cô che 207V on co) 427 1/021019021010102.©17- Ơwez2- (0c )0s/21510-c:c hai TR ee Ore Oe KiNea Pe: —- ĐINH CÔNG TIẾN = Fired 22 Seed a) "
MEL PRRRN AAG ey BON war Sm La ae erie Vena sate
VY AN T"Ế“Y Sf SYỢN TẾ
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH CÔNG TIẾN NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VỊT GIỐNG Ở CÁC TỈNH NAM BỘ Chuyên ngành : Kinh tế, quần lý và KHH kinh tế quốc dân Mã số 5.02.05
Người hướng dẫn khoa học:
PGS Đào Công Tiến
Trang 3Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ chí tình của nhiều cá nhân, đơn vị Tác giả xin chân thành cảm ơn:
+Giáo sư Đào Công Tiến nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia tp.HCM, Phó giáo sư-phó tiến sĩ Nguyễn Quốc Tế -Trưởng phòng khoa
học &hợp tác quốc tế Đại học Kinh tế tp.HCM đã hướng dẫn tận tình cho
tác giả hoàn thành luận án
+Tập thể cán bộ giáo viên Khoa sau đại học, Khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế
+Ban Giám đốc Viện Chăn Nuôi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Chuyển Giao TBKT Chăn nuôi, Ban lãnh đạo trại ViGOVA
+Cục Khuyến nông, Khuyến lâm bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
Tác giả cũng chân thành cẩm ơn sự giúp đỡ của các cơ sở sản xuất
giống cấp 2, cùng toàn thể đồng nghiệp, bạn bè và người thân
Thành phố HCM ngày 22 tháng 12 năm 1999
Tác giả luận án
Trang 41 Tính cấp bách của để tà
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu oot
5.Ý nghĩa khoa học và thực fi tiễn của KIỂU tà S20 nePEenslosoEl 5
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THONG SẢN XUẤT VỊT GIỐNG
1.1 Lý thuyết hệ thống 1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Tính chất của hệ thống 1.1.3 Thành phần của hệ thống
1.1.4 Một số hệ thống trong nông nghiệp 1.2 Lý thuyết tái sản xuất xã hội
1.2.1 Nội dung, quy luật của tái sản xuất xã hội sll 1.2.2 Vai trò của tư liệu sản xuất với tái sản xuất ra của cải vật chất 12
1.3 Mối quan hệ nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật — none pháp chỉ số giá thành đánh giá hiệu quả hệ thống sản xuất vịt giống ee oe mS
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu kỹ thuật và nghiền ¿ cứu kinh t tế sản xuất vịt B 1.3.2 Mối quan hệ giữa chỉ tiêu kĩ thuật và chỉ tiêu kinh tế - phương pháp chỉ số giá thành
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống sản xuất vịt giống
1.4 Vị trí của sản xuất vịt giống trong hệ thống chăn nuôi vịt 1.5 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của sản xuất vịt giống
1.5.1 Sản xuất vịt giống có chu kì dài
1.5.2 Sản phẩm của sản xuất vịt giống là tư liệu sản xuất đặc biệt
1.5.3 Sản phẩm khó đánh giá được chất lượng sau khi ra khỏi qúa trình sản
RUSE tematic:
1.5.4 Sản phẩm có tính tổn trữ tha
1.5.5 Sản phẩm có khả năng luân chuyển từ dạng tư liệu sản xuất thành
dạng tư liệu tiêu dùng ở ; những giai đọan nhất định ¿se cc2 1.5.6.Tiêu thụ vịt con giống có tính thời vụ ở mỗi vùng sinh thái
Trang 5
1.6.2 Hệ thống sản xuất vịt giống của Thailand 25
CHƯƠNG 2s : DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE XA HOI ANH HUGNG TOI
SẢN XUẤT VỊT GIỐNG NAM BỘ „29
2.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng
2.1.1.Vị trí địa lý và thời tiết khí hậu
2.1.2 Đặc điểm về đất đai 2.1.3 Đặc điểm hệ sinh thái
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng
2.2.1 Môi trường phát triển kinh tế và thu nhập
2.2.2 Sản xuất lúa -.ecccz 2.2.3 Dân số và cơ cấu dân số vùng
2.3 Đặc điểm phát triển chăn muôi vịt trong vùng
2.3.1 Quy mô đàn vịt 2.3.2 Cơ cấu đàn vịt
2.3.3 Phương thức chan nw
2.3.4 Cơ sở vật chất , giống - kĩ thuật
2.3.5 Thị trường đầu ra của chăn nuôi vịt
2.3.6 Tính mùa vụ của chăn nuôi vịt sec
2.3.7 Cạnh tranh và chuyên môn hóa trong ngành sản xuất vịt 2.3.8 Giá cả, giá thành và lợi nhuận
2.4 Vai trò sản xuất vịt giống với phát triển chăn nuôi vịt trong vùng CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT VỊT GIỐNG 6h 0U S6 nh vn số ice 3.1 Giai đoạn trước năm 1975 3.2 Giai đoạn từ 1976-1989 3.3 Từ năm 1990 đến nay
3.3.1 Môi trường của hệ thống sản xuất vịt giống ở Nam bộ s V/3.3.2 Các phần tử (thành phần) của hệ thống sản xuất vịt giống ở Nam bộ.65
3.3.3 Đầu vào của hệ thong san xuất vịt giống ở Nam bộ
3.3.4 Đầu ra của hệ thống sản xuất vịt giống ở Nam bộ 3.3.5 Cấu trúc của hệ thống sản xuất vịt giống ở Nam bộ
Trang 64.1 4.2 443
Quan điểm phát triển
4.1.1 Quan điểm phát triển theo hệ thống
4.1.2 Quan điểm đa dạng hóa các hình thức sở hữu
4.1.3 Quan điểm hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật và tiêu chuẩn = các s2 501/0 TƯ ớớẢẴẢ ỗa a4A1 106
4.1.4 Quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước và hướng về xuất khẩu 4.1.5 Quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội
4.1.6 Quan điểm trợ giá và bảo trợ sản xuất giống
Các giải pháp kinh tế nhằm phát triển hệ thống sản xuất vịt giống ở Nam bộ
EEsicasSSEESESEnI 107
4.2.1 Quy hoạch tể tổng g thể chân nuôi vịt và chăn nuôi vịt giống khu vực trong mối quan hệ với hệ thống sản xuất vịt giống CÁ HHỚC seo esiascses 108
4.2.2 Hoàn thiện hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống, kết hợp hoạt động
chuyển ĐO tiến bộ kĩ thuật nhằm giảm chỉ số giá thành sản phẩm vịt 112 4.2.3 Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm 117
4.2.4 Ứng dụng tối ưu kinh tế xác định tổ hợp lai tối ưu trong chăn nuôi vịt
4.2.5 Bố trí hợp lý sự phân bố của các trại giống cấp 2 124 4.2.6 Điều chỉnh quan hệ cung cầu
4.2.7 Tìm kiếm thị trường mới và khai thác thị trườn;
thương phẩm
4.2.8 Đẩy mạnh việc tìm kiếm và khai thác thị trường vịt con thương phẩm các nước trong khu vực
4.2.9 Hoàn thiện hình thức tiêu thụ vịt thịt ở thị trường nội địa, đẩy mạnh tìm
thị trường xuất khẩu a „i51
4.2.10 Hoàn thiện hoạt động của các trại cấp 2 „133
Một số kiến nghị 137
4.3.1 Cải cách chính sách đầu tư 137
4.3.2 Cải cách chính sách ngoại thương mở rộng thị trường xuất khẩu 138
4.3.3 Tạo thị trường vốn, cải tiến chính sách tín dụng cho nông nghiệp 138 4.3.4, Cai tiến chính sách thuế „140
4.3.5 Hoàn thiện chương trình khuyến nông 140 4.3.6 Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, chuyển nhượng doanh nghiệp sở hữu nhà nước không có chức năng giữ giống gỐc 5-cccccterrrverxee 142
Trang 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8
1 Tính cấp bách của đề tài
Xây dựng một nên nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp đa dạng hóa, được
phát triển với tốc độ cao trong thời gian dài là hợp phân quan trọng trong chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa [43] Cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi là
đặc trưng của nền nông nghiệp phát triển Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống lâu đời của cư dân trồng lúa nước Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới
(FAO), năm 1997 trong tổng số 746.632.000 con vịt toàn thế giới thì 7 nước châu
Á (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thailand, Bangladesh, Malaysia,
Philippines) có đàn vịt nhiều nhất 628.499.000 con, chiếm §4%[80] Ở nước ta chăn nuôi vịt tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa và đồng bằng ven biển miễn Trung Riêng đàn vịt của
Nam bộ chiếm hơn 50 % đàn vịt cả nước Đây là một vùng chăn nuôi tập trung,
sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, có tỷ suất hàng hóa cao[32] Vì vậy nó góp phan nang cao thu nhập cho người nông dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi Phát triển chăn nuôi vịt góp phần cải thiện cơ cấu bữa ăn cho người Việt Nam Phân lớn đân ta hiện nay, nhất là nông dân chiếm 80% dân số có cơ cấu bữa ăn lệch về phía tỉnh bột hay tỉnh bột cung cấp 80% calo trong khẩu phần [26J Thật khó có thể tìm đựơc con gia súc gia cầm nào có tốc độ phát triển nhanh như con vịt - sau 7 đến 8 tuần trọng lượng của nó đã tăng 60 -65 lần và cũng khó có thể tìm được con gia cầm nào thay thế nó để
tận dụng lúa rơi vãi khi thu hoạch và khai thác động vật thủy sinh trong hệ sinh thái lúa nước Ở nước ta, đặc biệt là ở Nam bộ, vị trí của chăn nuôi vịt trong chăn
nuôi gia cầm không thua kém gì vị trí của chăn nuôi gà Theo số liệu thống kê
chăn nuôi 1-10-1998 của cục khuyến nông thì ở Nam bộ có 30 triệu gà và 19.6
Trang 9nó đối với kinh tế nông thôn Các tỉnh Nam bộ có tiềm năng rất lớn (3.472.800 ha
đất gieo trồng) để phát triển chăn nuôi vịt [64] Trong tổng số diện tích đất trong
lúa cả nước 4.203.551 ha thì các tỉnh Nam Bộ chiếm 2.178.615 ha (51.8%) [61]
Thực tiễn phát triển chăn nuôi vịt ở đây cho ta nhận xét rằng giữa các tỉnh có mối quan hệ rất chặt chẽ - nơi sản xuất, nơi tiêu thụ, nơi sản xuất vịt giống, nơi chăn nuôi vịt thương phẩm Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta không thể tách rời các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Để phát triển chăn nuôi vịt ở các tỉnh Nam bộ cần giải quyết nhiều vấn để kỹ thuật, kinh tế Giống là tiễn dé trong chăn nuôi, nó quyết định quy mô và hiệu qủa hệ thống sản xuất
Ngay từ hội nghị 7 Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 7 năm 1994 đã khẳng định “ Đưa các công nghệ tiến bộ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất
nông nghiệp, trước hết là khâu giống ”[§] Chỉ có sự kết hợp giữa khoa học kinh tế và khoa học chăn nuôi mới giúp cho người sản xuất có con giống chất lượng cao, giá thành hạ Chính vì vậy mà tác giả chon dé tài “Mhững giải pháp kinh tế nhằm phát triển hệ thống sẵn xuất vịt giống ở các tỉnh Nam bộ ” Giải pháp ở đây được hiểu là tổng thể các quyết định để giải quyết một vấn đề [44] Vấn để được hiểu là khoảng cách giữa điểu mà con người mong muốn và có thể thực hiện được với thực tế hiện tại[42] Với hệ thống sản xuất vịt giống thì vấn để là phát triển hệ thống theo chidu rộng và chiểu sâu Sở dĩ chúng ta chỉ đặt vấn để phát triển là vì hệ thống đã được xây dựng từ 1990 Vấn đề là khách quan và chỉ
được con người nhận thức, mong muốn tìm ra giải pháp để giải quyết Việc đưa ra các giải pháp phát triển chính là tìm ra quy luật của sự vận động Như vậy tính ˆ cấp bách của luận án thể hiện ở việc tìm ra quy luật phát triển cho một hệ thống
Trang 10trường
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
Sau năm 1975 nhà nước đã bước đâu quan tâm tới phát triển chăn nuôi vịt ở
cả hai miền Nam, Bắc Sự quan tâm đó được thể hiện ở việc cho nhập một số giống vịt có năng suất cao, đồng thời xây dựng các trung tâm nghiên cứu về vịt, các trại vịt quốc doanh Việc nhập giống, xây dựng các trại quốc doanh mới chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn để kỹ thuật: chọn giống thích hợp, lai tạo
giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật như quy trình nuôi vịt thâm canh, nghiên cứu sử dụng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ ấp nở, các công thức lai,
chọn lọc nhân thuần, tạo dòng, [32] Có thể nhận định rằng hầu hết các nghiên
cứu về sản xuất vịt là những nghiên cứu kĩ thuật Chỉ có một vài luận án nghiên
cứu sinh là về kinh tế sản xuất vịt Riêng ở các tỉnh phía Nam, sau giải phóng chỉ duy nhất có luận án phó tiến sĩ (Trường đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội - 1994) của Nguyễn Thế Bình -“Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long” Tác giả của luận án này, trong phân để nghị đã để cập tới việc áp dụng những giống mới vào sản xuất [2] Như vậy có thể nói rằng cho đến thời điểm 1998 chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về hệ thống sản xuất vịt giống
Trên cơ sở các vấn dé kĩ thuật đã được giải quyết, luận án tập trung phân tích
những đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất vịt giống, đánh giá ưu điểm, hiệu qủa, ana những căn nguyên của mặt hạn chế ở hệ thống mà từ đó đưa
ra các giải pháp phát triển phù hợp Luận án không đi sâu vào các vấn đề kĩ thuật,
tế của hệ thống `
Trang 11“
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống sản xuất vịt giống gồm các phân tử là những cơ sở sản xuất vịt giống ông bà, vịt giống bố mẹ, vịt giống
thương phẩm và các cơ sở dịch vụ khác Luận án không nghiên cứu các phần tử rời rạc mà đặt chúng trong mối vận động tương tác theo những quy luật vốn có
của một hệ thống Khi phân tích những vấn để kinh tế của hệ thống, luận án chủ yếu sử dụng những số liệu của hệ thống sản xuất vịt giống hướng thịt, từ đó tìm ra những vấn đề có tính quy luật
- Phạm vi nghiên cứu của luận án : Xuất phát từ vị trí, tiêm năng phát triển
chăn nuôi vịt và quan hệ phân công hợp tác, chuyên môn hóa truyền thống trong lĩnh vực sản xuất vịt ở khu vực Nam bộ, luận án chọn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Long an, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc
Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng là hệ thống sản xuất vịt giống, luận án sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận tổng quát theo giác độ của lý thuyết hệ thống Các phương pháp nghiên cứu hệ thống (được trình bày trong phần tổng quan về hệ thống sản xuất giống) sẽ được sử dụng Khi đi sâu vào phân tích từng phần tử của hệ thống, luận
án sử dụng các phương pháp phổ biến trong khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp mô hình hóa, phương pháp khảo sát thực tiễn Khi phân tích những vấn đề định lượng luận án sử dụng thường xuyên
các phương pháp thống kê toán (số trung bình, phương sai, hệ số biến dị, kiểm
định sự sai khác giữa các số trung bình và giữa các phương sai, phân tích tương
quan hổi quy ) để tìm ra bản chất của các mối liên hệ, phương pháp hàm số
