1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các rủi ro, tranh chấp trong mua bán quốc tế tại việt nam về phương thức thanh toán kèm chứng từ và biện pháp phòng chống

163 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MUNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

mm

THÂN TÔN TRỌNG TÍN

CAC RUI RO, TRANH CHAP TRONG MUA BAN QUOC TE TAI VIET NAM VE PHUONG

THUC THANH TOAN KEM CHUNG TU VA BIEN PHAP*PHONG CHONG

CHUYEN NGANH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG MÃ SỐ:

lv

Tụ 000022 |

LUAN AN THẠC ‹ ST KHOA HOC KINH TE

Trang 3

LỜI CẢM TẠ mm

Toi xin chan thành cảm ta PTS Bui Lê Hà, trưởng khoa ngoại

thương trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận Án Cao Học này

Xin chân thành cảm ơn ông Phan Gia Quý, Thẩm Phán Tòa Kinh

Tế TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm hiểu-các tranh chấp kinh tế phát sinh ở tòa án

Xin chan thành cảm ơn Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh

TP.HCM đặc biệt là lãnh đạo Phòng Xuất Khẩu và Nhập Khẩu đã tận

tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận Án Cao Học này Xin chân thành cầm ơn toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao Học 5 niên khóa 1996-1998 và những người phục vụ ở trường

Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Cuối cùng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè

đã cùng tôi chia xẻ những khó khăn, vất vả trong suốt quá trình học tập

Người viết

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 1

ge

Trang 6

BẢN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 2

Trang 7

MỤC LỤC

BHẨN NIỚ ADÓLI ID SEEScS HE ÖGinhananhinndsnEiDngnhidhrintdsenrantran 1

Tính mới mẻ và cấp thiết của đề tài

Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Những đóng góp mới của luận án

Kết cẩu nột dùng? của Tiện Bế Geeccsenanesarcaibsdiinagiidsgi4618505654200Á0066S0888 A Bee ee wRNNY

CHUONG I - HOP DONG NGOAI THUONG vA RUI RO TRONG CAC

PHUONG THUC THANH TOAN QUOC TE ‘

1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CUA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG - CƠ SỞ

PHÁP LÝ QUAN TRỌNG TRONG MUA BÁN QUỐC TẾ =

2 RỦI RO TRONG CÁCPHƯƠNG THỨC THANH TOẤÑ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU TRONG MUA

BÁN NGOẠI THƯƠNG VÀ ẨNH HƯỚNG ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC BÊN 7 3.1 Tâm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương

3.2 Đặc điểm của Gia toán quốc tế

3.3.1 Phương thức a

(Advance Payment)

3.3.2 Phương thức ghi sổ (bán chịu) - Open Account

3.3.3 Phương thức nhờ thu (Collections) đã G204 2100008x6s x6

3.3.4 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents-CAD) 3.3.5 Phương thức trả tiền mặt (In Cash)

3.3.6 Phương thức ký gởi (Consignment)

3.3.7 Phương thức thanh toán bằng mậu dịch hai chiéu (Barter)

3.3.8 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

CHƯƠNG II: CÁC RỦI RO, CÁC DẠNG TRANH CHẤP TRONG MUA BÁN

QUOC TE THUGNG GAP TAI VIET NAM TRONG THOI GIAN QUA

1 MOT SO RUI RO, BAT HOP LE THONG DUNG TRONG BO CHUNG TU

THANH TOAN TAI VIET NAM 27

1.1 Hối phiếu (Bill of Exchange) 27

1.2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 28

1.3 Giấy Chứng Nhận chất lượng, số lượng (Certificate of Quality, Quantity) 30

Trang 8

1.5 Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ (Certificate of Origin - C/O) 1.6 Chứng từ vận tải (Bill of Lading B/L)

1.7 Chứng từ bảo hiểm

1.8 Các bất hợp lệ khác . +- s2 ©cssetzsecrseerrssrree

2 CÁC Ý KIẾN TRANH CHẤP GIỮA CÁC NGÂN HÀNG VỀ NHỮNG BẤT HỢP LỆ TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN .cocooovocee 34

3 MỘT ĐIỂN HÌNH TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ /gffSyi2zxcctil6C1iatagtssietsiei 36 4 MỘT ĐIỂN HÌNH TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDTCHUYỂN NHƯỢNG 40 5 CAC DANG TRANH CHAP KHAC 43 CHUONG III: NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP - CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ :

1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRỌNG TÀI~ TÒA ÁN ssveseeenn 5 2 TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

2.1 Trọng Tài Ad-hoc (Trọng Tài lâm thời) 2.2 Trọng Tài thường trực

2.3 Hiệu lực của quyết định Trọng Tà

3 TÒA KINH TẾ TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI VIỆT NAM 4 CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

4.1 Những giải pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong nghiệp vụ thư tín dụng

4.1.1 Đối với nhà xuất khẩu

4.1.1.1 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 4.1.1.2 Thư tín dụng xác nhận

4.1.1.3 Các giải pháp khác

4.1.1.4 Các giải pháp khi bán hàng qua trung gian

4.1.2 Đối với nhà nhập khẩu

4.2 Các vấn để cần lưu ý khi ký hợp đồng

4.3 Các vấn để cần lưu ý khi lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý 4.3.1 Độ an tồn trong thanh tốn

4.3.2 Chi phí dịch vụ ngân hàng

4.3.3 Trị giá hợp đồng

4.3.4 Mối quan hệ làm ăn, uy tín, thực lực tài chính của các bên 4.3.5 Tình hình thị trường

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH MỚI MẺ VÀ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rui ro trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội là có thực Điều này

càng đúng trong quan hệ kinh tế nhất là giữa các quốc gia khác nhau với những thông lệ, tập quán, cách suy nghĩ và cách kinh doanh khác nhau Điều mà một

bên cho rằng là “hông lệ buôn bán kinh doanh bình thường” có thể là một điều gì đó khác lạ đối với bên kia Một hoạt động mua bán qua biên giới liên quan

đến một loạt những hệ thống luật có thể rất khác nhau và những vấn để liên quan Hợp đồng có thể chịu sự chi phối, điểu chỉnh bởi luật nước bên bán, bên

mua, hay một bên thứ ba nếu các bên đồng ý Chỉ riêng phương diện ngân hàng,

một phương diện rất quan trọng đối với việc thanh toán quốc tế, cũng có thể được diéu chỉnh bởi một bộ luật khác và còn phụ thuộc vào đông tiền thanh toán, đồng

tiên chuyển đổi, nơi mở tín dụng và ngân hàng cho vay

Rủi ro đưa đến tranh chấp có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thương

vụ Các rắc rối có thể nảy sinh liên quan đến các hệ thống luật khác nhau, các

tòa án có thể khác nhau, các thẩm quyền phán quyết đối với vụ việc mà từ đầu

các bên có thể không biết đến Một số vụ tranh chấp có thể được giải quyết nếu

người bán và người mua nhất trí sử dụng một bộ luật nào, một cơ quan nào để

điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng của họ Một điều khoản trọng tài thích hợp sẽ tránh mọi rắc rối về luật áp dụng và quyền xét xử

Rui ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là rủi ro về phương thức thanh

toán kèm chứng từ và những tranh chấp phát sinh liên quan đến nó thì thật đa

dạng mà cho đến nay chưa có cuốn sách nào tổng kết lại được các vấn để này

Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là vào thời điểm này theo Nghị Định 57/CP ngày 31/07/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ: “mọi thành phân kinh tế được

quyên kinh doanh xuất nhập khẩu theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh

không qua ấy thác” được tham gia trực tiếp vào hoạt động ngoại thương nhưng lại

thiếu nhân lực chuyên môn cũng như chưa thật sự có đủ hiểu biết kinh nghiệm về

rủi ro trong phương thức thanh toán và thủ tục, giải pháp, trình tự khi giải quyết

các vấn để tranh chấp phát sinh đối với hệ thống tòa án, các cơ quan trọng tài

Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn để tài: “Các rủi ro, tranh

chấp trong mua bán quốc tế tại Việt Nam về phương thức thanh toán kèm chứng

Trang 10

để hy vọng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm hiểu biết, kinh nghiệm

về các rủi ro, tranh chấp và các giải pháp để phòng chống, xử lý nó

2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

> Hệ thống các rủi ro trên thế giới cũng như trong nước về các phương thức thanh toán quốc tế Ưu, nhược điểm của từng phương thức

> Hệ thống các tình huống bất hợp lệ trong thanh toán tín dụng chứng từ có thể

dẫn đến rủi ro, tranh chấp trong mua bán quốc tế

> Đưa ra các tình huống điển hình trong tranh chấp về các phương thức thanh toán quốc tế kèm chứng từ

> Hệ thống lại hệ thống tòa án, trọng tài trong xử lý các tranh chấp ngoại

thương

> Dua ra các giải pháp để phòng chống và khắc phục 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài kết hợp nghiên cứu, phân tích lý thuyết các tài liệu trong và ngoài

nước với thực tế diễn biến phát sinh ở các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, ở Trung Tâm Trọng Tài, Tòa Ấn

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp

phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; sưu tầm các tư liệu thực tế, chọn lọc các tình huống điển hình trong thực tế mang tính khái quát cao để rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp đúng đắn, khả thi

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

> Bổ sung thêm một định nghĩa khác về hợp đồng đẩy đủ, cô đọng và có tính chất pháp lý hơn, nhất là về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia

> Tổng kết và rút ra được những bài học, những kinh nghiệm về rủi ro trong

phương thức thanh toán quốc tế về chứng từ

> Cung cấp thực tế, trình tự trong tranh chấp ngoại thương ở hệ thống tòa án

Trang 11

> Đưa ra những giải pháp để phòng chống rủi ro mang tính khả thi, thực tiễn

5 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

Luận án này bao gồm: 72 trang, 3 chương, được kết cấu theo nội dung

chính như sau:

> Phần mở đầu

> Chương I: Hợp đồng ngoại thương và rủi ro trong các phương thức thanh

toán quốc tế

> Chương II: Các rủi ro, các dạng tranh chấp trong mua bán quốc tế

thường gặp tại Việt Nam trong thời gian qua,

> Chương III: Những phương thức giải quyết các tranh chấp —- Các giải

pháp, kiến nghị > Phần kết luận > Phần phụ lục

> Phần tham khảo

Đây là đề tài tương đối còn mới mẻ ở Việt Nam và nội dung của nó cũng sẽ luôn thay đổi cùng với sự thay đổi, phát sinh thiên hình vạn trạng của hoạt

