeeeseeteeeseSeS66666666900000006666669960666 41 2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh 45 Kết lãnn chi cv xeeekeeecesisikeeboegnioreikagAl0EEeYessxvarlormissa208982963esnnS2al 46 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NGÀNH GỐM MỸ NGHỆ VĨNH LONG
3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh s ssss<<5s«sss=ss=sseeee 48
3.2 Chiến lược “Phát triển sản phẩm gốm đỏ xuất khẩu” giai đoạn
2006-2015 —- Định hướng và mục tÏÊU s- 5-5 555555 <5 s55 555559552 49
3.2.1 Quan điểm đề xuất chiến lược . -s -s-s-ssssess 49
3.2.2 Định hưởng chiến lược -o«.-.ee-s-.esecsceeeseeseeeeeseeeeoe 50 3271 TUES FET CIE ICE se kkiiiiiiiieienesieiieinasiaseessiskee 50
Trang 5343.1 - MụctiEuđệxu5Cjiáiphẩp.:! ‹co-eseeeseeense=.ee 53
332 _ Giảiphấp -e-.eceeeeseeeieoeeseeerieesrzsvkre 53
3.3.2.1 Nhóm giải pháp đề xuất với các cơ quan quản lý kinh tế của
3.3.2.2 Nhóm giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp ngành gốm 64
3.4 Thời gian thực hiện Bil eile dutch? ah dectatcuisiienaak 68
Trang 61.Ý nghĩa của đề tài
Được thiên nhiên ưu đãi về đất, Vĩnh Long đã tạo thêm cho mình một lợi thế
xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu khác: gạo, thủy sản, trái
cây, nấm rơm Đất, nguồn nguyên liệu quý giá, đã tạo cho Vĩnh Long những sản
phẩm gốm có màu hồng tươi đặc trưng được thị trường nước ngoài ưa chuộng, góp
phan nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Trong nhiều năm qua, ngành gốm
Vĩnh Long được đánh giá là ngành thu hút nhiêu lao động, góp phần giải quyết
tốt việc làm cho nơng thơn Ngồi ra, sự phát triển của ngành này cũng là nhân tố
cơ bản làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị của Vĩnh Long
Tuy có vai trò quan trọng như trên, nhưng ngành gốm Vĩnh Long vẫn chưa phát huy tốt tiểm năng tự nhiên, lợi thế của mình do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp trong ngành gốm chưa có chiến
lược cạnh tranh phù hợp Vì vậy, đề tài nầy nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
chiến lược cạnh tranh ngành gốm để tìm ra nguyên nhân và để xuất một chiến
lược cạnh tranh phù hợp, giúp ngành gốm Vĩnh Long phát triển nhanh và bền
vững, đóng góp xứng tầm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
2 Mục tiêu của đề tài
Dé tai “Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long”
nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây :
" Đánh giá thực trạng cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long nhằm tìm
ra nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
. Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long
Phạm vi nghiên cứu :
e Phạm vi không gian : Ngành gốm Vĩnh Long tập trung chủ yếu ở hai Huyện Long Hồ và huyện Mang Thít Do đó, phạm vi không nghiên cứu giới hạn trong các doanh nghiệp gốm ở hai huyện Long Hồ và Mang Thít của tỉnh Vĩnh
Long
e Phạm vi thời gian :
Khảo sát thực trạng: 1996-2005, trong đó:
- Tài liệu thống kê chủ yếu lấy từ 1996 đến hết năm 2004
- Thời gian phỏng vấn các chuyên gia, chủ doanh nghiệp: từ đầu tháng 7
đến giữa tháng 8/2005
Đề xuất chiến lược, giải pháp : 2006-2015
e Phạm vi nội dung : Nội dung của chiến lược cạnh tranh ngành bao trùm
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- 4.1 Phương pháp luận triết học Mác - Lênin:
Với nội dung nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi của một ngành kinh tế,
để tài lấy kinh tế chính trị và triết học Mác — Lênin làm cơ sở phương pháp luận
nghiên cứu các vấn đề chiến lược cạnh tranh ngành
Phương pháp luận triết học Mác - Lênin yêu cầu để đưa ra tầm nhìn chiến
lược cho một ngành theo định hướng lâu dài đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong
ngành để nhận ra xu thế tất yếu của ngành trên thị trường
Phương pháp phân tích, so sánh lực lượng của triết học Mác — Lênin đòi hỏi người hoạch định chiến lược phải cân nhắc tương quan lực lượng giữa các yếu tố môi trường kinh doanh, các yếu tố đầu vào và các doanh nghiệp trong ngành qua đó xác định được vị thế cạnh tranh của ngành và đề xuất chiến lược cạnh tranh
phù hợp
4.2 Phương pháp phân tích thống kê:
Dùng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá các số liệu thống kê lấy từ các nguồn:
e Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long
e Báo cáo các năm của Sở Công nghiệp và UBND tỉnh Vĩnh Long
Các hội thảo về ngành gốm Vĩnh Long
Từ Báo chí, Internet
4.3 Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn và xin ý kiến các chuyên gia kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và các
Trang 95 Tính mới của luận văn:
._ Về lý luận : Hệ thống hóa lý luận về chiến lược cạnh tranh ngành, vận dụng
lý luận để giải thích những vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh ngành gốm
Vĩnh Long và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho ngành
Về thực tiễn : Là để tài mới về chiến lược cạnh tranh ngành gốm, vì trước
nay chưa có để tài nào nghiêng về vấn để này tại Vĩnh Long Do đó, kết quả
nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp của
Vĩnh Long vận dụng, giải quyết các vấn đề đang tổn tại cho ngành gốm tỉnh Vĩnh
Long
6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn có khối lượng 85 trang, 11 bảng, 4 phụ lục với kết cấu nội dung gồm có ba chương, lời mở đầu và phần kết luận
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh Chương 2: Thực trạng ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long
Trang 10CHUONG 1
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CANH TRANH
1.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trong quan hệ
kinh tế quốc tế
1.1.1 Chiến lược cạnh tranh
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học, “cạnh tranh — sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay
nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” và “chiến lược cạnh tranh”, một khía cạnh của chiến lược thương mại bao gồm việc xí nghiệp phát triển các chính sách để đối phó và đánh bại các đối thủ của mình
