Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa và sự vận dụng vào hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

20 89 1
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa và sự vận dụng vào hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước trải qua nhiều giai đoạn ,nhiều thời kì ,mỗi thời kì tồn tại những hình thức tư hữu khác nhau .Và cho đến ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển để trở thành con rồng của châu Á, thì những quan hệ sản xuất đã dần được hoàn thiện. Nhưng để có những quan hệ sản xuất và nền kinh tế như ngày nay là do Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa , phát huy những gì đã có mà chính tư tưởng của C.Mác đã làm kim chỉ nam dẫn đường cho những bước phát triển . Là những sinh viên kinh tế , những người sẽ góp phần xây dựng kinh tế trong tương lai,chúng ta thường quan tâm đến những vấn đề của kinh tế phát triển như cổ phần hoá doanh nghiệp,như kinh tế thị trường... mà mấy ai quan tâm đến vấn đề thuế đất. Mới chỉ nghe về đất thì ta tưởng chừng như đây là vấn đề của nông nghiệp nhưng thực tế hoàn toàn khác đây là một trong những vấn đề quan trọng trong dự án phát triển kinh tế sau này,thuê đất ở đâu để kinh doanh, tiền thuê đất như thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê đất là bao nhiêu , nghĩa vụ như thế nào ? chúng ta phải tìm hiểu. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của C.Mác , từ đó tìm hiểu xem Nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những qui định , hạn mức gì ? Chính vì vậy mà em chọn đề tài : “Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa và sự vận dụng vào hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”.

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa và sự vận dụng vào hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Thu Học viên: Nguyễn Thu Thủy Mã sinh viên:2055280039 Lớp: Kinh tế và quản lí CLC K40 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU:… 3 NỘI DUNG: Chương 1: Lí luận địa tô tư bản chủ nghĩa 4 1 Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp 4 1.1.Địa tô tư bản chủ nghĩa: 1.2.Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa: 2 Địa tô tư bản chủ nghĩa và các hình thức địa tô:.5 2.1.Địa tô chênh lệch:… 5 2.1.1 Địa tô chênh lệch I: 2.1.2 Địa tô chênh lệch II: 2.2 Địa tô tuyệt đối:… .7 2.3.Các loại địa tô khác:… 8 a.Địa tô về cây đặc sản: b.Địa tô hầm mỏ: c.Địa tô đất xây dựng: d.Địa tô độc quyền: Chương 2: Vận dụng lý luận địa tô trong hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường Việt Nam: 9 2.1 Vận dụng trong luật đất đai:… .9 2.2.Các điều khoản:… .10 2.3.Vận dụng trong thuế nông nghiệp:… 13 2.4 Vận dụng trong việc cho thuê đất:… 17 2.4.1 Về giá thuê đất ở đô thị:… 17 a.Hệ số vị trí: b.Hệ số kết cấu hạ tầng: c Hệ số ngành nghề: Chương 3: KẾT LUẬN:… 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO:… 20 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước trải qua nhiều giai đoạn ,nhiều thời kì ,mỗi thời kì tồn tại những hình thức tư hữu khác nhau Và cho đến ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển để trở thành con rồng của châu Á, thì những quan hệ sản xuất đã dần được hoàn thiện Nhưng để có những quan hệ sản xuất và nền kinh tế như ngày nay là do Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa , phát huy những gì đã có mà chính tư tưởng của C.Mác đã làm kim chỉ nam dẫn đường cho những bước phát triển Là những sinh viên kinh tế , những người sẽ góp phần xây dựng kinh tế trong tương lai,chúng ta thường quan tâm đến những vấn đề của kinh tế phát triển như cổ phần hoá doanh nghiệp,như kinh tế thị trường mà mấy ai quan tâm đến vấn đề thuế đất Mới chỉ nghe về đất thì ta tưởng chừng như đây là vấn đề của nông nghiệp nhưng thực tế hoàn toàn khác đây là một trong những vấn đề quan trọng trong dự án phát triển kinh tế sau này,thuê đất ở đâu để kinh doanh, tiền thuê đất như thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê đất là bao nhiêu , nghĩa vụ như thế nào ? chúng ta phải tìm hiểu Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của C.Mác , từ đó tìm hiểu xem Nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những qui định , hạn mức gì ? Chính vì vậy mà em chọn đề tài : “Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa và sự vận dụng vào hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” 2.Tình hình nghiên cứu: bài tiểu luận, được nghiên cứu theo lí luận C.Mác thể hiện cốt lõi vấn đề và thực hiện trung thực tư tưởng Có.Mác trong sự vận dụng hoạch định chính sách dsaats đai trong thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay 3 Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu: Chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của C.Mác, từ đó tìm hiểu xem nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những quy định, hạn mức gì ? Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đến nền nông ngiệp và xây dựng các mô hình kinh tế thích hợp cho việc phân tích chính sách 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Là quan hệ sản xuất Xã Hội trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến thức thượng tầng Kinh tế học chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất nhưng không phải nghiên cứu biểu hiện bên ngoài các hiện tượng quá trình kinh tế để rút ra quy luật chi phối sản xuất,phân phối , troa đổi , tiêu dùng 5 Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , kết hợp phân tích , tổng hợp , so sánh để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các tác giả khác về chính sách ruộng đất hiện nay 3 NỘI DUNG Chương 1:Lí luận địa tô tư bản chủ nghĩa Nông nghiệp cũng là một lĩnh vực sản xuất của xã hội Nhà tư bản nông nghiệp tiến hành kinh doanh nông nghiệp cũng chiếm đoạt một số giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp mà họ thuê mướn tạo ra.tất nhiên họ không thể chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư đó mà phải cắt một phần để lục tô cho địa chủ là nhà tư bản kinh doanh trước hết họ phải đảm bảo thu được lợi nhuận bình quân cho tư bản của họ bỏ ra Và do đó để nộp tô cho địa chủ, họ còn phải đảm bảo o thu được một số giá trị thặng dư vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, một lợi nhuận siêu ngạch, khoản lợi nhuận siêu ngạch này phải được đảm bảo thường xuyên và tương đối ổn định Và bộ phận siêu ngạch này là do công nhân nông nghiệp tạo ra, nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.Có khi địa chủ không cho thuê ruộng đất mà tự mình thuê công nhân để khai thác ruộng đất của mình Trong trường hợp này địa chủ hưởng cả địa tô lẫn lợi nhuận 1 Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp: 1.1.