1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước ở ban quản lý kcx và kcn thành phố hồ chí minh

142 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG TP.HCM UNIVERSITE LIBRE DE BRUXELLES

UNIVERSITÉ OUVERTE DE HCMV ECOLE DE COMMERCE SOLVAY

MMVB

CHUONG TRINH DAO TAO THAC SI QUAN TRI VIET - Bi

PROGRAMME DE MAITRISE EN MANAGEMENT VIETNAM - BELGIQUE

LE THI PHUONG NGA

HOAN THIEN HOAT DONG

Trang 3

LỚP -: MMEP KHÓA : I

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN ˆ

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

—>—_e_ễẼỄ—

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

“Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn: - Gido su: J Nagels

- Gido su: Nguyén Quang Toản

Đã tạo điểu kiện cho tôi được tham gia chương trình này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Giáo sư tham gia giảng dạy Chương Trình Đào Tạo Thạc Sĩ Quản Trị Việt Bỉ, đã truyển đạt những kiến thức

hữu ích cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Võ Thanh Thu, người đã tận

tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý KCX và KCN TP HCM - HEPZA và đặt biệt Ông Nguyễn Cương - Phó trưởng ban, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này

Xin cảm ơn các bạn đồng khóa, các anh chị nhóm 3 đã đoàn kết, gắn bó và hỗ trợ tôi trong suốt khóa học

Và cuối cùng xin chân thành cám ơn Ba mẹ tôi và những người bạn thân

thiết của tôi, nguồn động viên lớn nhất và quý báu nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và trưởng thành của tôi

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN

Phát triển các KCX và KCN mạnh mẽ và có hiệu quả góp phần thúc đẩy

quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở TP HCM Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển các KCX và KCN là hoàn thiện hoạt động quản lý

Nhà nước ở Ban quản lý KCX và KCN TP HCM Tôi đánh giá cao ý nghĩa lý

luận và thực tiễn của luận văn

Trong quá trình thực hiện luận văn với tư cách là Giáo sư hướng dẫn tôi

đánh giá tốt về học viên Lê Thị Phương Nga vì:

-_ Học viên thể hiện sự kiên trì và độc lập trong nghiên cứu khi thực hiện luận văn

-_ Đã độc lập sáng tạo để hoàn thành luận văn có chất lượng tốt: bố cục

hợp lý khoa học, phân tích đánh giá sâu sắc đúng trọng tâm của để tài, các giải pháp đề xuất mang tính thực tiễn

Kính mong Hội đồng cho phép học viên Lê Thị Phương Nga được bảo vệ luận văn của mình

Đánh giá luận văn loại xuất sắc

Giáo sư hướng dẫn

Me il |

GS TS VO THANH THU

Trang 8

NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ PHẢN BIỆN 2

Trang 9

MUC LUC LỜI MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của để tài

2 Mục tiêu nghiên cứu .-. -«

3 Phạm vi nghiên €Ứu .« -ee-e«ee«ee«eeeeeeeeeeeeeseteteeertsrtsrtsrkssrsee 2 4

5

Phương pháp nghiên cứu . s«se«seesseeteeeertstrertstrrrssrtersrrsre 2 Nội dung nghiên cứu .- « mẽ nan 27 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI KCX VÀ KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ

1.1 Quản lý nhà nước đối với sự phát triển KCX & KCN trên địa

bàn tỉnh thành phố .- ssetesnesstattasns T5 na 40020/06040100e10101a4ises 4

1.1.1 Khái niệm về KCX và KCN V0 0100110 1518 HE 1/1 KHI HIỂU VỀ KCX cá s van nh TI./125 KHI HH VÔ RUN 2s 2-14222.42-2.255 2c sxaa.c210 0s6362090090/42:340Ả-0.269002ssi4 a 1.1.1.3 Phân biệt KCX và KCN . -°5555<5565191neieieieiereee 6 1.1.2 Hoạt động quản lý nhà nước đối với KCX & KCN trên một địa bàn

truit((PXiIx0)n16ÖMf C027 53/5900 L09406010022/3/11 20 00/0900206)300, 0000000000200 6

1.1.2.1 Khái niệm vể quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCX

&KCN trên địa ban tỉnh, thành phố .-cceeeieeeiiee 6 1.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCX & KCN

trên địa Ban TAN, Cami PHO ¬- :- 2222: 2s 6n 16201 Ea ie-eesiasnniesssaaee 7 1.1.2.3 Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát triển của

tỉnh, thành phố

1.2 Tổ chức quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam

Trang 10

143 Kinh nghiệm của các nước về quản lý Nhà nước đối với các K€X & KCN ở các vùng Hình thổ sccsáceki-sseeseeeeioieelSeddidisllosmsee 18

1.3.1 Kinh nghiệm quần lý Nhà nước các đặc khu kinh tế của Trung Quốc 18

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước KCX của Hàn Quốc 20

1.3.3 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước KCX - KCN của Đài Loan 32 1.3.4 Những bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước được rút ra 24 1.3.4.1 Những bài học chung cho mên KiHBItẾ c0 s6,.00á6 a0 06, 1ái/021e 25

1.3.4.2 Những bài học riêng cho các KCX và KCN . - 26 ø 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở BAN QUẦN LÝ KCX VÀ KCN TP HCM 2.1 Vài nét về sự hình thành, phát triển các KCX và KCN TP.HCM 29 2.1.1 Giới thiệu về các KCX và KCN TP.HCM .-. 29 2.1.2 Kết quả hoạt động của các KCX và KCN TP HCM 3Í

2.1.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các KCX và KCN

2.1.2.2 Tình hình hoạt động của các DN của KCX và KCN TP.HCM 37

2.2 Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý của Ban quản lý KCX và

KCN TP.HCM

2.2.1 Sự hình thành, phát triển của Ban quản lý KCX và KCN TP.HCM 41 2.2.2 Bộ máy tổ chức quản lý của Ban quản lý KCX và KCN TP.HCM va

các mối quan hệ quản lý nhà nước . - - 42

222.1 Tổ chức bộ máy quản lý «- -c-.ccceiecierirrrre 42

2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của cơ quan giúp việc 44 2.2.2.3 Mối quan hệ của Ban quản lý KCX và KCN với các cơ quan

trung ương và địa phương . -‹ +-+++++rterterterteerterrerrrre 47

2.2.2.4 Những ưu điểm và tôn tại trong bộ máy tổ chức của Ban quản lý

Trang 11

2.3 Thực trạng cơ chế qlý nhà nước đối với KCX và KCN TP HCM 52 2.3.1 Mô hình quản lý nhà nước “Cơ chế một cửa tại chỗ” tại Ban quản lý

KCX va KCN TP.HCM .-.-. 5-52 5 SẶ Series 52

2.3.1.1 Cơ chế vận hành “Một cửa, tại chỗ” SZ 2.3.1.2 Những nhân tố tác động đến cơ chế “Một cửa, tại chỗ” 54 2.3.1.3 Những ưu điểm, tổn tại của việc thực hiện “Một cửa tại chỗ” 55