trong vấn để cung cấp một sản phẩm nhất định”
Chiến lược cạnh tranh ngành là mục tiêu và phương hướng phát triển dài
hạn của một ngành có tính tới tiềm năng và các yếu tố của môi trường cạnh tranh Khi nói đến chiến lược cạnh tranh, thường đề cập đến ba vấn đề lớn như sau: Cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh, Xây dựng chiến lược cạnh tranh, và Các
giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh
Như vậy, để xây dựng chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một
ngành kinh tế, cần phải xác định được những yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh và đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay ngành đó một
cách sâu sát
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế
Lợi thế cạnh tranh được xem như là những ưu thế vượt trội riêng có nhằm giúp cho các quốc gia và các công ty vượt qua đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu nhất định của mình Để có được lợi thế này, một số quốc gia có thể dựa vào
Trang 11hình, vị tri dia lý, và phát triển những ngành công nghiệp tương ứng với chúng, tạo ra các sản phẩm mang đậm nét đặc trưng riêng mà những nơi khác khó có thể
theo kịp Những điều kiện này tạo ra lợi thế tuyệt đối cho quốc gia Tuy nhiên lợi
thế này cũng mang tính hữu hạn, và không phải quốc gia nào cũng có thể có được
và dễ dàng khai thác chúng Trên thực tế, ngoài việc sử dụng và khai thác lợi thế tự nhiên, một lợi thế tiểm năng vô hạn có thể có đang nằm trong những nỗ lực
phát triển kỹ thuật và sự lành nghề Trong điều kiện kinh tế —- xã hội và xu thế phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, về lý thuyết, lợi thế này đang mở ra các cơ
hội ngang nhau cho các quốc gia để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, bất kể quy mô, bể dày hoạt động, vị trí địa lý, Nhờ vào phát triển kỹ thuật và sự
lành nghề, các nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt cao, chỉ
phí giảm
Do đó, cần nhấn mạnh và làm rõ hai khái niệm về lợi thế: lợi thế so sánh tnh và lợi thế so sánh động Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế đựa trên việc khai thác
tài nguyên tự nhiên mà có được những sản phẩm, hàng hóa mà nơi khác không có được, do đó mà dành được ưu thế trên thị trường Tuy nhiên, đây là loại lợi thế tĩnh, tức là lợi thế không thay đổi do tính có hạn của tài nguyên tự nhiên Chẳng
hạn, ngành gốm Vĩnh Long đang có lợi thế này, vì trong các tỉnh ở Đồng bằng
sông Cửu Long không có nơi nào có nguồn sét có chất lượng tốt và trữ lượng lớn
để làm gốm mỹ nghệ như Vĩnh Long Những lợi thế này thường không vững chắc mà chỉ mang tính ngắn hạn và trung hạn, nếu các điều kiện sản xuất hiện có
không được cải tạo liên tục và phát triển ở mức độ cao hơn thì có thể lợi thế cạ nh
tranh của hàng hóa sẽ giảm xuống Ngược lại, lợi thế so sánh động là lợi thế
không do tài nguyên tự nhiên mang lại, đó là lợi thế do con người tạo ra từ việc phát triển tri thức, khoa học công nghệ trong kinh doanh Muốn có lợi thế này,
Trang 12quả, quốc gia/doanh nghiép còn phải đầu tư không ngừng cho quá trình tiếp cận
cái mới, cải tiện môi trừong kinh tế, môi trường đầu tư mới tạo ra lợi thế tiềm
năng làm cơ sở cho sự phát triển bển vững của doanh nghiệp Đây chính là loại
lợi thế cần tập trung khai thác
Như vậy tập hợp những lợi thế so sánh tạo nên sức cạnh tranh của một chủ thể được gọi là lợi thế cạnh tranh của chủ thể đó
1.2 Một số phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh được tạo ra chứ không phải do kế
thừa mà có Tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, các cụm doanh nhiệp và các
khu vực dựa trên cơ sở bốn yếu tố (“hình thoi”): chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các điều kiện hoàn cảnh, điều kiện về cầu
[Hội thảo về phát triển kinh tế khu vực, 77]
Căn cứ trên bốn yếu tố đó, Michael Porter đưa ra những mô hình đánh giá
năng lực cạnh tranh như Mô hình năm động lực, Mô hình kim cương Ngoài ra còn có một số công cụ khác cũng được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh như
Ma trận (Sơ đồ) giao dich, phan tich SWOT
Đề tài này chỉ tập trung phân tích mô hình năm động lực và phân tích SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long
Trang 131.2.1 Mô hình năm động lực của Michael Porter Các công ty mới: Chúng như thế nào? Là các công ty nào? Có lợi thế gì?
Khả năng thương Đối thủ Khả năng thương
lượng của các nhà Công ty nào là đối thủ? lượng của khách cung cấp Lợi thế cạnh tranh? hàng ‡
Mối đe dọa sản phẩm thay thế (thay đổi kỹ thuật cơ bản, thay đổi về hành vi người tiêu dùng)
Phân tích năm động lực là một công cụ (khái niệm) để phân tích do
Michael Porter phát triển Đây là một công cụ hữu ích để phân tích vị thế cạnh tranh và các thách thức mang tính chiến lược của một công ty hay một cụm
doanh nghiệp Năm động lực đó là:
s - Sự cạnh tranh giữa các công ty hiện tại: câu hỏi chính ở đây là: Ai là đối thủ
cạnh tranh của bạn; đâu là lợi thế cạnh tranh và bất lợi của bạn?
s Lợi thế (sức mạnh) về thương lượng của các nhà cung cấp: các câu hỏi chính là: Ai là nhà cung cấp của bạn; việc tìm nhà cung cấp có dễ dàng không? Và
đâu là lợi thế (sức mạng) thương lượng của bạn so với các nhà cung cấp của mình? |
e Sức mạnh (lợi thế) về thương lượng của người mua: các câu hỏi chính là: Ai là khách hàng của bạn? có bao nhiêu khách hàng, tìm khách hàng có dễ không? Và đâu là lợi thế (sức mạnh) về thương lượng của bạn so với khách hàng của
Sy
minh?
Trang 14e Nguy cơ xuất hiện các đối th cạnh tranh mới: câu hỏi chính ở đây là: khả _ năng các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của bạn ở
mức nào? Họ có thể là ai, và có những lợi thế nào?
e Nguy cơ từ các dịch vụ và sản phẩm thay thế: câu hỏi chính ở đây là: liệu có
nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, xuất hiện do sự đổi mới cơ bản về kỹ thuật
hoặc thay đổi cơ bản trong hành vi của khách hàng?