Địa tô tư bản chủ nghĩa: Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp do công nhân nông nghiệp sáng tạo ra và nộp cho địa chủ với tư cách là kể sở hữu lượng đất m.p bình quân=địa tô tư bản chủ nghĩa 1.2.Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa: trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành bằng hai con đường chủ yếu Một là, duy trì về căn bản kinh tế địa chủ và thông qua cải cách dần dần, chuyển sang kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động thuê (như Đức,Nhật,Nga ) Hai là, thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, giải phóng nông nghiệp ra khỏi xiềng xích nông nô và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (như Mỹ, Anh,Pháp ) Nhưng dù hình thái bằng con đường nào, quyền tư hữu về ruộng đất của địa chủ vẫn tồn tại Do đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là mối quan hệ giữa ba giai cấp Địa chủ vụ là người sở hữu ruộng đất nhưng không trực tiếp kinh doanh mà cho thuê Nhà tư bản trực tiếp kinh doanh nông nghiệp là người thuê ruộng đất của địa chủ kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Công nhân ăn nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp bị cả giai cấp tư sản và địa chủ bóc lột 4 Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp thúc đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp phát triển lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa 2 Địa tô tư bản chủ nghĩa và các hình thức địa tô: - Trong chủ nghĩa tư bản, địa chủ là người sở hữu ruộng đất, được thực hiện quyền sở hữu đó về mặt kinh tế Vì thế nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải chia một phần giá trị thặng dư thu được cho địa chủ gọi là địa tô Hoạt động của nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp trước hết phải được bảo đảm bằng việc thu được lợi nhuận siêu ngạch ngoài số lợi nhuận bình quân Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là toàn bộ lợi nhuận siêu ngạch, ngoài số lợi nhuận bình quân của tư bản kinh doanh nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản nộp cho địa chủ, với tư cách là người sở hữu ruộng đất - Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa gồm: 2.1.Địa tô chênh lệch: Khi phân tích về địa tô, trước hết phải giả thiết rằng nông sản cũng được bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hóa khác, nghĩa là đảm bảo cho nhà tư bản thu hồi được lợi nhuận bình quân Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá biển của một số doanh nghiệp, do cạnh tranh lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn định trong doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi Đó là do: Thứ nhất, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm và người ta không thể tạo thêm những điều kiện tự nhiên thuận lợi Thứ hai, nông nghiệp lại là sản phẩm tất yếu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội, người ta không chỉ canh tác trên những khoảng đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những đất xấu hoặc kém thuận lợi hơn Do vậy giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất ở nơi điều kiện kém thuận lợi hơn quyết định, có như vậy với đảm bảo việc đầu tư vào đất canh tác xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân Do đó, tư bản đầu tư có điều kiện thuận lợi năng suất cao hơn, khi bán theo giá cả sản xuất chung ngoài lợi nhuận bình quân còn thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hóa thành địa tô và được gọi là địa tô chênh lệch Địa tô chênh lệch trong chủ nghĩa là số dư ngoài lợi nhuận bình quân do các cơ sở kinh doanh có điều kiện sản xuất kém nhất Đó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất trung nông phẩm được quyết định bởi điều kiện không thuận lợi nhất với giá cả sản xuất cá biển ở những nơi có điều kiện thuận lợi, do đó năng suất lao động được nâng cao 5 Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thu được trên những thửa ruộng đất có điều kiện thuận lợi và trả cho địa chủ Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông nghiệp không phải do dụng đất để ra Ruộng đất tốt hay xấu chỉ là điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân nông nghiệp, là cơ sở tự nhiên không thể thiếu do địa tô chênh lệch hình thành Nguồn gốc của địa tô chênh lệch và địa tô nói chung là do lao động của công nhân nông nghiệp tạo ra Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm 2 loại: địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II Đây là cách C.Mác chia và ông coi địa tô chênh lệch I gắn liền với độ màu mỡ tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, còn địa tô chênh lệch II gắn liền với thâm canh, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích 2.1.1 Địa tô chênh lệch I: Địa tôi chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nông nghiệp có năng suất cao hơn bao gồm: độ màu mỡ của đất đai gần hay xa nơi tiêu thụ Địa tô chênh lệch I có sự khác nhau về màu mỡ của đất đai, về vị trí xa hay gần nơi tiêu thụ Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (độ màu mỡ và vị trí ruộng đất) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: rất tốt nhưng ở xa hoặc ngược lại Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này Hơn nữa độ màu mỡ và vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ của sản xuất của khoa học công nghệ và sự phát triển của giao thông vận tải tạo ra những đường giao thông mới, trung tâm dân cư khu kinh tế mới Do đó, vị trí thuận lợi, gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông, nếu đầu tư ư tư bản bằng nhau thì dụng đất có vị trí thuận lợi sẽ tiết kiệm được chi phí lao động và tư liệu sản xuất, do đó sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này thuộc về sở hữu ruộng đất, là địa tô chênh lệch I 2.1.2 Địa tô chênh lệch II: Địa tô chênh lệch II gắn với hiệu quả khác nhau của số tư bản đầu tư thêm trên cùng một diện tích ruộng đất, tức gắn liền với việc thâm canh trong nông nghiệp Ví dụ: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình thành do hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau Một đằng do đầu tư trên những thửa ruộng khác nhau (quảng canh), một đằng do hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh), còn giá cả có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư bản đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định Nhưng sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch đó thành địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II lại có sự khác nhau Địa tô chênh lệch I được xác định trong các hợp đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa chủ Trong thời hạn 6 hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô chênh lệch II Vậy địa tô chênh lệch II là địa tô thu được trên cơ sở thâm canh, do