động kinh tế-xã hội thực tiễn nói chung, hoạt động kinh tế nói riêng, bản thân dù đã hết sức nỗ lực, dành rất nhiều thời gian khi nghiên cứu nó nhưng với kinh nghiệm có hạn, chắc chắn dé tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Xin chân thành nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, các giới chuyên môn, của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu sớm có điều kiện hoàn thiện và đóng góp lợi ích thiết thực hơn cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời đại nền thương mại-tài chính được toàn cầu hóa, nước Việt Nam chúng ta chuẩn bị gia nhập vào tiến trình AFTA và Tổ Chức

Trang 12

CHƯƠNG MỘT: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG VÀ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG - CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG TRONG MUA BÁN QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương

Khái niệm thông thường : Hợp đồng xuất nhập khẩu còn gọi là hợp đồng ngoại thương hay hợp đông mua bán quốc tế trước đây thường được định nghĩa là

sự thỏa thuận giữa những đương sự có quốc tịch khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (hay bên bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyển sở hữu cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (hay bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa; còn bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng

Khái niệm mới: ngoài khái niệm thông thường trên, ta còn có khái niệm

khác mang tính pháp lý, chính xác và đây đủ hơn : là một thỏa thuận giữa các

bên được cưỡng chế hiệu lực thựè thỉ.bằng pháp luật Ý nghĩa quan trọng của

định nghĩa này ở chỗ:

> N6 tạo ra một tập hợp các quyền hạn và nghĩa vụ cho các bên tham gia > Cho phép một bên trong đó được quyên dùng đến những hành động

pháp lý đối với bên kia nếu họ cho rằng bên đối tác không thực thi

đúng nghĩa vụ của hợp đồng 5

Một vài điều rút ra từ định nghĩa hợp đồng xuất nhập khẩu:

> Điều cốt lõi của hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa các bên

ký kết Nếu không có sự thuận mua vừa bán giữa hai bên thì không có hợp

đồng Hình thức của sự thỏa thuận là hình thức của hợp đồng 6 Viét Nam,

hình thức duy nhất đối với hợp đồng xuất nhập khẩu là văn bản Được coi

là văn bản tức phải là bản hợp đồng có chữ ký của hai bên, thư từ hoặc điện tín, telex, fax, trao đổi giữa hai bên như chào hàng và chấp nhận chào hàng, đơn đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng

> Chi thé của hợp đồng xuất nhập khẩu - tức bên bán và bên mua phải có quốc tịch khác nhau Nếu không như thế, hợp đồng sẽ là hợp đồng mua

bán trong nước Hai người đặt chữ ký vào hợp đồng có thể đều là người

Việt nhưng họ phải đại diện cho các bên ký kết có quốc tịch khác nhau

Trang 13

Trong hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và bên mua có nghĩa vụ

trả tiền một cách tương ứng Vì thế hợp đồng xuất nhập khẩu là một hợp

đồng đền bù (Onerous contract)

Các bên ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu phải là những chủ thể hợp pháp Nếu là thể nhân thì phải là người không can án, người đến tuổi thành niên,

người không mất trí Nếu là pháp nhân thì phải do Nhà nước thành lập hoặc được Nhà nước thừa nhận, có vốn và tài sản riêng, được độc lập quyết định các hoạt động kinh doanh của mình Dù là pháp nhân hay thể

nhân, họ đều phải được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp

Đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là tài sản Do được mua bán, tài

sản này được gọi là hàng hóa Tài sản này có thể là vật đặc tịnh nghĩa là vật có những dấu hiệu riêng biệt mà người ta có thể nhận biết ra nó ngay

từ khi ký kết hợp đồng Nó cũng có thể là vật đồng loại, nghĩa là không có

dấu hiệu riêng biệt nào

Khách thể của hợp đồng xuất nhập khẩu là hành vi di chuyển quyển sở hữu của hàng hóa từ bên bán sang bên mua Đối Với vật đặc tịnh, quyển sở hữu được di chuyển ngay sau khi hợp đồng được ký kết và thanh toán Đối

với vật đồng loại, quyền sở hữu được di chuyển theo sự thỏa thuận giữa

hai bên

1.2 Đặc điểm :

Xét về đặc điểm, hợp đồng xuất nhập khẩu là một hợp đồng mua bán

mang yếu tố ngoại lai Nó mang những nét đặc trưng của một hợp đẳng

ưng thuận (Consensual contract), một hợp đông song vụ (Synallag-matic contract), một hợp đồng đền bù (Onerous contract) va hop đồng di chuyển

quyền sở hữu (Conveyance oƒ Property) Yếu tố ngoại lai của hợp đồng

xuất nhập khẩu thể hiện ở chỗ : các bên ký kết có quốc tịch khác nhau;

đối tượng của hợp đồng thường được di chuyển ra khỏi biên giới một nước;

đồng tiền thanh toán là ngoại tệ; luật điều chỉnh hợp đồng là luật ngoại thương; cơ quan xử lý tranh chấp, kiện tụng là toà án hay trọng tài quốc tế Để một hợp đồng ngoại thương có hiệu lực, điều quan trọng nhất là nó

phải có nội dung hợp pháp Ngoài ra hợp đồng có giá trị thì nó phải có một

hình thức hợp pháp, phải do những người có năng lực pháp lý ký kết, thể

Trang 14

2 RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI

VỚI HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Hoạt động kinh doanh nói chung đã bao hàm trong đó các yếu tố rủi ro Vì như Các Mác đã nói : “Chỉ vì lợi nhuận mà nhà kinh doanh mới ném tiền vào kinh

doanh để chấp nhận rủi ro, nếu không thì họ cất kỹ dưới đáy rương cho an toàn “

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đó là quan hệ mua bán giữa các

quốc gia với nhau, trong đó có sự khác biệt về luật pháp, về thị trường, về lãi

suất, về tiền tệ, tỉ giá,v.v Những sự khác biệt đó làm cho rủi ro trong mua bán

quốc tế trở nên phức tạp và cũng nhiều hơn

Rui ro theo định nghĩa truyền thống trong tự điển đó là khả năng chịu thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hoặc yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn

hoặc điều không chắc chắn

Có rất nhiều loại rủi ro trong mua bán quốc tế, cẳng hạn như :

Rủi ro về tài chính ( giá hối đoái, lãi suất, v.v )

Rủi ro về chính trị - xã hội

Rủi ro về kinh tế — chính trị

Rui ro về văn hóa

Rủi ro trong thanh toẩn quốc tế

Vivi

VVVVVV

Trong phạm vi luận án này, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu

và đưa ra các giải pháp khắc phục những rủi ro, tranh chấp trong thanh toán nói chung, phương thức thanh toán quốc tế nói riêng, đặc biệt là các phương thức

thanh toán kèm chứng từ

Rủi ro là một vấn để luôn tổn tại song song với những thuận lợi mà bất kỳ

một đơn vị sản xuất - kinh doanh nào cũng gặp phải trong quá trình họat động

của mình Cùng với sự tổn tại này là những hậu quả của những rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp Do đó nếu phủ nhận

hay bất chấp vấn để này trong các quyết định của mình chắc chắn doanh nghiệp

sẽ gặp phải những khó khăn hay những thiệt hại về tài chính mà rủi ro đem lại

Rủi ro trong phương thức thanh tốn ngồi bản chất vốn có của chúng còn là do

chịu sức ép của việc tìm kiếm khách hàng, thị trường nên nhà xuất khẩu (XK) đã

chấp nhận những điều kiện thanh toán chứa đựng nhiều bất bình đẳng, nhiều

Trang 15

Vấn để đặt ra là làm thế nào lường trước hoặc nhận biết những rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh, đặc biệt là trong khi thực hiện những hợp đồng

xuất nhập khẩu là những giao kết có tính pháp lý và rất khó khắc phục các sai

sót khi đã đàm phán ký kết hoặc đã thực hiện việc giao hàng xong Lường trước và nhận biết những rủi ro trong các hợp đồng ngoại thương vì vậy có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự an toàn trong kinh doanh hơn là khắc phục hậu quả do rủi ro đem lại, có thể nói đó là sự phòng thủ từ xa một cách có hiệu quả nhất

3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU TRONG

MUA BÁN NGOẠI THUONG VA ANH HUGNG DEN RUI RO CUA CAC

BEN

3.1 Tâm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đông muua bán hàng hóa ngoại thương, thanh toán quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và được thể

hiện trên những mặt sau :

> Thanh toán quốc tế là câu nối giúp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, giúp đảm bảo quyển lợi cho các bên tham gia

mua bán Đối với người nhập,khẩu thì được đảm bảo nhận được hàng hóa

đúng số lượng, chất lượng và đúng thời gian Đối với người xuất khẩu thì được

đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền hàng hoặc dịch vụ đã cung ứng Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc thu được tiền hàng và nhận được hàng hóa đúng như mình muốn mua là mục đích và động lực của việc kinh doanh

Vì ý nghĩa đó, thanh toán quốc tế có thể được xem là một trong những khâu

quan trọng nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương

> Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết nhu cầu vốn kinh doanh cho các nhà

sản xuất kinh doanh Bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau và thông

qua địch vụ của các ngân hàng, đồng tiền từ quốc gia này có thể ứng trước hoặc bảo đảm cho việc sản xuất ở một quốc gia khác, ví dụ như các loại thư tín dụng trả chậm, phương thức chuyển tiển ứng trước, tín dụng thư điều

khoản đỏ Các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để tiến hành sản xuất hoặc thu mua hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cùng với việc giao lưu hàng hóa ngày càng phát triển, nhờ huy động