1.2.2 Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yéu), Opportunities (Co hdi),
Threats (Nguy cơ) Đây là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc
ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét
duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một
công ty, phân tích các để xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp
Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh,
hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm, trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Hiện tại Tương lai
Điểmmạnh -: Cơ hội
Điểm yếu Nguy cơ
Kết quả của quá trình phân tích nội bộ ngành sẽ giúp thấy rõ được điểm
mạnh, yếu của ngành trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh Với
những điểm mạnh, ngành có thể khai thác, phát triển thành lợi thế cạnh tranh bền
Trang 1510
vững và cần được thường xuyên củng cố, biến chúng trở thanh vũ khí của ngành,
thông qua đó, có thể có tác dụng kép trong việc khắc phục điểm yếu và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do những yếu điểm của ngành so với các đối thủ cạnh tranh gây ra
1.3 Nội dung chủ yếu xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành
Chiến lược cạnh tranh của ngành chính là việc xác định mục tiêu, phương
hướng phát triển dài hạn của ngành có tính đến tiểm năng và các yếu tố của môi
trường cạnh tranh, kể cả môi trường kinh doanh do chính quyển địa phương tạo ra
chi phối ngành đó Nội dung chính của một chiến lược cạnh tranh ngành thường
gồm những vấn đề sau:
1.3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược
13.11 Phân tích — đánh giá năng lực cạnh tranh ngành
Sử dụng các phương pháp phân tích như đã nêu để phân tích thực trạng của
ngành cần nghiên cứu Việc phân tích được thực hiện ở hai nội dung: phân tích
môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi ngành, từ đó thấy rõ được những điểm mạnh - yếu, mức độ liên kết của các doanh nghiệp trong ngành, những cơ hội hay thách thức do môi trường bên ngồi mang lại Thơng qua đó xây dựng và
lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp
Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi: trong khuôn khổ đề tài này
- một ngành công nghiệp của địa phương, là phân tích các yếu tố bên ngoài các
doanh nghiệp XI ngành Michael Porter đã đưa ra phương pháp xem xét hữu hiệu các nhân tố trong mơi trường ngành Ơng đã đưa ra mô hình năm lực lượng có khả năng chi phối hoạt động kinh doanh của công ty, đó là:
Trang 16
11
Sự cạnh tranh hiện tại giữa các doanh nghiệp trong ngành: cho ta biết được
những thông số về sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong
ngành, mức độ cạnh tranh, các rào cán gia nhập và rút lui khỏi ngành Sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: không chỉ quan tâm đến
các đối thủ cạnh tranh hiện tại, mà còn phải lưu ý đến những đối thủ tiềm ẩn Tuy nhiên, để gia nhập ngành, thực sự cần có một số điểu kiện như: vượt qua hàng rào gia nhập, tính toán hiệu quả kinh tế về quy mô, sự bất lợi về chi phí, yêu cầu về vốn, sự khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển
đổi, khả năng tiếp cận các kênh phân phối, chính sách của chính quyền địa phương
Sức ép của các nhà cung cấp: vai trò và sự chi phối của các nhà cung cấp
tùy thuộc vào một số đặc điểm: ưu thế của một số công ty và mức độ tập trung của các nhà cung cấp, tính khan hiếm của nguồn cung cấp, mức độ
quan trọng của ngành trong hệ thống khách hàng của các nhà cung cấp Sức ép của khách hàng: khách hàng luôn đòi hỏi được mua với giá thấp
hơn, dịch vụ tốt hơn và kích thích các đối thủ chạy đua để thỏa mãn nhu
cấu của họ cao hơn Điều làm cho người mua có nhiều quyền lực là vì họ
là khách hàng thường xuyên của công ty và mua hàng với khối lượng lớn Ngoài ra, nếu thị trường thuộc về người mua thì các công ty trong ngành sẽ
ít có quyền lực hơn
Khả năng thay thế của sản phẩm, dịch vụ: cách đánh giá tốt nhất đối với sự
đe dọa của sản phẩm thay thế là tư vấn xem có ngành nào khác có thể thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng như chúng ta đang làm không? Có nhiều sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của ngành có nghĩa là có nhiều bất lợi cho tính sinh lợi của sản phẩm của ngành
Trang 17
12
Như vậy, khi phân tích môi trường cạnh tranh ngành được xác định với
năm yếu tố nêu trên, chúng ta cũng phần nào hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn
của ngành để có thể đối phó với các tình huống nảy sinh Ngoài ra, khi phân tích
các nhân tố môi trường bên ngoài, cần phải xem xét các nhân tố môi trường
chung: điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, .v.v
Phân tích các yếu tố bên trong ngành: ở đây, là phân tích những yếu tố
nội tại chung nhất của các doanh nghiệp trong ngành Trong hệ thống các nhóm
nhân tố bên trong, năng lực tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, marketing,
điều hành quản trị kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, sản phẩm là những điểm
nổi trội cần quan tâm Để tạo ra tiềm lực của một doanh nghiệp hay một ngành
nói chung, không chỉ đơn giản là vấn để kết hợp các nguồn lực, mà còn là sự phối
hợp phức tạp các mối quan hệ giữa người với người, giữa bộ phận chức n§ng này với bộ phận chức năng khác
Kết quả của quá trình phân tích nội bộ sẽ giúp ngành nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh Từ đó, có thể khai thác thế mạnh thành những lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời khắc phục điểm yếu và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do những yếu điểm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh
Để thực hiện phân tích nội bộ bên trong ngành, người ta có thể sử dụng ma tran SWOT
1.3.1.2 Quan điểm và quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương
Việc để ra một phương án chiến lược phải dựa trên cơ sở phù hợp với quy
hoạch phát triển tổng thể của địa phương Đây là yêu cầu về tính tương hỗ trong việc xây dựng chiến lược phát triển, giúp cho việc đưa ra các giải pháp thực hiện
Trang 18
13
Chẳng hạn, việc xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh
Long ngoài việc hiểu rõ năng lực cạnh tranh của ngành, còn phải phù hợp với
định hướng phát triển chung của tỉnh — phát triển năm mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của tỉnh là gạo, thủy sản, trái cây, nấm rơm, gốm
13.2 — Xác định chiến lược
Chiến lược cạnh tranh của một ngành, hay được xem như là đưa ra một
tuyên bố chung của ngành, được xác lập dựa trên sự kết hợp giữa năng lực hiện
có và khả năng phân tích, dự báo những xu hướng sắp tới có thể tác động đến
hoạt động của ngành Ở đây có thể đồng nhất việc xây dựng chiến lược cạnh
tranh của ngành với sự định hướng cho một ngành Đó chính là một sự cam kết
vươn tới tương lai của ngành và của lãnh đạo địa phương Thông thường, việc xác lập định hướng cho một ngành thường được tính trong khoảng thời gian ít nhất là mười năm Đối với việc xác lập những mục tiêu dài hạn cho phát triển, cần chỉ rõ một số những mục tiêu cơ bản về khả năng sinh lời, mở rộng thị phần, gia tăng
thế lực và củng cố độ an toàn, tính cân đối giữa mục tiêu và lợi ích của môi
trường và đạo đức xã hội, .V.V
Trên cơ sở khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh, tận dụng được những
cơ hội của thị trường và giảm thiểu sự ảnh hưởng của những nguy cơ bên ngoài, lãnh đạo ngành cũng như các chủ doanh nghiệp có thể dé ra các phương án chiến
lược Chẳng hạn đối với ngành gốm Vĩnh Long, yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh là lợi thế về sự khác biệt: chất liệu đất tự nhiên tạo nên nền gốm có màu
hồng phấn đặc trưng Vì thế tỉnh cần chú trọng chiến lược khác biệt hóa nhấn mạnh đến những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm mà khách hàng coi trọng và sẵn sàng trả thêm giá cho sự khác biệt đó Chiến lược này hiện nay cũng rất cần
Trang 19
14
càng gay gắt trong nội bộ ngành Điểm khó của chiến lược khác biệt hóa là duy trì được hình ảnh của sự khác biệt trong tâm trí khách hàng, và một khi sự nhạy
cảm về giá xuất hiện thì sự khác biệt và độc nhất có nguy cơ biến mất 1.3.3 Giải pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện hay còn gọi là sự chuẩn bị các điều kiện để triển khai
thực thi chiến lược cạnh tranh Các điều kiện này gồm: xây dựng cơ cấu tổ chức,
phân bổ hiệu quả các nguồn lực và xác lập hệ thống chính sách, tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn Một chiến lược thành công là kết quả cộng hưởng của cả ba
nội dung này
Kết luận chương 1
Việc nghiên cứu những khái niệm và xây dựng lý thuyết về chiến lược
cạnh tranh giúp hình dung được quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh Theo đó, việc phân tích và đánh giá được năng lực cạnh tranh của một ngành công
nghiệp là yếu tố rất quan trọng, từ đó có thể tìm ra chiến lược thích hợp và mang
tinh kha thi cao nhất
Tương tự, áp dụng vào xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm Vĩnh
Long, trước hết, cần tìm hiểu thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành thông qua phân tích hai mô hình “năm động lực” và “SWOT” của Michael
Porter Trên cơ sở đó, có thể xây dựng được chiến lược cạnh tranh cho ngành phù
hợp, đáp ứng được các mục tiêu chung của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh tế
Trang 20
15
CHUONG 2:
_ THUC TRANG NGANH GOM MY NGHE VINH LONG
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế — x4 hdi tinh Vinh Long va qua trinh phat triển ngành gốm Vinh Long
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Là một trong 13 tỉnh- thành phố của đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long được xem như là một vùng “lưỡng hà địa” Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có diện tích tự
nhiên là 1.475,20 km” , chiếm 0,44% diện tích của cả nước
Vĩnh Long gồm 7 huyện - thị: Thị xã Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện
Măng Thít, huyện Bình Minh, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Vũng
Liêm
Tỉnh Vĩnh Long nằm trên trục giao thông quan trọng cả thủy lẫn bộ, nối các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Tỉnh có Quốc lộ IA đi ngang qua tỉnh và cảng Vĩnh Thái có khả năng tiếp nhận tàu 1.000
— 3.000 tấn đi Campuchia va các nước trong khu vực Đặc biệt, trong tương lai
khi cảng Bình Minh được xây dựng xong sẽ có thể tiếp nhận tẩu với tải trọng
5.000 — 7.000 tấn Đó là những yết tố rất quan trọng trong giao lưu kinh tế, vận
chuyển hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư với
các vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới Ngoài ra, hệ thống giao thông
thủy bộ thuận lợi này đã góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, giao lưu kinh
Trang 21
16
Vị trí địa lý quan trọng, hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, đất đai phù
sa màu mỡ cùng những ưu đãi khác về điều kiện tự nhiên đã tạo cho tỉnh Vĩnh
Long có những tiểm năng và lợi thế riêng như: có nguồn nước ngọt quanh năm, ít
bị lũ lụt, có các vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái đặc sản cùng các vùng nuôi
trồng thủy sản cung cấp cho chế biến và xuất khẩu Đặc biệt, tỉnh có nguồn tài
nguyên khống sản cát sơng với trữ lượng từ 120 — 150 triệu m? dé cung cấp cho
sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, và nguồn đất sét với trữ lượng có
thể khai thác được gần 70 triệu mỶ để sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất
khẩu
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tinh Vinh Long 14 Tỉnh nông nghiệp:
Lợi thế tự nhiên của Vĩnh Long thuận lợi nhiều cho phát triển trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản: đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, vùng đất được bao quanh bởi sông Tiển và sông Hậu nên có nguồn nước ngọt quanh năm
phục vụ công tác tưới tiêu và phát triển thủy sản Ngoài ra, có trên 380.000 người
trong độ tuổi lao động hiện đang làm trong ngành nông nghiệp, chiếm 71,98%
tổng số lao động của tỉnh Mặc dù có sự thay đổi tỷ trọng: năm 1999, cơ cấu
nông-ngư của tỉnh Vĩnh Long là 63,17%, đến năm 2003 là 55,19%, nhưng với những lợi thế tự nhiên thuận lợi như trên, Vĩnh Long vẫn phát triển như một tỉnh nông nghiệp