đầu tư thêm tư liệu sản xuất (máy móc, phân bón) và sức lao động mà năng suất lao động và sản lượng tăng lên, giá cả sản xuất cá biệt của nông phẩm giảm xuống và thu được lợi nhuận siêu ngạch Hợp đồng thuê ruộng đất giữa nhà tư bản và địa chủ có kỳ hạn Trong kỳ hạn hợp đồng nhà tư bản được hưởng số lợi nhuận siêu ngạch này Do đó nhà tư bản muốn kéo dài thời gian hợp đồng, còn chủ ruộng đất lại muốn rút ngắn thời gian hợp đồng Trong thời gian kinh doanh, nhà tư bản tìm mọi cách bọn rút độ màu mỡ của đất đai để thu thêm lợi nhuận siêu ngạch Khi hết kỳ hạn hợp đồng thuê ruộng đất, chủ ruộng đất tìm mọi cách nâng mức địa tô lên trong hợp đồng cho thuê ruộng đất tiếp theo, để dành lấy lợi nhuận siêu ngạch ấy biến nó thành địa tô chênh lệch Đó là địa tô chênh lệch II Đây chính là nguyên nhân làm cho địa chủ muốn thời hạn cho thuê đất, còn nhà tư bản lại muốn kéo dài thời hạn để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư vào ruộng đất Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhà tư bản ra sức vắt Kiệt độ màu mỡ của ruộng đất, sử dụng ruộng đất bừa bãi, phá hoại kết cấu của đất, không tiến hành việc cải tạo đất và những biện pháp và qua nhiều năm mới thu vốn về.Sau thời gian hợp đồng toàn bộ đầu tư của tư bản vào ruộng đất đã trở thành sở hữu của địa tô tăng lên, tài sản và sự giàu có của địa chủ tăng lên và lượng tư bản tối thiểu cần có để kinh doanh nông nghiệp cũng tăng lên Xét về mặt lịch sử và về mặt vận động, cơ sở và điểm xuất phát của địa tô chênh lệch II là địa tô chênh lệch I Về mặt lịch sử, nông nghiệp được canh tác theo lối quảng canh, mở rộng diện tích đất canh tác, đầu tư vào những mảnh đất khác nhau trước khi được canh tác theo lối thâm canh, tức là tăng đầu tư trên cùng một đám đất Quảng canh chỉ cần ít vốn đầu tư yếu tố sản xuất chủ yếu là lao động và đất đai Thâm canh thì đòi hỏi nhiều vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai vốn trở thành yếu tố sản xuất chính, quyết định Mặt khác các địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều do sự chênh lệch của giá cả sản phẩm, chênh lệch về hiệu quả của các đầu tư tư bản ngang nhau Sự chênh lệch đó là do sự khác nhau về độ phì nhiêu của đất đai, trong địa tô chênh lệch I đó là độ phì nhiêu tự nhiên, còn trong địa tô chênh lệch II đó là độ phì nhiêu nhân tạo, do đầu tư thâm canh tạo ra 2.2 Địa tô tuyệt đối: Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất không phải nộp địa tô Nhưng trên thực tế, đất canh tác vẫn phải nộp địa tô Đó là địa tô tuyệt đối.địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được nhờ dựa vào sự độc quyền tư hữu ruộng đó là số dư ra của giá trị so với giá cả sản xuất của nông phẩm Trong nông nghiệp, cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp hơn cấu tạo hữu cơ trung bình của xã hội Điều đó phản ánh sự lạc hậu tương đối của nông 7 nghiệp so với các ngành khác nhau trong nền kinh tế Bởi vậy giá trị của nông sản cao hơn giá cả sản xuất chung Trong nông nghiệp các ngành khác nhau cũng có cấu tạo hữu cơ khác nhau, có tỷ suất lợi nhuận khác nhau, nhưng cạnh tranh đã san bằng tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất chung của tư bản.ruộng đất là tư liệu sản xuất và có hạn, độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất đã cản trở sự di chuyển của tư bản, cản trở việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, nông sản được bán theo giá trị chứ không bán theo giá cả sản xuất Phần trội ra của giá trị so với giá cả sản xuất của nông sản là nguồn gốc của địa tô tuyệt đối Do đó địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp mà nhà tư bản thuê dụng đất phải nộp cho địa chủ Trong thực tế, địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất hay chỉ bằng một phần (lớn hoặc nhỏ) của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn toàn tùy thuộc vào cung cầu Như vậy giá cả nông sản có thể cao hơn giá cả sản xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chúng và không phải giá cả đắt nên là nguyên nhân sinh ra địa tô, mà chính địa tô là nguyên nhân làm cho giá cả nông sản tăng lên Sự thiệt hại đối với xã hội là nguồn gốc làm giàu cho giai cấp địa chủ Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô tuyệt đối bị xóa bỏ Giá cả nông sản sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội C.Mác ký hiệu địa tô là R Trong thực tế đời sống kinh tế, địa tô là một trong những căn cứ để tính toán giá cả ruộng đất khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác Về nguyên lý, giá cả ruộng đất được tính trên cơ sở so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng theo công thức: Giá cả đất đai=Địa tô/Tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai Tất cả nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa sinh thái bền vững 2.3.Các loại địa tô khác: Ngoài những loại địa tô trên còn có các loại địa tô khác như địa tô về cây đặc sản, địa tô về hầm mỏ, địa tô về các bãi cá, địa tô về đất rừng, thiên nhiên … Là địa tô thu được trên những đám đất trồng những cây quí mà sản phẩm có thể bán với giá độc quyền , tức là giá cao hơn giá trị Người tiêu thụ những sản phẩm trên phải trả địa tô này b.Địa tô hầm mỏ: Đất hầm mỏ_đất có những khoáng sản được khai thác cũng đem lại địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy.Địa tô hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp 8 c.Địa tô đất xây dựng: Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp.Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng: +Thứ nhất,trong việc hình thành địa tô xây dựng ,vị trí của đất đai là yếu tố quyết định,còn độ màu mỡ và trạng tháI của đất đai không ảnh hưởng lớn +Thứ hai,địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của dân số,do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sát nhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên d.