Trang 16

> Việc thực hiện thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nó Những cơ sở này chủ yếu bao gồm hệ thống các ngân hàng

và các đại lý, các chi nhánh; các đại lý giao nhận, và hệ thống này phải

ngày càng hoàn thiện hơn Thơng qua thanh tốn quốc tế, các ngân hàng

thuộc các quốc gia khác nhau có điều kiện tiếp cận học hỏi kinh nghiệm và

kỹ thuật tiên tiến của nhau, thúc đẩy hệ thống ngân hàng trên thế giới ngày

càng phát triển mạnh mẽ Do đó, sự phát triển của thanh toán quốc tế đem lại sự phát triển cho các ngành nghề có liên quan, và vì vậy đã đóng góp một vai

trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân

> Việc phát triển của thanh toán quốc tế đã góp phan vào việc tạo ra một nguồn nhân lực có kha năng thích ứng với nền kinh tế toàn cầu, đa phương, đa

dạng hóa

> Sự hoạt động của hệ thống liên ngân hàng trong thanh toán quốc tế góp phần

vào việc tạo ra mối quan hệ trong kinh doanh giữa các quốc gia với nhau Mối

quan hệ này như chúng ta đã biết là một trong những mối quan hệ đầu tiên trên thế giới Sự phát triển của nó đã củng cố cho các quan hệ song phương và đa phương của nước ta và ngày càng phù hợp với đường lối xây dựng nên

kinh tế hiện nay của Việt Nam Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nền ngoại thương của một quốc gia Hoạt động

thanh toán quốc tế phát triển sẽ thúc đẩy thương mại quốc gia phát triển theo, từ đó giúp cho quốc gia mở rộng thị trường, giúp các doanh nghiệp tạo thế

cạnh tranh ngày càng vững mạnh trên thương trường quốc tế

Việc nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương thức thanh toán quốc tế

trong quan hệ thương mại cho phép các doanh nghiệp chủ dộng sử dụng những lợi thế của mình về lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, tiết kiệm được chi

phí và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, từ đó tạo được

uy tín của mình với các khách hàng thông qua việc thực hiện một phương thức

thanh toán có hiệu quả hợp lý

Vì thế việc nghiên cứu để nắm vững các nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một yêu câu hết sức cấp thiết đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Nhưng

quan trọng hơn là lựa chọn, cân nhắc để vận dụng phương thức thanh toán nào là

hợp lý hơn trong từng trường hợp cụ thể là một khía cạnh hết sức phức tạp, tế nhị phụ thuộc vị trí trên thương trường của từng doanh nghiệp Giải quyết được vấn

để thanh toán thì việc mua bán mới coi như đã hoàn thành Vì như Incoterms 1990, Công Ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như Luật

Thương Mại ở hầu hết các nước đều qui định : nghĩa vụ của người bán là phải

Trang 17

nghĩa vụ của người mua là phải nhận Hàng và thanh toán tiền hàng Cũng chính vì lý do này mà thanh toán luôn luôn là vấn để mà các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm đến để không phải bị trả giá, rủi ro vì

3.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế

Trong mua bán quốc tế, thanh toán là một quá trình kết thúc một thương

vụ giữa một bên là người mua và một bên là người bán Nó có những đặc điểm

Sau :

> Trước hết thanh toán quốc tế là quá trình nhận trả tiễn hàng trong giao dịch

mua bán ngoại thương giữa hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau với hệ

thống pháp luật, các phong tục tập quán và đồng tiền cũng khác nhau

> Thanh toán quốc tế chịu sự chỉ phối cùng lúc của các quốc gia khác nhau (ít nhất là hai quốc gia) bởi những hệ thống ngân hàng*fiên tệ khác nhau

> Thanh toán quốc tế phải tuân thủ nghiêm ngặt các Công Ước quốc tế về mặt

thủ tục như “Quy tắc thống nhất về hình thức nhờ thu” (Uniform Rules for Collection), “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”

(Uniform Customs and Pratice for Documentary Credits) do Phòng Thương

Mai Quốc Tế tại Paris (ICC) baR hành,

> Thời hạn thanh toán thường kéo dài hàm chứa nhiễu rủi ro như rủi ro về chính trị (chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, cấm vận, .), rủi ro trong thực hiện hợp

đồng như giao nhận, rủi ro về tỉ giá thay đổi, `

3.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chỉ yếu, rủi ro ảnh hưởng và

những ưu, nhược điểm của từng phương thức

Định nghĩa : Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu Trong quan hệ ngoại thương có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức

tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán bằng tiền mặt, Mỗi phương thức có

những ưu nhược điểm nhất định Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà hai bên mua bán thống nhất với nhau sử dụng phương thức thanh toán nào cho phù hợp, bảo đảm quyển lợi cho các bên

Trang 18

Là phương thức thanh toán đơn giản và nhanh nhất Trong phương thức này, việc thanh toán trực tiếp giữa người mắc nợ và người chủ nợ, các ngân hàng

chỉ là người trung gian thực hiện thanh toán theo ủy nhiệm hưởng hoa hồng và

không bị ràng buộc trách nhiệm gì

Vwvyv.®

Uu điểm :

Thủ tục đơn giản và nhanh chóng Phí không đáng kể

Không có vấn để không được trả tiển vì việc chỉ trả được thực hiện sau khi NH đã trích tài khoản của người ra lệnh

Nhược điểm :

Việc thanh tốn hồn tồn theo sự chủ động của người mắc nợ

Rủi ro cho nhà xuất khẩu : “

Hàng hóa không còn thuộc quyển định đoạt của mình trước khi tiền thanh toán được chuyển đến từ nhà nhập khẩu qua ngân hàng của họ

Có thể có sự giả mạo, thường sử dụng các hối phiếu thanh toán trắng bị

đánh cắp và được phát hành bởi một ngân hàng không hề tổn tại

Nhà nhập khẩu không nhận hàng dù đã đặt cọc trước một phân tiền

trong khi hàng hóa đã sản xuất rồi

Sau khi giao hàng, khách hàng thường chậm trễ trong việc thanh toán

và thường viện dẫn vấn đề chất lượng để yêu cầu giảm giá Rủi ro cho nhà nhập khẩu:

Nhà nhập khẩu phải biết chắc rằng các qui định của quốc gia mình có cho phép thanh toán tiền đến một quốc gia khác trước khi nhận được

hàng không

Năng lực và sự đáng tin cậy của nhà xuất khẩu Rủi ro xảy ra khi nhà

xuất khẩu nhận tiền ứng trước mà bỏ trốn hoặc không giao hàng

Một rủi ro cố hữu vốn có nữa (inherent risk) là dù nhà nhập khẩu có

được thỏa mãn các yêu câu mình đặt ra và có quan hệ cá nhân tốt đẹp

với nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu vẫn có thể phạm lỗi, không trả lại phần tiền mà bên nhập khẩu đã ứng trước Đây gọi là rủi ro vốn có khi

việc thanh toán xảy ra trước khi nhận hàng

Rủi ro từ các qui định ở nước nhà xuất khẩu, có thể có những hạn chế

cấm đoán của nước xuất khẩu xẩy ra trong tương lai mà không thông báo ngay tức khắc cho người nhập khẩu trong khi họ đã thanh toán

Trang 19

i -

Dù phương thức này gây nhiễu rủi ro cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất

khẩu nhưng trên thực tế giao dịch người ta vẫn áp dụng vì những lý do sau :

> Nhà nhập khẩu tạo điểu kiện khuyến khích cho bên xuất khẩu đưa

hàng vào quốc gia của mình, tạo mối quan hệ tốt đẹp lâu dài trong

tương lai

> Vị thế của mỗi bên trên thương trường hay nói cách khác ưu thế thi trường thuộc về ai

> Tiết kiệm chỉ phí, thời gian, không đòi hồi các thủ tục phức tạp như các

nghiệp vụ thanh toán khác

Phương thức này chỉ tuyệt hảo khi giữa các bên tham gia là những doanh nghiệp lớn có uy tín, đã có mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy trong kinh doanh, khi

những ngân hàng tham gia là những ngân hàng ở những nước có khả năng chỉ trả

tốt và thuộc về hệ thống kinh tế tự do được áp dụng rộng rãi ở các nước phát

triển cao «

Phương thức này thường được áp dụng để :

> Thanh toán tiền dịch vụ (cước phí vận tải, bảo hiểm, .)

> Thanh toán tiền hàng nhập khẩu có ứng trước

3.3.2 Phương thức ghỉ số (bán chiu) Open Account

Phuong thức thanh toán này được sử dụng khi trong một thương vu mua

bán quốc tế cả hai bên cùng thỏa thuận rằng nhà nhập khẩu sẽ thanh toán vào

cuối một thời điểm đã được định trước Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu, người mở tài khoản với tên của nhà xuất khẩu trên tài khoản của mình ghi

rõ trị giá hàng hóa sẽ thuộc quyển sở hữu của nhà xuất khẩu

Vào cuối một thời điểm đã được định trước, chẳng hạn như một tháng, bên

nhập khẩu sẽ thanh toán đối với số hàng hóa đã nhận, và bên xuất khẩu lại có

thể tiếp tục giao hàng trên cơ sở việc thanh toán sẽ được thực hiện vào cuối của

mỗi tháng

Với phương thức này hàng hóa sẽ được gởi trực tiếp đến nhà nhập khẩu

hoặc theo lệnh của nhà nhập khẩu kể cả các chứng từ như Invoice, Bill of

Lading, Insurance Certificate, Do vậy nó đòi hỏi có sự tín nhiệm cao giữa hai bên cũng như là mối quan hệ kinh doanh thường xuyên và liên tục giữa họ

Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp một công ty con cung cấp hàng hóa về cho một công ty mẹ, và cũng được áp dụng giữa các nước

Trang 20

trong khối Liên Hiệp Châu Âu, nơi có sự thỏa thuận rõ ràng đối với sự tự do chu

chuyển hàng hóa và tiền tệ

» >

Rủi ro cho nhà xuất khẩu : Mất quyển kiểm soát hàng hóa

Hàng hóa được chuyển đi và việc thanh toán không được thực hiện tại

thời điểm chuyển đi

Có thể khơng được thanh tốn kể cả sau thời điểm đã được định trước

VÌ:

" _ Nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc:

"Quốc gia nước người nhập khẩu không cho phép chuyển tiễn đến nước người xuất khẩu