2.3.2 Mô hình thí điểm khoán phí thực hiện quản lý Nhà nước tại Ban quản lý KCX và KCN TP.HCM - Mô hình “Chế độ tự đầm bảo kinh phí hoạt động đối với BQL KCX và KCN TP HCM” 2.3.2.1 Sự ra đời và nội dung của “Chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động đối với BQL KCX và KCN TP HCM” . Sĩ 2.3.2.2 Những tác động tích cực của “Chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động đối với BQL KCX và KCN TP HCM . - 60

2.3.2.3 Những vấn để phát sinh trong quá trình thực hiện “Chế độ tự

đảm bảo kinh phí hoạt động đối với BQL KCX và KCN TP

2.3.2.4 Những ưu điểm và tổn tại trong việc thực hiện “Chế độ tự đảm

bảo kinh phí hoạt động đối với BQL KCX và KCN TP HGM 66 2.3.3 Mô hình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về quản lý hoạt động

các KCX và KCN TP HCM

2.3.3.1 Phối hợp giữa BQL KCX và KCN với Hải quan 2.3.3.2 Phối hợp giữa BQL KCX và KCN với Ngân hàng nhà nước chỉ

2.3.3.3 Những tổn tại trong việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước 2

Trang 12

2.4/31 Các nhân tố ảnh Hưng HchPỨẻ - ‹<<- e eeesee.eeeeeeese 7

2.4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng không thuận lợi . - 19

KẾ LUẬN CHUNG 2 11 vê t2 cne reeo-eeee-eeerreneeeohtrejEPEBEE 76

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở BAN QUẢN LÝ KCX TP HCM

3.1 Mục tiêu quan điểm và căn cứ để xuất giải pháp = T1

3.1.1 Mục tiêu của giải pháp eeeiieeiiiisiirirrreiee “T7

3.1.2 Quan điểm để xuất giải pháp J2A)E221105040121529/21210/021190169) TP

ae 18

3.1.3 Căn cứ để xuất giải pháp

53 13.1 BOLC2HHĐEH HONE c9 sgiasyeeosptbidedessavaoaasoonesea 78

3.1⁄4.2, H6icánh bỀnngOồi .- 52666 60i8606206600A.06ieeseesearosao ĐÌ

3.2 Những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước ở Ban

quản lý KCX và KCN TP HCM NEu6/0u0gxsdiEø0aslli0160010/ 84

3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện bộ máy (Ô chức duän lŸ .o.i sio.coeoae.oo 8

3.2.2 Giải pháp 2: Cải tiến mối quan hệ giữa Ban quản lý với các cơ quan

nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước của Ban quản lý KCX và KCN TP HCM . cccS.Ă HH 000008010308504 90

3.2.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý “Một cửa tại chỗ” tại Ban

quản lý KCX và KCN TP HCM

3.2.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện “Chế độ tự đầm bảo kinh phí hoạt động đối

với Ban quản lý KCX và KCN TP HCM” 96

3.3 Các kiến nghị giải pháp j2 ke ke: jSjbxÀ¿osl kiob benh 104

3.3.1 Kiến nghị với Trung ương . -‹ecs-eeesseereresereeeroe TÔ 3.3.2 Kiến nghị với UBND TP HCM . -+ ++++ccseteerreerreret 105

KẾT LUẬN CHUNG ¿ -22-.<<22522666sebeg — PeT isco 106

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU 1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của để tài

KCX và KCN đã hình thành trước tiên ở TP HCM và qua hơn 10 năm đã đóng góp một phần quan trọng và sự phát triển kinh tế của TP HCM và cả nước Hoạt động quản lý Nhà nước đối với KCX và KCN TP HCM có tác động rất lớn đến quá trình phát triển và hiệu quả hoạt động của các KCX và KCN

Hoạt động quản lý Nhà nước của Ban quần lý KCX và KCN TP HCM đã đạt được những thành công rất lớn, thúc đẩy các KCX và KCN TP HCM phát

triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong cả nước về số dự án đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước Tại TP HCM lân đầu tiên thí điểm “Cơ chế tự đầm bảo kinh

phí hoạt động đối với Ban quản lý KCX và KCN TP HCM” và nay đã được

Chính phủ quyết định chính thức thực hiện cơ chế này, mô hình “Một cửa tại chỗ”

trong quản lý cũng được áp dụng khá thành công Tuy nhiên hoạt động quản lý

Nhà nước ở Ban quản lý KCX và KCN TP HCM vẫn còn nhiều vướng mắc và tổn tại, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các KCX và KCN cân được khắc phục

Trước xu thế hòa nhập vào kinh tế thế giới, Hiệp định thương mại Việt —

Mỹ đã được ký kết và đi vào thực hiện, Việt Nam phải hoàn thành chương trình AFTA vào năm 2005 và chuẩn bị tham gia vào WTO đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước đối với KCX và KCN nói chung ở Việt Nam và nói riêng tại TP HCM

cần thiết phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù hợp với xu thế hội nhập

đó

Xuất phát từ những phân tích trên, tôi đã chọn để tài “Hoàn thiện hoạt

động quản lý Nhà nước ở Ban quản lý KCX và KCN TP HCM” làm luận văn

tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phan nhỏ bé vào việc cải tiến hoạt

động quần lý Nhà nước của Ban quản lý KCX và KCN TP HCM cũng như cả

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghién cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý thông qua các văn bản pháp quy của Nhà nước và kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với KCX và KCN của cả nước trong khu vực để làm cơ sở khoa học đáng giá thực trạng quản lý Nhà nước ở Ban quản lý KCX và KCN TP HCM

-_ Thông qua thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước của Ban quản lý KCX

và KCN TP HCM và mối quan hệ phối hợp trong quản lý Nhà nước với các cơ

quan, mô hình quản lý “Một cửa tại chỗ” và “Cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoạt

động đối với Ban quản lý KCX và KCN TP HCM”, rút ra những tác động tích cực, tác động chưa tốt, cũng như những tổn tại trong hoạt động quản lý Nhà nước tai Ban quan ly KCX va KCN TP HCM

- Bua ra nhitngb muc tiêu, quan điểm, căn cứ của giải pháp và để xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước tại KCX và

KCN TP HCM

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn chủ yếu ở hoạt động quản lý Nhà nước ở Ban

quần lý KCX và KCN TP HCM Các số liệu, tài liệu thống kê được cập nhật đến

hết 31/12/2002

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- _ Phương pháp thống kê, tổng hợp dựa trên những số liệu tình hình các báo

cáo thực tế của Ban quản lý các KCX và KCN TP HCM, của Bộ Kế hoạch -

Trang 15

-_ Phương pháp khảo sát thực tế Xuất phát từ những điều tra thực tế để đánh

giá tình hình hoạt động của các KCX và KCN TP HCM và những tác động của hoạt động của hoạt động quản lý Nhà nước đến các KCX và KCN

-_ Phương pháp suy luận logic kết hợp với phương pháp điều tra thực tế và thống kê tổng hợp để dé xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà

nước tại Ban quản lý KCX và KCN TP HCM

5 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận vê hoạt động quản lý Nhà nước đối với KCX và