Địa tô độc quyền: Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất,độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi,cản trở sự cạnh tranh của tư bản,tạo nên giá cả độc quyền của nông sản.Tuy nhiên,có những loại đất có thể trồng những loại cây cho những sản phẩm quý hiếm,có giá trị cao (như những vườn nho có thể cho những thứ rượu đặc biệt) hay có những khoáng sản đặc biệt có giá trị,thì địa tô của những đất đai đó sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền Nguồn gốc của địa tô độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ- người sở hữu những đất đai đó Các địa tô như địa tô về đất xây dựng , địa tô địa tô về hầm mỏ , địa tô về các bãi cá , địa tô về đất rừng thiên nhiên tuy là địa tô thu được trên những đám đất phi nông nghiệp nhưng đều dựa trên cơ sở của địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này.Chúng bao gồm cả hai loại địa tô: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch C.Mác nói : “Bất kì ở đâu có những sức tự cho nhà công nghiệp lợi dụng những sức tự nhiên ấy , chẳng kể đó là thác nước ,là hầm mỏ giàu khoáng sản , là những nơi nhiều cá hay là đất để xây dựng có vị trí tốt ,thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của nhà tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về quyền sở hữu những của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt dưới hình thái địa tô" Chương 2: Vận dụng lý luận địa tô trong hoạch định chính sách đất đai trong nền kinh tế thị trường Việt Nam Thông qua những lí luận về địa tô đã nghiên cứu ở trên , ta thấy địa tô tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột của chủ ruộng đất đối với công nhân nông nghiệp làm thuê Nó tồn tại ở nhiều hình thức : Địa tô chênh lệch , địa tô tuyệt đối , địa tô cây đặc sản , địa tô về đất xây dựng , địa tô về hầm mỏ, địa tô về bãi cá Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , những lí luận địa tô đó được Đả ng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn dể xây dựng đất nước giàu mạnh Lí luậ n địa tô của Mac đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan nhằm kích thích phát triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế 2.1 Vận dụng trong luật đất đai: Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá , là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư , xây dựng các cơ sở kinh tế ,văn hoá , xã hội , an ninh và quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức xương máu mới tạo lập , bảo vệ được vốn đấ t như ngày nay Ở mỗi chế độ đất đai 9 lại thuộc về mỗi giai cấp khác nhau , ví như sở hữu của thực dân Pháp ,của bọn quan lại quí tộc Phong kiến , của địa chủ và dù ở chế độ nào cuối cùng C.Mác cũng kết luận : “Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ mà sự bóc lột đó được thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó có địa tô.” Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí ( Nhà nước của dân ) Nhà nước giao đất , rừng cho các tổ chức kinh tế , đơn vị vũ trang để sử dụng ở đây thực hiện sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng ruộng đất nhằm sử dụng tài nguyên của đất nước một cách hiệu quả Để bổ sung cho nguồn nhân sách và thông qua ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp những người thuê đất phải đóng thuế cho nhà nước Thuế này khác xa với địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa vì thuế này tập chung vào ngân sách mang lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản chất bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa 2.2.Các điều khoản: Với việc vận dụng một cách sáng tạo lí luận về địa tô của C.Mác, nhà nước ta đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người dân theo những điều khoản sau : Điều 1 : Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân , do nhà nước thống nhất quản lí Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế ,đơn vị vũ trang , nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội , hộ gia đình , cá nhân , sử dụng ổn định lâu dài Nhà nước còn cho tổ chức , hộ gia đình ,cá nhân thuê đất Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đựơc nhà nước cho thuê đất , giao đất trong luật này gọi chung là người sử dụng đất Điều 4: Người sử dụng đất đai có trách nhiệm bảo vệ , cải tạo và sử dụng đất hợp lí , có hiệu quả , phải làm đầy đủ thủ tục địa chính , nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật Điều 5: Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các việc sau đây: - Làm tăng giá trị sử dụng đất - Thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất - Khai hoang , vỡ hoá , lấn biển để mở rộng diện tích đất , sản xuất nông nghiệp , lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản và làm muối - Bảo vệ ( tiết kiệm ) cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất - Sử dụng tiết kiệm đất Điều 12: Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất , thu tiền khi giao đất , bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất Chính phủ qui định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian Điều 22: Tổ chức ,hộ gia đình ,cá nhân được nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp , lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản và làm muối không phải trả tiền sử dụng đất , nếu được nhà nước giao đất dể sử dụng và mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất, trừ các trường hợp được miễn giảm theo qui định của chính phủ Điều 79: Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây: 1 Sử dụng đất đúng mục đích , đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được qui định khi giao đất 2 Thực hiện các biện pháp đẻ bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lời của đất 3 Tuân theo những qui định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đế n lợi ích chính đáng của người sử dung đất xung quanh 10 4 Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất , lệ phí địa chính theo qui định của pháp luật 5 Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo qui định của pháp luật 6 Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình 7 Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi trong những qui định trên đây của luật đất đai, ngườ i dân sử dụng đất phải có trách nhiệm bồi bổ cải tạo đất hay việc đóng thuế , tiền thuê đất đều là một hình thức của địa tô Hiện nay nhà nước ta đang có những văn bản thu thuế sử dụng đất , đối với những nhà ở mặt đường thì mức thuế nhà đất là 15000đ/1m2/năm.Còn với những nhà trong khu dân cư thì thuế nhà đất là 10 000/1m2/năm.Tuy nhiên cho đến ngày 2/12/1998 Quốc hội nước CHXHCN VIET NAM khoá X kì họp thứ tư đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai, từ đó ta càng thấy lí luận địa tô được vận dụng trong luật đất đai một cách linh động như thế nào Điều 22: Được sửa đổi bổ sung như sau: “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp sau đây: 1.Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có từ các hoạt động sản xuất đó được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong hạn mức đất được nhà nước giao Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức trước ngày luật này có hiệu lực thì đước tiếp tục sử dụng diện tích đất vượt mức theo thời gian bằng 1/2 thời gian giao đất và phải nộp thuế bổ sung đối với diện tích đó theo qui định của pháp luật; sau thời hạn này thì phải chuyển sang thuế đất Đối với diện tích đất vượt hạn mực có sau ngày luật này có hiệu lực thì người sử dụng đất đó phaỉ nộp thuế đất 2 Tổ chức sử dụng đất để trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 3 Cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh 4 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, văn hoá ,xã hội, khoa học kĩ thuật, ngoại giao 5 Tổ chức sử dụng đất vào mục đích công cộng để xây dựng đường giao thông, cầu, cống vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đe đập,trường học, bệnh viện,công viên,vườn hoa, khu vui chơi trẻ em, quảng trường, sân vận động , sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác theo qui định của chính phủ *Bổ sung Điều 22a như sau : 1 Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở b Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó c Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê d Giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một số trường hợp để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án do chính phủ quyết định 2 Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất được qui định tại điểm d khoản 1 điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây: 11 a Người sử dụng đất phải có dự án khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt b Sử dụng đất phải theo đúng kế hoạch c Người sử dụng đất phải có điều kiện về vốn và kĩ thuật Tiền thu được từ việc giao đất, tiền xây dựng công trình tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất được giao phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật *Bổ sung Điều 22c như sau : 1 Tổ chức hộ gia đình, cá nhân, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất được miễn giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất trong các trường hợp sau đây: a Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư b Thực hiện dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn c Thực hiện chính sách nhà ở, đất ở d Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật 2 Chính phủ quy định cụ thể việc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất *Bổ sung Điều 78a như sau : 1 Hộ gia đình cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm có quyền : a Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng VN để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định Pháp luật b Chuyền nhượng quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thừa kế quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng đất thuê các quyền quy định tại khoản này 2 Hộ gia đình cá nhân được nhà nước cho thuê đất đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm, nếu thời hạn thuê đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì có các quyền quy định tại khoản 2 điều này Bên cạnh những quy định của luật đất đai về nghĩa vụ nộp tiền hay những lợi ích của người nộp tiền thuê đất, ta thấy địa tô được Đả ng và Nhà nước ứng dụng một cách sáng tạo, đem lại lợi ích cho nhân dân, đồng thời làm cho quỹ NS của nhà nước tăng lên, nó không hề mang tính chất bóc lột như trong XH phong kiến hay XH TBCH Ngoài ra , trong pháp luật về đất đai của NN ta hiện nay cũng ban hành những quy định để người dân phải trả tiền thuê đất ( một hình thức của địa tô ) khi sử dụng đất một cách tự nguyện Việc giao đất đối với các loại đất có thể khái quát theo bảng sau đây: *Loại đất khi giao, khi sử dụng: 1 Đất nông nghiệp: Khi giao: - Giao ổn định lâu dài ho hộ gia đình, cá nhân từ 20-50m -Không nộp tiền sử dụng đất Khi sử sụng: -Nộp thuế sử dụng đất hàng năm -Nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.Đất ở định lâu dài năm ( khu dân cư) -Phải nộp tiền sử -Nộp thuế chuyển dụng đất quyền sử dụng đất, khi chuyển quyền sử dụng đất 3.Chuyên dùng: Khi giao: 12 a.Giao sử dụng vào quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng: +) Không phải nộp tiền sử dụng đất (được miễn) +) Nộp lệ phí địa chính b.Giao sử dụng vào mục đích kinh doanh +) phải nộp tiền sử dụng đất +) cho thuê đất Khi sử dụng: -Không nộp thuế sử dụng đất -Nộp thuế đất -Nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, khi chuyển quyền sử dụng đất -Trả tiền thuê đất trực tiếp hoạch nhận nợ ngân sách nhà nước nếu góp vốn liên doanh 4.Đất chưa sử dụng: Tất cả mọi trường hợp đều phải nộp lệ phí địa chính( nếu đươc phục vụ về địa chính) Tuỳ trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ Số tiền sử dụng đất được miễn và giảm nộp, được xác định như sau: Số Diện tích đất Tỷ lệ Giá đất tiền sử được giao hoặc được mỗi mét dụng đất được phép * miễn = * vuông được chuyển mục đích hoặc miễn ( đ/ m2 ) sử dụng ( m2) giảm hoặc số tiền sử dụng đất được miễn và giảm nộp, được xác định như sau : Số tiền sử dụng đất được miễn hoặc giảm = Diện tích đất được giao hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng ( m2 ) * Giá đất mỗi mét vuông ( đ/m2 ) * Tỷ lệ được miễn hoặc giảm - Trường hợp đất mua được sử dụng làm đất ở ổn định trước ngày 18/12/1980 ( ngày ban hành hiến pháp năm 1980 ) không có đử giấy tờ hợp lệ , nay xét phù hợp quy hoạch không có tranh chấp và được UBND phương chứng nhận thì được xét cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở , quyền xử dụng đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất - Trường hợp đất đã được sử dụng làm đất ở ổn định trong thời gian từ 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 ( ngày Luật đất đai có hiệu lực ) nhưng không có đủ giấy hợp lệ này xét phù hợp với quy hoạch không có tranh chấp thì được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở , quyền sử dụng đất ở và phải nộp 20% tiền sử dụng đất - Trường hợp sử dụng làm đất ở sau ngày 15/10/1993 , không có đủ giấy tờ hợp lệ này xét phù hợp với quy hoạch , không có tranh chấp thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải nộp 100% tiền sử dụng đất Với những quy định trong Luật đất đai, nguồn đất của Quốc gia sẽ không bị sử dụng bừa bãi, sẽ được cải tạo bồi bổ và mỗi người dân khi sử dụng đất đều phải nộp thuế đất, chấp hành theo mọi quy định của nhà nước, đó cũng là một hình thức để Nhà nước thu địa tô Nhờ việc phân tích về bản chất địa tô của C.Mác , Đảng và Nhà nước ta đã nhìn rõ được những hạn chế trong việc thu địa tô TBCN, từ đó đề ra những quy định đúng đắn,vừa tăng thêm được NS NN, vừa khuyến khích người dân tự nguyện thực hiện Với thời đại ngày nay , trong chế độ XHCN, địa tô không còn có định nghĩa: “ Địa tô là hình thức biến tướng của một phần giá trị thặng dư do người công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà TB kinh doanh NN phải trả cho địa chủ “ Mà hiện nay, đất được cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình Nếu đối với đất ở thì người dân chỉ phải nộp một khoản tiền thuê đất rất nhỏ so với thu nhập của họ Còn đối với đất để làm Nông nghiệp thì người dân phải nộp thuế , nhưng bù lại , họ có thể tự do kinh doanh trên mảnh đất của mình sao cho thu được nhiều lợi nhuận cao nhất 2.3.Vận dụng trong thuế nông