Khi việc thanh toán không được thực hiện, người xuất khẩu khó thể lấy

lại được hàng hóa từ nước người nhập khẩu

Các thuận lợi của phương thức ghi sổ đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu : Dù có những bất lợi rõ ràng nhà xuất khẩu vẫn có

thể chọn phương thức này như là một phương thức thương mại bán chịu,

chẳng hạn như trong khối EU Ngoài ra nó có thể là phương thức thích hợp duy nhất khuyến khích nhà nhập khẩu bước đầu làm ăn để xây

dựng mối quan hệ thương mại lâu dài với doanh số ngày càng tăng mà

nếu áp dụng các phương thức thanh toán khác có thể sẽ không mang

lại được l

Nhà nhập khẩu : Đứng trên góc độ nhà nhập khẩu, việc thanh toán

chưa được thực hiện tại thời điểm nhận hàng Do vậy nhà nhập khẩu có

thể bán lại số hàng hóa trên cho người khác để thu xếp cho việc thanh toán

Thuận lợi đối với cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu là không có

ngân hàng nào liên quan đến việc xử lý các chứng từ và giảm nhẹ các thủ tục do vậy tiết kiệm được chỉ phí Tuy nhiên rủi ro đối với nhà xuất

khẩu là toàn bộ và điều này nhà xuất khẩu cần phải luôn luôn ghỉ

nhớ

3.3.3 Phương thức nhờ thu (Colleetions)

Trang 21

Không giống như hai phương thức thanh toán trên, ở đây vai trò của các

nhập khẩu ít nhiều được liên quan như là các đại lý trong việc thanh toán và chuyển tiền nhất là đối với nhập khẩu nhờ thu có trách nhiệm lớn hơn

Có hai khái niệm trong phương thức nhờ thu :

3.3.3.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection)

Nhờ thu trơn là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng và bộ

chứng từ nhận hàng cho nhà nhập khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người nhập khẩu mà không kèm theo điều kiện gì

e_ Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

»> Với cách này, nhà xuất khẩu mất quyển kiểm soát hàng hóa, khơng được

thanh tốn hoặc đảm bảo thanh toán tại thời điểm hàng hóa được chuyển

đi bi

> Cũng như trong thương vụ ghỉ sổ, rủi ro là toàn bộ đối với nhà xuất khẩu

vì nhà nhập khẩu có thể không trả tiền hoặc kể cả khi nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng các qui định của nước nhà nhập khẩu lại không

cho phép thanh toán đến nước người xuất khẩu

> Ngoài ra khi việc thanh toán bị từ chối nhà xuất khẩu cũng khó thể thu

hôi lại hàng hóa của minh ~

e« Nhược điểm

> Phương thức này có nhược điểm là hồn tồn khơng đảm bảo quyền lợi

cho nhà xuất khẩu vì việc thanh tốn hồn tồn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu, thời gian thanh toẩn chậm, các ngân hàng chỉ đơn

thuần là người trung gian không có trách nhiệm gì đối với cả bên xuất

khẩu lẫn bên nhập khẩu

se Trường hợp áp dung:

> Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu tin cậy lẫn nhau hoặc hai bên trong

cùng nội bộ công ty

> Ding để thanh toán các khoản giao dịch đơn giản, số tiền không lớn

như cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,

3.3.3.2 Nhờ thu đổi chứng từ (Documentaty Collection) Định nghĩa : Là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gởi hàng và hối

Trang 22

phiếu) nhờ ngân hàng thu hộ tiền bán hàng với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gởi

hàng cho người nhập khẩu để họ nhận hàng

Tùy theo thời hạn trả tiền, phương thức này chia làm hai loại : a Nhờ thu trả tiên đổi chitng tit (documents against payment D/P)

Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay

Trong trường hợp này, trách nhiệm của ngân hàng bên nhập khẩu (ngân hàng nhờ thu) bị ràng buộc : người nhập khẩu chỉ được nhận hàng khi đã thu

xếp việc thanh toán Do vậy, mặc dù người xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa, họ vẫn duy trì được quyển sở hữu hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu từ chối không nhận hàng miễn là tất cá các chứng từ gốc cần thiết cho việc nhận hàng được giữ lại ở ngân hàng nhờ thu Rủi ro đối-với người xuất khẩu được

tối thiểu hóa

b Nhờ thu chấp nhận déi chitng ti (documents against acceptance D/A)

Được sử dụng trong trường, hợp mua chịu Trình tự tiến hành D/A cũng

giống như D/P, chỉ có một điểm khác là người nhập khẩu chỉ phải ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu sẽ được ngân hàng nhờ thu trao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng Đến kỳ hạn trả tiền ghi trên hối phiếu, người nhập khẩu sẽ chuyển trả tiền cho người xuất khẩu theo phương thức thích hợp

Trong trường hợp này, điều quan trọng cần lưu ý là trách nhiệm của ngân hàng nhờ thu không bị ràng buộc như trong D/P và rủi ro cho người xuất khẩu

là toàn bộ khi người nhập khẩu khơng thanh tốn khi đến hạn, hoặc quốc gia

nhà nhập khẩu không cho phép thanh tốn Vì khơng hiểu đúng vai trò của

ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người mua) theo phương thức này, tưởng rằng họ

sẽ có trách nhiệm thay mặt nhà nhập khẩu thanh toán khi đến hạn mà một số nhà

xuất khẩu Việt Nam đã giao hàng và phải gánh chịu toàn bộ rủi ro khi người

nhập khẩu khơng thanh tốn Phần sau sẽ trình bày dẫn chứng điển hình xây ra

trong thực tế về phương thức thanh tốn này

« _ Rủi ro đối với nhà xuất khẩu trong Documentary Colleetion

So véi Clean Collection, Documentary Collection dam bdo hon vi ngén hang

đã thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ Tuy vậy, nha xuất khẩu thông

qua nhập khẩu chỉ mới khống chế được quyển định đoạt hàng hóa chứ không

Trang 23

I

khống chế được sự trả tiền của nhà nhập khẩu; phương thức này vẫn còn có

những rủi ro, bất lợi khác cho nhà xuất khẩu như :

>_ Người nhập khẩu có thể viện dẫn lý do không nhận chứng từ khi việc kinh

doanh của họ không được thuận lợi (thị trường bất lợi cho họ, điều kiện cạnh tranh, tài chính, .)

> Quyển sở hữu hàng hóa vẫn thuộc người xuất khẩu nhưng hàng hóa lại

nằm ở nước người nhập khẩu Người xuất khẩu phải tốn kém chỉ phí để tiêu thụ hàng hóa nơi khác hay chuyển về nước

> Thời gian thu hồi tiền chậm, vốn bị ứ đọng khi người nhập khẩu kéo dài

việc trả tiền bằng cách chưa nhận hàng hóa

e Thuận lợi của phương thức nhờ thu

Nhà xuất khẩu :

> Chỉ phí thấp -

> Ngân hàng nhà xuất khẩu hành xử như là đại lý cho họ

> Ngân hàng nhờ thu được chọn bởi ngân hàng nhà xuất khẩu ở nước

người nhập khẩu để thu xếp việc thanh toán cũng hành xử như là đại lý của ngân hàng nhà xuất khẩu

> Các bước của tiến trình nhờ thu được phù hợp theo luật quốc tế chẳng

hạn như Qui Tắc Thống Nhất về Nhờ Thu ICC Uniform Rules for

Collections (URC 522) và thông lệ quốc tế của ngân hàng Điều này có nghĩa nhà xuất khẩu có sự hổ trợ tốt hơn để đòi tiền nhà nhập khẩu khi

họ khơng thanh tốn nếu so với phương thức Open Account

Nhà nhập khẩu :

> Chỉ phí ngân hàng thấp

> Việc thanh toán được thực hiện chỉ sau khi hàng hóa đã đến nước nhà nhập khẩu

> Hoàn toàn chủ động trong việc nhận hàng và thanh toán, tránh được rủi

ro về lừa đảo, giả mạo chứng từ, hàng hóa không phù hợp qui cách,

phẩm chất,

3.3.4 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against

Documents - CAD),

Để khắc phục những điểm bất lợi cho nhà xuất khẩu trong phương thức Advance Payment và Open Account, trong giao dịch mua bán quốc tế gần đây người ta còn áp dụng phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD)

Trang 24

CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (Trust Account) với mức ký quỹ thường là 100% để

thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình

bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh tốn

¢ Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:

Với phương thức này, ngoài việc có ưu điểm là chỉ phí thấp, nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro, bất lợi như :

> Hàng hóa giao không phù hợp về qui cách, phẩm chất đã thỏa thuận

trong hợp đồng :

> Lừa đảo, giả mạo chứng từ tăng lên khi việc kiểm tra chứng từ chỉ thực

hiện ở một ngân hàng nhà xuất khẩu nếu so với phương thức tín dụng Ỉ chứng từ (ở cả hai ngân hàng)

> Bị đọng vốn kinh doanh kể từ lúc ký quỹ chỗ đến lúc nhận hàng đến

100% giá trị lô hàng

e_ Phương thức này được áp dụng khi :

> Quan hệ bạn hàng thân tín, lâu năm giữa hai bên đặc biệt là sự tin

tưởng của nhà nhập khẩư đối với nhà xuất khẩu

> Ưu thế thị trường thuộc về nhà xuất khẩu (hàng khan hiếm, độc quyền, ), khả năng sinh lợi nhuận cao cho nhà nhập khẩu

3.3.5 Phương thức trả tiền mặt (In Cash),

Đây là phương thức mà nhà nhập khẩu thanh toán bằng tiền mặt cùng lúc

khi đơn đặt hàng được xác nhận hoặc khi hàng hóa chuẩn bị được giao

se _ Rủi ro cho nhà nhập khẩu:

> Bi dong vốn kinh doanh, không thể bán lại trước lô hàng cho người khác được > Hàng hóa giao không phù hợp về qui cách, phẩm chất, số lượng theo yêu cầu > Có thể bị cấm đoán, vi phạm chế độ quản lý ngoại hối bằng tiền mặt của quốc gia mình

Phương thức này ít khi được áp dụng trong hợp đồng ngoại thương, nó có

thể được dùng để thanh toán các khoản chênh lệch không đáng kể, lô hàng có trị

giá nhỏ

Trang 25

3.3.6 Phương thức ký gởi

Là phương thức mà hàng hóa đuợc nhà XK gởi tới nhà NHẬP KHẨU đà

một đại lý tiêu thụ nào đó) nhưng chưa được thanh toán cho đến khi hàng được

bán

e Các thuận]ợi :

= Nha xuất khẩu: Đảm bảo có nơi tiêu thụ hàng hóa của mình ở nước

ngoài

* Nhà nhập khẩu: Có thể kinh doanh mà không cân vốn Rủi ro cho nhà xuất khẩu:

Bị đọng vốn

Khó kiểm soát được tính trung thực của nhà đại lý

Hàng không tiêu thụ được có thể bị trả lại hay.bị đề nghị giảm giá

Các luật lệ phức tạp, qui chế quản lý ngoại hối ở nước nhà đại lý

VVVV

3.3.7 Phương thức thanh toán bằng mậu dịch hai chiều (Barter)

Đây là phương thức mà nhà xuất khẩu đồng ý mua lại hàng hóa nào đó

của nhà nhập khẩu theo một tỉ lệ mà họ đã bán được

e Rdiro dem lai

Bất lợi của phương thức này thường là hàng hóa và trị giá hàng không được hai bên giao cùng lúc để có thể thanh toán bù trừ, từ đó dẫn đến các rủi ro như :

Nguy cơ bị khách hàng giật nợ cao

Vốn bị chiếm dụng

Giá hàng trả nợ thường bị kê lên cao hơn so với việc mua bán trực tiếp

Hàng bên giao trước thường bị bên kia chỉ trả lại trên số hàng hóa còn lành lặn, còn tốt về qui cách phẩm chất, còn ngược lại do trong quá trình

vận tải họ không chịu, ngòai ra sau khi kiểm hàng họ còn khấu trừ hoặc

giảm giá đối với những sản phẩm họ cho là hàng kém phẩm chất

VVVV

Phương thức thanh toán này cổ điển nhưng ngày nay vẫn được áp dụng

chiếm khoảng 5% mậu dịch thế giới, khoảng 160 tỉ USD mỗi năm do:

> Người mua là những nước nghèo, thiếu ngoại tệ để thanh toán nhưng muốn bán hàng chủ yếu là nguồn tài nguyên quốc gia mình hoặc sản

Trang 26

> Người bán là những nước công nghiệp lớn cần thị trường để tiêu thụ hàng hóa của mình và tận dụng tài nguyên của nước nghèo

3.3.8 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được áp dụng

phổ biến nhất, đó là phương thức tín dụng chứng từ Mọi giao dịch chứng từ đều

được chỉ dẫn bởi các qui tắc được tập hợp thành Bản Điều Lệ và Thực Hành Thống Nhất về Tín Dụng Chứng Từ, “The Uniform Customs & Practice for

Documentary Credits” Đây không phải là Bộ Luật Quốc Tế mà chỉ là những qui

tắc do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành Văn bản đầu tiên được xuất bản

vào năm 1933 Sau đó nó được nhiều lần sửa đổi, bổ sung với mục đích theo kịp sự phát triển chung của nên mậu dịch, nền công nghiệp vận tái và truyền thông

trên thế giới Văn bản mới nhất thường được áp dụng hiện nay dưới tên gọi tắt là

ICC-UCP500 có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 UCP 50Øban hành năm 1993 được

coi là bản sửa đổi toàn diện và sâu sắc nhất nhưng cũng được xem là khó hiểu và

khó vận dụng nhất đối với các người mở, người hưởng, các ngân hàng liên quan Từ đó cũng đã phát sinh nhiều rủi ro, nhiều tranh chấp giữa các bên liên quan

trong phương thức này

Việc áp dụng UCP 500 không thể máy móc, mà phải tùy từng tình huống,

sự việc và phải xét đến tính lôgic của vấn để Chúng là những qui định khá lỏng lẻo và không bao quát hết tất cả các giao dịch tín dụng chứng từ vốn đa dạng và

rất phức tạp Thí dụ nếu tín dụng thư yêu cầu Chứng từ Bảo hiểm được lập theo

hình thức chuyển nhượng (Assignable Form) thì bắt buộc người mua bảo hiểm

(the Insured — tức người hưởng tín dụng thư) phải ký hậu để chuyển giao quyển được bồi thường tổn thất hàng hóa (nếu có) cho người mở Ngược lại, ngân hàng có quyển xem là bất hợp lệ và từ chối thanh toán mặc dù trong nội dung tín dụng thư không đề cập đến ký hậu của Chứng từ Bảo hiểm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong

đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng - Issuing bank) theo yêu cầu của

khách hàng (người xin mở thư tín dụng - Applicant) cam kết sẽ trả một số tiền

nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng - Beneficiary) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình (hoặc thông qua ngân hàng của mình, ngân

hàng thông báo - Advising bank) cho ngân hàng mở một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định để ra trong thư tín dụng - Letter of Credit (L/C)

Trang 27

So với các phương thức khác như Advance Payment, Open Account, sự tham gia của ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ, chỉ hộ; so với Collections, vai trò của ngân hàng có cao hơn hành xử như là một đại lý của các bên nhưng họ cũng không phải chịu trách nhiệm riêng rẻ của chính mình trong việc đảm bảo các khoản thanh toán thì vai trò của các ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ không còn thụ động mà họ phải cam kết chịu trách nhiệm thanh toán của chính mình Đây là ưu điểm lớn nhất của nó:

> Đảm bảo cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa

mà họ đã cung ứng được; đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền phải thanh toán

Một ưu điểm nữa là nó không bị lệ thuộc vào cái gọi là “luật địa phương ” để

can trở tính độc lập của ngân hàng mà tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế về

thực hành ngân hàng “Standard International Banhập khẩuing Practice ” Có 3 mối quan hệ phát sinh khi sử dụng phương thức này làm phương tiện thanh toán :

1 Mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu được cụ

thé qua cdc diéu kiện, điều khoản trong hợp đồng mua bán, trong đó có điều khoản thanh toán bằng tín dụng chứng từ

Mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhập khẩu như người xin mở tín dụng thư và ngân hàng bên nhập khẩu, ngân hàng đồng ý phát hành tín dụng

thư nhân danh người mua Điều cần chú ý trong mối quan hệ này là sự

cam kết thanh toán của người mua đối với các khoản nợ mà ngân hàng

phát hành đã thanh ton theo diéu kiện của tín dụng thư

Mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhập khẩu, ngân hàng bên nhập khẩu

và nhà xuất khẩu, người hưởng lợi tín dụng thư Điểm đặc thù quan

trọng ở đây là mặc dù nó bắt nguồn từ 2 mối quan hệ trên nhưng nó là

một nghĩa vụ độc lập được cam kết của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi và là cơ sở đảm bảo cho việc thanh toán Nhà xuất

khẩu không phải lo ngại về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu

Sự cam kết này còn độc lập với bất cứ hợp đồng nào giữa các bên liên

quan đến hàng hóa, dịch vụ mà ta sẽ tìm hiểu qua phần thư tín dụng

THU TIN DUNG (LETTER OF CREDIT- L/C)

Khái niệm : L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu

của người xin mở cam kết trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi trong

Trang 28

một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các

điều khoản qui định trong đó

L/C là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán quốc tế, nó ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu , ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, Không có nó, phương thức này cũng không được hình thành Các tranh chấp

trong vấn để thanh toán giữa các bên có liên quan chủ yếu được dựa trên nội

dung của L/C Còn hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý giữa nhà xuất khẩu và nhà

nhập khẩu mà thôi L/C hoạt động theo hai nguyên tắc sau :

1 Độc lập : L/C hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi mở, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồn mua bán Ngân hàng mở

L/C chỉ căn cứ vào L/C mà thôi Điều này được qui định rõ trong điều 2, 3 của UCP 500: ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán chỉ căn cứ trên bề

mặt chứng từ được xuất trình, hồn tồn khơng quan tâm đến hợp đồng

mà cũng không quan tâm đến hàng hóa thực Đây cũng là nhược điểm

của phương thức này

2 Tuân thủ nghiêm ngặt : ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ thanh toán khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C Nếu ngân hàng không phát hiện những sai biệt - discrepancies, thanh toán nhầm, ngân

hàng sẽ phải chịu trách nhiệm

Trong thanh toán quốc tế ta có các loại L/C thông dụng sau : Tín dụng thư có thể hủy bỏ (Revocable L/C)

Tín dụng thư không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C)

Tín dụng thư không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)

Tín dụng thư không thể hủy bỏ và miễn truy đòi (Irrevocable without

recourse L/C)

5 Tín dụng thư tuần hoàn (Revolving L/C) : có ưu điểm là tiết kiệm chỉ phí dịch

vụ ngân hàng cho nhà nhập khẩu khi thực hiện nhập hàng nhiều lần, mặt

hàng thủ tục ổn định Tuy nhiên việc kéo dài thư tín dụng sẽ làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập

khẩu mất khả năng thanh toán

Tín dụng thư đối ứng (Reciprocal L/C)

Tín dụng thư dự phòng (Stand By L/C)

Tín dụng thư thanh toán chậm (Deferred L/C)

Trang 29

11.Tín dụng thư chuyển nhượng (Transferable L/C)

Về phương diện thời gian, thủ tục thanh toán ta cần chú ý các cách phân loại sau khi sử dụng L/C :

1 Thư tín dụng thanh toán (Payment Credits)

2 Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance Credits)

5:

4 Thư tín dụng không thể thương lượng (Non-Negotiation Credits/Straight Thư tín dụng thương lượng (Negotiation Credits)

Credits)

5 Thư tín dụng nhờ thu (Collection Credits)

Thư tín dụng có điểu khoản cho phép bổi hoàn “bằng điện (TTR Credits - Telegraphic Transfer Reimbursement)

Thư tín dụng không có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện (Non - TTR

Credits - Telegraphic Transfer Reimbursement)

»_ Các nhược điểm, rủi ro của phương thức tín đũng chứng từ đối với nhà

xuất khẩu :

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng

nhiều nhất vì nó đảm bảo quyển lợi cho nhà xuất khẩu trong thanh toán Tuy

nhiên đây không phải là phương thức thanh tốn an tồn tuyệt đối cho nhà xuất khẩu Nó có những nhược điểm va những rủi ro của nó :