KCN trên địa bàn tình, thành phố

Chương này bao gồm những khái niệm, hoạt động quản lý, cơ chế tổ chức

quần lý cũng như bộ máy quản lý Nhà nước đối với KCX và KCN ở Việt Nam Ngoài ra còn rút ra những kinh nghiệm về quần lý Nhà nước đối với các KCX và

KCN từ các nước lân cận

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước ở Ban quản lý KCX

và KCN TP HCM

Chương này tập trung việc phân tích thực trạng hoạt động của Ban quản lý KCX và KCN TP HCM, đặc biệt là bộ máy quản lý với những mối quan hệ và sự phối hợp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan Nhà nước, cùng với mô hình

“Một cửa tại chỗ” và “Cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoạt động” tại Ban quản lý

KCX và KCN TP HCM

Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước ở Ban quản lý KCX và KCN TP HCM

Chương này đưa ra mục tiêu quan điểm và căn cứ của giải pháp cũng như

để xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước ở Ban

quản lý KCX và KCN TP HCM và các kiến nghị giải pháp đối với Trung Ương

và UBND TP HCM

Trang 16

CHUONG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẦN

Trang 17

11 QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KCX & KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ 1.1.1 Khái niệm về KCX và KCN 1.1.1.1 Khái niệm về KCX

Có nhiều định nghĩa khác nhau về KCX Tính chất khác nhau của các định nghĩa về thực chất phụ thuộc vào lợi ích, vào tính chất hoạt động của các tổ chức

đưa ra định nghĩa:

- Theo hiệp hội KCX thế giới (World Export Processing Zone Association

~ WEPZA): “KCX bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ cho phép như cảng

tự do, khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế quan, KCN tự do, khu ngoại thương tự do hoặc bất kỳ loại khu xuất khẩu tự do nào (điều lệ WEPZA 28/02/1978)

- Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (United Nations Industry Development Organization - UNIDO): theo tài liệu công bố tháng

8/1990 “KCX là một khu vực tương đối nhỏ, phân cách về địa lý trong mỗi quốc

gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận

lợi đặc biệt so với phân lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà Trong đó, đặc biệt là

KCX cho nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ

sở kho quá cảnh”

- Theo Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc: “KCX là khu công nghiệp nằm trong vùng tự do thương mại Các hoạt động sắn xuất kinh doanh ở đây chủ yếu hướng vào xuất khẩu”

Theo nghị định 322/HĐBT ban hành quy chế về KCX ký ngày 18/10/1991 được bổ sung bằng nghị định 36CP ban hành ngày 24/04/1997 của chính phủ Việt Nam đã định nghĩa: “KCX là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế

Trang 18

xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư

sinh sống, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập” LL1.2 Khái niệm về KCN

Theo nghị định 36CP ban hành ngày 24/04/1997 đã định nghĩa: “KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,

không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất Ngoài ra còn có khu

công nghệ cao”

Các loại hình KCN tại Việt Nam:

-_ KCN được thành lập trên môt phạm vi khuôn viên có sẵn một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động hay các cụm công nghiệp có sẵn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo đúng qui hoạch mới, nâng cấp và xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ tốt cho việc phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải công

nghiệp, trông cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái

-_ KCN được hình thành nhằm đáp ứng cho việc di dời các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành, các đô thị mới, do nhu cầu chỉnh trang đô thị và

bảo vệ môi trường Việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu đi đời là yêu cầu

khách quan của quá trình đô thị hóa

-_ KCN có qui mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản

được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Trung du

Bắc bộ và duyên hải miễn Trung nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển

-_ KCN hiện đại có qui mô lớn được xây dựng mới hoàn toàn nhằm thu hút

đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh phát triển công

Trang 19

1.1.1.3 Phân biệt KCX và KCN:

KCX và KCN có những đặc điểm khác biệt như sau:

- KCX và KCN là khu vực riêng biệt dành riêng cho sản xuất hàng công

nghiệp, phân lớn là hàng tiêu dùng, áp dụng qui chế quản lý đơn giản, trong đó

không có dân cư sinh sống Nhưng KCX là vùng đất được ngăn cách với bên ngoài bằng tường rào kiên cố còn KCN không có tường rào ngăn cách với địa phận của nước sở tại

-_ KCX là 100% hàng hóa dùng cho nhu cầu để xuất khẩu còn hàng hóa của

KCN không chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ cho nhu cầu nội địa

-_ Máy móc nguyên vật liệu nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu trong KCX

đều được miễn thuế Được miễn thuế giá trị gia tăng, được hưởng một chế độ

miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ưu đãi hơn so

với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

-_ Hàng hóa sản xuất tại KCX được xuất khẩu toàn bộ vì vậy không nhất

thiết phải quy định nghiêm ngặt đối với các máy móc thiết bị nhập khẩu để sản

xuất hàng hóa, miễn sao sản phẩm sản xuất ra được thị trường thế giới chấp nhận Ở Việt Nam các xí nghiệp ngoài KCX nhập máy móc phải đạt tiêu chuẩn mới trên 80% 1.1.2 Hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCX và KCN trên một địa bàn tỉnh thành phố 1.1L2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCX và KCN trên địa bàn tỉnh, thành phố

Quản lý nhà nứơc về kinh tế là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo

tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân

Trang 20

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản

lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành nên kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan

hành pháp (Chính phủ)

Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCX và KCN trên địa

bàn tỉnh thành phố được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằm

điểu hành các hoạt động của KCX và KCN một cách có hiệu quả và được thực

hiện thông qua các Cấp, Ban, Ngành của Trung ương và tỉnh thành phố

1.L2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCX và KCN trên

địa bàn tỉnh, thành phố

-_ Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN -_ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động KCN

-_ Quy định và hướng việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN

-_ Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục

hành chính liên quan

- Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

- Kiém tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của KCN và giải quyết các

vấn để phát sinh

1.1.2.3 Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát triển của các

KCX và KCN tỉnh, thành phố

KCN, KCX ra đời và phát triển ở Việt Nam mang lại lợi ích to lớn cho nền

kinh tế cũng như cho từng ngành địa phương Hoạt động quản lý nhà nước đối với

KCN, KCX có vai trò rất quan trọng, trước tiên là định hướng cho sự phát triển và

điều tiết hoạt động của các KCN, KCX Hoạt động này tạo điều kiện, thể chế và

Trang 21

đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới công nghệ tăng năng suất lao

động, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu

Hoạt động quản lý nhà nước góp phần phát huy nội lực, khai thác triệt để lợi

thế của nên kinh tế, khai thác nguồn tài nguyên và nhân lực, sử dụng cơ sở hạ

tầng, bảo vệ môi trường có hiệu quả Nó còn đóng vai trò điều hành nhằm phát

huy các mặt tích cực, hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực thông qua cơ chế và phương thức quần lý

Hoạt động quản lý của nhà nước còn tạo điều kiện phát huy nội lực kết hợp

với huy động ngoại lực, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất

nước và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới

Hoạt động quản lý nhà nước góp phần đổi mới cơ chế quản lý, môi trường

đầu tư, thúc đẩy các KCN, KCX phát triển, góp phân tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc cho sự phát triển kinh tế của tỉnh thành phố và của cả nước