Trang 12động sản xuất kinh doanh của từng phần tử hay cả hệ thống, luận án sử dụng các - công cụ của nghiên cứu chiến lược và chính sách kinh doanh, công cụ nghiên cứu marketing, công cụ phân tích cung câu, công cụ phân tích cạnh tranh của kinh tế
vi mô Khi nghiên cứu về quản lý và điều khiển hệ thống, luận án sử dụng công
cụ phân tích của kinh tế vĩ mô, quản trị học, nghệ thuật lãnh đạo
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
Ý nghĩa khoa học: Ngoài ý nghĩa về phương pháp luận ứng dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu hệ thống kinh tế, luận án còn có những đóng góp về phương pháp lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tới hiệu qủa kinh tế của sẵn xuất thông qua hàm chỉ số giá thành, đóng góp vào việc ứng dụng tối ưu hóa
trong kinh tế kĩ thuật của ngành chăn nuôi Điều này giúp cho kinh tế và kỹ thuật
di chung một con đường tới việc thỏa mãn nhu câu xã hội Ngoài ra luận án còn có những đóng góp cho lý luận chung của qúa trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta, nhất là hiện đại hóa công nghệ sinh học
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống sản xuất vịt giống cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp cho ngành sản xuất vịt của Nam bộ có hiệu qủa hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm vịt của Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực Đặc biệt luận án là cơ sở lý luận cho việc điều khiển hệ thống sản xuất vit
giống trong bối cảnh cạnh tranh khu vực và sự xâm nhập của những phần tử
ngoài hệ thống
Trang 13TONG QUAN VỀ HỆ THỐNG SÂN XUẤT VỊT GIỐNG
1.1 Lý thuyết hệ thống
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về hệ thống, khi mà mỗi tác giả tiếp cận theo
những giác độ khác nhau 6 đây chúng tôi xin đưa ra một khái niệm mà được
nhiều người sử dụng khi nghiên cứu kinh tế [29]{42].”Hệ thống là một tập hợp các phân tử khác nhau được xắp xếp theo một thể thống nhất, giữa chúng có mối
liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định, có khả năng thực hiện những chức năng nhất định " Qua khái niệm này chúng ta thấy rằng một hệ thống phải có các đặc trưng sau: - Có các phần tử khác nhau (không đồng nhất) - Tổn tại mối quan hệ giữa các phần tử - Là một thể thống nhất - Có những chức năng nhất định
Với khái niệm và đặc trưng như vậy, chúng ta có thể tìm được rất nhiều ví
dụ về hệ thống trong kinh tế Hệ thống ngân hàng, hệ thống sản xuất, hệ thống lưu thông phân phối Ngay cả mỗi ngành sản xuất của nền kinh tế cũng là một
hệ thống Giữa các hệ thống cũng tổn tại những mối quan hệ Có thể là mối quan
hệ giữa các hệ thống ngang hàng hay hệ thống sơ cấp với hệ thống thứ cấp (còn gọi là hệ thống con) Một hệ thống sơ cấp có thể có nhiều hệ thống thứ cấp và
Trang 14i Bất kỳ một hệ thống nào đều có 3 tính chất
* Tính chất 1: Các phần tử trong môt hệ thống có quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau (nhân qủa)
* Tính chất 2: Bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của một phần tử đều có thể ảnh hưởng tới các phần tử khác của hệ thống và cả hệ thống , ngược lại mọi sự thay đổi về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng tới các phân tử của hệ thống đó
* Tính chất 3: Khi sắp xếp các phần tử của hệ thống theo một cách thức nào đó, nó tạo nên tính trổi, đó là khả năng mới của hệ thống mà mỗi phần tử khi đứng riêng rẽ không thể có được
Trang 15và nó có tính độc lập tương đối Mỗi phan tử có tính chất riêng của nó và mục tiêu của nó có thể không đồng nhất với mục tiêu của hệ thống Khi đứng trong hệ thống, mỗi phần tử thực hiện những chức năng nhất định
* Môi trường của hệ thống : Là tập hợp tất cả các phần tử, phân hệ không nằm trong hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống Sự tác động này có _ tinh chất hai chiều
* Đầu vào và đầu ra của hệ thống
Đầu vào của một hệ thống là tất cả các tác động có thể có của môi trường lên hệ thống Đối với một hệ thống kinh tế thông thường nó là vốn, máy móc
thiết bị, nguyên liệu, quy trình công nghệ, lao động, luật pháp
Đầu ra của hệ thống là tất cả phẩn ứng của hệ thống tác động lên môi trường Với một hệ thống kinh tế thì đâu ra quan trọng nhất của nó thường là những sản phẩn
* Cấu trúc hệ thống: Là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp trật tự các bộ phận, các phần tử và các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nào đó Thông thường việc tìm hiểu cấu trúc của một hệ thống khó khăn, vì vậy người ta phải thông qua đầu vào và đầu ra của hệ thống mà phán
đoán -
* Hành vi của hệ thống: Là tập hợp đầu vào và đầu ra của hệ thống trong
một khoảng thời gian xác định Nghiên cứu hành vi của hệ thống có ý nghĩa quan
trọng với việc nghiên cứu cấu trúc của hệ thống
* Trạng thái của hệ thống: La kha nang kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra
Trang 16thái đầu đến trạng thái cuối (mục tiêu) trong một khoảng thời gian
* Nhiễu của hệ thống: Là các tác động bất lợi từ môi trường, hoặc sự rối
loạn trong nội bộ hệ thống làm lệch qũy đạo hay làm chậm sự biến đổi của hệ
thống đến mục tiêu
* Chức năng của hệ thống: là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu
vào thành đầu ra Chức năng của hệ thống là lý đo tổn tại của nó Nếu không có
chức năng thì hệ thống không thể tổn tại Nguyên lý này cần phải quán triệt khi
xây dựng các hệ thống
* Mục tiêu của hệ thống: Là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau
một khoảng thời gian nào đấy Mục tiêu của hệ thống chính là trạng thái cân bằng của nó (nội cân bằng).Với những siêu hệ thống( hệ thống của những hệ
thống), mỗi một hệ thống con cũng có những mục tiêu riêng và xu thế của nó tiến
tới trạng thái cân bằng riêng Vấn để đặt ra cho quan ly 1A phải giải quyết mối
quan hệ giữa mục tiêu chung của hệ thống với mục tiêu của các hệ con sao cho toàn hệ hoạt động hài hòa
* Động lực của hệ thống: Là những kích thích đủ lớn để gây ra các biến đổi hành vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống
1.1.4 Một số hệ thống trong nông nghiệp
Các hệ thống kinh tế là những hệ thống mở và rất phức tạp Thường
dau ra của hệ thống này là một phần đầu vào của một hệ thống khác Khi
nghiên cứu bất kỳ một hệ thống nào chúng ta cần phải đặt nó trong mối liên
hệ với những hệ thống ở cấp trên nó và dưới nó Nếu chúng ta quan niệm
Trang 17Sơ đồ 2-Hệ thống nông nghiệp Hệ thống nông nghiệp Hệ thống trồng trọt Hệ thống chăn nuôi Hệ thống dịch vụ, L chế biến —*-
Hệ thống nuôi Hệ thống chăn Hệ thống chăn Hệ thống chăn
lồng thủy sản nuôi đại gia súc nuôi gia cầm nuôi tiểu gia súc += + HH ¬+ —+- r Hệ thống chăn Hệ thống chăn nuôi vịt nuôi gà : | eT ae
Hệ thống chăn ———— — gj Hệ thống chăn nuôi «&——————}
