1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng động vật sống

6 56 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu bổ sung ngành Logistics Yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng động vật sống, phù hợp cho sinh viên ngành Logistics bổ sung vào tiểu luận, báo cáo giúp bài làm đầy đủ và chính xác hơn.......................................................................................................................

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU - Yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng động vật sống Họ và tên: Mã sinh viên: Mã lớp: GVGD: Môn: Hàng Hóa Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 3 tháng 6 năm 2021 I, Khái quát về hàng động vật sống Động vật sống được vật chuyển bao gồm nhiều loại như gia súc, động vật hoang dã, thú cưng,… thường được vận chuyển trên nhiều phương tiện khác nhau và đòi hỏi được chăm sóc trong quá trình vận chuyển Động vật sống được vận chuyển vì nhiều lý do, bao gồm giết mổ, đấu giá, chăn nuôi, triển lãm gia súc, cưỡi ngựa, hội chợ và chăn thả Phương thức vận chuyển động vật rất khác nhau giữa các loài, tùy vào đặc tính của mỗi loài để đảm bảo sự an toàn và phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường Vận chuyển gia súc gia cầm có những quy định nghiêm ngặt hơn so với các loại hàng thông thường Bởi đây là mặt hàng sống, nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây ra những hậu quả lớn như lây lan bệnh dịch Các loại gia súc gia cầm thường xuyên cần vận chuyển là trâu, bò, lợn, dê, cừu, gà, ngan, vịt, ngỗng, đà điểu, ngựa, lừa, cừu,… Ở Việt Nam, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, tùy theo loài động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường II, Đặc tính vận tải của hàng động vật sống Hiện tại, có 3 phương thức vận chuyển động vật sống là đường bộ, hàng không và đường biển Tùy theo phân loại, đặc tính và độ dài lộ trình mà người ta quyết định từng phương thức vận chuyển khác nhau Những động vật quá nhỏ (như chuột hay cá cảnh), động vật quá lớn (kích thước lồng vượt quá giới hạn kích thước tối đa), hoặc động vật có thể gây nguy hiểm cho việc vận chuyển, cũng như động vật hoang dã, sinh vật có ngoại hình đáng sợ và động vật nguy hiểm (như rắn) không được xem là động vật nhỏ và không được vận chuyển như hành lý Động vật sống loại nhỏ được vận chuyển dưới dạng hành lý phải được 2 nhốt trong cũi có oxy (ngoại trừ chó chỉ dẫn cho người khiếm thị và người khiếm thính), nếu những động vật đó không thể nhốt cũi thì sẽ không được phép vận chuyển Việc vận chuyển động vật sống đuợc quy định tại Điều 77 Luật giao thông đường bộ 2008 với nội dung như sau: - Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải - Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải - Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường Phân loại hàng động vật sống: o AVI 01: Các loại động vật thuộc như ếch, nhái, trai, sò, ốc, hến, tôm, cua,… Nhóm này không yêu cầu quạt thông gió, trừ các loài bò sát lớn thì cần quạt thông gió và nhiệt độ 18 độ C o AVI 02: Các động vật có vú trọng lượng từ 50kgs trở lên như heo,… o AVI 03: Các loại động vật có vú và trọng lưới dưới 50kgs (không bao gồm heo) như chó, mèo và các loại gia cầm như chim, gà, vịt Nhóm này yêu cầu quạt thông gió khi vận chuyển trên các chuyến bay o AVI 04: Các loại chim nhỏ hơn 100gram như gà, vịt, ngan, ngỗng 1 ngày tuổi Nhóm này yêu cầu quạt thông gió mạnh trên các chuyến bay, tàu Quy tắc chung: o Thùng, chuồng phải được chế tạo phù hợp với loại động vật sống và theo quy định hiện hành của IATA o Máng được thức ăn và nước uống phải được thiết kế sao cho có thể đưa từ bên ngoài vào, đảm bảo an toàn cho người chăm sóc o Chân đế cao tối thiểu 5cm nhưng không vượt quá 15cm o Chống được rò rỉ chất thải từ động vật sống trong quá trình vận chuyển, chỗ nằm phải thấm được bằng vật liệu thấm hút Không dùng cỏ, rơm rạ làm vật liệu thấm hút 3 o Thùng chuồng phải đủ chắc chắn và an toàn, thuận tiện cho vận chuyển, đảm bảo động vật không thể thoát ra ngoài gây nguy hiểm Yêu cầu về chuồng, lồng chứa: 1 Phải sử dụng chuồng, lồng chứa loại đặc biệt