2.1.2.2 Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng trong mọi ngành kinh tế của tỉnh:
Gần như tất cả các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Long đều có sự tham gia của các khu vực kinh tế: nhà nước trung ương, nhà nước địa phương, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, nhưng kinh tế cá thể đóng vai trò chủ chốt ở các ngành kinh tế
Trang 2217 Bảng 2.1: Giá trị sẩn xuất nông nghiệp của Tinh Vinh Long (theo gia hiện hành) Đvt: Triệu đồng; Tỷ lệ % Phân theo thành 2002 2003 2004
phẩn kinhtế | Gigty | Tỷ | Giáti | Tỷ | Giátrị | Tỷ
trong trong trong
1 Khu vuc kinh té 4.986 0,12 5.568 0,13 1.141 0,02 nhà nước a Trung uong : = “ : : b Địa phương 4.986 0,12 5.568 0,13 1.141 0,02 2 Kinh té tap thé - - - - 20 0 3 Kinh tế tư nhân - : - - - 4 Kinh t@c4 thé | 4.028.789 | 99,88 | 4.184.852 | 99,87 | 4.953.451 | 99,98 5 Kinh té FDI - - - “ - Tổng cộng 4.03.775 | 100,00 | 4.190.420 | 100,00 | 4.954.612 | 100,00
Nguôn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004 Bảng 2.2: Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long* Đvt: Số cơ sở; Tỷ lệ % Phân theo thành 2002 2003 2004
phần kinhtẾ | cewwong| Tỷ |Sốlượng| Tỷ | Sốlượng| Tỷ
Trang 2318 5 Kinh tế hỗn hợp 20| 0,32 23| 0,35 29|_ 0,46 6 Kinh tế FDI 4| 0,06 4| 0,06 3| 0,05 Tổng cộng 6.177 | 100,00 6.504 | 100,00 6.461 | 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004
(* Số lượng cơ sở sẳn xuất công nghiệp không nói lên súc mạnh của các
khu vực kinh tế, nhưng vì không có số liệu cụ thể, nên bảng này cũng minh
họa phân nào cho nhận định trên)
Trang 24T1
Bắng 2.4: Giá trị sản xuất của ngành thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng của Tỉnh Vĩnh Long (theo giá hiện hành)
Đvt: Triệu đồng; Tỷ lệ %
Phân theo thành 2002 2003 2004
phần kinh tê Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ
trong trong trong 1 Khu vực kinh tế 98.726 9,25 94.733 8,11 138.663 9,91 nhà nước a Trung wong 57.007 5,34 56.184 4,81 82.596 | 5,90 b Dia phuong 41.719 3,91 38.549 | 3,30 56.067 | 4,01 2 Kinh té tap thé 250 0,02 245 0,02 1422| 0,01 3 Kinh tế tư 968.133 | 90,73 | 1.072.690 | 91,87} 1.260.411 | 90,08 A 4 n nhan-ca thé 4 Kinh tế FDI F 5 Ề # = = Tổng cộng 1.067.109 | 100,00 | 1.167.668 | 100,00 | 1.399.216 | 100,00 2.1.2.3 Lao động:
Vĩnh Long thuộc nhóm tỉnh có mật độ dân số cao của đồng bằng sông Cửu Long Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh (chiếm 97,44% dân số toàn tỉnh
năm 1999), dân tộc Khơme (chiếm 2%), kế đến là người Hoa (chiếm 0,56%)
Việc phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa các vùng: cao nhất là thị xã Vĩnh
long, huyện Bình Minh, huyện Long Hồ, thấp nhất là huyện Tam Bình, huyện
Trà Ôn
Tỉnh Vĩnh Long ở thời điểm 01/07/2003 có dân số 1.038.965, trong đó, số
người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động là 676.404, chiếm 65,1% dân số Và ở thời điểm kể trên, số người đang tham gia lao động là 578.177
người, chiếm 85,48% số người có khả năng lao động Tỷ lệ thất nghiệp là gần
Trang 25
20
chữ, canh tác sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Lực lượng lao động kinh
doanh trong khu vực quốc doanh chiếm khoảng 15 — 16% tổng số lao động của cả
tỉnh, trong khi lực lượng lao động ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn: 84 -
85%
Ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh theo điều tra năm 2003 cho
thấy: trong số người đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cao đẳng,
đại học chiếm 4,83%, trung học chuyên nghiệp 4,99%, công nhân kỹ thuật, nhân
viên nghiệp vụ chiếm 7,42% và lao động phổ thông chiếm 82,76% Đối với số lao động có tay nghề, hầu hết được đào tạo theo các chương trình đã lạc hậu nên
khả năng tiếp nhận và vận hành thiết bị công nghệ tiên tiến còn hạn chế
Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nhìn chung còn thấp, không ít người chưa tốt nghiệp tiểu học hoặc mới qua
tiểu học
Trong các ngành công nghiệp và dịch vụ — thương mại, lao động thủ công
với công nghệ đơn giản còn chiếm đa số, lực lượng cán bộ quản lý có trình độ cao
còn thiếu Do đó, chiến lược tổng thể đào tạo nguồn nhân lực cho đến năm 2010
có ít nhất 20% - 25% lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ đáp ứng nhu
Trang 2621
Bảng 2.5: Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của tỉnh Vĩnh Long năm 2003 Dvt: người
Trình độ Tổng số Chia theo khu vực kinh tế
Doanh Công ty Công ty cổ
nghiệp tư TNHH phần không nhân có vốn Nhà Nước Tổng số 10.255 7.167 3.065 23 Tiến sĩ - - - - Thac si Zz 1 1 - Dai hoc 297 127 168 2 Cao dang 195 52 140 3 Trung hoc 512 301 210 1 chuyén nghiép CNKT, nhân 781 530 247 4 vién nghiép vu Trình độ khác 8.468 6 156 2.299 13
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài kinh tế tư nhân
2.1.3 Quá trình phát triển ngành gốm Vinh Long
Nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long không những là một trung tâm sản xuất lúa gạo của cả nước, mà còn được biết đến như một vùng làm đồ gốm xuất khẩu với các mặt hàng gốm đất đỏ được đặc trưng bởi những mảng
loang trắng mỏng trên nên sắc gốm hồng tươi Nét độc đáo của gốm đất đỏ Vĩnh
Long có được chủ yếu do nguồn tài nguyên sét của địa phương, nguồn nguyên
liệu sét mà nhiều năm trước đây được khai thác chủ yếu để sắn xuất gạch ngói
dùng trong xây dựng Nhưng từ những năm 1980 trở lại đây, gạch ngói của Vĩnh Long bị cạnh tranh quyết liệt bởi những làng gạch ngói ở các tỉnh khác và gạch men từ nước ngoài nhập vào, làm cho sản phẩm tiêu thụ khó khăn, nhiều cơ sở
thua lỗ kéo dài, đành phải tạm ngưng hoạt động hay chỉ duy trì sản xuất cầm
Trang 27
ae
chuyển nghề và thị trường tiêu thụ Sau khi phát hiện ra một số mặt hàng gốm đất
đỏ, Vĩnh Long được khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng (do màu sắc rất giống với
một loại gốm cổ của Ý), nhiều cơ sở sản xuất gốm nội địa, sản xuất gạch đã chuyển hướng sang phát triển sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu Có nhiều người
đã tìm đến các vùng gốm truyền thống nổi tiếng ở Đồng Nai, Bình Dương để học