ni vịt giống vịt thương phẩm Trại giống gốc Trại vịt bốmẹ | >Ì Người Nuôi vịt TP Ỷ Mới chỉ xét riêng nông nghiệp chúng ta đã thấy hệ thống đã rất phức tạp
Như vậy hệ thống giống vịt là một trong những hệ thống thứ cấp của hệ thống nông nghiệp Ngành chăn nuôi nào cũng có hệ thống sản xuất giống Chúng ta đã thấy phần nào vị trí của hệ thống giống trong nông nghiệp
1.2 Lý thuyết tái sản xuất xã hội
Trang 18sản xuất Vậy tái sản xuất là qúa trình sản xuất được lặp lại thường xuyên và
không ngừng đổi mới Qúa trình tái sản xuất bao gồm các khâu cơ bản: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dàng Chúng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, trong
đó sản xuất là khâu đầu tiên, cơ bản và quyết định nhất 1.2.1 Nội dung, quy luật của tái sản xuất xã hội
Tái sản xuất xã hội của xã hội nào cũng bao gồm những nội dung sau: - Tai sản xuất ra sức lao động
~ Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất - Tái sản xuất ra môi trường thiên nhiên
Trong khuôn khổ liên quan tới luận án chúng tôi chỉ phân tích một số quy luật của tái sản xuất ra của cải vật chất Trước hết và quan trọng nhất là qứa trình tái
sản xuất ra tư liệu sản xuất, sau đó là tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Trong việc
tái sản xuất ra tư liệu sản xuất thì tái sản xuất ra công cụ lao động có vị trí then chốt với mọi thời đại Đây là lý luận cơ bản đã được viết thành giáo trình [59]
Khi nghiên cứu tái sản xuất, C.Mác đã đưa ra các quy luật thực hiện tổng sản
phẩm xã hội trong từng trường hợp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, chúng ta chủ yếu quan tâm tới tái sẩn xuất mở rộng
Muốn tái sân xuất mở rộng bình thường thì tổng giá trị sức lao động của
công nhân cũ, công nhân mới tuyển dụng và phân giá trị của sân phẩm thang du để tiêu dùng cho xã hội và cho cá nhân người chủ sở hữu của khu vực I phải bằng tổng giá trị tư liệu sản xuất cũ và phan tư liệu sẵn xuất mở rộng của khu vực II
Trang 19Sau này khi nghiên cứu, Lê Nin đã đưa ra quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất Sản xuất ra ty liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu san n xuất tăng nhanh
nhất, tăng nhanh tiếp theo là sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu
tiêu dùng, sau cùng tăng chậm hơn là sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Như: vậy chỉ chỉ có ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất mới có thể tái sản xuất mở rộng trên quy mô
lớn, với tốc độ cao Ngày nay trong điểu kiện ngoại thương phát triển thì mỗi nước khi áp dụng quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất đều phải tính đến lợi thế so sánh, nhưng trên phương diện toàn câu thì ý nghĩa của tái sản xuất ra tư liệu sản xuất không thay đổi Với lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricado
(1772-1823) thì một )t nước không nhất thiết ph phải u ưu tiên n phát triển tư liệu sản xuất
mà có thể he phat tri triển những hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh để đổi lấy những hàng hoá cần thiết cho mình mà nước khác có lợi thế so sánh Đối với các nước
đang phát triển như nước ta tăng trưởng đang là vấn để cấp bách Khi đưa ra các giải pháp chiến lược cho sự phát triển có thể tham khảo “lý thuyết cất cánh” của
nhà kinh tế học Mỹ W.W Rostow hay lý thuyết “nên kinh t tế ế nhị uyên, củ Athur Levis người Jamaica
1.2.2 Vai trò của tư liệu sản xuất với tái sản xuất ra của cải vật chất
Trong qúa trình lao động sản xuất ra của cải vật chất giúp cho xã hội loài người tổn tại và phát triển, con người cân phải có tư liệu sản xuất mà biểu hiện là toàn bộ tư liệu và đối tượng lao động Công cụ lao động, bộ phận cấu thành của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng nhất và kế đến là đối tượng lao động
Sự phát triển của công cụ lao động và đối tượng lao động nói lên trình độ phát
triển của tư liệu sản xuất của mỗi thời đại[55] Trong buổi sơ khai, những công cụ và đối tượng lao động được con người tìm kiếm trong thiên nhiên hay chế tạo ˆ
một cách giản đơn Chính qúa trình lao động đó con người đã chế tạo ra những công cụ ngày càng tỉnh vi hơn, phức tạp hơn, hiện đại hơn Sự phát triển của
Trang 20đổi, tiêu dùng Các nghiên cứu kinh tế có thể ở từng khâu của sản xuất hay bao gồm tất cả các khâu từ sẩn xuất tới tiêu dùng Những nghiên cứu kinh tế sản xuất, dh vịt trên thế giới ít được người ta công bố Một mặt nó là những bí mật doanh ) ve nghiệp, mặt khác do sản xuất vịt là một ngành sản xuất hẹp và chỉ được chú trong p+ ở một số nước do tập quán tiêu dùng Những nghiên cứu về hệ thống giống chủ | /⁄/⁄ yếu thực hiện ở các nước đã có hệ thống giống phát triển và nó càng ít được công bố vì ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh của các hãng
1.3.2 Mối quan hệ giữa chỉ tiêu kĩ thuật và chỉ tiêu kinh tế - phương pháp chỉ
số giá thành
Khi nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các tổ hợp lai và hiệu qủa của công
tác giống, chúng tôi (nhóm tác giả do Đinh công Tiến chủ trì) đã đưa ra một
phương pháp - phương pháp chỉ số giá thành trên cơ sở những mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu kĩ thuật với chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này được ứng dụng nhiều
trong luận án để phân tích những chỉ tiêu như chỉ phí í thức ăn, giá thành, lợi
nhuận Nội dung của phương pháp này như sau:
Với sự phát triển của khoa học chăn nuôi, ngày nay các đàn gia súc, gia cầm
thương phẩm đều là kết quả của các tổ hợp lai giữa các dòng hoặc giữa các giống
với nhau Việc đánh giá và so sánh giá thành sản xuất giữa các tổ hợp lai với
nhau để tìm ra một tổ hợp lai _ thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội,
đông thời đánh giá hiệu qủa công tác giống ở những nước khác nhau, những vùng khác nhau, những giai đoạn khác nhau là việc làm hết sức cần thiết đối với các nha san xuất, lai tạo con giống Đổng thời phải phân tích được lợi nhuận của những ; người cùng tham gia hệ thống sản xuất giống
Trang 21công cụ lao động và tư liệu lao động đã thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển Quy
mô sản xuất, năng suất lao động tăng, sản phẩm thặng dư của xã hội không
ngừng tăng lên Như vậy điều kiện để xã hội phát triển là năng suất lao động
không ngừng tăng Vậy cái gì quyết định năng suất lao động xã hội? Ngoài yếu tố con người, phải chăng chỉ có thể là đối tượng và tư liệu lao động - hai bộ phận cấu thành của tư liệu sản xuất Với ý nghĩa này, việc tdi sản xuất ra tư liệu sản xuất quyết định tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Vịt giống với ý nghĩa
vừa là công cụ lao động vừa là đối tượng lao động càng có ý nghĩa lớn với người chăn nuôi,
Chăn nuôi vịt giống ở Nam bộ là một hệ thống và là một hệ thống phức tạp,