để có thể làm thủ tục mang vật nuôi lên chuyến bay Lồng chứa cần được làm từ các chất liệu chắc chắn, có một đầu cố định và thông khí trên ít nhất ba mặt Cửa phải khóa được và làm từ kim loại để ngăn vật nuôi trốn ra 2 Tất cả các bộ phận và phụ kiện của lồng chứa (bao gồm đai ốc, chốt cửa, đinh tán và khóa, ) phải chắc chắn và hoạt động tốt 3 Đáy của thùng gỗ phải bằng phẳng và có thể giữ cố định trên một mặt phẳng Nếu sử dụng một thùng gỗ có bánh xe, phải cố định hoặc tháo bỏ trước các bánh xe để ngăn thùng gỗ di chuyển 4 Động vật nhỏ mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được phép vận chuyển 5 Lồng được sử dụng để vận chuyển động vật cần có một tấm lót thấm hút được (như khăn hoặc chăn) đặt ở đáy lồng để ngăn nước tiểu và phân tràn sang hành lý khác II, Nguyên nhân gây tổn thất, chết cho động vật sống 1 Nhiệt độ, thời tiết: Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trạng thái của động vật sống Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho động vật sống có thể suy nhược hoặc thậm chí chết trong quá trình vận chuyển nếu không có biện pháp điều hòa, chăm sóc phù hợp 2 Bệnh truyền nhiễm, kí sinh: Nếu động vật đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc kí sinh nhưng không được kiểm duyệt trước khi vận chuyển sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng như là động vật bị mất sức hoặc chết trong quá trình vận chuyển Đồng thời có khả năng lây lan bệnh dịch, kí sinh sang người và các động vật khác 4 3 Không có chế độ chăm sóc phù hợp: Nhân viên đảm nhiệm chăm sóc nên thường xuyên giám sát trạng thái của các loại động vật trong quá trình vận chuyển, đảm bảo rằng khi đến nơi động vật trong trạng thái tốt nhất có thể, tránh tình trạng động vật bị yếu dần, mất sức Nhân viên chăm sóc thiếu kinh nghiệm và thiếu sót trong quá trình chăm sóc y tế cũng góp phân gây ra những hậu quả không mong muốn với động vật 4 Đóng chuồng, lồng chứa không phù hợp với kích thước của động vật cũng có thể khiến động vật bị gò bó, mệt mỏi 6 Ảnh hưởng từ tai nạn trong quá trình vận chuyển: Nếu phát sinh tai nạn trong quá trình vận chuyển có thể gây những thương tích nhất định cho động vật, không có biện pháp ý tế kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến trạng thái và tính mạng động vật III, Lưu ý trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản động vật sống 1, Trước khi làm thủ tục, hợp đồng vận chuyển cần kiểm tra sức khỏe, tình trạng của động vật đảm bảo rằng chúng đang trong tình trạng tốt và không mắc bệnh truyền nhiễm, kí sinh 2, Đóng chuồng, đóng lồng phù hợp với quy định nêu trên để chắc chắn rằng không có những phát sinh ngoài ý muốn như chuồng, lồng bị hư hại hoặc động vật sổng ra ngoài, gây hại cho người và phương tiện 3, Có biện pháp xử lý chất thải của động vật và vệ sinh môi trường đều đặc không chỉ khiến không gian xung quanh sạch sẽ hơn mà còn ngăn chặn được nhiều nguồn phát sinh bệnh tật, vi khuẩn 4, Tùy theo đặc tính của loại động vật sống vận chuyển mà bố trí lồng, chuồng phù hợp 5, Chăm sóc, theo dõi y tế thường xuyên và tiêm phòng tránh các bệnh truyền nhiễm 5 6 Không vận chuyển động vật vượt quá tải trọng của phương tiện đồng thời bố trí vị trí trên phương tiện trải đều và chằng buộc chắc chắn, tránh xảy ra tai nạn ngoài ý muốn Luôn đảm bảo đủ oxy trong quá trình vận chuyển 7 Nếu có thể, hãy để động vật trong quá trình nuôi nhốt được tắm rửa thường xuyên, nựng nịu và cho chúng nghe nhạc sẽ mang lại trạng thái tốt cho chúng ~ Hết ~ 6 ... quát hàng động vật sống Động vật sống vật chuyển bao gồm nhiều loại gia súc, động vật hoang dã, thú cưng,… thường vận chuyển nhiều phương tiện khác đòi hỏi chăm sóc q trình vận chuyển Động vật sống. .. cho động vật, khơng có biện pháp ý tế kịp thời gây ảnh hưởng đến trạng thái tính mạng động vật III, Lưu ý trình xếp dỡ, vận chuyển bảo quản động vật sống 1, Trước làm thủ tục, hợp đồng vận chuyển. .. phép vận chuyển Việc vận chuyển động vật sống đuợc quy định Điều 77 Luật giao thông đường 2008 với nội dung sau: - Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận

Ngày đăng: 27/12/2021, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w