hỏi, để tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật
làm hàng gốm cho các đối tác nước ngoài Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng
loạt cơ sở tư nhân chuyên làm hàng xuất khẩu đã thực sự lớn mạnh, góp phần
chính thức hình thành ngành sản xuất gốm mỹ nghệ Vĩnh Long
Vừa chuyển hướng sản xuất gốm mỹ nghệ từ năm 1996 đến nay, nhưng Vĩnh Long đã trở thành trung tâm sản xuất gốm mỹ nghệ trẻ và có tốc độ phát triển
nhanh nhất nước Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu ngành gốm cia tinh 1a 8,1
triệu USD, cao hơn giá trị xuất khẩu của làng gốm Bát Tràng (Theo tài liệu “ Nghiên cứu xây dựng chiến lược, để xuất giải pháp thực hiện chương trình hội
nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020” — Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Võ Thanh Thu)
2.2 Thue trang năng lực cạnh tranh ngành gốm Vĩnh Long
2.2.1 Thực trạng sản xuất - kinh doanh ngành gốm Vĩnh Long
2.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp — cơ sở sản xuất
Ngành sản xuất gốm mỹ nghệ Vĩnh long đã hình thành khoảng từ 25 năm này,
từ quy mô chỉ vài doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến nay đã có khoảng 98 doanh
nghiệp (năm 2004), cơ sở sản xuất phát triển thành một làng nghề sản xuất gốm
mỹ nghệ dọc sông Cổ Chiên và Tỉnh lộ 57 từ Thị xã Vĩnh long đến huyện Măng
Trang 28có Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Đvt: Cơ sở Vùng Số lượng Vài doanh nghiệp tiêu biểu DN/CSSX Thị xã Vĩnh Long 14 Cty TNHH Cửu Long, DNTN Vĩnh Long Long Hồ 30 Cty TNHH Nam Hưng, XN Gốm Mỹ nghệ Xuất khẩu
Măng Thít, Vũng Liêm | 54 Cty TNHH Năm Vàng, Tư
Thạch, Mười Mai, Nam Hiệp,
DNTN Sáu Mừng, Nam Hiệp Hòa, Thái Ngọc Đvt: Cơ sở 1996 2000 2001 2002 | 2003 | 2004 Tổng số DN, CSSX 1 44 53 70 91 98 Trong d6:+DNNN 1 1 1 1 1 +Công ty TNHH 5 5 6 8 10 +DNTN 26 32 41 51 55 +Hộ DKKD (ND66) 12 15 22 31 32
Ban đầu, năm 1996, chỉ có một cơ sở sản xuất gạch ngói chuyển hướng sang sản xuất gốm Sau đó, có thêm vài cơ sở khác tham gia ngành gốm và con
số này đã gia tăng dần qua các năm (năm 1997: 2 cơ sở, năm 1998: 5 cơ sở, năm
1999: 26 cơ sở) Đến năm 2004, cả Tỉnh đã có 98 doanh nghiệp tham gia sản xuất
gốm mỹ nghệ, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ đa số, đóng
vai trò chủ đạo trong sự phát triển ngành gốm của Tỉnh Doanh nghiệp quốc doanh duy nhất vẫn không phát huy được thế mạnh của mình, hiện chỉ hoạt động
cầm chừng và thường được trang bị để thử nghiệm những công nghệ sản xuất mới
cho ngành gốm của Tỉnh
Trang 2924
2.2.1.2 Giá trị sản xuất - Doanh thu xuất khẩu
Bang 2.7: Giá trị sản xuất - Doanh thu xuất khẩu ngành gốm Vĩnh Long lai đoạn 1996-2004 DVT 1996 1997 1998 1999 2000 Tốc độ tăng bình quân (%) Giá trị sản xuất Triệu đồng + Theo giá cố định 27.500 | 21.500 | 25.250 | 53.850 | 89.182 34,19 năm 94 + Theo giá thực tế 108.435 Số cơ sở sản xuất Cơsở |1 2 5 26 44
Trang 30
25
Giá trị sản xuất tăng dân qua từng năm ở giai đoạn 1996-2000 trong khi
giá trị sản xuất bình quân /cơ sở giảm mạnh Nguyên nhân là do ở giai đoạn này
có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ sản xuất gạch ngói sang sản xuất gốm mỹ nghệ
dẫn tới việc gia tăng số lượng cơ sở sản xuất trong ngành gốm Các cơ sở này thời gian đầu vẫn còn trong giai đản học hỏi, chập chững trong sản xuất —- kinh doanh nên giá trị sản xuất của toàn ngành tuy vẫn tăng (tốc độ tăng bình quân
34,19%) nhưng không tương xứng với tốc độ tăng của số cơ sở sản xuất Giai
đoạn 2001-2004, các doanh nghiệp đi dần vào sản xuất ổn định, giá trị sản xuất
bình quân tăng (tốc độ tăng 41,71%) nhưng giá trị sản xuất bình quân/cơ sở tăng
một cách không tương xứng Điều này cũng có thể giải thích được là do thực tế
các doanh nghiệp phát triển một cách tự phát nên đã dẫn đến tình trạng bán phá
giá, thậm chí có doanh nghiệp bán thấp hơn giá thành sản xuất, gây thiệt hại
nặng cho chính các doanh nghiệp trong ngành Cũng vì lý do này nên tốc độ tăng bình quân của doanh thu xuất khẩu giai đoạn này thấp hơn so với 1996-2000 Đây cũng là một vấn dé nan giải hiện nay mà ngoài doanh nghiệp ra, các cơ quan quản lý và Hội nghề gốm của tỉnh đang tìm cách tháo gỡ
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng giai đoạn 2001-2004 có sự gia tăng
của giá trị sản xuất bình quân/cơ sở Chính năng suất lao động tăng do khâu tổ
chức quản lý được cải tiến và áp dụng những cải tiến về kỹ thuật và công nghệ đã
góp phần đáng kể vào sự gia tăng này Ngoài ra, tích lũy vốn của các chủ lò gốm
(sau giai đoạn chuyển đổi đã đi vào ổn định) ngày càng tăng tạo điều kiện cho
việc mở rộng sản xuất
2.2.1.3 Vốn
Trang 3126
vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng Việc cho vay vốn đối với các doanh nghiệp ngành gốm
hiện vẫn chưa thể hiện một sự ưu đãi riêng đối với ngành này mặc dù đây là
ngành nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển của tỉnh 2.2.1.4 Lao động Bảng 2.8: Số lao động trong ngành gốm Vĩnh Long giai đoạn 1996-2004 ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng bình quân (%) Số lao động Người 135 265 839 2.654 3.432 Số cơ sở sản Cơ sở 1 2 5 26 44 xuất Lao động bình Người 135 133 168 102 78 -12,81 quân/cơ sở ĐVT 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ tăng bình quân (%) Số lao động 3.764 4.557 6.455 Số cơ sở sản Cơsở | 53 70 91 98 xuất Lao động bình Người 71 65 71 87 7,01 quân/cơ sở
Nguồn: Sở Công Nghiệp Vĩnh Long
Số lao động trong ngành gốm đã không ngừng tăng lên qua các năm từ
1996 đến 2004 điều này đã chứng tỏ được nghề gốm đã góp phần giải quyết tốt
lao động trong kinh tế nông thôn Quy mô hiện nay của các chủ lò gốm là có từ
trung bình gần 100 công nhân, vài doanh nghiệp lơn có khoảng 400-500 công
nhân Tuy nhiên, số lượng thợ lành nghề và công nhân có kỹ thuật chiếm tỷ lệ
thấp, phần còn lại là những người lao động không có kỹ năng
2.2.1.5 Cơ sở vật chất, nhà xưởng
Là một khu vực mới phát triển nghề gốm, Vĩnh Long không vấp phải khó
Trang 32
27