1⁄2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CAC KCN 6 VIỆT NAM

1.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước và chức năng nhiệm vụ:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KCN và Ban quản lý KCN cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và ủy quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KCN

Bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN:

s_ Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trang 22

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế, chính

sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển KCN

-_ Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đâu tư thuộc thẩm quyền

-_ Ủy quyển cho các BQL KCN cấp tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đâu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN trên cơ sở dé nghị của

UBND cấp tỉnh và được thủ tướng Chính phủ cho phép

- _ Tổ chức thẩm định các dự án nhóm A theo thẩm quyền

-_ Ban hành điều lệ mẫu về quản lý KCN

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả kinh tế — xã hội việc thực hiện các dự án đầu tư vào KCN thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Bộ

-_ Bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho các BQL KCN cấp tỉnh nằm

trong kế hoạch hàng năm của UBND cấp tỉnh e Bé Cong nghiép:

- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN

-_ Chủ trình, phối hợp cùng với BQL các KCN Việt Nam hướng dẫn việc xác định danh mục ngành nghề được khuyến khích, các ngành nghề cấm hoặc

hạn chế đâu tư vào từng KCN và KCX

-_ Cấp giấy phép khai thác tài nguyên, giấy phép sản xuất vật liệu nổ công

nghiệp và các loại giấy phép khác thuộc thẩm quyền của Bộ

- Tham gia thẩm định các dự án đâu tư vào KCN liên quan đến ngành CN

do Bộ phụ trách

- Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm CN và an toàn CN thuộc thẩm quyền của Bộ

-_ Kiểm tra chuyên ngành, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án

Trang 23

-_ Chỉ đạo các tổ chức kinh tế chuyên ngành CN do Bộ phụ trách tham gia

phát triển KCN

© Bé6 Xây dựng:

- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN - Phê duyệt quy hoạch chỉ tiết KCN tại các tỉnh, thành phố

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình dự án nhóm A và hướng dẫn UBND cấp tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), dự án nhóm B và C (đâu tư trong nước)

- Chi dao cdc t6 chức kinh tế chuyên ngành do Bộ phụ trách tham gia phát

triển KCN

- _ Ban hành điều lệ mẫu về quản lý xây dựng KCN để theo đó BQL KCN

cấp tỉnh tổ chức thực hiện

se Bộ Thương mại:

- Uy quyén cho BQL KCN cp tỉnh xét duyệt kế hoạch XNK cho các DN KCN trong phạm vi NK hàng hóa để hình thành DN, phục vụ sản xuất kinh doanh

của DN và XK hàng hóa do DN sản xuất theo mục tiêu sản xuất kinh doanh qui

định, theo giấy phép đầu tư hoặc quyết định chấp thuận đâu tư

¢ Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ:

-_ Để xuất nhân sự đảm nhiệm Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các ủy viên

BQL KCN trên địa bàn liên tỉnh để Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm

-_ Chủ trì, phối hợp với BQL các KCN Việt Nam ban hành quy định chung

về chế độ tiền lương của công chức, viên chức; tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi

dưỡng cán bộ; thủ tục bổ nhiệm các bộ lãnh đạo; thủ tục xét duyệt biên chế hàng

năm của BQL KCN cấp tỉnh

Trang 24

e Ban quan If céc KCN Viét Nam:

-_ Ban quản lý các KCN Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ

tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị, xây dựng,

phát triển và quản lý KCN đã được quy hoạch và phê duyệt

- Là đầu mối tổng hợp trình Thủ tướng chính phủ giải quyết các để nghị của các cơ quan Chính phủ, UBND cấp tỉnh, BQL KCN cấp tỉnh và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các vấn để của KCN và liên quan đến

KCN

- Được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền giải quyết kịp thời những vấn để

mới nảy sinh đối với những việc có liên quan đến KCN và chịu trách nhiệm trước

Thủ tướng Chính phủ về vấn đê đó

-_ Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến

việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, các dự án đầu tư ngoài K€N liên quan

-_ Phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc xác định danh mục ngành

nghề được khuyến khích, các ngành nghề cấm hoặc hạn chế đâu tư vào KCN và

KCX

-_ Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện công

tác tổ chức — cán bộ của Ban quản lý KCN cấp tỉnh

-_ Phối hợp với các BQL KCN cấp tỉnh trong việc xây dựng, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các KCN, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý của các KCN

- Tham gia thẩm định quy hoạch, các dự án đầu tư vào KCN

-_ Để xuất ý kiến về nhân sự đảm nhiệm các chức danh chủ chốt của BQL KCN cấp tỉnh

-_ Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ,

đột xuất về việc xây dựng, phát triển và quản lý các KCN

Trang 25

Theo QD sé 99/2000/QD — TT ngay 17/08/2000 của Thủ tướng chính phủ thì

hoạt động của BQL - KCN VN chuyển giao về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chấm dứt

hoạt động của BQL KCN VN

e_ UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có KCN:

-_ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, BQL KCN cap tỉnh trên địa bàn thành phố

- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN; chỉ đạo lập dự án thành lập KCN và xây dựng quy hoạch chỉ tiết KCN

-_ Giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch, quy trình quy phạm xây dựng, các quy định về lao động, môi sinh môi trường, đảm bảo an nỉnh, trực tự trong KCN

- Chi tr lap phương án và tổ chức thực hiện giải tỏa mặt bằng, tái định cư

trong địa bàn cân giải tỏa; việc giao đất cho KCN và giao đất cho xây dựng các

công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN phục vụ cho việc phát tiển KCN

- C&p giấy phép thành lập các DN Việt Nam thuộc thẩm quyền

-_ Để nghị Bộ Kế hoạch và Đâu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyển cho BQL KCN cấp tnh cấp, điều chỉnh, thu hôi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN; để

nghị Bộ Thương mại quyết định ủy quyền cho BQL KCN cấp tỉnh xét duyệt kế

hoạch XNK cho các DN KCN

-_ Phê duyệt điều lệ quản lý KCN do BQL KCN cấp tỉnh trình theo Điều lệ

mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, hướng dẫn của Bộ Công nghiệp về danh mục ngành nghề đầu tư vào KCN, KCX, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và

Đâu tư và Bộ Thương mại về thị trường

-_ Để xuất nhân sự đắm nhiệm Trưởng BQL KCN cấp tỉnh để Thủ tướng

Chính phủ xem xét, bổ nhiệm; quyết định các Phó trưởng ban, các Úy viên và bộ

Trang 26

máy giúp việc của BQL KCN theo quy định và hướng dẫn chung của Ban Tổ

chức - Cán bộ Chính phủ

-_ Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B và C (dau tư trong nước)

-_ Cung cấp các văn bản do mình ban hành và các tài liệu, thông tin liên

quan đến KCN cho BQL KCN các tỉnh

e Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố:

-_ Xây dựng Điều lệ quản lý KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu

-_ Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chỉ tiết, tiến độ xây

dựng, phát triển KCN

-_ Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và

ngoài KCN liên quan

-_ Hỗ trợ vận động đâu tư vào KCN

-_ Tiếp nhận đơn xin đâu tư kèm theo dự án đâu tư, tổ chức thẩm định và

cấp giấy phép đâu tư cho các dự án đâu tư nước ngoài theo ủy quyền

-_ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đâu tư và các hợp đồng, các tranh chấp kinh tế theo yêu câu của đương sự

-_ Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm

tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động

tập thể, an toàn lao động, tiền lương

- Quan ly hoat d6ng dich vu trong KCN

- Thỏa thuận với công ty phát triển hạ tầng KCN trong viêc định giá cho

thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch

vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành

- Cấp, điểu chỉnh và thu hối các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyển

hoặc theo ủy quyền

Trang 27

-_ Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính phủ và

UBND cấp tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN

-_ Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình

hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN về UBND cấp tỉnh, BQL

các KCN Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan

Nhìn chung bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Bộ ngành, cơ quan trung ương và địa phương đã được qui định rõ trong các văn bản của Nhà nước và

được điều chỉnh bổ sung nhiều lần Việc chuyển giao hoạt động của Ban quản lý các KCN Việt Nam về cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hợp lý, làm gọn nhẹ hơn, tập trung hơn các đầu mối quản lý ở cấp trung ương Tuy nhiên trong các qui định

đó chưa làm rõ được mối quan hệ giữa các Bộ ngành và cơ quan trung ương trong

việc chỉ đạo điều hành đối với KCX và KCN, chưa qui định rõsự điểu hành chỉ đạo của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới do đó khi giải quyết một

vấn để phát sinh thường chậm, qua nhiều khâu, niễu nấc, gây ra nhiều phién

phức, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của KCX và KCN, đặc biệt là việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực này

Các qui định cũng chưa thực sự mạnh dạn phân cấp quyển chủ động về nhiều lĩnh vực trong công tác quản lý ở các Ban quản lý KCX và KCN địa phương Riêng ở những địa phương tập trung nhiều KCX, KCN như TP HCM, Hà

Nội, Bình Dương, Đồng Nai Nhà nước nên có chế độ phân cấp toàn diện cho

các Ban quản lý ở các địa phương này nhằm tạo cơ chế thơng thống trong hoạt

động quản lý Nhà nước đối với KCX và KCN

1.2.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCX và KCN ở Việt Nam

Cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN tại Việt Nam được biểu hiện thông qua các văn bản pháp qui về công ty quản lý cũng như việc tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN

Trang 28

Các văn bản pháp quy về công tác quản lý của nhà nước Việt Nam trong thời gian qua được ban hành trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

©_ Quy chế khu công nghiệp:

- _ Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 về qui chế KCX -_ Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 về qui chế KCN

-_ Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 về qui chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao Qui chế này thay thế các qui chế đã ban hành trước Các qui định trước

đây trái với nghị định này đều bãi bỏ

-_ Quyết định số 99/2000 QĐÐ - TT và 100/2000 QÐ - TT ngày 17/08/2000

về chuyển giao ban quản lý KCN Việt Nam về Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Ban

quần lý các KCN về trực thuộc UBND tỉnh thành

©_ Đầu tư vào khu công nghiệp:

- Nghi định 29/CP ngày 12/05/1995 của chính phủ qui định chỉ tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước

- Nghi định 12/CP ngày 18/02/1997 của chính phủ qui định chỉ tiết luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

-_ Các thông tư, công văn của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn chỉ tiết việc

thực hiện các nghị định trên

©_ Quản lý đất đai - xây dựng cơ ban:

Bao gồm các nghị định của chính phủ qui định chỉ tiết về quyển và nghĩa vụ

của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, tổ chức trong nước được

nhà nước giao đất cho thuê đất, về qui chế đấu thầu e_ Xuất nhập khẩu:

Bao gồm các nghị định, quyết định của chính phủ trong công tác điều hành

XNK hàng năm, đặt biệt có:

Trang 29

-_ Nghị định số 57/CP ngày 31/07/1998 của chính phủ qui định chỉ tiết thi

hành luật thương mại về HĐÐ XK, NK gia công và đại lý mua bán hàng hóa đối với nước ngoài

-_ Quyết định số 46/TTg ngày 26/04/2001 của thủ tướng chính phủ về cơ chế

điều hành XNK giai đoạn 2001 — 2005 e Tai chinh:

Các văn bản về chế độ tài chính và hướng dẫn thực hiện đối với công ty phát triển hạ tầng và Ban quản lý KCN, qui chế về quản lý tài chính và ngoại

hối

Qui chế về KCN có qui định rõ chính phủ khuyến khích doanh nghiệp Việt

Nam thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, các

doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài có đầu tư vào KCN, KCX Quy chế cũng qui định việc phát triển các KCN phải tuân thủ theo qui hoạch tổng thể đã được

chính phủ phê duyệt, việc quản lý đầu tư xây dựng và quản lý đấu thầu đối với

hoạt động của các doanh nghiệp KCN phải tuân thủ qui định hiện hành của pháp

luật Việt Nam Trong qui chế cũng có một số qui định áp dụng riêng cho KCX, K€N cao

Trong cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN, KCX nhà nước cũng có qui

định rõ việc phân cấp trong điều hành như sự phân cấp về xét duyệt, thẩm định

và cấp giấy phép các dự án đầu tư

- _ Thủ tướng chính phủ từ 40 triệu USD trở lên

- Bé6 kế hoạch đầu tư thẩm định xét duyệt cấp giấy phép các dự án đâu tư

nước ngoài có giá trị từ 40 triệu USD trở xuống

-_ Bộ công nghiệp, UBND tỉnh thành phố từ 10 triệu USD trở xuống

-_ Ban quản lý các KCN, KCX từ 40 triệu USD trở lại với KCX trong phạm vi ở KCN, KCX và 10 triệu USD trở lại với KCN

Trang 30

Ngoài ra ở Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, các sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành

phố còn tổ chức các bộ phận quản lý các dự án sau khi cấp giấy phép

Cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ” được qui định lần đầu tiên trong qui chế

KCN nam 1991 và được áp dụng trong thực tế cùng với việc ra đời và phát triên của KCX Tân Thuận và ban quản lý KCX TP HCM Theo văn bản số 22/TB

ngày 04/02/1993 của văn phòng chính phủ thông báo kết luận của thủ tướng

chính phủ trong đó có nội dung về việc thực hiện cơ chế hóa áp dụng cho các

KCN Đến nay cơ chế quản lý này đã được mở rộng ra 30 ban quản lý KCN cấp tỉnh của cả nước

Cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ” được thực hiện thông qua cơ chế ủy

quyển của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh thành phố cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ về quản lý nhà nước về đâu tư, xây dựng, thương mại, XNK, lao động

Chế độ tài chính áp dụng cho các KCN, KCX, KCN cao Theo thơng tư số §2/1998/TT/BTC có qui định chế độ tài chính áp dụng đối với các doanh nghiệp

KCN về chế độ kế toán thống kê, chế độ thuế và chế độ tài chính áp dụng đối

với BQL các KCN, KCX TP HCM được phép thực hiện chế độ tử đảm bảo kinh

phí hoạt động theo công văn số 633/CV-KTTH ngày 12/07/2001 của thủ tướng

chính phủ và quyết định số 138/2001/QĐ-BTC của bộ tài chính về ban hành qui

chế tạm thời về chế độ đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban quản lý các KCN,