nghiệp: Địa tô không chỉ được vận dụng trong luật đất đai mà còn được vận dụng rất nhiều trong thuế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thuế nông nghiệp ở đây không hề thể hiện sự bóc lột đối với người nông dân mà đó là 13 quyền và nghĩa vụ của mỗi người nông dân Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước Căn cứ vào điều 84 của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra luật quy định sử dụng đất nông nghiệp Điều 1: tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Họ vẫn được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Điều 2: Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Đất trồng trọt - Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản - Đất trồng rừng Điều 3: Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật bao gồm: - Đất có rừng tự nhiên - Đất đồng cỏ tự nhiên.22 - Đất ở - Đất chuyên dùng Điều 4: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại điều 29 của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của luật này Điều 5: Căn cứ thuế sử dụng đất nông nghiệp: - Diện tích - Hạng đất - Định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất Điều 6: Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính nhà nước Trường hợp chưa nộp sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất Điều 7: 1 Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: - Chất đất - Ví trị - Địa hình - Điều kiện khí hậu, thời tiết - Điều kiện tưới tiêu 2 Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại điều này và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990).23 3 Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế Điều 8: Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan xét duyệt Điều 9: Định suất thuế một năm tính bằng kilogram thóc trên 1 hecta của từng hạng đất sau: 1 Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản Hạng đất Định suất thuế 1 550 2 460 3 370 4 280 5 180 6 50 2 Đối với đất trồng cây lâu năm Hạng đất Định suất thuế 14 1 650 2 550 3 400 4 200 5 80 3 Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau: - Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng đất 1, hạng 2 và hạng 3 - Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6 4 Đối với cây lấy gỗ à các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác Điều 10: Hộ sử dụngđất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của luật đất đai, thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định tại điều 9 của luật này, còn phải nộp thế bổ sung do uỷ ban thường vụ quốc hội quy định đối với phần diện tích trên hạn mức Đối với một số trường hợp vẵn được nhà nước ưu đãi, giảm thuế và miễn thuế Đây chính là sự linh động của nhà nước trong việc vận dụng lí luận điạ tô của C.Mác để tăng ngân sách quốc gia Điều 19: 1 Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng, phòng hộ và rừng đạc dụng 2 Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quyền quy định tại khoản 1 điều 9 dùng vào sản xuất Trồng cây hàng năm 5 năm Riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển là 7 năm Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần chỉ nộp thuế khi khác thác theo quy định tại khoản 4, điều này của luật này 3 Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng loại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm cây ăn quả Trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch 4 Chính phủ quy định việc giảm thuế, miễn thuế đối với đất khai hoang được đầy tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Điều 26: Hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong thời hạn theo quy định tại điều 19 của luật này và cộng thêm 2 năm Nếu đất được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận đất Điều 21: Trong trường hợp thiên tai, dịch họa làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế từng vụ sản xuất như sau: 1 Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại 2 Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60% 3 Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80% 4 Thiệt hại từ 40% trở lên giảm thuế 100% Điều 22: 1 Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn 2 Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn ngiều khó khăn 3 Miễn thuế cho các hộ nông dân là những người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa Điều 23: 15 1 Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hang 1/4 và 2/4, bệnh binh hang 1/3 và 2/3 2 Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sĩ 3 Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế theo quy định tại khoản 1 điều này mà đời sống có nhiều khó khăn Điều 24: Chính phủ quy định chi tiết việc giảm thuế, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp Việc giảm, miễn thuế cho những người dân có hoàn cảnh đặc biệt là một điều khác xa với việc thu địa tô tư bản chủ nghĩa, điều này cho thấy sự sáng tạo của Đảng ta trong việc ứng dụng lí luận địa tô của Mác khi đề ra chính sách thuế nông nghiệp động viên thúc đẩy người dân sản xuất làm cho dân giàu nước mạnh Hiện nay, tổng cục thuế đã ban hành quy trình miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp số 137 TCT/ QD / NV7 ngày 21/8/2001 cho các đối tượng chính sách xã hội như sau: Căn cứ vào đơn đề nghị miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nộp thuế thuộc đối tượng chính sách xã hội Đội thuế xã hội phối hợp với hộ đồng tư vấn thuế xã hội danh sách các hộ nộp thuế thuộc diện được miễn giảm thuế theo từng loại đối tượng chính sách xã hội như: hộ gia đình có công với cách mạng, hộ đời sống có bệnh binh, hộ gia đình liệt sĩ, thương binh, hộ gia đình có nhiều khó khăn và đầu năm giảm thuế cho các hộ này ( báo Pháp luật số 159 ra ngày 29/8/2001) Đối với các trường hợp bị thiên tai, dịch họa làm mùa màng thiêt hại ,tổng cục thuế cũng quy định: Trươc hêt là phải xác định mức độ thiệt hại mùa màng để xét miễn giảm thuế Ngay sau thời điểm xảy ra thiên tai làm thiệt hại mùa màng Đến vụ thu hoạch, chi cục thuế tỉnh chỉ đạo các chi cục thuế huyện nơi có thiên tai phối hợp với các ngành có liên quan ở huyệnh như : thống kê, nhà nước hướng dẫn kiểm tra các xã, xác định năng suất sản lượng thu hoạch thực tế của diện tích bị thiệt hại theo từng cánh đồng, xử đồng khu vực và lập biên bản thăm đồng Sau đó tuỳ theo thiệt hại mà xét giảm thuế ( báo Pháp luật số 158 ngày 27/8/2001) Trên báo Tiền phong số ra ngày 27/8/2001 cũng cho biết Đảng và Nhà Nước ta đã quyết định xoá bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền để giảm bớt khó khăn cho người nông dân Cuối năm 2001 và sang 2002, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có văn bản trình thủ tướng chính phủ về việc giảm thuế sử dụng đất cho nông nghiệp Trong