NùngTông Đản
Nùng TôngĐản (1046
[1]
- ?) thường gọi tắt là Tông Đản
[2]
là vị tướng tài ba người dân
tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh
phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính
Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Thân thế
Nùng TôngĐản sinh năm 1046 tạitổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái
Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng). Cha ông là Nùng Tồn
Thương làm châu mục châu Quảng Nguyên; là nguời có công giúp nhà Lý bình ổn vùng
biên cương Cao Bằng, Lạng Sơn.
Bắc tiến đánh Tống
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết, con là vua Lý Nhân Tông mới 6 tuổi lên nối ngôi.
Nhà Tống cho rằng đó là một cơ hội tốt nên chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt, sau khi củng cố lại lực lượng, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi
giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc".
Lý Thường Kiệt liền tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các căn cứ
Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu của Nhà Tống.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử TôngĐản làm
phó tướng chỉ huy phần bộ binh.
Ngày 27 tháng 10 năm 1075 chiến dịch tập kích quân địch của Lý Thường Kiệt bắt đầu.
Ngày 30 tháng 12 năm 1075 quân Đại Việt tiến đánh Khâm Châu.
Ngày 2 tháng 1 năm 1076, quân Đại Việt đánh chiếm Liêm Châu.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076, TôngĐản kéo quân đến ngoại thành Ung Châu. Ngay sau đó,
đại quân Lý Thường Kiệt cũng đến nơi.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, quân Đại Việt hạ thành Ung Châu.
Cuộc chiến kết thúc sau 42 ngày.
Sau thắng lợi này vua Lý phong Lý Thường Kiệt làm Điện tiền nguyên suý Phục quốc
Thái uý và phong cho NùngTôngĐản chức Lang Trung tướng quân, triệu về kinh thành
Thăng Long làm Đô quân thống lĩnh ngự tiền sử.
Theo Tống?
Theo một số nguồn tàiliệu thì TôngĐản từng theo hàng và dâng đất cho nhà Tống. Tuy
vậy, do sử sách chép không rõ ràng nên các nguồn tàiliệu đều nêu việc này khá dè dặt.
Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt viết:
Sử sách Tống viết NùngTôngĐán là người Nùng khá hiệt liệt, đã từng vào cướp
đất Tống, sau theo Tống làm đến trung vũ tướng quân ở Ung Châu. Y từng bỏ
Tống rồi theo Tống nhiều lần. Sử ta thì có nhắc đến TôngĐản lãnh đạo quân khê
động theo Lý Thường Kiệt đánh sang Tống (hiện nay còn có phố TôngĐản ở Hà
Nội), nhưng rất sơ sài. Hai âm Đản và Đán lại gần như nhau, không biết hai
người có phải là một không?
Sách Tống còn nói các con của TôngĐán đều theo Lưu Kỷ, phải chăng Tôn Đản
là một trong những người con của Tông Đán?
Thêm nữa, sử Việt như Toàn thư đều viết lãnh đạo quân khê động có Tông Đản,
Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc (phò mã) tức là đều đưa TôngĐản
lên đầu. Nhưng TôngĐản cuối cùng là ai? sử đều không nói rõ. Theo thiển ý của
người chép thì người lãnh đạo quân khê động chính là Lưu Kỷ, nhưng sau này
bọn Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn lại bỏ Lý theo Tống, nên sử gia Việt đời sau đưa
Tông Đản lên cho đẹp đoạn sử này chăng?
Nguyễn Vinh Phúc trong sách Phố và đường Hà Nội
[3]
cũng nêu nghi vấn về việc nhân
vật TôngĐản được đặt tên phố ở Hà Nội, dù từng dâng đất mấy động đi theo nhà Tống.
Cho tới nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn về việc TôngĐản và Tôn Đán là hai người
hay chỉ là một người và khả năng ông theo Tống còn là vấn đề nghi ngờ. Chỉ có một điều
chắc chắn là: TôngĐản đã theo Lý Thường Kiệt đánh Ung châu thắng lợi năm 1075.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
. Nùng Tông Đản
Nùng Tông Đản (1046
[1]
- ?) thường gọi tắt là Tông Đản
[2]
là vị tướng tài ba người dân
tộc Nùng, thuộc tướng Lý. lãnh đạo quân khê động có Tông Đản,
Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc (phò mã) tức là đều đưa Tông Đản
lên đầu. Nhưng Tông Đản cuối cùng là ai? sử