> Dodi hỏi nhà xuất khẩu phải hết sức am tường không chỉ về nghiệp vụ thanh

toán quốc tế mà còn các lĩnh vực khác như ngoại thương, vận tải, bảo hiểm,

mà không phải nhà xuất khẩu nào cũng đáp ứng được

Phương thức tín dụng chứng từ khiến họ mất nhiễu thời gian công sức và chỉ

phí để lập và hoàn chỉnh một bộ chứng từ theo đúng như điều kiện qui định trong L/C Do nhà nhập khẩu thường đưa vào L/C những điều khoản nghiêm

ngặt để đảm bảo qui cách phẩm chất của hàng hóa Mọi yếu tố không chính

xác trên chứng từ đều phải được sửa chữa, bổ sung Việc sửa chữa, bổ sung

chứng từ khiến người bán phải tốn thêm chỉ phí, thời gian; có thể có những

chứng từ bất hợp lệ không thể sửa được và có thể chịu rủi ro xuất trình chứng

từ trễ hạn Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn phải chịu chỉ phí xác nhận L/C nếu họ

muốn nhận tiền ngay trong trường hợp bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ Phí này thường rất cao và được tính cho từng bộ chứng từ Hiện nay phí xác nhận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông thường là 0,125% - 0,25%/qui Phương thức tín dụng chứng từ gây khó khăn về thủ tục, chỉ phí cho nhà nhập

khẩu Do đó, nếu nhà nhập khẩu tìm được một người bán khác chào cùng một

Trang 30

mặt hàng và không yêu câu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

thì nhà xuất khẩu sẽ có nguy cơ mất cả mối hàng lẫn khách hàng

Do L/C chỉ căn cứ trên chứng từ để quyết định việc thanh toán nên nhà nhập

khẩu có thể vịn vào những sai sót nhỏ nhặt trên bộ chứng từ do ngân hàng tìm

ra để từ chối hay trì hỗn việc thanh tốn hoặc thương lượng xin giảm giá mặc dù hàng hóa hoàn toàn không có khuyết điểm

Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành L/C phá sản hoặc không có uy tín thanh

tốn

Ngồi ra, ta cịn có những rủi ro, bất lợi đặc thù khác đối với nhà xuất

khẩu khi bán hàng qua trung gian thanh toán bằng Transƒerable L/C :

1; Người đối tác không phải là người chịu trách nhiệm thanh toán Nhà xuất

khẩu không có thông tin từ người mua cuối cùng về qui mô hoạt động, uy tín,

sự trung thực của họ Nhà xuất khẩu chỉ có thể đơn phương dựa vào sự đánh

giá của người trung gian về danh tiếng, khả năng thanh toán của người mua

cuối cùng

Về mặt thủ tục thanh toán, nhà xuất khẩu không thể chủ động hoàn toàn mà

còn phụ thuộc hành động của người hưởng lợi thứ nhất (nhà trung gian) và

ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank)

Về mặt lập chứng từ thanh tốn, họ khơng thể chủ động mà lệ thuộc rất lớn

vào người mở L/C và người hỮởng lợi thứ nhất Đôi khi nhà xuất khẩu đã hoàn chỉnh tuyệt đối bộ chứng từ giao hàng, nhưng vẫn bị ngân hàng phát hành coi là bất hợp lệ vì làm sao họ biết được L/C được chuyển nhượng và

L/C gốc đều như nhau khi mà người hưởng lợi thứ nhất có quyển không thông

báo các sửa đổi L/C cho họ, người hưởng lợi thứ hai? Hơn nữa, do lỗi về mặt nghiệp vụ của ngân hàng chuyển nhượng, hoặc lỗi của người hưởng lợi thứ

nhất trong việc lập chứng từ thay thế như hóa đơn, hối phiếu cũng sẽ bị ngân

hàng phát hành từ chối Người hưởng lợi thứ nhất do sự thiệt hại không đáng

kể hoặc vô hại của mình thường không quan tâm đúng mức đến những bất lợi của L/C gốc đã mở Và như vậy mọi lỗi lầm, thiếu thận trọng của người trung gian sẽ là hậu quả mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu

Ngân hàng chuyển nhượng không có trách nhiệm gì trong việc chiết khấu,

thanh toán Đơn giản họ chỉ là ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

Việc chiết khấu tín dụng thư chuyển nhượng rất khó so với phương thức thanh

toán tín dụng chứng từ khác, chủ yếu tày thuộc mối quan hệ giữa ngân hàng

với khách hàng (người hưởng) Yếu tố ngân hàng phát hành và người mở chỉ

là thứ yếu Đây là điểm khác biệt mà nhà xuất khẩu phải lưu ý

Khó nhận được sự tài trợ vốn từ ngân hàng của mình

Trang 31

7 Thời gian được thanh toán từ ngân hàng phát hành kéo dài, phải chịu đọng vốn hoặc phải chịu phát sinh thêm lãi vay và thường phải chịu thêm các chỉ phí trong các nghiệp vụ ngân hàng mà nhà xuất khẩu không lường trước được trong giá thành sản phẩm của mình khi đàm phán về giá cả

8 Nếu nhà xuất khẩu là người đàm phán nhưng không phải là người ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, không am hiểu kỹ thuật thanh toán ngoại thương mà

phải ủy thác cho đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp thì rủi ro sẽ

tăng lên rất nhiều Do họ không trực tiếp đàm phán, hơn nữa họ chỉ làm dịch vụ hưởng phí ủy thác, không phải vì quyền lợi, trách nhiệm chính của họ nên

việc lập bộ chứng từ thanh tốn hồn hảo khơng phải là việc dễ dàng dẫn đến bộ chứng từ bất hợp lệ, bị từ chối thanh toán, trừ tiền, giảm giá, từ ngân hàng phát hành, từ người mua cuối cùng là rất cao gây thiệt hai đáng kể cho

nhà xuất khẩu

Thực tế hiện nay, theo tài liệu tổng kết của ICC thì đa số các trường hợp

rủi ro mất vốn, gây đọng vốn cho nhà xuất khẩu Ầngười nhận L/C chuyển

nhượng), thậm chí không được thanh toán thường rơi vào các L/C chuyển nhượng như ICC đã nhận định : “Tín dụng thư chuyển nhượng như là một cái bẫy” Bởi vì các L/C chuyển nhượng thường qui định khi nào thu được tiền từ người mở ban

đâu mới chuyển trả cho người được chuyển nhượng, đồng thời L/C cũng thường

qui định là tất cả các khoản phí ngân hàng, do người nhận chuyển nhượng chịu Ví dụ trong một Thông Báo chuyển nhượng, ngân hàng chuyển nhượng đã ghi: > “4THE ISSUING BANK COMMISSION AND CHARGES FOR

AMENDMENTS (WHICH HAVE BEEN RECONSTRUCTED IN THIS TRANSFERRED L/C) ARE FOR TRANSFEREE’S ACCOUNT AND WILL BE DEDUCTED UPON UTILIZATION - 4 Hoa héng va cdc chi phi tit ngan hàng phát hành cho các tu chỉnh (mà chúng đã được tdi chỉ thị trong Tín Dụng Thư chuyển nhượng này) được tính vào tài khoản người được chuyển nhượng và sẽ được khấu trừ dựa trên việc có sử dụng ”

» “5 ALL BANKING CHARGES OUTSIDE THAILAND INCLUDING

OPENING BANHAP KHAU CHARGES (IF ANY) ARE FOR TRANS FEREE’S ACCOUNT - 5 Tat cả các khoắn phí tổn ngân hàng ngoài

lãnh thổ Thái Lan kể cả phí tổn từ ngân hàng mở (nếu có) được tính vào tài

khoản người được chuyển nhượng ”

>» “8 PROCEEDS OF PAYMENT WILL BE REMITTED AS PER YOUR INSTRUCTION AFTER RECEIPT OF PAYMENT FROM OPENING

BANHẬP KHẨU - 8 Tiến trình của việc thanh toán sẽ được chuyển trả như

theo chỉ thị của quý ngân hàng sau khi có biên nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành ”

Trang 32

Như vậy, nếu nhà xuất khẩu không kiểm tra kỹ hoặc cho qua các điều

khoản này thì việc chậm thanh toán và phải gánh chịu các khoản phí không thể

lường trước được là tất yếu xảy ra Ta có thể minh họa một thực tế phát sinh của một nhà xuất khẩu Việt Nam khi thực hiện tín dụng thư chuyển nhượng tại ngân

hàng Hongkong (Hongkong Bank) chỉ nhánh thành phố Hồ Chí Minh qua số liệu Sau:

Chỉ tiêu Dự kiến Phát sinh

1 Trị giá hàng xuất 47.250 USD 47.250 USD 2 Chỉ phí 316 USD 907 USD * Lãivay (42500*70%*9.5%/năm) 236 USD : 472 USD (01 tháng) (Kéo dài 02 tháng) * Phi telex (30USD/ban) 60 USD 150 USD (Phát sinh ở ngân hàng PH + CN) * Phí thông báo TDT 20 USD a“ 20 USD * Phi NH CN (0.125%/giá trị) 0 USD 60 USD * Chứng từ bất hợp lệ (35 USD) 0 USD 205 USD 3 Còn lại 46934 USD 46303 USD

(Đính kèm : * Hối phiếu thanh toán - Phụ Lục 1)

* Biểu phí dịch vụ Thanh Toán Quốc Tế Hongkong Banhập khẩu ) Phát sinh ngoài dự kiến : 46934 - 46303 = 631 USD, chiếm tỉ lệ đến

631/47250 = 1.34% trên doanh thu Đây quả là một thiệt hại không nhỏ cho nhà

xuất khẩu nằm ngoài dự kiến, ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của họ

Mặt khác không loại trừ trường hợp ngân hàng chuyển nhượng “cắc cớ”

cố tìm những sai sót chứng từ để trì hoãn việc trả tiền Không phải họ “hiếu thiện ý” trả tiền mà là “chờ nhận được từ người mở đầu tiên” sẽ trả Vì vậy đối

với nhà xuất khẩu việc kiểm tra chặt chẽ trước khi chấp nhận các tín dụng thư chuyển nhượng là điều không thể thiếu được

s Lợi điểm đối với nhà nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng

chứng từ

Nhà nhập khẩu khi sử dụng phương thức thanh toán quốc tế họ có những

điểm lợi sau:

> Được ngân hàng bảo lãnh tín dụng thanh toán

> Được ngân hàng giúp kiểm tra tính hợp lệ chân thực của bộ chứng từ thanh

toán do ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển tới

Trang 33

¢ Rui ro bất lợi đối với nhà nhập khẩu khi sử dụng phương thức thanh

toán quốc tế

Tuy nhiên thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phải là

đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhà nhập khẩu Dưới đây là những nhược điểm,

rủi ro thường gặp :