nó sẵn xuất ra vịt giống thương phẩm cung cấp cho thị trường khu vực Vì vậy vận dụng lý thuyết hệ thống và lý thuyết tái sẵn xuất xã hội để nghiên cứu là rất cần thiết
1.3 Mối quan hệ nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật — phương pháp chỉ số giá thành đánh giá hiệu quả hệ thống sản xuất vịt giống
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu kỹ thuật và nghiên cứu kinh tế sản xuất vịt Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất vịt là một khoa học tự nhiên, lấy con vịt làm
đối tượng nghiên cứu Nội dung của nó bao gồm những nghiên cứu về lai tạo giống, môi trường, dinh dưỡng thức ăn, vệ sinh thú y, quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng, quy trình và máy ấp Trong những năm gần đây người ta đã tạo ra những giống vịt có năng suất thịt, trứng cao gấp nhiễu lần những giống vịt cổ truyền và
nó được du nhập vào hầu hết các nước có nghề chăn nuôi vịt phát triển Như vậy
đối tượng của nghiên cứu kĩ thuật sản xuất vịt là cơ thể sinh vật
Khác với nghiên cứu kỹ thuật sản xuất vịt, nghiên cứu kinh tế sản xuất vịt lấy đối tượng là hoạt động sắn xuất của con người trong lĩnh vực chăn nuôi vịt
Trang 22
chi phi anh hưởng tới giá thành của một đơn vị sản phẩm Trong phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu, tính toán và thiết lập chỉ số bao hàm khơng chỉ những Ơn bác cóc Une COLD chỉ phí trực tiếp trong chăn nuôi con thương phẩm, mà còn hàm chứa cả những
chỉ phí ở đời trước (đã sinh ra con thương phẩm) có ảnh hưởng tới giá thành của
sản phẩm =
Giá trị kinh tế của một tổ hợp lai được hiểu là lợi nhuận mà nó đưa lại cho
người sản xuất, về lượng nó chính là phần chênh lệch giữa chỉ phí đầu tư sản xuất và giá bán sản phẩm Để nghiên cứu bản chất của vấn để và loại trừ ảnh hướng
của giá bán sản phẩm vốn dao động thất thường theo thời điểm bán, chúng tôi
không đưa vào chỉ số các dữ kiện về giá bán sản phẩm Như vậy vấn dé nghiên
cứu được hội tụ tại yếu tố giá thành Nếu giá thành thấp thì hiệu quả kinh tế cao
xã iedgb Tạt,Đây ahah Bailes do hiệu qủa kinh tế xã hội
“Trengcaddinifti,suicwt tfgossSeiioni giá Hành bao gồm: Thức ăn,
con giống, thuốc thú y, vật rể mau hỏng, tiền công lao động, khấu hao chuồng
trại và phương tiện trong đó thức ăn là khoản mục chiếm phần lớn chỉ phí, thông thường 80% chỉ phí giá thành của ngành chăn nuôi Nếu quy trình chăn nuôi ổn
định, thức ăn được tiêu chuẩn hoá về chất lượng thì chỉ phí thức ăn cho một đơn
vị sản phẩm phụ thuộc vào đặc tính sinh học của con vật Như vậy, chúng ta có
thể dưa vào chỉ phí thức ăn để đánh giá giá trị kinh tế của các tổ hợp lai mà
không sợ mắc phải những sai lắm nghiêm trọng
Như trên chúng ta đã biết việc giả định cơ cấu giá thành chỉ có ý nghĩa
nghiên cứu trong một trường hợp cụ thể Tính chất cụ thể đó được thay bằng
những tham số khác nhau trong những trường hợp cụ thể khác nhau
Để tiện cho việc khái qt hố, chúng tơi lấy một trường hợp cụ thể trong
chăn nuôi vịt thịt làm ví dụ
Trang 23Chỉ phí giá thành phụ thuộc vào hệ số chuyển đổi thức ăn và thời gian nuôi
tới khi giết thịt Chính thời gian nuôi “t” ảnh hưởng quyết định tới các chỉ phí khác như tiền công lao động, khấu hao chuồng trại, vật rẻ mau hỏng, lãi suất vốn
đầu tư Vì vậy chúng tơi, nghiên cứu, tính tốn và xây dựng chỉ số giá thành
hàm chứa cả hai yếu tố thành phần nói trên Chỉ số tính như sau: t—ts ts T= ++ ) Trong đó: k tỷ lệ chỉ phí thức ăn trong tổng chỉ phí
-Ø1+Ø2- Buữ[g - Eh) + Eh(1— E/ )]
Trang 24WSs_ Khối lượng giết thịt bình quân
Cfc Tiêu tốn thức ăn bình quân/1 kg tăng trọng ở vịt thương phẩm t Thời gian nuôi thực tế
ts Tuổi giếtthịt trung bình
U chỉ phí sản xuất 1 quả trứng thương phẩm (theo đơn vị tính Cf1, Cf2)
Nếu đặt P = En.Eh.Ef.H.S.Ws thì P chính là tổng sản phẩm của một con mái
sản xuất trong một chu kỳ kinh tế (chu kỳ trong đó con cái được khai thác)
Cf1+Cf2 chính là tổng chỉ phí thức ăn của một con mái (có tính cả tỷ lệ đực kèm
theo) trong một chu kỳ kinh tế
Nếu đặt C=Cf1 +Cf2 thì C chính là tổng chỉ phí thức ăn cho một con mái cả chu kỳ kinh tế
Nếu phân tích số hạng thứ nhất của chỉ số chỉ phí thức ăn thì chúng ta thấy
bản chất của nó là chi phí thức ăn về giống cho 1 ki lo gam sản phẩm thịt Như
vậy số hạng này phản ánh hiệu dủa của công tấc giống thuộc khu vực sẵn xuất giống Khi phân tích chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá sự tiến bộ của
khu vực sản xuất giống
Việc áp dụng chỉ số giá thành trong chăn nuôi gà thịt và các loại gia cầm hướng thịt khác cũng tương tự như trong chăn nuôi vịt thịt, vì đa số các con gia
cầm hướng thịt thương phẩm đều là sản phẩm của các tổ hợp lai giữa các dong
Tuy nhiên ở đây cần lưu ý Cf1,Cf2,Cfc phải luôn cùng đơn vị tính, có thể là đơn
vị thức ăn hoặc là một đơn vị tương thích nào đó
Chỉ số giá thành có thể ứng dụng trong các công việc: xác định giá trị kinh
tế cuả các tổ hợp lai gia súc, gia cầm Tuy nhiên chúng ta phải xác định rõ đâu là
ủa tổ hợp lai và đơn vị tính của nó, đôn thời ]phải xác định rõ chu kỳ
Trang 25“
chính xác t và ts vì khi đó t không phải là thời gian nuôi giết thịt mà nó là thời
gian nuôi cho thu tổng sản phẩm Nếu với gia cầm trứng thì t là tuổi đạt được khi hết chu kỳ khai thác
Ngoài những ứng dụng về tính chỉ số giá thành cho những đối tượng khác nhau (kể cả tổ hợp lai giống cây trồng), chỉ số giá thành còn được ứng dụng vào
những nghiên cứu sau:
- Là cơ sở xây dựng hệ số kinh tế của các tính trạng khi xây dựng chỉ số
chọn lọc
- Là cơ sở dự báo lỗ, lãi của mỗi ngành chăn nuôi trên quy mô ngành mỗi khi thay đổi tỷ giá
- Là cơ sở kiểm tra sự xác định khoảng cách giá trị tính trạng giữa dòng bố và dòng mẹ trong việc tạo dòng thuần vơi mục đích tìm tổ hợp lai tối ưu
- Là cơ sở để phân tích lợi nhuận siêu ngạch của các khu vực chăn nuôi-
giống bố mẹ — giống thương phẩm
- Là cơ sở để xác định đúng chu kỳ kinh tế có hiệu quả (với mức ấn định trước về tỷ lệ lợi nhuận và quan hệ tỷ giá)
- Là cơ sở đánh giá hiệu qủa công tác giống theo thời gian hay giữa các quốc
gia
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống sản xuất vịt giống
Một hệ thống kinh tế bao giờ cũng có nhiều luồng ra khác nhau và tỷ lệ giữa các luồng ra cũng khác nhau Đồng thời hiệu qủa mỗi luồng ra cũng khác nhau Vì vậy đánh giá hiệu qủa một hệ thống kinh tế cần phải lượng
Trang 26luéng khác nhau là những giống hay nhóm giống thuộc các tổ hợp lai khác
nhau Hiệu qủa của hệ thống chính là sự chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào
của hệ thống Với hệ thống kinh tế, đó chính là lợi nhuận Tuy nhiên chỉ
tiêu lợi nhuận của hệ thống trong một khoảng thời gian không phản ánh thực chất năng lực biến đổi của hệ thống mà nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động của yếu tố giá cả Đứng trên quan điểm toàn cục của một hệ thống lớn hơn, hệ thống ngành hay hệ thống kinh tế xã hội, chúng tôi không 8 g ng y g húng tôi khôn,