KCX TP HCM

Cơ chế quản lý nhà nước đối vớ KCN và KCX đã được trình bày ở trên đã dan dan mở ra hướng mới thông thoáng hơn trong hoạt động quản lý nhà nước

Cơ chế quản lý “Một cửa tại chỗ” đã được áp dụng ở hầu hết các KCN và KCX và có tác dụng lớn trong việc giải quyết những vấn để phát sinh trong hoạt động

của các KCN và KCX Tuy nhiên cơ chế tài chính mới được áp dụng thí điểm ở

KCX Tân Thuận TP HCM và đến cuối năm 2002 mới có quyết định chính thức

Trang 31

được hiệu quả hơn, cần nghiên cứu cơ chế tài chính này cho tất cả các BQL Tỉnh,

Thành phố trên toàn Việt Nam

13 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KCX, KCN Ở CÁC VÙNG LÃNH THỔ

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước các đặc khu kinh tế của Trung Quốc Sau 20 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đâu xây dựng ĐKKT đầu tiên, các

ĐKKT đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng như vũ bão, trung bình 20%/năm, có giai đoạn tăng trưởng 50%/năm Riêng các ĐKKT đã thu hút 20% trong tổng số vốn nước ngoài vào TQ Những đóng góp của ĐKKT đã có vai trò

to lớn đối với việc phát triển kinh tế của đất nước TQ

Qua gân 2 thập kỷ xây dựng và phát triển ĐKKT của TQ đã được nhiều

nước và các tổ chức quốc tế đánh giá là tương đối thành công được sánh với sự

kiện của thiên niên kỷ

Thực vậy, năm 1980 xuất phát điểm của 5 ĐKKT: Thẩm Quyến, Chu Hải,

Sán Đâu, Hạ Môn và Hải Môn rất thấp kém, nhưng đến cuối năm 1996, 5 ĐKKT

này đã đạt được XNK và thu hút đầu tư nứơc ngoài xấp sỉ 1⁄3 cả nước; XK 59 tỷ

USD, NK 30,4 tỷ USD; số dự án đâu tư nứơc ngoài đã thu hút được 34.221, vốn đăng ký 60,4 tỷ USD, vốn thực hiện 26,5 tỷ USD; với diện tích 35.000 km’ va dan

số 10,2 triệu người, chiếm 0,36% diện tích và 0,78% dân số cả nước Số liệu đó cho thấy tốc độ phát tiển và sức mạnh của 5 ĐKKT cho đến nay là rất quan

trọng

Các ĐKKT thu được kết quả kinh tế cao do có nhiều cái nhất: tốc độ phát

triển nhanh nhất, sử dụng vốn nước ngoài nhiều nhất, xí nghiệp liên doanh dày

đặc nhất, khả năng XK thu ngoại tệ nhanh nhất, phạm vi liên hệ với kinh doanh nội địa rộng nhất, thu nhập bình quân của công nhân viên chức cao nhất (gấp 3

đến 4 lần so với nội địa) Thành công tiếp theo được dư luận quan tâm là kết quả

của sáng tạo thể chế và tác dụng lan tỏa dẫn dắt các khu vực khác của TQ

Trang 32

s_ Một số nguyên nhân dẫn đến thành công của các ĐKKT:

-_ Trung ương Đảng cộng sản TQ đã đánh giá đúng tình hình và kiên trì thực hiện một chính sách lớn

-_ Trung ương đã mạnh dạn giao quyền cho Chính quyền các cấp Tỉnh, Thành

phố

- Trung Quốc thực hiện nhất quán chính sách đầu tư nước ngoài Chính vì vậy các chính sách ưu đãi về thuế và tài chính rất rộng rãi cho ĐKKT Coi vấn để cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ dài hạn và then chốt trong thời kỳ đầu

- _ Trung Quốc biết sử dụng các nguồn lực và thị trường trong và ngồi nước

Đơng thời sử dụng hiệu quả chiến lược phát triển cuốn chiếu

- Trung Quốc đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài và các mô hình

phát triển kinh tế

-_ Trung Quốc tiến hành cơ chế quản lý “Một cửa, một đầu mối”, đơn giản

hóa các thủ tục hành chính, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đối xử bình đẳng giữa các

thành phân kinh tế trong Đặc khu trên tất cả các mặt: thuế, thương mại, ngoại hối, XNK, xuất nhập cảnh

-_ Hình thức huy động vốn xây dựng hạ tầng cơ sở rất phong phú như vay

Ngân hàng, hợp tác với nước ngoài, phát hành trái phiếu ngoài ra còn có chính

sách cho giữ lại tién bán quyển sử dụng đất trong 10 năm đầu và tiền thu ngân sách vượt chỉ tiêu để phát triển ha tang

s_ Một số hạn chế trong quá trình phát triển ĐKKT:

-_ Chi phí phải bỏ ra để đạt được các lợi ích đó là quá lớn và 1⁄2 tổng chi phí

đầu tư tập trung vào các khu nằm sâu trong lục địa

-_ Kinh tế của ĐKKT chưa linh hoạt Giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài được

thu hút có quy mô nhỏ sử dụng nhiều lao động, bởi vậy chi phí cao dẫn đến kém

khả năng cạnh tranh do cơ cấu chưa hợp lý, nên không thu hút được các công ty

đa quốc gia

Trang 33

- Thực hiện chính sách mở cửa và cho phép nước ngoài vào đâu tư thì cũng

có nghĩa là giảm đi quyển kiểm soát tăng các tệ nạn như: tệ tham ô, tham những,

buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước KCX của Hàn Quốc

Hàn Quốc có 2 KCX đâu tiên đó là Masan (58,7 ha) thành lập năm 1970 và Iri (27,9 ha) thành lập năm 1974 KCX Masan có 30% số xí nghiệp và 58%

vốn đầu tư là ngành điện và điện tử, còn Iri thì ngành dệt và may mặc chiếm tỷ trọng cao với 17% số xí nghiệp và 53% vốn đầu tư Cộng cả 2 KCX thì ngành điện và điện tử vẫn đứng hàng đâu với 25% số xí nghiệp và 53% tổng số vốn đâu

tư Ngoài ra, ngành gia công kim loại cũng chiếm 17% và cơ khí chính xác chiếm 9% trong tổng số vốn đầu tư

Các xí nghiệp Masan và Iri đã biết phát huy thế mạnh của các nguồn tài

nguyên trong nước Tại KCX Masan tỷ lệ phần nguyên vật liệu do trong nước

cung cấp trong tổng giá trị nguyên vật liệu đã dùng tăng nhanh từ 3,3% đến

24,4% chỉ trong vòng 4 năm Tỷ lệ này cho đến giữ mức ổn định là 35,8% KCX Iri cũng đạt mức sử dụng nguyên liệu trong nước là 35%

Một số nguyên nhân dẫn đến thành công của 2 KCX: e _ Xác lập những bước đi cụ thể cho việc phát triển KCX:

- Bước 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng với vốn đầu tư nước ngoài lớn

- Bước 2: Các nguôn vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tăng nhưng giẩm về tỷ

trọng, xuất khẩu tăng nhanh khi diện tích lấp đầy tăng

-_ Bước 3: Nguồn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ lệ xuất khẩu

-_ Bước 4: Các công ty nước ngồi thơi đầu tư và theo luật sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản cho đối tác trong nước có liên quan

e Tạo lập các mối quan hệ giữa KCX và thị trường nội địa: tổ chức liên

kết kinh tế thông qua các hợp đồng gia công, tăng cường sử dụng nguyên

Trang 34

vật liệu trong nứơc để thúc đẩy nền kinh tế nội địa tăng trưởng nhanh Có

ưu đãi cho các công ty nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu trong nước

¢ Chính phủ có một số chính sách khuyến khích xuất khẩu nổi bật như:

-_ Cho các DN sản xuất hàng XK vay vốn với lãi suất thấp, chênh lệch với

lãi suất bình quân chung từ 3 đến 4 lần

- Tổ chức hàng tháng hội nghị đối thoại giữa chính phủ với các DN nhằm

đầy mạnh XK và tổ chức “Ngày hội XK” hang nim để tuyên dương những nhà

XK giỏi

- Cho phép Hiệp hội các nhà thương mại được thu 1% tổng giá trị XK để sử

dụng vào các mục tiêu đẩy mạnh XK

-_ Hàn Quốc đưa ra 3 tiêu chí về lựa chọn ngành hàng để sản xuất và XK:

phát huy lợi thế cạnh tranh của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể, làm tăng tổng

giá trị kim ngạch XK và căn cứ vào tình hình biến động của thị trường quốc tế

Những năm 60 - 70: dệt may, tơ sợi, những ngành này sử dụng nhiều lao động; những năm 70 - 85: những ngành sử dụng kỹ thuật trung bình, kỹ thuật cao như: ôtô, điện tử, máy tính cá nhân ; những năm sau 85: những ngành sử dụng công nghệ tinh vi và hiện đại để sản xuất máy tính, “chíp” điện tử, màn hình điện tử,

Ơtơ

-_ Một số biện pháp để tạo mối “liên kết ngược” với nền kinh tế trong nước: kết cấu công nghiệp tại KCX được tính toán vừa thu hút được nhà đâu tư vừa chú

ý đến những ngành có thể thu hút được các nhà cung ứng trong nước; Chính

quyển khuyến khích các ngành công nghiệp trong nước cung cấp đầu vào cho KCX; nhà nước thành lập quỹ mua máy móc để cấp vốn cho việc mua sắm thiết

bị cho ngành công nghiệp trong nước; Các xí nghiệp trong KCX mua hàng nội địa không những chỉ lợi về chi phí vận chuyển mà còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt

Trang 35

1.3.3 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước KCX - KCN của Đài Loan

Đài Loan là một trong những nơi đâu tiên ở Châu Á sáng lập ra khu chế

biến hàng xuất khẩu gọi tắt là “Khu chế xuất” Những năm 60 kinh tế Đài Loan

thuộc loại chậm phát triển, đây cũng là thời kỳ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát

triển mạnh trên thế giới, các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu đều mở rộng cánh cửa

hàng nhập hàng tiêu dùng Vì vậy, đây là thời cơ rất thuận lợi cho các nước đang

phát triển đi vào thị trường thế giới Chớp lấy thời cơ này chính quyển Đài Loan

tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, ngày

30/01/1965 Đài Loan ban hành “Điều lệ xây dựng và phát triển Khu chế xuất”,

đến ngày 03/12/1966 KCX Cao Hùng ở cực nam Đài Loan ra đời, tiếp theo là

tháng 01/1969 là KCX Nam Tử và tháng 08/1969 là KCX Đàm Tử Cả 3 KCX

này đều nằm sát các hải cắng lớn rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa

Cơ quan quần lý và điều hành là cục quản lý KCX - KCN thuộc Bộ kinh

tế Cục quản lý gồm nhiều chuyên gia giỏi, được giao toàn quyền giải quyết

những vấn đế có liên quan đến KCX như: xây dựng cơ bản, thẩm định đâu tư, xét

duyệt đất đai, cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra nhà xưởng, xét duyệt hợp đồng,

chứng nhận nơi sản xuất, cung cấp điện nước, thuê mướn nhân công, cấp thị thực xuất nhập cảnh, thủ tục bưu điện, kho tàng giao thông vận tải liên quan đến

công việc của cục quản lý còn có chỉ nhánh của cục điện tín, hải quan, thuế vụ, ngân hàng đều có văn phòng làm việc trong nội khu Với cơ cấu tổ chức như vậy, các KCX đều có “vương quốc độc lập” tách biệt với đời sống xã hội bên ngoài

Trang 36

Một số nguyên nhân dẫn đến thành công của chính phủ Đài Loan trong

việc xây dựng và phát triển mô hình KCX - KCN:

e Chính phủ Đài Loan đã nhận thức một cách đúng đắn: phát triển

nên kinh tế theo cơ chế hướng ngoại dựa vào viêc phát triển công

nghiệp

Từ cuối những năm 50, các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở Đài Loan

đã nhận thức được vị thế của đất nứơc mình trong hệ thống kinh tế thế giới và khu vực Theo họ, Đài Loan thuộc nền kinh tế hải đảo, đất hẹp, người đơng, tài

ngun khống sản nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế trong nước vào

hoạt động ngoại thương rất lớn Vì vậy để tổn tại và phát triển thì việc hình thành một “cơ cấu kinh tế hướng ngoại” mang ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Đài

Loan

Do đó Đài Loan chủ trương phát triển mạnh những ngành công nghiệp nhẹ,

sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động Các xí nghiệp có quy mô nhỏ

và vừa là phổ biến và được xây dựng tập trung ở những khu vực nhất định như

KCX -KCN

e Phát triển mô hình KCX - KCN trên cả nước, không giới hạn qui

mô, số lượng KCX - KCN

Kể từ năm 1966 đến nay đã có hơn 95 KCN, trong đó 58 khu do nhà nước

đâu tư còn lại do tư nhân hay các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng Hiện nay Bộ