không làm tốt khâu quy hoạch thì trong tương lai Vĩnh Long sẽ rơi vào thảm cảnh của những làng nghề đi trước Tuy diện tích rộng rãi nhưng nhà xưởng của các cơ sở sản xuất gốm Vĩnh Long mang đậm chất Nam Bộ, thiếu sự căn cơ của người
Bắc, người Trung hoặc người Hoa Đặc biệt, nền xưởng lồi lõm, gồ ghể, làm cho tỷ lệ bể vỡ của sản phẩm cao (tới 39%), hiệu quả sản xuất thấp Bên cạnh đó,
nhà xưởng như hiện nay cũng khó cho việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, trang bị
máy móc phục vụ sản xuất 2.2.1.6 Nguyên liệu, chất đốt
Vĩnh Long có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, gồm: cát sông với trữ
lượng khoảng 143 triệu m3 phân bố chủ yếu ở khu vực sông Cổ Chiên, và đất sét
với trữ lượng khoảng 69.863.500 m3, phân bố chủ yếu ở vùng ven thị xã Vĩnh
Long và huyện Long Hồ, Măng Thít Đây là loại đất thích hợp để sản xuất đồ
gốm xuất khẩu
Với tốc độ khai thác như hiện nay và nếu biết cách tổ chức khai thác khoa học thì có thể sử dụng 100 năm nữa để phát triển nghề gốm Vĩnh Long
Nguồn đất sét ở Vĩnh Long có các thông số đánh giá chất lượng tương đối
ổn định, đạt yêu cầu sản xuất gốm đỏ Các nơi khác hầu hết đồ gốm đều được
phủ men màu, ở Vĩnh Long cho đến nay vẫn là gốm đồ không men do nguồn đất
sét bị nhiễm phèn và đây chính là đặc trưng riêng có của gốm Vĩnh Long với
màu sắc hồng tươi có những vết loang trắng nhạt
Nhìn chung sét của Vĩnh Long phân bố rộng rãi, trữ lượng lớn, chất lượng
tốt, điều kiện khai thác thuận lợi, đủ điều kiện đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh và
Trang 33
28
2.2.1.7 Kỹ thuật - trang thiết bị
Quy trình sản xuất gốm đỏ Vĩnh Long
Gốm mỹ nghệ Vĩnh Long có những nét đặc trưng một phần do chất liệu
đất nhiễm phèn, một phần do quy trình sản xuất rất khác so với các vùng sản
xuất gốm sứ khác (Tham khảo thêm Phụ lục 1: Quy trình sản xuất gốm đỏ Vĩnh Long)
Chất đốt
Chất đốt được sử dụng trước kia là củi và than dầu được mua từ các vùng
lân cận và các tỉnh khác như ở tận Cà Mau Việc sử dụng các loại chất đốt này đã
làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm do giá của các loại
chất đốt ngày càng tăng cao cộng thêm chi phí vận chuyển Sau đó, các cơ sở sản
xuất đã chuyển hướng sử dụng trấu —- một loại nhiên liệu dồi dào, sẵn có của địa
phương với chi phí thấp hơn nhiều so với các loại chất đốt truyên thống Việc sử
dụng chất đốt là trấu cũng đã làm giảm bớt mức độ ô nghiễm môi trường trong
vùng
Lò nung gốm
Các kiểu lò đốt hiện nay đang được sử dụng để sản xuất gốm đỏ Vĩnh
Long:
-_ Lò tròn: hầu hết các cơ sở sản xuất sử dụng, dùng chất đốt là trấu Lò tròn
là loại lò truyền thống trứơc đây dùng nung gacg, sau chuyển qua nung
gốm Vốn đầu tư cho mỗi lò từ 50 triệu đến 100 triệu đồng, thời gian sử
dụng từ 3-5 năm
-_ Lò bao: do quốc doanh đầu tư là Xí nghiệp gốm mỹ nghệ xuất khẩu Lò
Trang 3429
gian sử dụng từ 5-10 năm, chi phí sữa chữa không lớn, diện tích xây dựng
lớn
-_ Lò gas: do quốc doanh đầu tư là Xí nghiệp gốm mỹ nghệ xuất khẩu Kết
cấu 'theo kiểu lò vuông với công suất khá lớn 18m3, sử dụng chất đốt là
gas, thời gian đốt từ 1-2 ngày, thời gian sử dụng là 20 năm, 5 năm thay
bông chịu nhiệt trong lò, vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng cho lò và hệ thống gas
Đây là thiết bị được chế tạo nhằm nâng cao chất lượng gốm, tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường do tổ chức hợp tác kinh tế Đức hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng vào hoàn cảnh sản xuất của Việt Nam
Bảng 2.9: Thống kê tình hình lò nung gốm của Tỉnh Vĩnh Long Đvt: Số lò Các loại lò | 2000 2001 2002 2003 2004 Lo tron 237 283 384 518 535 Lo gas - - 1 l 1 Ld bao 1 1 2 2 2 Tổng số 238 284 387 521 538
Nguôn: Sở Công nghiệp Tỉnh Vĩnh Long
Đánh giá trình độ công nghệ của ngành gốm Vĩnh Long
Hiện nay ở Việt Nam, việc đánh giá trình độ công nghệ vẫn chưa có tiêu
chí thống nhất Riêng đối với Tỉnh vẫn chưa có những nghiên cứu đánh giá sâu
và tồn diện trình độ cơng nghệ của các ngành nói chung và ngành gốm nói
riêng Có thể nói rằng việc đánh giá trình độ công nghệ chủ yếu dựa vào mức độ
đầu tư
Trang 35Bảng 2.10: Đánh giá trình độ công nghệ ngành gốm 30 sứ mỹ nghệ Việt Nam Khâu nguyên |_ Khâu nung Khâu tạo Đánh giá liệu hình chung Lạc hậu 92% 76% 96% 87% Trung bình 8% 22% 4% 12,5% Tiên tiến 0% 0% 0% 0,5% Quá trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu thực tế ở các cơ sở sản xuất đã cho thấy rằng:
° Khâu nguyên liệu chủ yếu có đưa vào một số máy móc tự chế trong tỉnh và
trong nước, mức độ lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ cao nên có thể xem
là trung bình Nguyên liệu vẫn còn chưa qua xử lý tinh nên sản xuất tiêu
hao đất sét và chất lượng sản phẩm chưa cao
3 Khâu nung với ba hệ thống lò, chủ yếu là lò tròn nên cũng được đánh giá
là trung bình
° Khâu tạo hình trang trí chủ yếu là lao động thủ công nên còn lạc hậu, chưa có ứng dụng các loại máy tạo hình
Nhìn chung, công nghệ sản xuất gốm mỹ nghệ Vĩnh Long còn khá lạc hậu
Trong 10 năm hình thành và phát triển, làng gốm vẫn sử dụng các loại lò nung
đơn giản dùng để nung gạch như trước kia cũng như chưa đạt được trình độ xử lý
đất nguyên liệu thật tốt Đồng thời các cơ sở cũng chưa ứng dụng được công nghệ trong khâu tạo hình tạo dáng cho sản phẩm Điều này đã làm cho sản phẩm sản
xuất ra chất lượng chưa cao, không ổn định, tỷ lệ phế phẩm cao, chưa đủ khả
Trang 36
31
2.2.1.8 Mẫu mã, chất lượng san phẩm
Gốm đất đỏ Vĩnh Long có màu sắc đẹp và đặc trưng nhưng mẫu mã chưa đa dạng và chất lượng chưa cao
Theo kết quả khảo sát, mẫu mã chủ yếu do khách hàng nước ngoài đặt, bản thân doanh nghiệp không tự thiết kế mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường
Vấn dé này có nhiều nguyên nhân Thứ nhất, công tác tiếp thị của các doanh
nghiệp còn yếu, không trực tiếp bán ra nước ngoài nên việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng hết sức bị động và khó khăn Thứ hai, doanh nghiệp chưa đầu tư vào khâu thiết kế mẫu mã, chưa đào tạo — thu hút được những nghệ nhân ngành
gốm Các mẫu mã chủ yếu là các bộ chậu, tượng thú trang trí trong vườn và một
số sản phẩm trang trí nội thất (ở cầu thang, góc nhà, .)