muốn quy đổi đầu ra theo đơn vị của đầu vào (chính là tổng doanh thu) mà
quy đổi đầu ra theo một đơn vị chung có tương quan với sản phẩm cuối
cùng của ngành — hệ _ thống sơ cấp của hệ thống sản xuất giống (ở đây là
giá thành sản xuất 1 kg vịt thị) Để đánh giá hiệu qủa hệ thống sản xuất giống (cùng một mục đích sản xuất thịt hay trứng) chúng tôi đưa ra công thức như sau: E =EPi.Ii
Trong đó Pi là tỷ lệ tổ hợp lai thứ ¡ ở đầu ra của hệ thống li là chỉ số giá thành
của tổ hợp lai thứ i Công thức của Ii đã đưa ra ở phần trên Việc đánh giá hiệu
qủa của hệ thống giống sẽ giúp cho chúng ta so sánh hiệu qủa của nó theo thời gian và so sánh giữa các hệ thống giống với nhau Đưa ra một hàm đánh giá hiệu qủa hệ thống sẽ giúp cho những người quản lý và điều khiển nó định hướng được
những tác động và đưa ra các giải pháp phù hợp
1.4 Vị trí của sản xuất vịt giống trong hệ thống chăn nuôi vịt
Trang 27dân các tỉnh Qua sơ đổ 3 chúng ta thấy vị trí của chăn nuôi vịt giống được thể
hiện ở các mặt sau :
- Trại giống gốc là nơi sản xuất tư liệu sản xuất (vịt bố mẹ) để sản xuất ra tư liệu sản xuất (vịt con thương.phẩm)
Sơ đồ 3- Hệ thống chăn nuôi vịt Ngành chăn nuôi vịt Nhân thuần chọn lọc Nhập giống gốc, tạo đồng [Trại giống đốc
Trại giống bố mẹ thương lái vịt con
Trại nuôi vịt nông dân các tỉnh
—————>
thương phẩm mi: — _—_ |muôivitchạy đổng
Trang 28- Trại giống bố mẹ là nơi sản xuất ra tư liệu sản xuất để sắn xuất ra tư liệu tiêu dùng (vịt thịt và trứng thương phẩm)
- Sản xuất vịt giống giữ một vị trí rất quan trọng trong nghề chăn nuôi vịt, nó
quyết định quy mô và hiệu qủa của ngành chăn nuôi vịt Chất lượng sản phẩm và
quy mô sản xuất vịt giống là nơi xuất phát khởi đâu cho toàn bộ ngành Đầu ra của chăn nuôi vịt giống là đầu vào của chăn nuôi vịt thương phẩm Con giống có
tốt thì người chăn nuôi mới có năng suất cao và giá thành hạ Con giống trong chăn nuôi vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động Từ xa xưa người ta
đã quan niệm giống là tiền để trong chăn nuôi Mọi sự thay đổi tích cực hay tiêu cực của hệ thống sản xuất giống đều có ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất vịt
thương phẩm - nơi cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho xã hội Một khi muốn nâng cao sản lượng của ngành chăn nuôi vịt hoặc là phải tăng quy mô đầu con hoặc
nâng cao năng suất sinh học
- Trước năm 1982 chúng ta chỉ có các giống vịt có năng suất thấp : vịt cổ, vịt bau , vit Hda Lan, vịt Bắc Kinh chưa cải tiến Trọng lượng của những giống cho nhiều thịt cũng khó vượt 2 kg/con và năng suất trứng của các giống cho nhiều
trứng cũng không vượt 240 qủa/năm [10][11]{15][32] Trong khi đó thế giới đã có những giống vịt cho năng suất thịt hơn 3 kg/con và sản lượng trứng 270-300 qủa/ năm [39][12] Đây là tiềm năng rất lớn cho chúng ta thực hiện cách mạng giống
nhằm tăng sản lượng & hiệu quả chăn nuôi vịt
1.5 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của sản xuất vịt giống
Ngoài các đặc điểm chung của sản xuất vịt có đối tượng là sinh vật, tính
Trang 291.5.1 Sản xuất vịt giống có chu kì dài
Đặc tính sinh học của vịt sinh sản là từ khi mới nở cho tới khi chúng sinh ra
con cái của nó phải mất 28 tuần đối với vịt hướng trứng và 32 tuần đối vịt hướng thịt Như vậy muốn có sản phẩm vịt giống (bố mẹ hoặc thương phẩm) chúng ta phải có kế hoạch sản xuất trước từ 32 tuần đến 36 tuân Nếu tính từ khi nhập vịt ông bà cho tới khi có vịt giống thương phẩm chúng ta phải mất ít nhất là 64 tới 72 tuần Thông thường thời gian đó phải hết 72 tuần đến 80 tuần, trong khi đó chu kì của sản xuất vịt thịt chỉ mất 8 tuần Trong khoảng thời gian đó biết bao biến cố
về xã hội, kinh tế, kĩ thuật có thể xảy ra Những biến cố đó gây nên những rủi ro
cho hệ thống sản xuất vịt giống Chính vì vậy mà thực hiện quy hoạch và có kế hoạch sản xuất vịt giống càng trở nên cần thiết và hưữ ích Chu kì sản xuất dài làm cho việc đầu tư vốn chậm được thu hồi, từ đó xuất hiện tâm lý chụp giật
trong đầu tư và kinh doanh con giống Có một thực tiễn phong phú và ngoạn mục
trong hệ thống chăn nuôi vịt giống là chỉ những chủ trang trại có bản lĩnh và chiến lược kinh doanh lâu đài mới tổn tại Tuy khó khăn, đẩy rủi ro, song cũng
nhiều cơ may thành công Với mỗi người chuẩn bị bước vào nghề kinh doanh vịt
giống họ phải chuẩn bị đây đủ hành trang : vốn, kinh nghiệm và nghị lực cẩn
thiết Chu kì sản xuất dài, qua nhiều công đọan (Yịt con, vịt hậu bị, vit dé, ấp nở ) làm cho qúa trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi sự tác động liên tục của con người
với hệ thống Nếu phân tích một doanh nghiệp sản xuất giống chúng ta thấy nó
gồm các phân xưởng khác nhau: phân xưởng ấp, phân xưởng nuôi vịt con, phân xưởng nuôi vịt hậu bị, phân xưởng nuôi vịt để mà mỗi phân xưởng khác nhau về quy trình kĩ thuật
1.5.2 Sản phẩm của sản xuất vịt giống là tư liệu sản xuất đặc biệt
Như trên chúng ta đã biết, vịt con giống là loại tư liệu sản xuất sống, nó chỉ
Trang 30diém nay quyét dinh tinh chat thị trường vịt con giống - giúp chúng ta có giải pháp điều chỉnh phù hợp Đầu ra của hệ thống sản xuất vịt giống là đầu vào của hệ thống sản xuất vịt thương phẩm Khách hàng của hệ thống sản xuất vịt giống là những nhà sản xuất vịt thương phẩm
1.5.3 Sản phẩm khó đánh giá được chất lượng sau khi ra khỏi qúa trình sản xuất
Thông thường các sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp khác khi ra khỏi
qúa trình sản xuất người ta đễ dàng đánh giá chất lượng của chúng Đối với sản phẩm vịt con giống khi xuất xưởng người ta chỉ đánh giá chất lượng ở một giai đoạn ấp Những chỉ tiêu chất lượng như tốc độ tăng trọng (vịt thịt thương phẩm), sản lượng trứng (vịt trứng thương phẩm) hoặc khả năng di truyền cho đời sau cả
hai tính trạng trên (vịt bố mẹ huGng thit) chi thé hiện khi tiêu dùng nó trong sản
xuất Thật là phức tạp và khó khăn khi người tiêu dùng không biết chắc chắn được chất lượng sản phẩm mà mình đã phải chấp nhận giá Đặc điểm này ảnh
hưởng không nhỏ tới phương thức mua bán sản phẩm vịt con giống trên thị
trường Có lẽ chỉ có chữ tín mới giúp cho người sản xuất và người tiêu thụ gặp nhau Người sản xuất nào muốn sử dụng hệ thống phân phối trung gian phải hết
sức cẩn thận và khôn khéo - sử dụng những trung gian truyền thống đã có uy tín ở từng vùng trong mối quan hệ thân thuộc với nơng dân Ngồi ra đặc điểm này
còn ảnh hưởng tới cách thức quản lý chất lượng sản phẩm giống trên phương diện xã hội, chỉ có quản lý chất lượng giống từ cơ sở mới có hiệu quả
1.5.4 Sản phẩm có tính tồn trữ thấp
Vịt con giống một ngày tuổi cũng giống như hàng hoa, sáng tươi chiều héo