quá trình thực hiện chính sách, nhà nước đã thường xuyên thực hiện chủ trương “khoán sức dân, từng bước giảm mức động viên khoảng 20% trên sản lượng quy thóc hàng năm đã giảm xuống 10-12% Tuy chính sách giảm thuế đã có tác động tích cực với đời sống xã hội khu vực nông thôn nhưng vẫn phát sinh một số vấn đề chưa hợp lý: việc giảm 50% thuế nông nghiệp chỉ áp dụng đối với diện tích trồng lúa và cà phê, còn đối với nhiều loại hàng nông sản khác như chè, hạt tiêu, cũng bị thiệt hại, tuy đã được xét miễn giảm nhưng chưa kịp thời và đồng đều giữa các vùng miền Ngày 1/3/2002, trao đổi với phóng viên báo Tiền phong, ông Nguyễn Đức Triều – ủy viên trung ương Đảng, chủ tịch hội nhân dân Việt Nam cho biêt Tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá IX) Các đại biểu đã thống nhất việc xóa bỏ thuế hạn điền cho người nông dân Mức hạn điền tại các địa phương trên cả nước hiện nay được áp dụng theo nghị định 85/CP của chính phủ Cụ thể: đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm nuôi trồng thuỷ sản và làm muối thì mức hạn điền của các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh là không quá 3 hecta cho mỗi loại đất Còn các tỉnh và thànhh phố trực thuộc trung ương khác không quá 10 hecta, các xã trung du, miền núi không quá 16 30 hecta Những hộ vượt mức hạn điền phải nộp thuế theo quy định của luật thuế sử dụng đất Có thể nói việc xoá bỏ hạn điền là tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho người nông dân Điều này cho thấy sự tích cực vượt bậc của Đảng và Nhà Nước ta so với việc thu địa tô trong tư bản chủ nghĩa Trên đây là những ứng dụng lí luận của Mác về địa tô trong việc đề ra thuế nông nghiệp cũng như luật đất đai để quy định nghĩa vụ quyền lợi đóng thuế của người dân Sự khác biệt rõ nhất của việc quản lý đất đai và thu thuế bây giờ so với giai đoạn tư bản chủ nghĩa là đất đai là của dân Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành, nhà nước giao đất cho dân làm nông nghiệp, thu thuế nhưng tạo mọi điều kiện cho người dân sản xuất Mặt khác, nhà nước còn đưa ra một số quy định cho thấy thuế trong nông nghiệp bây giờ giảm đi rất nhiều mà chủ yếu là tăng thuế trong việc thuê đất để hoạt động phi nông nghiệp + Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất đai mà được phép chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp thì thuế suất từ 20% đến 40%, nếu từ đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các công trình công nghiệp từ 40% sang 60%, nếu từ đất trồng lúa ổn định chuyển sang mục đích phi nông nghiệp + Đối với các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thì không phải trả tiền sử dụngđất cho nông nghiệp, nếu sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền, thậm chí phải chuyển sang hình thức thuê đất nếu là tổ chức sử dụng đất ở trong nước 2.4 Vận dụng trong việc cho thuê đất Bên cạnh nghiên cứu việc thuê đất để phát triển nông nghiệp thì một điều mà chúng ta, những người kinh doanh trong tương lai không thể không quan tâm đến Đó là việc thuê đất để kinh doanh Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ phải thuê đất của nhà nước, với việc thuê đất này họ phải trả cho nhà nước một số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi được thuê Trong việc thuê đất để kinh doanh nhà nước cũng quy định rõ: + Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình tại ngân hàng Việt Nam để vay vốn sản xuất trong thời hạn thuê Giá trị thế chấp do ngân hàng quyết định và không vượt quá giá trị tài sản đẫ đầu tư trên khu đất thế chấp cộng với tiền thuê đất đã trả Khi đến thời hạn mà không trả nợ thì ngân hàng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát mại tài sản trên đất mà tổ chức đã thế chấp để trả nợ ngân hàng và quyết định cho người mua tài sản được tiếp tục thuê đất + Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong thời hạn thuê đất được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức cá nhân nước ngoài + Đặc biệt các tổ chức được nhà nước cho thuê đất có nghĩa vụ trả tiền thuê đất đầy đủ đúng thời hạn quy định Tiền thuê được nộp hàng năm và được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh hằng năm của tổ chức thuê đất Ngoài ra, còn phải đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi để giao cho tổ chức này thuê theo quy định của nhà nước Điều này cho thấy một sự khác biệt và sự vận dụng lí luận của Mác về địa tô của Đảng ta trong thời đại ngày nay Đó chính là việc nhà nước sử dụng những văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người dân khi nộp tiền thuê đất đều thông suốt và tự nguyện đóng Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người thuê đất đã thuê đất của nhà nước, sau đó phát triển kinh doanh trên mảnh đất của mình và lấy lợi nhuận mà mình làm xa để trả cho nhà nước 17 Hiện nay, không chỉ có việc thuê đất trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, và tăng nguồn thu cho ngân sách Số tiền mà người nước ngoài phải trả được quy định như sau: 2.4.1 Về giá thuê đất ở đô thị: Một trong những nội dung cơ bản cua hợp đồng thuê đất và là mối quan tâm hàng đầu của bên thuê là giá thuê đất Việc quyết định giá cho thuê đất ở Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng phải đảm bảo sức hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều kiện kinh tế chính trị-xã hội của đất nước ta hiện nay Đối với đô thị thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giá thuê đất được xác định bằng 80% mức quy định chung Các thị trấn ở các vùng này, giá thuê đất đô thị được xác định như sau: Đơn giá thuê đất (USD/m vuông/năm)=Mức giá tối thiểu cho từng nhóm đô thị* Hệ số vị trí *Hệ số ngành nghề a.Hệ số vị trí: Hệ số vị trí được chia làm 4 loại: + Vị trí 1 có hệ số là 3 Áp dụng cho các lô đất, thửa đất có mặt tiền tiếp giáp với đường phố chính của đo thị, đầu mối giao thông nội đô thị, rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt, có khả năng sinh lợi cao nhất, có giá đất thực tế cao nhất + Ví trí 2 có hệ số 2,5 Áp dụng cho lô đất có mặt tiền không tiếp giáp với đường phố chính, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt và có khả năng sinh lợi kém vị trí 1, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế của vị trí 1 + Vị trí 3 có hệ số là 2 Áp dụng cho các lô đất có mặt tiền không tiếp giáp nội đường phố, tương đối thuận lợi với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt và có khả năng sinh lời kém vị trí số 2, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn so với vị trí 2 + Ví trị 4 có hệ số là 1 Áp dụng cho các lô đất không có mặt tiền tiếp giáp với đường phố, ngõ phố, kém thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt có giá đấu thấp nhất trong đô thị b.Hệ số kết