Kinh tế thống nhất quản lý đối với các KCN và có phân cấp như sau: chính quyền

trung ương trực tiếp quản lý 12 khu có tâm quan trọng, các khu còn lại do địa

phương hoặc tư nhân quần lý (theo hình thức lập Ban điều hành KCN do các xí nghiệp trong khu cử đại diện tham gia) Qua các phân bố này ta có thể thấy được:

hâu như huyện nào cũng có KCN, mỗi KCN là một “hạt nhân” thúc đẩy hoạt

động sản xuất kinh doanh trong vùng

Trang 37

«Tổ chức bố trí xây dựng KCX - KCN hoàn chỉnh, tiện nghỉ bảo đảm

an toàn tuyệt đối

Mỗi khu có cục quản lý và các đơn vị phục vụ như: hải quân, ngân hàng, bưu điện, thuế vụ, kho hàng, xăng dâu, y tế và các công trình công cộng khác chiếm

khoảng 22% tổng diện tích các KCX, toàn bộ KCX chỉ có một cổng cho xe cộ ra

vào để tiện kiểm soát và quản lý Để ngăn chặn buôn lậu và trộm cắp xung quanh KCX được xây dựng tường rào cao từ 2,5m đến 3m Xung quanh mỗi KCX còn có 10 tháp canh để quan sát, tuần tra, ngoài ra còn có hệ thống phòng cháy

chữa cháy, bảo vệ an ninh tất cả đều được bố trí thỏa đáng để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho KCX

e _ Chính sách khuyến khích của chính phủ rõ ràng và hấp dẫn

Các DN trong KCX được miễn thuế doanh thu và phụ thu quốc phòng trong 8 năm đâu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng cho sản xuất

hàng xuất khẩu Ngoài ra còn được hưởng thuế suất thấp trong một số trường hợp

được vay vốn với điều kiện ưu đãi Thu nhập sau thuế được chuyển về nước của nhà đâu tư 100%, vốn cũng có thể chuyển về 15%/năm Bảo đẩm không quốc hữu hóa vốn của nhà đầu tư trong thời gian tối thiểu 20 năm Thủ tục cấp phép thành lập xí nghiệp được cấp trong vòng 30 ngày, giấy phép xuất nhập khẩu được cấp trong vòng 24 tiếng đồng hồ

e Kết hợp khôn khéo giữa vốn đâu tư, công nghệ nước ngoài với lực

lượng lao động trong và ngoài KCX - KCN lực lượng lao động này thường xuyên được đào tạo và nâng cao kỹ năng phù hợp với ngành nghề dự kiến thu hút vào KCX - KCN

1.3.4 Những bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước được rút ra

Qua những thành công mà các KCX và KCN của các nước gặt hái được, cũng như của các nước khác trên thế giới, chúng ta rút ra được một số bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Trang 38

1.3.4.1 Những bài học chung cho nên kinh tế:

-_ Các nước thành công trong xây dựng KCX và KCN đã nắm bắt đúng thời cơ, khi cục diện thế giới đã đổi từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác Các nước

phát triển nhận thấy phải dựa vào nguồn lực của các nước đang phát triển; còn

các nước đang phát triển đã nhận ra chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã không còn hợp lý nữa, phải hướng về xuất khẩu

-_ Các nước thành công trong xây dựng KCX và KCN đã biết dựa vào và tranh thủ nguồn lực của các nước phát triển ngay khi có thể được

-_ Phải đánh giá đúng tính chất và yếu tố cạnh tranh trên thị trường quốc tế để xây dựng KCX và KCN

-_ Sự ổn định về chính trị và kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút

các nhà đầu tư Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, an toàn và hấp

dẫn cho các nhà đầu tư

-_ Các nước thành công trong xây dựng KCX và KCN đã xác định đúng đắn mục tiêu và phân định ra từng giai đoạn hết sức rõ ràng Họ đã bám sát mục tiêu

và thực hiện linh hoạt, mềm dẽo kế hoạch đã định xuyên suốt trong quá trình vận hành của các Khu đó

- Muc tiêu quan trọng của KCX và KCN là kích thích phát triển nền kinh tế của đất nước Muốn thực hiện được điểu này KCX và KCN không thể hoạt động như mốt “ốc đảo” Những nơi thành công nhờ các Khu này tạo lập được mối “liên kết ngược” với phân còn lại của nước chủ nhà Bằng chính sách khôn

ngoan, họ tạo ra sự thơng thống để có thể cung cấp nguyên vật liệu, kỹ năng lao động cho KCX và KCN; cũng như nhận lại từ đây tri thức khoa học, kỹ năng quản lý, công nghệ hiện đại, các sản phẩm tronng nước chưa sản xuất được

Tạo được mối liên thông như vậy thì nền kinh tế của khu vực còn lại của nước chủ nhà mới sống động và phát triển

-_ Xác định ngành mũi nhọn cho nền kinh tế để thu hút đầu tư Đối với KCX

cần xác định những ngành nghề không ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều lao

Trang 39

động và tạo được cho lực lượng lao động này có một nghề vững chắc để đáp ứng

với nhu cầu trong một tương lai không quá ngắn, sử dụng được tài nguyên của đất, tạo giá trị tăng thêm cao, có một thị trường tương đối ổn định trên thế giới

hoặc trong khu vực Còn đối với KCN, ngoài những yếu tố trên còn phải du nhập

được những kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, tri thức khoa học, kỹ năng quản lý

tiên tiến

1.3.4.2 Những bài học riêng cho các KCX và KCN:

-_ Công tác quy hoạch xây dựng các KCX và KCN cần phải phù hợp với quy

hoạch tổng thể và định hướng phát triển nên kinh tế quốc gia để đảm bảo sự cân

đối và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của các vùng

so từng KCN, KCX hình thành một khu vực riêng biệt nhưng tạo lập được

các mối quan hệ tốt giữa KCX và KCN với các khu lân cận bên ngoài nhằm khai

thác tiềm năng của thị trường nội địa, tăng cường sử dụng nguyên liêu trong nước, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nhanh

-_ Tổ chức bố trí xây dựng các KCN, KCX hoàn chỉnh Ở mỗi khu có bộ phận

quản lý, có các đơn vị phục vụ như: hải quan, ngân hàng, bưu điện, thuế vụ, kho

tàng, xăng dâu, y tế và các công trình công cộng khác, chiếm khoảng 22% tổng

diện tích của các KCX, KCN

-_ Sáng suốt lựa chọn các nhà đầu tư có thực lực và thành tâm Sự lựa chọn sai sẽ làm mất nhiều thời gian, mất nhiều chỉ phí cơ hội và tạo ấn tượng không tốt

với những nhà đầu tư khác Các công ty có quy mô không lớn nhưng cũng có thể

có đủ nguồn lực và sự thành tâm để đáp ứng nhu cầu của nước chủ nhà, hơn hẳn

những công ty lớn nhưng lại thiếu thành tâm hoặc có mục đích không dung hòa

với nước chủ nhà sẽ dẫn đến thất bại

-_ Để thu hút nhiều DN sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, phù hợp với trình độ

phát triển của từng vùng, các KCN cần có những điều kiện như: vị trí chọn lựa,

cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nội KCX và KCN, các dịch vụ cơ bản

Trang 40

phục vụ sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư, các chính sách và cơ cấu giá cả

- Ngoài ra, Nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ vốn cho các địa

phương để đâu tư xây dựng KCX và KCN; hỗ trợ các DN trong nước để họ có thể

đâu tư vào KCX và KCN; hỗ trợ DN hạ tầng trong công tác xúc tiến đầu tư trong

và ngoài nước

-_ Có một môi trường pháp lý trong suốt và ổn định, tính pháp chế cao Có

một hệ thống các nhà quản lý hành chánh năng động, thông pháp luật, hành xử công vụ công minh, đơn giản, có tinh thần sẵn sàng phục vụ, biết tôn trọng đối

tác sẽ là yếu tố mời gọi hấp dẫn các nhà đầu tư

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w