Vit con đã nở phải tiêu thụ trong ngày Nếu không tiêu thụ được mà phải nuôi lại thì khó có cơ hội tiêu thụ được với giá có lợi nhuận Chính đặc điểm không thể
Trang 31thụ đã làm ảnh hưởng tới cung cách mua bán sản phẩm vịt con, làm cho giá tiêu thụ cá biệt khác xa với giá tiêu thụ bình quân toàn thị trường Như vậy giá vịt
con thương phẩm vừa chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu toàn thị trường vừa
chịu ảnh hưởng cuẩ tương quan giữa năng lực sản xuất và thị phần của từng cơ sở ở từng thời vụ Biên độ về giá vịt con thương phẩm giữa các trại giống, giữa các thời điểm có khi lên tới 40-50%, Thường việc mua bán vịt con phải tiến hành đặt cọc trước 15 đến 20 ngày, những sản phẩm mà đến ngày nở chưa có đơn đặt hàng trước thì chủ của nó sẵn sàng bán với mọi giá hoặc bán trả chậm mà không được
bảo lãnh Có thể nói rằng hoạt động tiếp thị quyết định sự thành công của doanh nghiệp sản xuất giống Đặc điểm này góp phần hình thành thị trường mua bán vịt con không có đơn đặt hàng trước Vấn để này chúng ta sẽ còn đi sâu phân tích ở
các chương sau
1.5.5 Sản phẩm có khả năng luân chuyển từ dạng tư liệu sản xuất thành dạng tư liệu tiêu dùng ở những giai đọan nhất định
Theo chu kì sản xuất, trứng giống đưa ấp sau 28 ngày thì nở Nếu việc tiêu thụ không được bình thường hoặc giá vịt con thấp ngang bằng giá trứng vịt lộn hoặc không thể tiêu thụ, người chủ sẵn sàng loại trứng ở 16 ngày để bán trứng lộn
cho người tiêu dùng hoặc có thể loại ấp ngay từ khi chưa vào ấp Đặc điểm này
cho khả năng điều tiết sản xuất linh hoạt hơn và chịu ít thiệt hại nhất
1.5.6.Tiêu thụ vịt con giống có tính thời vụ ở mỗi vùng sinh thái
Chăn nuôi vịt thương phẩm chủ yếu là kết hợp chăn thả trên đồng
Trang 32việc sản xuất có hiệu quả cao người chủ không thể khơng tính tốn chu
chuyển đàn dựa vào mùa vụ tiêu thụ
1.6 Một số hệ thống sản xuất vịt giống của các nước trong khu vực 1.6.1 Hệ thống sản xuất vịt giống của Đài Loan
Đài Loan là một lãnh thổ có ngành chăn nuôi vịt khá phát triển Năm 1990 đã có 38 triệu con, gấp 1.5 lần năm 1980 và 2.5 lần năm 1970 [71] Hệ thống sản xuất vịt giống của nó cũng theo mô hình hình tháp và nó có những đặc trưng chủ yếu sau [76]: ®_ Trọng lượng vịt thịt xuất chuồng đạt 2.8-3 kg/con e _ Chỉ phí thức ăn cho l kg vịt thịt 3.2-3 kg ¢ Chăn ni vit theo phương thức công nghiệp là chủ yếu và phổ biến từ 1970
© _ Vịt trứng chiếm khoảng 5% trong tổng đàn (1984)
© Có 276 trại giống (1984), có một trại giữ giống gốc thuộc trung tâm nghiên cứu vịt Cơ cấu sản xuất vịt giống của các trại giống là 68.9% vit
thịt và 31.1% vịt trứng
©_ Hầu như các đàn vịt đã được chuyên dụng hóa theo mục đích trứng hay
thịt Những giống vịt thịt phổ biến là Bắc kinh, Cherry valley
© - Quy mơ một trại có thể từ 1000 mái tới 40.000 mái
1.6.2 Hệ thống sản xuất vịt giống của Thailand
Thailand là một nước có chăn nuôi vịt tương đối phát triển, theo thống kê
của tổ chức FAO năm 1997 quy mô đàn vịt là 20.8 triệu con, Tỷ lệ đàn vịt trong
tổng đàn gia cầm khoảng 14% (1991) [75] Hệ thống sản xuất vịt giống của
Trang 33Bắt đầu cải cách hệ thống sản xuất vịt giống từ năm 1983 theo ˆ hướng chuyên dụng hóa thịt hay trứng
Việc sản xuất vịt thịt hướng theo nhu câu xuất khẩu cho các nước Nhật, Honkong, Singapo là chủ yếu
Quy mô đàn vịt thịt ngày một tăng 1985 có 7 triệu con, năm 1991 đạt 14.5 triêu con Dan vit dé có xu hướng giảm (từ 1985 12.398 triệu con xuống 4.573 triệu con năm 1991)
Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn có thể xuất khẩu hàng triệu vịt
con giống một ngày tuổi mỗi năm (1991: 1687425 con)
Nhập vịt bố mẹ hàng năm từ các hãng khác nhau trên thế giới như
Cherry Valley của Anh hay một số hãng khác của châu Âu
Những giống vịt được sử dụng chủ yếu là giống Bắc Kinh (hướng thịt), giống Cherry Valley (quan trọng nhất cho sản xuất thịt vịt ở Thailand),
giống Khaki campbell ( chuyên trứng) và giống địa phương lai tạp kiêm
dụng
Qua tham khảo hệ thống sản xuất vịt giống của một số nước trong khu vực
[721741(76177178]I79] chúng ta thấy nó đều có một đặc điểm chung -_ Sử dụng những giống chuyên dụng theo mục đích trứng hay thịt
- C6 m6t trai gidng gốc làm nhiệm vụ giữ, chọn lọc và sản xuất vịt bố mẹ
-_ Việc chuyên dụng hoá đàn vịt là một qúa trình tiến hành từng bước theo sự
Trang 34-_ Hệ thống sản xuất giống của các nước tuy có sự kết hợp giữa các hình thức sở hữu nhưng nó chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phẩn tử trong hệ thống - Muốn xây dựng hệ thống sản xuất vịt giống có hiệu qủa thì quy mô chăn nuôi
vịt phải ở một mức độ nhất định Kết Luận Chương 1
1.Việc tổn tại các hệ thống trong đời sống kinh tế xã hội là rất phổ biến Khi nghiên cứu đồi hỏi chúng ta phải xem xét đẩy đủ các tính chất, đặc trưng, thành phần của nó Để nghiên cứu hệ thống kinh tế được thuận lợi, cần thiết phải ứng dụng lý thuyết hệ thống với những phương pháp nghiên cứu đặc trưng được ứng dụng trong những trường hợp cụ thể
2 Tái sản xuất xã hội bao gồm tái sản xuất ra của cải vật chất, tái sản xuất ra sức lao động xã hội, tái sản xuất ra quan hệ sản xuất và tái sản xuất ra môi trường thiên nhiên Trong đó tái sản xuất ra của cải vật chất là quan trọng nhất và quyết định nhất Trong điều kiện tái sản xuất mở rộng thì sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất, tăng nhanh thứ nhì là sản
xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng và tăng chậm nhất là sản
xuất ra tư liệu tiêu dùng Việc tái sản xuất ra công cụ lao động trong bất kỳ xã hội nào cũng là then chốt vì nó quyết định tăng năng suất lao động xã hội-điều kiện để xã hội phát triển Với ngành sản xuất vịt thì sản xuất vịt giống là sản xuất ra tư liệu sản xuất, vì vậy nó phải được ưu tiên đầu tư
3 Để quản lý và điều khiển hệ thống có cơ sở khoa học, đòi hỏi chủ thé
điều khiển hệ thống phải đánh giá được hiệu quả của nó theo thời gian cũng như
so sánh hiệu quả giữa các hệ thống tương tự Với hệ thống sản xuất vịt giống cần
Trang 35kĩ thuật và chỉ tiêu kinh tế Từ đó mà lựa chọn hướng các giải pháp phát triển phù
hợp
4 Khi quản lý hệ thống sản xuất vịt giống cũng như từng phần tử của hệ
thống cần phải quán triệt vị trí quyết định của nó trong hệ thống chăn nuôi vịt, đồng thời phải chý ý tới các đặc điểm của sản xuất vịt giống như có chu kỳ dài,
tính thời vụ, sản phẩm là tư liệu sản xuất đặc biệt nhưng có khả năng luân chuyển
thành tư liệu tiêu dùng, có tính tổn trữ thấp và khó đánh giá chất lượng khi ra
khỏi quá trình sản xuất
5 Mô hình hệ thống sản xuất giống của một số nước lân cận cho chúng ta một tài liệu tham khảo trong việc định hướng xây dựng và phát
Trang 36CHƯƠNG 2
DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HUONG TOI SAN
XUẤT VỊT GIỐNG NAM BỘ
2.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng
2.1.1.Vj trí đia lý và thời tiết khí hậu
Các tỉnh Nam bộ thuộc lưu vực các sông lớn : sông Mê Kông, sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây Nhờ đó mà nó có nguồn
nước ngọt đổi dào quanh năm Trừ một số vùng ven biển nước Ig và một số vùng nước phèn, phần còn lại chủ yếu là nước ngọt quanh năm Một đặc điểm khác cần
quan tâm là một phần không nhỏ diện tích chịu ảnh hưởng nước thủy triều, tạo ra một hệ sinh thái phong phú trong vùng Trồng trọt, chăn nuôi là những nghề mưu
sinh chủ yếu của cư dân ở đây ngay từ xa xưa Quá trình khẩn hoang của người Việt đã biến vùng này thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới từ những thế kỷ trước [30]
Vị trí cực nam của tổ quốc tạo ra cho nó một khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Để
khái quát hóa yếu tố thời tiết khí hậu chúng ta tham khảo bảng 1 Qua số liệu của bảng 1 chúng ta có nhận xét sau:
-Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm không thấp hơn 25 độ c và
không cao qúa 30 độ c Đây là khoảng nhiệt độ rất thích hợp cho sinh lý của con vịt
-Tổng lượng mưa trong năm cao 1942mn nhưng phân bố tập trung từ tháng 5
Trang 37chu chuyển đàn phù hợp sao cho sản lượng vịt con đạt cao nhất trong những tháng mùa vụ chính Các tháng mùa khô ở những vùng cao không chủ động được
nước ngọt, chăn nuôi và trồng trọt thiếu nước nghiêm trọng, vì vậy phải có biện pháp trữ nước cho mùa khô ở những vùng này,
Bảng 1-Thời tiết khí hậu vùng tp HCM bình quân 1945-1995, Tháng | 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10_|11 |12 | TB Nhiét | 25,7 | 26,7 | 27,9 | 29 | 27,2 | 27,7 | 27,4 | 27,8 | 27,1 | 26,9 | 26.5 | 26 | 27,2 độ (độ € Lượng | 14.1 |4/1 | 10,5 | 52,3 |219 |322 |293 |271 | 330 | 267 | 112 | 48 1942 mưa- mn Ẩm độ | 73,8 | 71,1 | 71 |73,7 | 80,7 | 83,7 | 84,2 | 84,5 | 86 | 85,2 | 81,7 | 77,8 | 79,5 %
-Mùa khô ẩm độ thấp, giao động từ 70 % đến 80 %, thích hợp cho việc nuôi vịt tập trung thâm canh bổ sung cho nguồn thiếu hụt vịt chạy đồng
-Nếu so với khu vực đồng sông Hồng nhiệt độ thấp nhất bình quân tháng có
thể xuống tới 15 độ c (tháng 1) thì khu vực Nam bộ là vùng lý tưởng cho chăn
nuôi các gia cầm nhiệt đới
2.1.2 Đặc điểm về đất đai
Đặc điểm về phân bố và sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển chăn nuôi vịt của vùng Diện tích đất trồng lúa và diện tích đất có mặt nước là những yếu tố ảnh hưởng chính Những số liệu gần nhất được thể hiện trong bảng
Trang 38Bảng 2 — Tình hình sử dụng đất của Việt Nam- đơn vị:ha
cảnước |déng Đông - |Đồngbằn|Nam bộ
băng Nam bộ |gsông sông CL Héng 1.Diện tích tự nhiên 33.104.218] 1285.438] 2.339.108] 3.955.550] 6.294.658 2.Đất cho nông nghiệp 7.907.207|_ 711.744| 955.916] 2.654.066] 3.609.982 So với đất tự nhiên 23,9% 55.4% 40,9% 67,1% 57,3% So với cả nước 100,0% 9,0% 12,1% 33,6% 45,7% 3.Đất trồng lúa 4.230.077| 5§1.460| 274.166| 1.951.977|2.226.143 So với đất nông nghiệp 5335%| 8l7%| 28/7%| 73,5%| 61,7% So với cả nước 100,0% 13,7% 6,5% 46,1% 52,6% 5.Đất có mặt nước dùng 331.042| 48.846 9356| 193.821] 201.429 cho nông nghiệp So với tổng số 10%| 3,8% 0,4% 4,9% 3,2% 6.Đất có mặt nước chưa sử 198.625| 33.421 7015| 59.333| 66.348 dụng So với cả nước 100,0% 16,8% 3,5% 29,9%) 33,4% Nguồn: [68] Qua bảng 2 chúng ta có nhận xét sau: - Các tỉnh Nam bộ có diện tích đất trồng lúa rất lớn (2.226.143ha) chiếm 52.6% của cả nước
- Đất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dùng trồng lúa nước (73.5%) Đây là tiểm năng rất lớn cho phát triển chăn nuôi vịt của `
Trang 39- Diện tích đất có mặt nước đã dùng cho nông nghiệp(201.429ha) và đất có mặt nước chưa sử dụng (66.348ha) rất lớn Đây là môi trường thuận lợi và nguồn dự trữ nước ngọt trong mùa khô
2.1.3 Đặc điểm hệ sinh thái
Con vịt và cây lúa gắn bó với nhau , cùng nhau phát triển Tập quán trồng lúa kết hợp nuôi vịt thả đồng được hình thành trên hầu khắp các vùng sản xuất
lúa gạo trên thế giới Ở nước ta người nông dân đã đúc kết thành kinh nghiệm và đưa vào tục ngữ ca dao:
Chồng bảo thì vợ phải nghe
Hễ lúa chia vè thì bắt vịt con
Việc kết hợp trồng lúa và chăn nuôi vịt trong một hệ sinh thái đem lại các lợi ích sau:
- Vit tha trong ruộng lúa có tác dụng sục bùn, sục khí làm cho rễ lúa và hệ vi
sinh vật trong đất không bị thiếu ô xy giúp cây lúa tăng trưởng tốt Đồng thời vịt còn bắt các loại sâu rầy hại lúa, giúp nông dân giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng
trên đồng ruộng Theo kết qủa thí nghiệm của viện lúa Ơ Mơn thì mật độ vịt trên
một ha phải từ 15 dế 20 con mới có khả năng tiêu diệt sâu rdy có hiệu qủa Trên
thực tế mật độ vịt của vùng trong thời gian qua chỉ đạt trên dưới 5 con / ha Khi
bàn đến giải pháp chúng ta sẽ quan tâm đến vấn đề này
- Vịt chăn thả trên ruộng tận dụng được lúa rơi rụng khi thu hoạch và săn
bắt động vật thủy sinh cua, còng, ốc, tôm, cá nhỏ giúp quá trình tăng trưởng nhanh và có chất lượng thịt thơm ngon Theo kết qủa khảo sát của viện nghiên
cứu sau thu hoạch, lượng lúa rơi rụng khi thu hoạch khoảng 3% đến 5% chưa kể những rơi vãi khác Tính ra lượng lúa rơi vãi của vùng lên tới trên 550.000 tấn
Trang 40thời gian chạy đồng 1 tháng, tăng trọng 1.5kg/con) Theo kinh nghiệm của nông dân chăn vịt chuyên nghiệp thì 1 ha lúa sau thu hoạch có thể chăn thả 1000 con vịt thịt trong một ngày mà không cần bổ sung thêm thức ăn (ruộng nước) hoặc chỉ
bổ sung thức ăn giầu đạm (ruộng khô) Như vậy hệ sinh thái lúa vịt góp phần phát triển nễn nông nghiệp sạch, bền vững
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng
2.2.1 Môi trường phát triển kinh tế và thu nhập
Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong nước có ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế Chúng ta xem bảng 3 để thấy được tốc độ phát triển qua các năm của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng
Bảng 3- Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước (GDP) đơn vị:% Khu vực 1991| 1992| 1993| 1994| 1995] 1996 1997| 1998* Tổng số _ | 105,96 108,65] 108,07] 108,84] 109,54| 109,34 108,8| 105,83 Nông 102,17] 107,08] 103,82} 103,92} 104,95] 104,4| 104,45] 102,73 nghiệp
*Số liệu ước thực hiện
Nguôn [64]: niên giám thống kê —1997; 1998 (tóm tắt)
Một nên kinh tế phát triển với tốc độ nhanh tạo nhu cầu lớn về thực phẩm, thúc đẩy chăn nuôi phát triển trong đó có chăn nuôi vịt
Thật khó đánh giá chính xác thu nhập của từng vùng, tuy nhiên chỉ tiêu GDP
và GDP trên đầu người cũng phần ánh phan nao thu nhập theo thời gian và giữa các vùng với nhau GDP/ người là yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng và đâu tư Giai đoạn 1995-1998 có tốc độ tăng trưởng GDP cao từ 5.8 đến 9.3% nhưng tốc độ tăng GDP/người chỉ tăng từ 4 đến 7.3% do tốc độ tăng dân số hàng năm chưa hợp