> Phương thức tín dụng chứng từ khiến họ mất nhiều thời gian và chỉ phí trong

việc mở, tu chỉnh L/C và lập các thủ tục xin vay, thế chấp hoặc xin bảo lãnh Đôi khi ngân hàng phát hành còn yêu cầu họ ký quỹ trước toàn bộ trị giá L/C

để phòng tránh rủi ro Ta có thể xem bản so sánh chỉ phí giữa phương thức tín

dụng chứng từ và thanh toán T/T của một doanh nghiệp Việt Nam trong phần

Phụ Lục 1 để cân nhắc khi lựa chọn phương thức này

> Ngoài ra, trong phương thức tín dụng chứng từ nhà nhập khẩu chỉ căn cứ trên bộ chứng từ hoàn hảo để thanh tốn mà khơng biết là hàng giao có đúng với

yêu cầu không hoặc lô hàng đó có thực hay không 2-Do đó nhà nhập khẩu rất

Sợ rủi ro sau khi thanh toán bộ chứng từ mà không thấy hàng hoặc không

nhận đúng hàng mình mong muốn Thực tế đã phát sinh chứng từ giả mạo, sử

dụng tín dụng thư giả gây thiệt hại nặng nề cho nhà nhập khẩu và ngân hàng của họ Mà nguyên tắc thanh toán giữa các bên trong phương thức giao dịch tin dụng chứng từ lại là “¿anh toán trước, tranh cãi sau — first payment, later argument” Những vụ gian lận, lừa đảo thường được bên đối tác nước ngoài nhắm vào các công ty xuất nhập khẩu các tỉnh ở Việt Nam ít kinh nghiệm,

không am hiểu thấu đáo về nghiệp vụ ngoại en thanh toán quốc tế, nhất

là về tín dụng chứng từ

> Các rủi ro khác nhà nhập khẩu phải đối mặt như : hãng tàu vận chuyển không tin cậy, hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển do xếp hàng không cẩn thận, không đúng qui cách, v.v

Tóm lại, trong mua bán quốc tế, đặc biệt là trong việc lựa chọn phương

thức thanh toán, thường thì nếu một phương thức bảo đảm an toàn, thuận lợi cho phía nhà nhập khẩu thì sẽ tăng rủi ro cho phía nhà xuất khẩu, và ngược lại Vì vậy để đảm bảo công bằng, cả hai bên thường chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 500 Nhưng chúng ta biết UCP 500 chỉ là các qui ước có

tính chất quốc tế mà mỗi ai vào cuộc đều phải chịu sự ràng buộc Nó có luật chơi riêng của nó UCP 500 chỉ là Qui tắc cho giao dịch ngân hàng có tính chất toàn

cầu, nó không thể đối ngược hoặc vượt lên trên luật của mỗi quốc gia UCP 500

sẽ là con dao hai lưỡi đối với những người không biết cách chơi Diéu này càng

đặc biệt quan trọng đối với L/C chuyển nhượng Vấn để quan trọng và cơ ban

nhất đối với cả nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu là chọn đúng đối tác kinh

Trang 34

chứ không phải là chọn phương thức thanh toán Nhà xuất khẩu có thể sẽ bị từ

chối thanh toán chỉ vì một lỗi rất nhỏ, thậm chí sai một chữ cái trong bộ chứng từ thanh toán Sẽ là ngây thơ, ấu trĩ và sai lầm nếu ai tin ring L/C sẽ là tấm chắn an toàn tuyệt đối cho nhà xuất khẩu L/C chỉ là một loại giấy tờ không hơn không

kém trong trường hợp ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hay phá sản

mà nhà nhập khẩu lại không có uy tín, không sẵn sàng đứng ra gánh chịu, trả tiền

cho nhà xuất khẩu Bởi vì trong hầu hết các trường hợp, điều khoản trong hợp đông được lập ra sao cho nghĩa vụ thanh toán của nhà nhập khẩu chỉ là mở một

tín dụng thư không thể hủy bỏ, do vậy nhà xuất khẩu sẽ không có sự trông cậy vào nhà nhập khẩu, vì nghĩa vụ trả tiền của họ đã được thực hiện qua việc phát hành thư tín dụng Cũng vậy L/C hồn tồn khơng tạo ra một khả năng bảo vệ

quyền lợi cho nhà nhập khẩu khi nhà xuất khẩu là kẻ lừa đảo Ngân hàng chỉ căn

cứ trên bể mặt chứng từ, mà chứng từ lại có thể làm giả mà chứng từ giả lại luôn luôn được làm “sạch” Đây cũng là mặt trái của phương thức thanh toán tin dung chứng từ

Tuy nhiên, L/C bảo vệ cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tránh được rủi ro

do những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ý muốn, hoặc những nguyên nhân

không phải lừa đảo từ phía đối tác Đây là tính ưu việt của L/C so với các phương thức thanh tốn nhờ thu, chuyển*đên, L/C sẽ là phương tiện thanh toán thuận

tiện và an toàn nhất cho những ai hiểu rõ và vận dụng nó chính xác, linh hoạt

trong thực tiễn giao dịch chứng từ

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu, phân tích cụ thể các rủi ro, bất hợp lệ

trong bộ chứng từ thanh toán đối với phương thức thanh toán kèm chứng từ và

những tranh chấp điển hình của chúng

Trang 35

CHƯƠNG HAI : CÁC RỦI RO, CÁC DẠNG TRANH

CHẤP TRONG MUA BÁN QUỐC TẾ VỀ PHƯƠNG

THỨC THANH TOÁN THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1 MỘT SỐ RỦI RO, BẤT HỢP LỆ THÔNG DỤNG TRONG BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bất hợp lệ là những nội dung được thể hiện trên mặt chứng từ cho thấy sự không thống nhất với yêu câu của L/C hoặc không thống nhất giữa các chứng từ với nhau Có thể chia bất hợp lệ thành hai loại dù chỉ mang tính chất tương đối:

> Bất hợp lệ gây ra do sơ suất trong lúc lập chứng từ : thường là đánh hoặc viết

nhem số hay chữ, hoặc sai lỗi chính tả

> Bất hợp lệ gây ra do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng như L/C yêu

cầu

Các doanh nghiệp cân lưu ý là không thể xếp loại bất hợp lệ nào là quan

trọng, bất hợp lệ nào là không quan trọng Vì đã là bất hợp lệ thì có những ảnh

hưởng đến việc thanh toán Vấn để ở đây là tùy tình huống cụ thể mà tác dụng của bất hợp lệ có khác nhau

Nói chung một chứng từ bất hợp lệ có thể được thanh toán hay không là tùy vào thiện chí của nhà nhập khẩu, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên

mua bán Nếu nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì mọi việc tiến triển bình

thường, giao chứng từ và tiến hành thanh toán cho ngân hàng thương lượng Ngược lại, nếu nhà nhập khẩu yêu câu hỗn việc thanh tốn chờ nhận hàng và

kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, thì ngân hàng báo ngay việc hỗn thanh tốn cho nhà xuất khẩu Chúng ta sẽ lần lượt để cập dưới đây các bất hợp

lệ thường gặp trong bộ chứng từ thanh toán

1.1 Hối phiếu (Bill of Exchange)

1 Sai sót thường gặp nhất trên hối phiếu là nhằm người bị ký phát : ký phát cho

nhà nhập khẩu thay vì phải ký phát cho ngân hàng mở L/C hoặc khi L/C qui

định : draw on Issuing bank (đòi tiền ngân hàng mở L/C) mà người hưởng lợi lại ký phát cho Applicant (người xin mở ) thì hối phiếu sẽ không có giá trị

Trang 36

2 Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau, hoặc có khác biệt so với trị giá trên Invoice Các lỗi này có thể do sơ suất trong khi lập chứng từ Ngoài ra một số trường hợp ghi sai lỗi chính tả cũng cần được

sửa lại Các lỗi này tuy nhỏ nhưng nếu không phát hiện kịp thời thì cũng có

thể là cái cớ cho nhà nhập khẩu hay ngân hàng phát hành trì hoãn kéo dài

việc thanh toán, thậm chí từ chối thanh tốn khơng nhận hàng khi thị trường bất lợi cho họ Ví dụ trên invoice ghi “Total amount : USD 10000.05” nhưng

trong hối phiếu nhà xuất khẩu chỉ ghi USD 10000 Đã xảy ra một số trường

hợp trì hoãn việc thanh toán với lý do như vậy tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

3 Số tiền trên hối phiếu nhỏ hơn hay vượt quá trị giá cho phép của L/C Ví dụ

một L/C trị giá USD 1,440,000 được ngân hàng nước ngoài mở cho người thụ hưởng Việt Nam Hàng hóa phải giao là 2000 MT cafe loại I trị giá USD

720/MT FOB Hochiminh Port, nếu giao cafe loại II thì giá mỗi tấn trừ đi USD

20 Dung sai cho phép đối với số tiển là +/- 5% Jnvoice thực tế được xuất trình như sau :

Description Quantity Unit Price Amount (USD) Coffee Vietnam FOB Hochiminh

Crop 1996 Port USD/MT

* Grade I 1700MT 720 1,224,000

* Grade II 300 MT 700 140,000

Total 1,364,000

Để phù hợp với trị giá hang giao, nha XK da ký phát hối phiếu trị giá

USD 1,364,000 dẫn đến nhỏ hơn (underdrawn) trị giá của L/C (USD 1,440,000 +/- 5% : USD 1,368,000) và coi như chứng từ bất hợp lệ

4 Hoặc có thể xảy ra trường hợp sau : ngân hàng mở L/C không trực tiếp trả

tiền mà chỉ định đồi tiền ở một ngân hàng chỉ nhánh hoặc ngân hàng đại lý của họ, người ký phát hối phiếu không đọc kỹ L/C sẽ mắc sai sót : thay vì ký phát đòi tiền tại ngân hàng đại lý lại ký phát hối phiếu đòi tiền ở ngân hàng

mở L/C (xin xem phần mỉnh họa thực tế ở Phụ Lục 1)

1.2 Héa don thiutong mai (Commercial Invoice) Các sai sót thường gặp :

1 Tên người gởi và người nhận không khớp với L/C Thông thường nếu không có qui định gì khác trong L/C thì hóa đơn thương mại được lập ra đứng tên

người yêu cầu mở L/C (điều 37 a UCP 500); tên của các bên có liên quan trong hóa đơn thương mại (người gởi và người nhận) phải hoàn toàn phù hợp