cấu hạ tầng: -Hệ số 2 áp dụng cho các lô đất có đủ 3 điều kiện: + Giao thông thuận lợi + Có công trình cấp trên ở gần nơi thực hiện dự án, có thể đáp ứng được các nhu cầu của dự án + Có hệ thống cấp nước gần hàng rào công trình có thể sử dụng cho dự án - Hệ số 1,7 áp dụng cho lô đất thiếu một trong các điều kiện trên - Hệ số 1,4 áp dụng cho lô đất thiếu hai điều kiện trên - Hệ số 1 áp dụng cho lô đất thiếu cả 3 điều kiện trên c Hệ số ngành nghề: -Hệ số 2 áp dụng cho các ngành thương mại và du lịch khách sạn, nhà hàng, tài chính, tư vấn, môi giới, kinh doanh bất động sản (trừ kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc thuê), ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán -Hệ số 1 áp dụng cho các ngành sản xuất là phân phối điện, cấp nước và thóat nước, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim sản xuất máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải hoá chất cơ bản, phân dãn khí, công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm, thuỷ sản, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khám và chữa bệnh, thiết bị và phương tiện y tế, thể dục thể thao, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải đất xây dựng cầu đường, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao và các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ cao 18 -Hệ 1,5 áp dụng cho các ngành nghề khác không thuộc các ngành nghề áp dụng hệ số 2 và hệ số 1 1 Đối với đất tại các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng.Nếu sử dụng cho các dự án không phải là sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại thì đơn giá thuê đât được tính từ 30 đến 100 USD/ha/năm Những vùng đất khác được tính từ 100 dến 600 USD/ha/năm 2 Đối với mặt nước sông, hồ, vịnh tiền thuê đất từ 75 đến 525 USD/km2 /năm Mặt biển có đơn giá tiền thuê là từ 150 đến 600 USD/km2 / năm Đối với trường hợp thuê đất có diện tích sử dụng không cố định thì áp dụng mức tiền thuê từ 150 đến 750 USD/năm Mức tiền thuê đất nêu trên không bao gồm chi phí đền bù, giải toả Sau mỗi thời hạn 5 năm nếu xét thấy cần thiết thì bộ tài chính sẽ xem xét và điều chỉnh mức tiền thuê Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước Trên quy định của bộ tài chính về tiền thuê đất mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của giám đốc sở tài chính, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ: - Quyết định đơn giá thuê đất đối với dự án do mình cấp giấy phép đầu tư - Đề nghị bằng văn bản đơn giá thuê đất đối với dự án do mình cấp giấy phép đầu tư - Đề nghị bằng văn bản về đơn giá thuê đất đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của bộ kế hoạch và đầu tư ủy quyền cấp giấy phép Trong trường hợp này, bộ kế hoạch và đầu tư (ủy quyền cấp giấy phép) hoặc cơ quan được bộ kế hoạch và đầu tư ủy quyết sẽ quyết định việc thuê giá đất 3.Thời điểm tính tiền là thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất để sử dụng Trường hợp chưa bàn giao đất mà doanh nghiệp đã sử dụng đất thì thời điểm tính tiền thuê đất tính từ thời điểm doanh nghiệp sử dụng đất Tiền thuê đất được nộp mỗi năm 20, mỗi lần nộp 50% Khuyến khích việc trả tiền một lần trong thời hạn 5 năm và trên 5 năm Một tỷ lệ giảm nhất định được ghi nhận rõ tại quyết định H9 của bộ tài chính Việt Nam Nếu trả cho 5 năm thì được giảm 5% số tiền thuê đất của 5 năm đó Trả tiền cho thời hạn thuế đất trên 5 năm thì mỗi năm tăng thêm được giảm 1% số tiền thuê đất phải trả, nhưng tổng mức không giảm quá 25% số tiền thuê đất phải trả của thời gian này Trường hợp trả tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất trên 30 năm thì được giảm 30% số tiền thuê đất phải trả Với những quy định rõ ràng trên đây thì việc nộp tiền thuê đất sẽ diễn ra một cách dễ dàng Có một hình thức thuế mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại rất rõ Đó là địa tô độc quyền Trong các thành phố lớn, ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nàh cho thuê có khả năng thu lợi lớn thì giá thuê nhà, đất rất cao Đến đây, sau khi đã nghiên cứu kỹ về luật đất đai, thuế nông nghiệp cũng như trong một số lĩnh vực kinh doanh, ta có thể khẳng định hiện nay địa tô vẫn còn tồn tại nhưng về bản chất của nó hoàn toàn khác so với địa tô tư bản chủ nghĩa hay địa tô phong kiến Nếu như trong xã hội phong kiến, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người sử dụng đất phải nộp tô cho địa chủ Tô đó là do các nhà điạc chủ năm giữ và hưởng thì ngày nay, điạ tô hay nói cách khác là thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất đều được nộp vào ngân sách nhà nước Nguồn ngân sách đó lại được dùng vào những việc công nhằm xây dựng đất nước Chương 3: Kết luận Sau khi nghiên cứu về lý luận địa tô của Mác , cũng như những ứng dụng sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra luật đất đai , thuế nông 36 nghiệp 19 và những quy định về thuế đất , ta thấy đây là một vấn đề rất cấp thiết mà những người làm kinh tế cần phải quan tâm Hiện nay , việc thu thuế trong nông nghiệp đã được giảm đi rất nhiều, mà việc nộp thuế đang dần chuyển sang các nhà kinh doanh thuê đất để làm ăn Nếu như trong chế độ TBCN , địa tô được thực hiện chủ yếu trong NN và khoản tô đó thuọc quyền sở hữu của địa chủ , thì ngày nay khoản thuế đó lại được giảm trong nông nghiệp và do NN quản lý , số tiền đó nằm trong NS quốc gia dùng vào các việc XH như xây trường học , bệnh viện Với việc thu thuế như ngày nay , NN vừa thúc đẩy được sự phát triển sản xuất trong NN , khuyến khích người dân sản xuất lại vừa tăng thêm nguồn NS cho NN Tuy nhiên , việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp nhiều khó khăn , và đây là một vấn đề ít được chú ý đối với những nhà kinh tế , khó tìm tư liệu ,và đặc biệt đây là vấn đề rất khó tư duy , nhưng em rất mong nhận được sự giúp đỡ và sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giảng viên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo Tiền Phong số 22(ngày 27/8/2001) 2.Báo Tiền Phong số63(ngày 28/3/2002 ) 3.Báo Pháp Luật số 158(ngày 27/8/2001) 4.Hiến Pháp 1980 5.Luật Đất Đai 6.Giáo Trình Kinh tế chính trị _NXB Chính Trị Quốc Gia 20 ... b .Địa tô hầm mỏ: c .Địa tô đất xây dựng: d .Địa tô độc quyền: Chương 2: Vận dụng lý luận địa tơ hoạch định sách đất đai kinh tế thị trường Việt Nam: 2.1 Vận dụng luật đất đai: …... hiểu xem Nhà nước ta vận dụng đề qui định , hạn mức ? Chính mà em chọn đề tài : ? ?Lý luận địa tô tư chủ nghĩa vận dụng vào hoạch định sách đất đai kinh tế thị trường Việt Nam” 2.Tình... sản xuất lớn tư chủ nghĩa Địa tô tư chủ nghĩa hình thức địa tô: - Trong chủ nghĩa tư bản, địa chủ người sở hữu ruộng đất, thực quyền sở hữu mặt kinh tế Vì nhà tư kinh doanh

Ngày đăng: 01/01/2022, 15:53