Về chất lượng, sản phẩm gốm Vĩnh Long thường có yếu điểm là không bền, dễ bị rêu mốc Đây là yếu điểm lớn nhất của loại sản phẩm gốm mộc, do
nhiệt độ nung không Ổn định và khâu xử lý nguyên liệu chưa tốt Hiện nay các cơ
sở đã xử lý vấn dé này bằng cách sử dụng các chất chống thấm nhưng hiệu quả
chưa cao Ngoài ra, do công nghệ nung lạc hậu nên chất lượng sản phẩm gốm
thấp, không đều và không ổn định
2.2.1.9 Thị trường tiêu thụ
Thị trường gốm chủ yếu là Pháp, Đức, Ý và một số nước Châu Âu khác Tỷ lệ xuất khẩu chiếm gần 100%, xuất khẩu chủ yếu là qua trung gian Đa số các
doanh nghiệp chưa ý thức được việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gốm của mình Bên cạnh đó, vẫn có một vài doanh nghiệp lớn đã đăng ký thương hiệu
Trang 37
32
Nhu cầu về thị trường sản phẩm khá lớn Số liệu ước tính cho thị trường
EU vào khoảng 1 tỉ euro mỗi năm Đây chính là cơ hội để phát triển ngành gốm,
nhưng có nhiều thách thức mới đặt ra bởi áp lực cạnh tranh đang có nhiều diễn biến phức tạp từ chiến lược của khách hàng đến nguồn nguyên liệu không có khả
năng thay thế
Hiện Hiệp Hội nghề gốm Vĩnh Long đang có chủ trương thuê nhà tư vấn marketing tim thị trường đầu ra cho sản phẩm gốm dé Vĩnh Long, đặc biệt tư vấn
xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang thị trường EU
2.2.1.10 Hiện trạng môi trường
Mặc dù chuyển sang làm gốm nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất vẫn
từ lò gạch chuyển sang Sự gia tăng mạnh các cơ sở sản xuất làm tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao Những phân tích và khảo sát gần đây cho thấy khu
vực nhà ở nơi sản xuất gốm đã bị ô nhiễm với khói bụi và khí SO¿
Ngoài ra có những sản phẩm gốm không đạt phải đập bỏ hoặc những lô
hàng khách hàng không đồng ý và trả về cũng xử lý tương tự, đất không tái sử
dụng được
Hiện tại, vẫn chưa có cảnh báo về ô nhiễm môi trường Mỗi năm, doanh
nghiệp để có mời cơ quan chức năng đến đo độ ô nhiễm Theo kết luận của cơ
quan này, có sự ảnh hưởng về ô nhiễm, có bệnh nhân bệnh hô hấp như lao, cây
cối có tán cao bị chết, nhưng không ảnh hưởng lớn
2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Về sản phẩm cùng loại, gốm đỏ, đối thủ cạnh tranh của gốm Vĩnh Long là
gốm Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Qua tham khảo tài liệu nghiên cứu và ý
Trang 38
33
Giá bán:
Đối với tất cả những sản phẩm ngoài trời thì giá bán của Trung Quốc cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam 20% Nguyên nhân do Trung Quốc sử
dụng các lò nung tuy-nen để nung các sẳn phẩm ngoài trời có kích thước lớn nên chi phí nung lớn, đặc biệt chi phí nung còn cao hơn trong những mùa có ít đơn
hàng vì mỗi lần đốt lò vẫn phải tiêu hao cung một lượng lớn nhiên liệu để làm
nóng lò nung
Sản phẩm đất đỏ của Thái Lan có giá bán thấp hơn 25% so với Việt Nam
Các loại sản phẩm này hiện vẫn được tạo hình theo phương pháp xoay tay trên bàn xoay điện nên có những đường sớ dấu tay bên mặt trong của sản phẩm Chính đặc điểm này đã thu hút nhiều khách hàng Châu Âu, Mỹ ưa chuộng những
sản phẩm mang nhiều tính thủ công
Đối với Malaysia, sản phẩm được sản xuất bằng máy ép thủy lực nên giá thấp hơn nhiều so với Việt Nam
Chất lượng:
Tuy giá bán của các sản phẩm gốm ngoài trời của Trung Quốc cao hơn gốm Vĩnh Long nhưng chất lượng lại tốt hơn do sử dụng lò nung hiện đại Tương
tự, gốm đỏ Malaysia cũng có chất lượng tốt hơn do công nghệ hiện đại hơn (như đã phân tích ở trên) Tuy các nhà sản xuất gốm đõ Vĩnh Long đã có những nỗ lực
cải thiện chất lượng như xử lý tốt tình trạng rêu mốc trên sản phẩm nhưng nhìn chung, do công nhệ lạc hậu nên chất lượng vẫn chưa cao và chưa đồng đều, ổn
định
Mẫu mã:
Tốc độ đổi mới mẫu mã của Trung Quốc vượt trội hơn hẳn so với Việt
Nam, Thái Lan và Malaysia nhờ có bể dày kinh nghiệm, kỹ thuật, nhân lực, .v.v
Trang 3934
lực và rất linh hoạt trong việc thực hiện các mẫu mã do khách hàng đặt, đáp ứng
tối đa yêu câu thị trường bằng cách liên kết với các nghệ nhân ở Bình Dương, Đông Nai Về mặt này, Malaysia kém hơn vi chi phí cho việc thay đổi khuôn của máy ép thủy lực tương đối cao và thiếu nghệ nhân sáng tác mẫu
Khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn:
Đây là điểm yếu nhất của ngành gốm Việt Nam nói chung và gốm Vĩnh
Long nói riêng so với các nước Cam kết về ngày giao hàng và thực hiện các đơn hàng lớn đúng hạn là điều khá khó khăn so với quy mô, khả năng dáp ứng của
các doanh nghiệp gốm đỏ Vĩnh Long Điều này xuất phát từ quy mô sản xuất
nhỏ, công nghệ chưa cao, tác phong làm việc chậm chạp cũng như sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành khi tiếp nhận được một đơn hàng lớn Về mặt này, Trung Quốc, Malaysia hơn han Việt Nam do sử dụng công nghệ hiện đại và Thái Lan cũng tương tự do có sự quản lý chặt chẽ và đầu tư của chính phủ vào các làng nghề truyền thống Bảng 2.11 So sánh với đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại
Trung Quốc | Thái Lan Malaysia
Giá bán Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn
Chất lượng Tốt hơn Tương đương | Tốt hơn
Khả năng thay đổi mẫu mã Tốt hơn Tốt hơn Kém hơn
Khả năng đáp ứng những đơn | Tốt hơn Tốt hơn Tốt hơn
hàng lớn
Ngoài ra, một đối thủ cạnh tranh khác của gốm Vĩnh Long là các sản phẩm gốm có khả năng thay thế như: gốm tráng men (Bát Tràng, Bình Dương, Đồng
Trang 40
35
men của các vùng sản xuất truyền thống trong nước đã khẳng định vi trí trên thị
trường thế giới trong nhiều năm qua về chất lượng khá tốt, mẫu mã đa dạng đã
đạt được sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước, trong khi gốm Vĩnh
Long chỉ phát triển trong vài năm gần đây, chủ yếu là sản phẩm gốm không men
có màu sắc rất đặc trưng và hoàn toàn khác với dòng gốm của các vùng nói trên
Bên cạnh đó, điểm yếu nhất của gốm Vĩnh Long mà mặt hàng nhựa giả gốm do Trung Quốc sản xuất đáp ứng được là chất lượng tốt hơn (không bị rêu mốc do
thời tiết ẩm, không bị rạn nứt trong điều kiện khí hậu lạnh) Tuy nhiên, Châu Âu
cũng như các thị trường khác đang xem xét lại vấn để có nên sử dụng các sản phẩm “không thân thuộc với thiên nhiên” này hay không nếu so với các sản
phẩm bằng đất vốn có thể phân hủy dễ dàng khi không sử dụng nữa
Qua phân tích trên, có thể thấy rằng, nếu loại trừ những yếu tố khác có thể
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của nhà nhập khẩu như tính đặc thù văn hóa riêng có của sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long thì khả năng cạnh tranh của gốm Vĩnh Long thấp hơn các đối thủ khác khi so sánh mẫu mã, chất lượng, khả năng đáp
ứng các đơn hàng lớn Như vậy, để có thể khẳng định vị trí trong quá trình cạnh
tranh, Vĩnh Long nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cải tiến
công nghệ, tăng cường liên kết và xây dựng thương hiệu riêng nhấn mạnh đến