Trang 37

với L/C cả về văn phong và chữ viết Ví dụ trong L/C tên người bán là Cholon

Investment and Import-Export Company nhưng hóa đơn lại ghi Cholimex

Người Việt ai cũng hiểu đó là cách viết tắt, nhưng về mặt nguyên tắc, viết

như vậy không phù hợp với L/C, hơn nữa khách hàng là người nước ngoài, họ

có quyền từ chối chấp nhận thanh toán dạng hóa đơn viết như vậy

- Mã hiệu hàng hóa, mô tả hàng hóa không phù hợp với từng chữ một trong

LIC, sai biệt giữa số tiền bằng số và bằng chữ

Don gid và trị giá hóa đơn thiếu điều kiện giao hàng

Số bẩn lập không đúng so với qui định Ví du L/C qui dinh “Signed commercial invoice in duplicate and copy” nhưng khi xuất trình nhà XK chỉ

trình hai bản chính mà không xuất trình bản copy Đây được xem là một bất

hợp lệ ‘

Ngày lập invoice không hợp lý, chẳng hạn ngày lập invoice sau ngày ký B/L

Bất hợp lệ có thể sẽ bị từ chối thanh toán

- Ngày lập invoice sau ngày hết hiệu lực của L/C hoặc trước ngày hết hiệu lực

nhưng không còn đủ thời gian để chuyển sang ngân hàng phát hành do L/C

qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu Rui ro này xẩy ra có thể do nhà xuất khẩu không lo kịp hàng hóa để giao nên đưa đến việc lập

invoice trễ hoặc do họ chưa có kinh nghiệm không tính đúng thời gian cần thiết phải chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng mở L/C

Ngoài ra L/C có thể còn qui định loại hóa đơn lãnh sự (Consulate Invoice),

hóa đơn hải quan (Custom Invoice), số giấy phép xuất nhập khẩu, số hiệu

L/C, tén tàu chở hàng, ngày giao hàng, số B/L, cảng đi, cảng đến, các điều

kiện bổ sung, mà có thể làm cho người bán sai sót trong khi lập hoặc không đáp ứng được dẫn đến bộ chứng từ bất hợp lệ Ví dụ L/C có ghi phần mô tả

hang héa “All documents must show the detail of packing as follows : Packing on single new pute bag 80Kgs net each as per contract order No.96/BKT” Khi

lập hóa đơn, nhà xuất khẩu không chú ý không đến chỉ tiết này vào invoice,

tạo ra một bất hợp lệ so với L/C

L/C qui định hóa đơn trung lập (Neutral Invoice) để người mua có thể sứ dụng

chính hóa đơn này bán cho người khác, nhà xuất khẩu lại phát hành hóa đơn có đóng dấu, ký tên

Ta có thực tế mình họa các bất hợp lệ này:

> B/L and Invoice alterations with Co’s stamp but not signed

> Custom Invoice not submitted

> BIL & Invoice alternations with Co’s stamp but no sighed

Trang 38

1.3 Giấy chứng nhận Chất lượng, Trọng lượng (Certificate Oƒ Quality, Weight)

Thường xảy ra trong thực tế:

> Mô tả chất lượng, trọng lượng hàng hóa khác với mô tả trên L/C (not stated

quality of shoes & packing complied with specification of Order No 96-03- 053 stipulated in L/C)

> Cơ quan cấp Giấy chứng nhận không đúng theo L/C qui định

> Không ghi ngày phát hành, khác số hiệu trén Invoice (Not show issued date, invoice number differs

1.4 Phiếu đóng gói (Packing List)

Kiểm tra P/L thường được dựa vào L/C trong phần mô tả và cách đóng

gói) P/L như câu nối giữa vận đơn và hóa đơn vì trên hóa đơn thường mô tả trọng lượng tịnh của hàng hóa, vận đơn thường mô tả trọng lượng cả bì trong khi

P/L thể hiện được cả hai điều nói trên

> Bất hợp lệ thường gặp nhất trong Packing List (P/L) là tổng số lượng hàng

hóa được kê chỉ tiết mô tả không đúng theo L/C và không khớp với lượng được kê trong hóa đơn hay vận đơn

> Không áp dụng đúng yêu cầu của Phiếu đóng gói trung lập (Neutral P/L)

> Phiếu đóng gói chỉ tiết (Detailed P/L) ghỉ không đúng theo yêu cầu L/C,

chẳng hạn L/C qui định ”P⁄L showing packing and shipping marks and confirming that on both front sides of each export carton the top-marks have been printed” va nha XK da thy hiện không đứng

Các bất hợp lệ thường gặp:

> P/L not showing net weight, gross weight and measurement for each CTN

> B/LNo on PIL differs from that of B/L

> Packing list not in Neutral Form (Neutral Form means no showing issuer’s name and address)

1.5 Giấy chứng nhận xuất xit (Certificate of Origin) C/O

Khái niệm : là chứng từ nhằm chứng minh nguén gốc xuất xứ của hàng

hóa, do nhà sản xuất phát hành hoặc do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp một nước phát hành

Các bất hợp lệ thường gặp trong thực tế :

Trang 39

> Loại C/O không đáp ứng được đòi hỏi của L/C (chẳng hạn L/C yêu cầu C/O Form A lại phát hành Form B)

> Người chứng thực C/O khác với qui định của L/C

> Các nội dung trên C/O không phù hợp với qui định của L/C, không khớp với các chứng từ khác Các lỗi thường mắc phải do khai sai C/O form A như :

= Ô số 1 (Goods consigned from) : người xuất khẩu là công ty Việt Nam nhưng lại ghi tên người thuê gia công (công ty nước ngoài) hay tên công ty mua bán trung gian (xảy ra đối với những L/C chuyển nhượng hay giáp

lưng)

"Ô số 2 (Goods consigned to) : L/C qui định “ø order” nhưng người khai

thường ghi tên, địa chỉ người ký kết hợp đồng, hoặc tên, địa chỉ người mở

LIC '

= 6 sO 3 (Means of transport and route - as far as known) : théng thudng

hàng hóa được chuyển thẳng, nếu có chuyển tải, người bán phải lưu ý

người mua chuẩn bị các chứng từ cần thiết cho Hải Quan nước chuyển tải

chứng nhận hàng không bị thay thế hoặc tái chế”

* 6 sé 8 (Origin criterion - see Notes overleaf) : người khai ghi sai tiêu

chuẩn xuất xứ (P hay W) được giải thích 6 mat sau C/O hay không ghi số

hiệu HS HS của hàng hóa có thể tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu do

Bộ Tài Chánh ban hành

« Os6 10 va 12 (Number and date of invoice, declaration by the exporter) :

ngày ghi ở ô 12 lại trước ngày lập invoice 6 6 10 Diéu này không lôgic vì

chỉ sau khi lập invoice, người xuất khẩu mới ký tên, điển ngày tháng vào ô

12 được

Thực tế mình họa:

> C/O issued retrospectively

» C/O and Export Licence without indicating Order No and Cat No 1.6 Chứng từ vận tải - Vận đơn đường biển (BII of Lading- B/LL

từ cơ bẳn trong mua bán ngoại thương

Khái niệm : B/L là chứng từ xác nhận bên vận tải đã nhận được hàng của

bên gởi hàng để vận chuyển đến nới yêu câu Nó chứng minh rằng hàng đã được

gởi và người bán có quyền đòi thanh toán B/L có ba chức năng cơ bản sau:

> Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở

> Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận chuyển

đường biển

Trang 40

> Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đến, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L

Có thể B/L là linh hôn của bộ chứng từ thanh tốn, khơng thể thiếu trong bất

kỳ bộ chứng từ nào Vì lẽ B/L là do bên thứ ba lập, xác nhận hàng đang trong quá trình được chuyển giao cho bên mua và bên thứ ba này có trách nhiệm ràng buộc người mua Do đó nó cũng có tính xác thực cao hơn hẳn những chứng từ khác do người bán tự lập và ký Chính vì vai trò quan trọng này mà B/L phải tuân

thử theo những qui định và qui tắc chung áp dụng trên toàn thế giới B/L cũng là chứng từ dễ gây bất hợp lệ và tranh cãi nhất trong các chứng từ thanh toán

Các sai sót thường gặp :

> Để cập tên và chữ ký người giao nhận, người vận chuyển không đúng theo

L/C và yêu cầu của UCP 500

> Các vận đơn phối hợp (combined B/L) không thể hiện đúng tên cảng lên

hàng, cảng đổ hàng, cảng quá cảnh Nguyên nhân fñột là do người lập không

nắm vững L/C Ví dụ L/C ghi :”Shipmenf from Hochiminh Port to La Spezia Port” Thực tế không có tên cảng Hochiminh như L/C qui định mà người bán lại không yêu câu tu chỉnh, nên khi lập B/L lại ghi cảng lên hàng là “Saigon Port” thay vì “Hochiminh Port” Nguyên nhân thứ hai là do người mua thuê tàu không đúng theo hành trình trong L/C qui định Chẳng hạn L/C qui định cảng lên hàng “Saigon Port”, cảng dở hàng “La Spezia Port” nhưng người

mua lại thuê tau theo hành trình dé hang tại một cảng khác với qui dịnh trong LK

>_B/L xuất trình cho ngân hàng trễ hơn 21 ngày sau ngày lập hay khi L/C đã hết

hiệu lực

> Xuất trình B/L không đúng theo yêu câu, chẳng hạn L/C qui dinh “Ocean B/L nhà xuất khẩu lại xuất trình “Cømbined B/L” ; không đúng tên hãng tàu chuyên chở được qui định trong L/C

>_B/L do nhân viền giao nhận (forwarder) ký thay vì do đại lý hãng tàu, người

chuyên chở hay thuyền trưởng ký Nó chỉ hợp lệ khi người giao nhận thuộc Hiệp Hội Những Người Giao Nhận Quốc Tế, tức B/L do FIATA ký phát

> Các B/L không có giá trị thanh toán như :

" Vận Đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L) Bản chất của L/C là độc lập với các hợp đồng nên việc dẫn chiếu một chứng từ về quyển sở

hữu như B/L đến một chứng từ khác sẽ bị xem là bất hợp lệ trừ phi L/C có qui định khác

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w